Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] GIỚI THIỆU NGUỒN GEN LÚA ĐỊA PHƯƠNG TẠI CÁC ĐIỂM BẢO TỒN IN - SITU, TRUNG TÂM DI TRUYỀN THỰC VẬT, VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



Dự án toàn cầu về "Tăng cường cơ sở khoa học bảo tồn nội vi (in-situ) đa dạng sinh học nông nghiệp" do Viện Tài nguyên di truyền thực vật Quốc tế (IPGRI) điều phối. Thông qua các chương trình quốc gia, IPGRI bắt đầu thực hiên Dự án ở 9 nước (Burkina Faso, Ethiopia, Nepal, Vietnam, Peru, Mexico, Morocco, Turkey và Hungary) về tăng cường cơ sở khoa học bảo quản nội vi cây trồng.


Bảo tồn nội vi là duy trì các quần thể loài trong môi trường tự nhiên của chúng. Đối với cây nông nghiệp, bảo tồn nội vi là việc duy trì những ưu thế và đặc tính vốn có của cây nông nghiệp tại đồng ruộng. Nguồn tài nguyên di truyền cây trồng bản địa (landraces) được nông dân lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được họ chọn lọc theo nhiều cách khác nhau. Quyết định của nông dân về chọn và duy trì môt giống nào đó luôn chịu sự tác động của các yếu tố môi trường, sinh học và xã hội. Cộng đồng nông dân và người sử dụng là bộ phận chính trong quá trình bảo tồn hiệu quả tài nguyên cây trồng. Bảo tồn nội vi cần có sự tham gia rộng rãi của các nhóm điều hành, nông dân, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các nhà môi trường, di truyền và các cơ quan địa phương.


Việt Nam là một trong hai nước Châu Á tham gia Dự án từ năm 1998. Nguồn gen Lúa địa phương ở nước ta là một trong những cây trồng được Dự án ưu tiên triển khai nghiên cứu về cơ sở khoa học và phương pháp bảo tồn in-situ tại nông hộ. Dự án đã lựa chọn ba điểm để triển khai là: huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình; huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Qua công tác điều tra xây dựng cơ sở dữ liệu và phân tích, đến nay đã xác định được 46 giống Lúa địa phương đang được nông dân tại 3 điểm nghiên cứu duy trì, bảo tồn trên đồng ruộng của họ. Nguồn gen này đồng thời cũng đang được bảo tồn ex-situ và đánh giá tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia với đầy đủ các chỉ tiêu mô tả, đánh giá của nông dân và các nhà nghiên cứu. Cùng với tác động tích cực của Dự án, những giống Lúa địa phương này đã được khẳng định là có vai trò nhất định trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của cộng đồng người dân. Trong bản giới thiệu này trình bày các đặc điểm hình thái và đặc tính nông học của 46 giống Lúa địa phương. Những thông tin cơ bản về đặc điểm hình thái nông học và mục đích sử dụng của các giống ở đây cho phép hiểu rõ được cấu trúc và các đặc điểm ưu việt của tập đoàn các giống Lúa địa phương bảo tồn trên đồng ruộng của 3 vùng sinh thái miền bắc Việt Nam.


Chúng tôi hy vọng tập danh sách này sẽ có ích đối với các nhà chọn tạo giống, các nhà bảo tồn nguồn gen và các nhà nghiên cứu khác trong việc lựa chọn có hiệu quả đối tượng nghiên cứu cho mình.


TM. Ban Quản lý Dư án


PHẠM VĂN CHƯƠNG


Phó viện trưởng Viện KHKTNNVN


[EBOOK] GIỚI THIỆU NGUỒN GEN LÚA ĐỊA PHƯƠNG TẠI CÁC ĐIỂM BẢO TỒN IN - SITU, TRUNG TÂM DI TRUYỀN THỰC VẬT, VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khoá: ebook, giáo trình, cây lúa, lúa, gen lúa, nguồn gen lúa, gen, gene, gene lúa, bảo tồn nội vi, IN - SITU, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn gen lúa


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog