Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂY DƯỢC LIỆU. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂY DƯỢC LIỆU. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] SỔ TAY CÂY THUỐC NAM


Sổ tay cây thuốc nam gồm các nội dung: tên khoa học, tên thường dùng, mô tả đặc điểm hình thái thực vật, bộ phận sử dụng để làm thuốc, thành phần hóa học dược liệu, công dụng.

[EBOOK] SỔ TAY CÂY THUỐC NAM

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, cây dược liệu, cây thuốc nam, sổ tay cây dược liệu, sổ tay cây thuốc nam

[EBOOK] TÀI NGUYÊN THỰC VẬT CÓ TINH DẦU Ở VIỆT NAM - ESSENTIAL - OIL PLANT RESOURCES IN VIETNAM (TẬP II), GS. TS. LÃ ĐÌNH MỠI (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam rất phong phú, rất đa dạng. Đó là nguồn nguyên liệu có nhiều tiềm năng, nhiều triển vọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ta trong giai đoạn hiện tại cũng như trong tương lai.

Điều tra, nghiên cứu, khai thác, phát triển, sản xuất, kinh doanh, sử dụng bền vững và đạt hiệu quả tối ưu đối với nguồn tài nguyên thực vật đa dạng của đất nước nói chung và nguồn tài nguyên thực vật có tinh dầu nói riêng là nhiệm vụ đã và đang đặt ra trước chúng ta.

Nhiều loài cây tinh dầu hiện đã trở thành hàng hoá có giá trị và được buôn bán với số lượng tương đối lớn trên thị trường thế giới, song ở ta lại chưa được chú ý hoặc bị lãng quên. Chắc chắn còn rất nhiều loài có tinh dầu trong hệ thực vật phong phú ở nước ta vẫn chưa được nghiên cứu, vẫn bị bỏ sót và hiểu biết của chúng ta còn chưa nhiều. Nhưng lại cũng có những loài đã bị khai thác quá mức, nên nguồn gen còn lại rất ít ỏi và đang bị đe dọa tuyệt chủng (Hoàng đần - Cupressus spp., Pơmu - Fokienia hodginsii...).

Tiếp theo tập I, tập II của Bộ sách chuyên khảo “Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam" sẽ giới thiệu với bạn đọc về những cây tinh dầu có triển vọng khai thác, phát triển hoặc có tiềm năng và cần được bào tồn.

Rất nhiều loài còn lại hiện đang được thu thập, nghiên cứu bổ sung và chúng tôi sẽ xin tiếp tục giới thiệu trong tập III của Bộ sách này.

Với mỗi chi, mỗi loài đều được giới thiệu về các nội dung: Tên thường gọi, tên khoa học, tài liệu công bố, số nhiễm sắc thể, các tên gọi khác ở trong nước, các tên đồng nghĩa, tên nước ngoài, nguồn gốc và phân bố, công dụng, tình hình sản xuất và buôn bán quốc tế, đặc tính của tinh dầu và những hoạt chất chính ở trong cây, mô tả các đặc điểm hình thái; sinh thái, sinh trưởng và phát triển, những thông tin bổ sung về thực vật học, nhân giống, gây trồng, chăm sóc, thu hái, nguồn gen và triển vọng... Đó là những thông tin tương đối có hệ thống về nhiều khía cạnh nhằm đáp ứng các yêu cầu của công tác nghiên cứu, giảng dạy, sản xuất kinh doanh và bảo tồn... Hy vọng cuốn sách này sẽ là đóng góp hữu ích với bạn đọc. Bên cạnh những thành công, trong quá trình biên soạn và xuất bản, chúng tôi cũng khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tập thể tác giả chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến nhận xét và đóng góp của bạn đọc.

Để hoàn thành tập sách này, chúng tôi đã nhận được sự động viên, cổ vũ của Ban Giám đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, của Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cùng các bạn đồng nghiệp. Đặc biệt là sự hỗ trợ kinh phí và sự động viên của Ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên từ thời kỳ 1996-2000 đến 2001-2003 và cho việc in ấn xuất bản tập sách này.

Chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành về những sự giúp đỡ quý báu và có hiệu quả đó.

Quý bạn đọc có thể xem tập 1 sách TÀI NGUYÊN THỰC VẬT VIỆT NAM - NHỮNG CÂY CHỨA CÁC HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC của cùng tác giả TẠI ĐÂY.


[EBOOK] TÀI NGUYÊN THỰC VẬT CÓ TINH DẦU Ở VIỆT NAM - ESSENTIAL - OIL PLANT RESOURCES IN VIETNAM (TẬP II), GS. TS. LÃ ĐÌNH MỠI (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook giáo trình, thực vật Việt Nam, tài nguyên thực vật, cây có tinh dầu, cây dược liệu, ESSENTIAL - OIL PLANT RESOURCES IN VIETNAM, phân loại thực vật

[EBOOK] SÂM VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ CÂY THUỐC HỌ NHÂN SÂM, PGS.TS. NGUYỄN THƯỢNG DONG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


Nhân sâm đã được biết đến hàng trăm năm nay với tác dụng hồi phục sự suy giảm chức năng, đưa mọi hoạt động của cơ thể trở lại bình thường, mà y học cổ truyền gọi là "hồi dương". Nhân sâm còn có các tác dụng đại bổ nguyên khí, phục mạch, cố thoát, sinh tân, an thần, bổ tỳ, ích phế. Sách Bản kinh của Trung Quốc còn ghi nhân sâm chủ bổ ngữ tạng, chỉ kinh quý, trừ tà khí, minh mục, khai tâm, ích trí.

Từ "sâm" được dùng để chỉ cây nhân sâm (panax ginseng c. A. Meyer), một cây thuốc bổ hàng đầu của y học cổ truyền phương Đông. Nó còn được mở rộng để chỉ một số loài cùng chi panax, họ Nhân sâm (Araliaceae) có tác dụng tương tự nhân sâm, như sâm Mỹ, sâm tam thất, sâm Nhật, sâm Việt Nam.

Đến nay đã biết 14 loài và một số dưới loài thuộc chi panax. Vùng phân bố của chi này ở Bắc Bán cầu, từ Hymalaya đến Đông Bắc Trung Quốc, vùng Viễn Đông nước Nga, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam (panax Vietnamensis Ha et Grushv.) ở vùng núi cao Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Kontum và Quảng Nam. Ngoài ra ở Việt Nam còn phát hiện thấy các loài sâm vũ diệp (panax bipinnatifidus Seem) mọc hoang ở phía Bắc, tam thất ịpanax pseudo - ginseng Wall.) được trồng ở nhiều tỉnh miền Bắc nhưng không rỏ xuất sứ và tam thất hoang (panax stifuleanatus H. T, Taai et K. M. Feng).

Họ Nhân sâm còn có một số loài thuộc các chi khác như Acanthopanax, Aralia, Schefflera, Polyscias như loài Acanthopanax senticosus, Harms mà ở Nga còn gọi là Eleutherococcus, được bán trên thị trường với tên Seberian ginseng, ở Việt Nam loài đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms và một số loài ngũ gia bì (Schefflera spp.) là những cây thuốc thay thế nhân sâm.

Trong thực tế còn có trên 40 cây thuốc khác mang tên sâm, nhưng không phải là sâm, như sâm Bố Chính, huyền sâm, đảng sâm, thổ cao ly sâm, cát sâm, sa sâm, sâm cau, sâm nam, sâm đất v...v...
Sâm có tác dụng tốt và được nhiều người ưa dùng, cho nên một số loài như nhân sâm đã được trồng hàng nghìn hecta tại Triều Tiên, Hàn Quốc và Trung Quốc. Sâm Mỹ, ngoài mọc hoang tại vùng Đông Bắc, từ miền Nam Quebec đến Minesota và miền Nam từ Oklahoma đến bang Georgia, hiện nay còn được trồng lớn tại Ontario và British Colombia (Candana) và khắp Nhật Bản, vùng ôn đới Trung Quốc, miền Nam Ấn Độ, Nepal và Butan. Các loài sâm này đã mang lại một nguồn thu lớn cho các quốc gia.
Hiện nay, với phát triển của khoa học và công nghệ, sâm Việt Nam đã được chứng minh ngoài tác dụng bổ dưỡng còn có nhiều tác dụng rất đáng ghi nhận khác như: kích thích hoạt động não bộ, nội tiết tố sinh dục, tạo hồng cầu và hemoglobin, kháng khuẩn đặc hiệu với chủng Streptococcus, chống oxy hoá, chống lo âu, chống trầm cảm, bảo vệ gan, giảm cholesterol và lipid máu, hạ glucosa huyết, điều hoà tim mạch, điều hoà miễn dịch và phòng chống ung thư.

Như vậy, sự phát hiện loài sâm đặc hữu Việt Nam này vào lúc 16 giờ ngày 19 tháng 3 năm 1973 tại vùng Ngọc Lây, Đắc Tô, Kontum do dược sỹ Đào Kim Long và Đoàn điều tra dược liệu Ban Dân y, Quân khu 5, đã được ghi nhận như một sự kiện đáng nhớ của chuyên ngành Dược liệu nói riêng và ngành Dược nói chung. Tiếp nhiều năm sau đó là sự lao động miệt mài của rất nhiều cán bộ khoa học tại Trung tâm Sâm và các viện, trường trong và ngoài nước, nghiên cứu về thực vật, kỹ thuật trồng và tái sinh, hoá học và đánh giá tác dụng sinh học của loài sâm quý và đặc hữu của Việt Nam. Chúng tôi cố gắng tập hợp và thống kê một số kết quả nghiên cứu trong hơn 30 năm qua của nhiều thế hệ cán bộ khoa học. Song, không tránh khỏi thiếu sót. Mong bạn đọc góp ý, bổ sung để lần xuất bản sau được đầy đủ, tốt hơn.


[EBOOK] SÂM VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ CÂY THUỐC HỌ NHÂN SÂM, PGS.TS. NGUYỄN THƯỢNG DONG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, sâm Việt Nam, một số cây thuốc họ nhân sâm, cây dược liệu, cây thuốc, cây sâm Việt Nam, nhân sâm Việt Nam

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG VÀ BẢO TỒN MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP


Việt Nam với 3/4 diện tích tự nhiên là vùng đồi núi, chịu sự ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chính điều kiện khí hậu và địa hình như vậy đã tạo nên cho đất nước chúng ta một hệ thực vật rừng phong phú và đa dạng, có nhiều loại gỗ và lâm đặc sản có giá trị cao, trong đó có các loài cây dược liệu. Tuy nhiên, người dân sống ở miền núi mới chủ yếu khai thác nguồn tài nguyên dược liệu từ tự nhiên, mà chưa quan tâm nhiều tới giải pháp phát triển chúng vì mục đích sử dụng bền vững.


Trên cơ sở kế thừa một số kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước về cây dược liệu cùng với việc tổng kết lại các nghiên cứu của nhóm, các tác giả của cuốn sách này mong muốn cung cấp cho người dân những thông tin về đặc điểm nhận biết, kỹ thuật gây trồng cũng như sơ chế một số loài cây thuốc nam có giá trị kinh tế nhằm giúp người dân có thể nâng cao được thu nhập từ rừng.


Mặc dù đã cố gắng biên soạn cuốn sách một cách dễ hiểu để người dân có thể sử dụng được, nhưng do đây là lần đầu tiên cuốn sách được xuất bản nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG VÀ BẢO TỒN MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng cây thuốc nam, kỹ thuật bảo tồn cây thuốc nam, cây dược liệu, kỹ thuật trồng cây dược liệu, kỹ thuật bảo tồn cây dược liệu

[EBOOK] CÂY NGHỆ - KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN THEO TIÊU CHUẨN HỮU CƠ

Nghệ (Zingiberaceae) được trồng nhiều ở Việt Nam, là cây được dùng để chế biến gia vị thực phẩm. Nghệ cũng là một cây dược liệu quý được sử dụng từ rất lâu trong y học cổ truyền và y học hiện đại ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm Nghệ hữu cơ của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, một số đơn vị đã xây dựng vùng canh tác Nghệ đạt tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

Dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất Nghệ hữu cơ của nhiều doanh nghiệp kết hợp với ý kiến đóng góp của các chuyên gia nông nghiệp hữu cơ như TS. Trần Thị Thanh Bình và TS. Lê Mai Nhất, Dự án “Nhân rộng sáng kiến thương mại sinh học trong lĩnh vực dược liệu ở Việt Nam”, do Liên minh châu Âu tài trợ và thực hiện bởi Tổ chức HELVETAS Việt Nam, đã biên soạn cuốn Sổ tay "Cây nghệ - Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản theo tiêu chuẩn hữu cơ" nhằm giúp người sản xuất tiếp cận kiến thức và phương pháp sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Trong quá trình thực hiện cuốn Sổ tay này không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn!

[EBOOK] CÂY NGHỆ - KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN THEO TIÊU CHUẨN HỮU CƠ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Cây nghệ - Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản theo tiêu chuẩn hữu cơ, Kỹ thuật trồng nghệ theo tiêu chuẩn hữu cơ, kỹ thuật chăm sóc nghệ theo tiêu chuẩn hữu cơ, kỹ thuật thu hoạch nghệ theo tiêu chuẩn hữu cơ, kỹ thuật sơ chế và bảo quản nghệ theo tiêu chuẩn hữu cơ

[EBOOK] MỘT SỐ RAU DẠI ĂN ĐƯỢC Ở VIỆT NAM, NHIỀU TÁC GIẢ, CỤC QUÂN NHU, TỔNG CỤC HẬU CẦN, NXB QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN


Từ lâu, con người đã biết kiếm hái, sử dụng cây rau mọc hoang dại để phục vụ nhu cầu trong cuộc sống. Đặc biệt trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đầy gian khổ và thiếu thốn, cây rau mọc hoang dại đã góp phần quan trọng trong bữa ăn của bộ đội và nhân dân. Rau rừng đã bổ sung một lượng dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của mọi người để hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu và công tác.


Ngày nay tuy là thời bình, cây rau mọc hoang dại vẫn đóng vai trò quan trọng về dinh dưỡng cũng như làm thuốc phòng và chữa bệnh đối với bộ đội và nhân dân ở những vùng rừng núi, hải đảo, vùng cao, vùng xa... có khí hậu khắc nghiệt.


Bởi vậy, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xin giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách "Một số rau dại ăn được ở Việt Nam".


Đây là một đề tài khoa học của nhiều thế hệ các nhà khoa học đã nghiên cứu, điều tra, khảo sát trong một thời gian dài, đầy công phu và tỷ mỷ trên nhiều vùng sinh thái khác nhau. Cuốn sách cũng chứa đựng nhiều kinh nghiệm phong phú và nhiều ý kiến đóng góp quý báu của bộ đội và nhân dân trên mọi miền đất nước về đặc điểm, tính chất, cách kiếm hái và sử dụng cây rau mọc hoang dại trong đời sống.


Nội dung cuốn sách giới thiệu:


- Những điều cần biết khi khai thác và sử dụng rau rừng.


- Các loại cây rau rừng ăn được và loại cây rau độc.


- Các phụ lục tra cứu.


"Một số rau dại ăn được ở Việt Nam" là cuốn sách kế thừa và phát triển cao hơn về tính khoa học và ứng dụng của các sách đã xuất bản như: "Một số rau dại ăn được ở Việt Nam" (năm 1968), "Sổ tay rau rừng" (năm 1971) của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Cuốn sách là một công trình khoa học công phu và bổ ích đối với mọi người nghiên cứu và ứng dụng.


Nhà xuất bản Quân đội nhân dân trân trọng giới thiệu và mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc trong và ngoài Quân đội.


[EBOOK] MỘT SỐ RAU DẠI ĂN ĐƯỢC Ở VIỆT NAM, NHIỀU TÁC GIẢ, CỤC QUÂN NHU, TỔNG CỤC HẬU CẦN, NXB QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Một số rau dại ăn được ở Việt Nam, sổ tay rau rừng ở Việt Nam, cây thuốc nam, cây rau cây thuốc, Những điều cần biết khi khai thác và sử dụng rau rừng, Các loại cây rau rừng ăn được và loại cây rau độc, Các phụ lục tra cứu rau rừng

[EBOOK] DINH DƯỠNG VÀ THỰC PHẨM, NGUYỄN Ý ĐỨC, NXB Y HỌC


Những năm gần đây, y học phát triển cùng lúc theo hai chiều hướng có vẻ như trái ngược nhau. Một mặt, chúng ta liên tục chứng kiến những thành tựu vượt bực trong lãnh vực nghiên cứu về các mặt sinh lý, bệnh lý, phòng ngừa và trị liệu, giúp kiểm soát bệnh tật một cách hiệu quả hơn và hạn chế đến mức tối thiểu các trường hợp tử vong. Mặt khác, những nghiên cứu khoa học cũng ngày càng nhận rõ hơn tính ưu việt của nền y học cổ truyền dân tộc thuận theo tự nhiên, vốn có tự ngàn xưa, và do đó mà đại đa số quần chúng đang có chiều hướng quay về nguồn cội, ưa chuộng một nền y học giản dị và “nhẹ nhàng”, gần với tự nhiên hơn. Các phương thức trị bệnh cổ truyền, sử dụng cây cỏ và các phương pháp thuận theo tự nhiên đang được quý chuộng hơn so với các phương thức điều trị hiện đại.


Điều lý thú là chúng ta có thể thấy được một sự dung hòa và vận dụng hợp lý cả hai khuynh hướng nói trên trong khoa Dinh dưỡng hiện đại, và điển hình cụ thể là bộ sách DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM của Bác sĩ Nguyễn Ý Đức mà quý độc giả đang có trong tay.


Bộ sách này gồm ba quyển, có nội dung liên quan nhau, nhưng cũng có thể sử dụng riêng rẽ như những nguồn kiến thức chuyên biệt. Đó là:


1. Dinh dưỡng và thực phẩm: Trình bày cặn kẽ những yếu tố dinh dưỡng căn bản cần thiết cho con người. Qua tập sách này, độc giả sẽ hiểu rõ được vì sao chúng ta cần ăn một tỷ lệ cân đối các loại thực phẩm thịt cá, rau quả và khoáng chất, vitamin, cũng như cần đến bao nhiêu là vừa đủ.


2. Dinh dưỡng và sức khỏe: Khi ăn một bát cơm, một miếng thịt gà luộc, một bát canh cải hoặc con cá rô kho... chúng ta thường muốn biết chúng được tiêu hóa, hấp thụ ra sao, cũng như tác dụng như thế nào đến sức khỏe. Thực phẩm có thể gây tác hại đến sức khỏe nếu không được sử dụng, nấu nướng hay bảo quản đúng cách, đảm bảo những nguyên tắc an toàn thực phẩm Đó là những nội dung chính của quyển sách này.


3. Dinh dưỡng và trị liệu: Ngoài việc sử dụng thuốc men và các phương thức trị liệu, dinh dưỡng cũng giữ một vai trò rất quan trọng đối với người bệnh. Một bệnh nhân tiểu đường nếu biết cách ăn uống sẽ có thể hạn chế hậu quả xấu khi lượng đường trong máu lên quá cao; người cao huyết áp mà không tiết giảm muối ăn thì sẽ dễ dàng bị tai biến não hoặc cơn suy tim.. Quyển sách này đưa ra những hướng dẫn về ăn uống để có thể hỗ trợ việc trị bệnh, đã được các nghiên cứu khoa học và thực tế chứng minh là mang lại hiệu quả tốt.


Người ta thường nói: “Ăn để sống chứ không phải sống để ăn.” Thật ra, đây chỉ là một lời khuyên có tính cách luân lý chứ không hề có ý bảo ta phải coi thường việc ăn uống, vì thực tế là: Sống thì phải ăn. Để sinh tồn, cơ thể cần đến năng lượng cũng như động cơ cần xăng dầu. Thực phẩm cung cấp những yếu tố mà cơ thể hấp thụ được để tạo thành năng lượng, gọi chung là dinh dưỡng. Do đó, dinh dưỡng chính là chìa khóa của sức khỏe. Người ta có thể khỏe mạnh hay đau yếu do nguồn dinh dưỡng thích hợp hay không thích hợp, phong phú hay nghèo nàn. Dinh dưỡng là yếu tố quyết định chi phối phần lớn, nếu không nói là toàn bộ, vấn đề sức khỏe của con người. Vì thế, dinh dưỡng là mấu chốt của hầu hết các vấn đề bệnh lý, và quả thật không có gì lạ khi hầu hết các nhà điều trị đều quan tâm đặc biệt đến vấn đề dinh dưỡng.


Đối với phần lớn chúng ta thì khoa Dinh dưỡng còn có nhiều lý do đáng quan tâm hơn nữa. Khoa Dinh dưỡng giúp ta tác động đến sức khỏe một cách cụ thể, tức thời, với những giải pháp và đề nghị thiết thực, trong tầm tay của mọi người. Những tác hại do sai lầm về dinh dưỡng hay lợi ích của việc sử dụng dinh dưỡng đúng cách có thể dễ dàng thấy được. Và dù sao đi nữa, sống thì phải ăn, nay lại có thể vận dụng việc ăn uống để trị bệnh hay phòng bệnh, quả thật là một công đôi ba việc, nhất cử lưỡng tiện.


Do đó, chúng ta ai cũng muốn biết về việc thực phẩm mà ta sử dụng sẽ tác động như thế nào đến sức khỏe, có thể giúp ta phòng trị bệnh hay sẽ tạo điều kiện gây ra thêm bệnh tật. Và khi áp dụng những hiểu biết đó vào cuộc sống hằng ngày, chúng ta sẽ có thể trở về gần với thiên nhiên hơn, sẽ thấy việc phòng trị bệnh trở nên dễ dàng, giản tiện hơn vì chỉ cần sử dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên như các loại thực phẩm, rau củ quả, dược liệu cây cỏ mà vẫn có thể bảo vệ tốt sức khỏe cho cơ thể.


Như đã nói, bộ sách của Bác sĩ Nguyễn Ý Đức là sự dung hòa và vận dụng cả hai khuynh hướng: kiến thức khoa học hiện đại và sự phát triển lành mạnh thuận theo tự nhiên. Đối với những ai muốn hiểu rõ về các thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm, muốn theo dõi số phận của các món ăn khi đi vào cơ thể, hoặc nói chung là tò mò muốn tìm biết rõ hơn về thực phẩm, bộ sách này sẽ cung cấp thật phong phú những kiến thức về các đặc tính hóa học, sinh lý... của từng món ăn và quá trình biến đổi của chúng trong cơ thể. Đối với những ai muốn áp dụng ngay những hiểu biết về dinh dưỡng vào cuộc sống gần gũi thiên nhiên hơn, sách cung cấp những kiến thức cơ bản và thiết thực về các thực phẩm thường dùng mỗi ngày và những tính chất có lợi hoặc có hại của chúng. Những kiến thức này được trình bày một cách cặn kẽ nhưng không quá rườm rà, dễ hiểu nhưng cũng không vì thế mà trở thành sơ lược, thô thiển.


Do đó, với những ai quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng thì bộ sách này thật xứng đáng là kim chỉ nam trong thực tế, là người hướng dẫn trung thành và thực tiễn mỗi ngày, có thể giúp ích tức thì và thiết thực. Sách mô tả một cách khoa học các món ăn, đặc biệt chi tiết hơn là những món ăn thường được sử dụng mỗi ngày, gợi ý những chọn lựa thích hợp mà chúng ta luôn phải đưa ra trong cuộc sống.


Một phần quan trọng - gần như trọng tâm của bộ sách - được dành để bàn đến mối tương quan giữa dinh dưỡng và các bệnh tật thường gặp như: tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, viêm gan, táo bón... ... Tác giả luôn có những lời khuyên hữu ích nhằm đặt căn bản vững chắc cho một cuộc sống khỏe mạnh, ít bệnh tật.


Nói chung, bộ sách nhắm đến trả lời phần lớn những câu hỏi liên quan đến vấn đề ăn uống, nhưng đặc biệt cung cấp cho bạn đọc một cách chi tiết hơn những gì cần biết trong việc ăn uống hằng ngày, khi đang khỏe mạnh cũng như khi có bệnh. Với mục tiêu đề ra như vậy, bộ sách của Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức có thể nói là một thành quả rất đáng khen về cả hai mặt khoa học cũng như thực dụng, bởi vì nó đáp ứng được cả tính chính xác của một tác phẩm khoa học cũng như tính dễ hiểu của một tài liệu hướng dẫn dành cho quảng đại quần chúng.


Khi giới thiệu bộ sách này đến với quý độc giả, chúng tôi hy vọng là nó sẽ mang lại những kiến thức bổ ích và thiết thực ngay trong cuộc sống hằng ngày, giúp cho quý vị có thể tự mình bảo vệ sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống.

[EBOOK] DINH DƯỠNG VÀ THỰC PHẨM, NGUYỄN Ý ĐỨC, NXB Y HỌC


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Dinh dưỡng và thực phẩm, Dinh dưỡng và sức khỏe, Dinh dưỡng và trị liệu, thực phẩm dinh dưỡng, dinh dưỡng dược liệu

[EBOOK] NẤM ĂN - CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG, TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA, NXB NÔNG NGHIỆP

Sản xuất rau an toàn, rau sạch là một trong các mục tiêu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm chỉ đạo. Từ nhiều năm nay ngành Nông nghiệp dành nguồn kinh phí đáng kể để xây dựng chương trình khuyến nông như: xây dựng mô hình trình diễn, tuyên truyền, vận động, mở các lớp tập huấn về sản xuất rau an toàn, chất lượng.


Nấm ăn được Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (thuộc Viện Di truyền nông nghiệp) nghiên cứu đưa vào sản xuất từ những năm 1980. Nấm được xem như là một loại "rau sạch" và "thịt sạch". Hiện nay các món ăn chế biến từ nấm đã trở nên quen thuộc trong các bữa ăn không chỉ của người dân các thành phố, mà bà con nông dân ở nhiều nơi cũng đã có thói quen “ăn nấm”.


Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật biên soạn cuốn sách "Nấm ăn - Cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng" giới thiệu kỹ thuật về công nghệ sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu nhằm giúp các cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông và bà con nông dân trong sự nghiệp phát triển nghề sản xuất nấm của Việt Nam.


Ngoài ra trong cuốn sách này, chúng tôi còn giới thiệu một số khái niệm chung về các loại nấm ăn, nấm dược liệu và quy trình kỹ thuật sản xuất các loại nấm: rơm, mộc nhĩ, sò, mỡ, hương, trân châu, linh chi...


Trong quá trình biên soạn tài liệu này, chúng tôi không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Kính mong được bạn đọc, bà con nông dân góp ý bổ sung.


[EBOOK] NẤM ĂN - CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG, TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Nấm ăn - Cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn, kỹ thuật nuôi trồng nấm dược liệu, nấm ăn, nấm dược liệu,  kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm, kỹ thuật nuôi trồng nấm mộc nhĩ, kỹ thuật nuôi trồng nấm sò, kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ, kỹ thuật nuôi trồng nấm hương, kỹ thuật nuôi trồng nấm trân châu, kỹ thuật nuôi trồng nấm linh chi

[EBOOK] TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP, DƯỢC LIỆU VÀ ĐẶC SẢN DƯỚI TÁN RỪNG, CỤC KHUYẾN NÔNG VÀ KHUYẾN LÂM, NXB NÔNG NGHIỆP

Cuốn sách nhằm giới thiệu kỹ thuật nuôi trồng các loài cây ngoài gỗ dưới tán rừng để tạo ra sản phẩm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi rừng.


[EBOOK] TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP, DƯỢC LIỆU VÀ ĐẶC SẢN DƯỚI TÁN RỪNG, CỤC KHUYẾN NÔNG VÀ KHUYẾN LÂM, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng cây nông nghiệp dưới tán rừng, kỹ thuật trồng cây dược liệu dưới tán rừng, kỹ thuật trồng cây đặc sản dưới tán rừng

[EBOOK] SỔ TAY CÂY THUỐC VIỆT NAM, DS. ĐỖ HUY BÍCH VÀ DS. BÙI XUÂN CHƯƠNG, NXB Y HỌC


"Sổ tay Cây thuốc Việt Nam" này là một cuốn sách nhỏ, đơn giản, nhằm mục đích giới thiệu cách tổ chức điều tra sưu tầm dược liệu, phương pháp thu thập và sử dụng những cây thuốc thông thường. Nội dung cuốn sách có tính chất đại chúng, thiết thực, mọi người có thể hiểu và áp dụng được, nhất là phần tranh vẽ được chuẩn bị và thể hiện khá công phu làm cho việc nhận dạng cây được dễ dàng, đỡ nhầm lẫn.


Giá trị của cuốn sách này không chỉ ở chỗ được xây dựng trên cơ sở thực tế những cây thuốc mọc dại và được trồng ở miền Bắc Việt Nam, kể cả một số cây nhập trồng từ lâu đời, những kinh nghiệm sử dụng của nhân dân các dân tộc từ đồng bằng đến miền núi, mà còn được đối chiếu, tham khảo có chọn lọc nhiều tài liệu của nước ngoài.


Trong tình hình hiện nay, trước yêu cầu cấp thiết của việc nghiên cứu tìm hiểu dược liệu Việt Nam, cuốn "sổ tay Cây thuốc Việt Nam" của dược sĩ Đỗ Huy Bích và dược sĩ Bùi Xuân Chương chắc sẽ đem lại cho bạn đọc những điều hữu ích. Mong rằng nó sẽ được đông đảo cán bộ, bộ đội và nhân dân sử dụng thường xuyên và phổ biến rộng rãi.


Cuốn sổ tay này còn có sự đóng góp của anh em làm công tác điều tra ở Phòng Sưu tầm — Viện Dược liệu.


Đặc biệt sự quan tâm, khuyến khích và góp ý của Tiến sĩ Nguyễn Văn Đàn, Quyền Viện trưởng Viện Dược liệu, đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuốn sách được hình thành.


Chúng tôi xin cảm ơn Trại thuốc Văn Điền (Viện Dược liệu), Dược sĩ Vũ Văn Chuyên (Trường Đại học Dược khoa), đồng chí Võ Văn Chi (Trường Đại học Tổng hợp) đã giúp đỡ nhiệt tình trong việc xây dựng cuốn sổ tay này. Đồng thời, chúng tôi cũng xin cảm ơn Nhà xuất bản Y học đã giúp chúng tôi sớm hoàn thành cuốn sách để kịp thời phục vụ cho việc nghiên cứu, phổ biến và sử dụng. Mặc dầu chúng tôi đã cố gắng tập hợp các tên thường gọi của một số dân tộc cho mỗi cây thuốc, giới thiệu những công dụng thông thường, lưu ý một số cây thuốc có chất độc và thể hiện hình vẽ các cây đúng thực tế, song còn ít so với yêu cầu; hơn nữa, do trình độ có hạn, cuốn sách này không tránh khỏi những điểm sơ xuất, mong các bạn đọc góp thêm nhiều ý kiến xây dựng.


[EBOOK] SỔ TAY CÂY THUỐC VIỆT NAM, DS. ĐỖ HUY BÍCH VÀ DS. BÙI XUÂN CHƯƠNG, NXB Y HỌC


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Sổ tay Cây thuốc Việt Nam, sổ tay cây dược liệu Việt Nam, cây thuốc Việt Nam, cây dược liệu Việt Nam, cây thuốc nam, cây dược liệu

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM (TẬP 3), TS. TRẦN MINH ĐỨC (CHỦ BIÊN), NXB NÔNG NGHIỆP


Cây thuốc có nhiều bộ phận sử dụng khác nhau do vậy có thể dùng toàn cây hoặc dùng từng bộ phận hay phối hợp một số bộ phận trên cây như lá, thân cành, vỏ, hoa, quả, hạt và rễ - củ tùy theo loài cây và bệnh cần chữa trị.


Ngoài tính năng và công dụng riêng của từng bộ phận trên cây bắt buộc phải sử dụng đúng mới cho kết quả tốt và an toàn trong điều trị thì việc khai thác các bộ phận của cây có thể ảnh hưởng đến môi trường, các đối tượng xung quanh và sự tồn tại lâu dài của chính loài cây thuốc đó. Trong các bộ phận được khai thác trên cây thì rễ - củ là bộ phận có thể nói là đặc trưng và nhạy cảm nhất.


Nhiều loài cây cho rể - củ có công dụng đặc biệt hay có giá trị kinh tế cao hoặc rất cao như: Sâm ngọc linh, Tam thất bắc, Bảy lá một hoa, Ba kích, Đảng sâm, Xáo tam phân...; một số loài cây đa tác dụng, vừa làm thực phẩm (rau, gia vị...) vừa làm thuốc hay thực phẩm chức năng như: Hành, Tỏi, Gừng, Nghệ, Riềng, Đinh lăng... Đáng chú ý là hầu hết các loại cây được dân gian gọi chung là Sâm đều là những cây có rể củ phình to hay có hình thái đặc biệt và có công dụng bổ dưỡng như: Nhân sâm, Đảng sâm, Tiên mao sâm, Bố chính sâm, Thổ cao ly sâm, Sa sâm nam, Sâm đất...


Không chỉ ở khía cạnh khai thác và sử dụng mà ở góc độ trồng và chăm sóc, cây thuốc lấy rễ - củ cũng đòi hỏi các yêu cầu kỹ thuật riêng có tính đặc thù. Mặt khác, thực tế cho thấy việc ưu tiên gây trồng các loài cây thuốc lấy rể - củ là cần thiết để khắc phục tình trạng sản phẩm phân tán và có giá thành cao khi khai thác trong tự nhiên, không đáp ứng nhu cầu thị trường và phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa.


Trong cuốn sách này các tác giả tập trung giới thiệu về một số loài cây thuốc có bộ phận sử dụng chính là rể và củ như cách gọi truyền thống (bao gồm các cơ quan sinh dưỡng như thân ngầm, thân củ, rễ củ, rể và các bộ phận khác tương tự được phát triển dưới đất), trong đó tập trung các nội dung về kỹ thuật trồng và thu hái, sơ chế theo mục tiêu hiệu quả cao về kinh tế cho người sản xuất, an toàn cho người sử dụng và góp phần bảo tồn tài nguyên cây thuốc tại các địa phương.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM (TẬP 3), TS. TRẦN MINH ĐỨC (CHỦ BIÊN), NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng BA KÍCH, kỹ thuật trồng BÁCH BỆNH, kỹ thuật trồng BÁCH BỘ, kỹ thuật trồng BẠCH CHỈ, kỹ thuật trồng BẢY LÁ MỘT HOA, kỹ thuật trồng ĐẢNG SÂM, kỹ thuật trồng ĐINH LĂNG, kỹ thuật trồng ĐƯƠNG QUY, kỹ thuật trồng HÀ THỦ Ô ĐỎ, kỹ thuật trồng HÀ THỦ Ô TRẮNG, kỹ thuật trồng HOÀNG TINH HOA ĐỎ, kỹ thuật trồng HƯƠNG BÀI, kỹ thuật trồng MẠCH MÔN, kỹ thuật trồng NÉN, kỹ thuật trồng NGHỆ, kỹ thuật trồng Ô DƯỢC, kỹ thuật trồng RẺ QUẠT, kỹ thuật trồng SẮN DÂY, kỹ thuật trồng SÂM BỐ CHÍNH, kỹ thuật trồng SÂM NGỌC LINH, kỹ thuật trồng TAM THẤT GỪNG, THẦN XẠ HƯƠNG, kỹ thuật trồng THIÊN MÔN ĐÔNG, kỹ thuật trồng THIÊN NIÊN KIỆN, kỹ thuật trồng THỔ PHỤC LINH, kỹ thuật trồng XÁO TAM PHÂN

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY THUỐC QUÝ HIẾM DƯỚI TÁN RỪNG VÀ VƯỜN NHÀ (TẬP 1), TS. TRẦN NGỌC HẢI, NXB NÔNG NGHIỆP


Hiện nay nhu cầu sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm có nguồn gốc từ thảo dược ngày càng tăng, trong khi nguồn nguyên liệu khai thác từ rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt do một số nguyên nhân như: khai thác quá mức, rừng tự nhiên bị chuyển đổi mục đích sử dụng, do làm nương rẫy, lửa rừng,... đã làm cho nhiều loài cây thuốc quý trở nên hiếm gặp, một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.


Việc nhân giống và trồng cây thuốc quý không những đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, mà còn góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài quý hiếm của quốc gia; đồng thời tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, phát triển kinh tế hộ gia đình, tận dụng được đất đai và không gian dưới tán rừng nâng cao hiệu quả sử dụng rừng, bảo vệ được môi trường sinh thái.


Hơn nữa, thông qua trồng cây thuốc có thể quản lý được nguồn gốc, chất lượng dược liệu, tiến tới sản xuất dược liệu an toàn, bảo vệ và tăng cường sức khỏe của người tiêu dùng.


Với những mong muốn trên, thông qua đúc rút từ những nghiên cứu của tác giả và một số đồng nghiệp để biên soạn cuốn “Kỹ thuật trồng một số cây thuốc quý hiếm dưới tán rừng và vườn nhà ” - Tập I, gồm 2 phần:


Phần I: Giới thiệu chung về kỹ thuật trồng cây thuốc.


Phần II: Kỹ thuật trồng một số loài cây thuốc quý dưới tán rừng.


Cuốn tài liệu này không những cung cấp cho bạn đọc những kiến thức, kinh nghiệm trong tạo giống trồng, chăm sóc và thu hoạch một số loài cây thuốc để có thể gây trồng, phát triển; đây còn là tài liệu tham khảo tốt trong đào tạo, nghiên cứu của các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học và khuyến nông. Hy vọng cuốn sách sẽ mang lại những thông tin bố ích cho bạn đọc.


Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của tất cả quý bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY THUỐC QUÝ HIẾM DƯỚI TÁN RỪNG VÀ VƯỜN NHÀ (TẬP 1), TS. TRẦN NGỌC HẢI, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Kỹ thuật trồng một số cây thuốc quý hiếm dưới tán rừng và vườn nhà, Kỹ thuật trồng một số cây thuốc quý hiếm dưới tán rừng, Kỹ thuật trồng một số cây thuốc quý hiếm trong vườn nhà, kỹ thuật trồng cây thuốc, kỹ thuật trồng cây dược liệu, kỹ thuật trồng ba kích, kỹ thuật trồng củ dòm, kỹ thuật trồng Hoàng tinh hoa trắng, kỹ thuật trồng Sa nhân tím

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY THỰC PHẨM VÀ CÂY DƯỢC LIỆU, PGS. TS. TRIỆU VĂN HÙNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Rừng nước ta không những có giá trị to lớn về mặt khoa học, sinh thái, môi trường và phòng hộ mà còn có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Với thành phần loài cây rất phong phú và đa dạng, rừng không chỉ cung cấp gỗ, củi cho cuộc sống con người mà còn có thể cho ta rất nhiều loại sản phẩm có giá trị khác nhau như quả hạt, hoa lá, củ rễ, nhựa mủ, sợi vỏ, tinh dầu dược liệu...


Thực hiện chủ trương của Chính phủ về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp phù hợp ở từng vùng sinh thái, trong chiến lược phát triển lâm nghiệp đến năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra kế hoạch phát triển 200.000 ha rừng cây đặc sản để góp phần tạo ra sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập cho người dân miền núi.


Nhóm tác giả biên soạn cuốn sách KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY THỰC PHẨM VÀ CÂY DƯỢC LIỆU nhằm giới thiệu cho các hộ gia đình nông dân, các cán bộ khuyến lâm những thông tin về lâm sản ngoài gỗ giúp cho công tác trồng rừng phục vụ dự án 5 triệu hecta ở những vùng phù hợp.


Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học lâm nghiệp đã cộng tác trong quá trình biên soạn cuốn sách này. Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu bổ ích cho công tác phổ cập của các khuyến lâm viên tới những hộ gia đình nông dân và ngoài ra có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ nông lâm nghiệp ở nước ta.


Tuy nhiên trong quá trình biên soạn tài liệu không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong bà con nông dân và bạn đọc tích cực góp ý kiến sửa chữa để tài liệu này có thể phục vụ ngày càng tốt hơn.

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY THỰC PHẨM VÀ CÂY DƯỢC LIỆU, PGS. TS. TRIỆU VĂN HÙNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng một số cây thực phẩm, kỹ thuật trồng một số cây dược liệu, cây dược liệu, kỹ thuật trồng cây dược liệu, cây thực phẩm, cây thuốc nam, cây thuốc

[EBOOK] KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÀ BẢO TỒN MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ, LÊ THỊ DIÊN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP




Việt Nam với 3/4 diện tích tự nhiên là vùng đồi núi, chịu sự ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chính điều kiện khí hậu và địa hình như vậy đã tạo nên cho đất nước chúng ta một hệ thực vật rừng phong phú và đa dạng, có nhiều loại gỗ và lâm đặc sản có giá trị cao, trong đó có các loài cây dược liệu. Tuy nhiên, người dân sống ở miền núi mới chủ yếu khai thác nguồn tài nguyên dược liệu từ tự nhiên, mà chưa quan tâm nhiều tới giải pháp phát triển chúng vì mục đích sử dụng bền vững.


Để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc về kĩ thuật trồng cây thuốc nam, các tác giả (Công tác tại bộ môn Quản lí Tài nguyên rừng và Môi trường, khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Huế) tiếp tục gửi đến bạn đọc cuốn sách Kĩ thuật gây trồng và bảo tồn một số loài cây thuốc nam có giá trị kinh tế. Trên cơ sở kế thừa một số kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước về cây dược liệu cùng với việc tổng kết lại các nghiên cứu của nhóm, các tác giả của cuốn sách này mong muốn cung cấp cho người dân những thông tin về đặc điểm nhận biết, kỹ thuật gây trồng cũng như sơ chế một số loài cây thuốc nam có giá trị kinh tế nhằm giúp người dân có thể nâng cao được thu nhập từ những loài cây này.


Trong quá trình biên soạn cuốn sách này không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong bạn đọc góp ý để cuốn sách được hoàn thiện hơn. Chúng tôi rất mong nhận được những góp ý của bạn đọc.


[EBOOK] KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÀ BẢO TỒN MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ, LÊ THỊ DIÊN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật gây trồng cây thuốc nam, kỹ thuật bảo tồn cây thuốc nam, cây thuốc nam, cây dược liệu, Kĩ thuật gây trồng và bảo tồn một số loài cây thuốc nam có giá trị kinh tế

[EBOOK] KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÀ BẢO TỒN MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP


Việt Nam với 314 diện tích tự nhiên là vùng đồi núi, chịu sự ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chính điều kiện khí hậu và địa hình như vậy đã tạo nên cho đất nước chúng ta một hệ thực vật rừng phong phú và đa dạng, có nhiều loại gỗ và lâm đặc sản có giá trị cao, trong đó có các loài cây dược liệu. Tuy nhiên, người dân sống ở miền núi mới chủ yếu khai thác nguồn tài nguyên dược liệu từ tự nhiên, mà chưa quan tâm nhiều tới giải pháp phát triển chúng vì mục đích sử dụng bền vững.


Trên cơ sở kế thừa một số kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước về cây dược liệu cùng với việc tổng kết lại các nghiên cứu của nhóm, các tác giả của cuốn sách này mong muốn cung cấp cho người dân những thông tin về đặc điểm nhận biết, kỹ thuật gây trồng cũng như sơ chế một số loài cây thuốc nam có giá trị kinh tế nhằm giúp người dân có thể nâng cao được thu nhập từ rừng.


Mặc dù đã cố gắng biên soạn cuốn sách một cách dễ hiểu để người dân có thể sử dụng được, nhưng do đây là lần đầu tiên cuốn sách được xuất bản nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc.

[EBOOK] KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÀ BẢO TỒN MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật gây trồng và bảo tồn một số loài thuốc nam, kỹ thuật bảo tồn cây thuốc nam, kỹ thuật gây trồng cây thuốc nam, cây thuốc nam, cây dược liệu, cây thuốc

[EBOOK] CÔN TRÙNG - NGUỒN NGUYÊN LIỆU DƯỢC VÀ THỰC PHẨM SẠCH, NGUYỄN THỊ VÂN THÁI VÀ LÊ VĂN LỚ, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Theo quan điểm y học cổ truyền mọi phương pháp tăng cường sức khoẻ đều hướng tới đích bảo vệ "tinh - khí - thần" cho cơ thể con người. Tinh - Khí - Thần là ba vật báu của con người cần phải được bảo vệ để cơ thể thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội. Muốn vậy, cần phải tuân theo y đạo của Hoàng Đôn Hoà “Hãy tự cứu mình trước khi tìm đến thầy thuốc giỏi” bằng chính những cây, con có sẵn ở môi trường xung quanh. Từ xa xưa người Viêt Nam có truyền thống sử dụng côn trùng trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng. Bên cạnh thảo mộc, côn trùng được coi là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho thực phẩm bổ dưỡng và dược liệu quý. Cuốn sách “Côn trùng - nguồn nguyên liệu dược và thực phẩm sạch” được biên soạn nhằm giúp bạn đọc, đặc biệt sinh viên thuộc ngành sinh - y - dược, hiểu rõ thêm về ý nghĩa quan trọng của côn trùng đối với y học và văn hoá ẩm thực. Nội dung bao gồm:

1. Côn trùng - nguồn nguyên liệu dược, thực phẩm quý của con người

2. Côn trùng trong những món ăn truyền thống của Việt Nam

3. Côn trùng trong những bài thuốc dân gian

4. Một số chế phẩm mới từ côn trùng

5. Thay lời kết

Cuốn sách “Côn trùng - nguồn nguyên liệu dược và thực phẩm sạch” được hoàn thành với sự hỗ trợ quý báu của Công ty cổ phần (CTCP) Dược phẩm Hà Tây, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Các tác giả xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đối với CTCP Dược phẩm Hà Tây, PGS. TS. Mai Phú Quý - Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Nhân đây, chúng tôi xin được chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các bạn đồng nghiệp cũng như sự động viên, đồng cảm chia sẻ của những người thân trong gia đình. Do hạn chế về thời gian và trình độ, cuốn sách “Côn trùng - nguồn nguyên liệu dược và thực phẩm sạch” chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, nhóm tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đông đảo bạn đọc.

Mọi thông tin xin gửi theo địa chỉ E-mail: NChataphar@gmail.com

[EBOOK] CÔN TRÙNG - NGUỒN NGUYÊN LIỆU DƯỢC VÀ THỰC PHẨM SẠCH, NGUYỄN THỊ VÂN THÁI VÀ LÊ VĂN LỚ, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Côn trùng - nguồn nguyên liệu dược và thực phẩm sạch, Côn trùng - nguồn nguyên liệu dược, thực phẩm quý của con người, Côn trùng trong những món ăn truyền thống của Việt Nam, Côn trùng trong những bài thuốc dân gian, Một số chế phẩm mới từ côn trùng

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG BA LOÀI CÂY THUỐC NAM: NHÀU, CHÓC MÁU VÀ CỦ DÒM TRÊN ĐẤT RỪNG, TS. BÙI THẾ ĐỒI VÀ THS. LÊ THỊ DIÊN, NXB NÔNG NGHIỆP

Việt Nam với 54 dân tộc trong đó 53 dân tộc thiểu số đang sinh sống ở các vùng núi từ Bắc đến Nam. Ở nhiều nơi, người dân sống ở vùng sâu vùng xa, cách biệt với khu vực dân cư khác. Để đấu tranh sinh tồn, tự bảo vệ cuộc sống cho chính bản thân mình, bằng kinh nghiệm sống qua thời gian, họ đã tự tìm ra những loài cây thuốc chữa bệnh cho cộng đồng mình ngay quanh khu vực họ sinh sống.

Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc. Tính đến nay, Viện Dược liệu đã phát hiện và thống kê được khoảng 3.948 loài cây thuốc, tuy nhiên còn một số lượng lớn các cây thuốc riêng của cộng đồng các dân tộc thiểu số, gọi là cây thuốc dân tộc chưa được thống kê và tư liệu hóa hết được.

Mặc dù tài nguyên cây thuốc đa dạng và phong phú nhưng con người chỉ mới biết và sử dụng một ít loài để chữa bệnh và nâng cao sức khỏe, còn rất nhiều loài cây thuốc mà người dân chưa biết đến và chưa sử dụng. Trong số các loài được sử dụng để chữa bệnh có các cây Nhàu (Morinda citrifolia L.), Chóc máu (Salacia cochinchinnensis Lour), Củ dòm (Stephania dielsiana Y. C. Wu).

Cây Nhàu (Morinda citrifolia L.) là một loại cây thuốc có giá trị chữa bệnh rất hiệu quả. Nhàu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh giao cảm, giảm đau nhức, hạ huyết áp, điều hoà kinh nguyệt. Hiện nay, cây Nhàu đang được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu, sản xuất ra những sản phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của con người.

Chóc máu (Salacia cochinchinensis Lour) là cây thuốc quý được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Chóc máu là loài dược thảo có khả năng hạn chế sự phát triển tế bào ung thư, do mới được phát hiện nên hầu như chưa có nhiều nghiên cứu về cây này mà chỉ được sử dụng chủ yếu trong dân gian, vì vậy hầu như chưa có bài thuốc về loại dược thảo này.

Củ dòm (Stephanỉa dielsiana C. Y. Wu) là cây thuốc quý, hiếm, được dùng làm thuốc chữa đau lưng, đau bụng, mỏi nhức chân, giúp ngủ ngon. Còn dùng đắp chỗ sưng bắp chuối, nhọt cứng, áp xe do tiêm. Có khi nấu nước uống chữa kiết lỵ, ra máu, đau bụng kinh niên, đau dạ dày. Củ dòm là nguồn gen hiếm, mới được phát hiện ở Việt Nam, có trữ lượng ít, lại bị khai thác nhiều. Rễ củ được nhân dân vùng Ba Vì sử dụng làm thuốc chữa đau nhức gân xương, đau bụng. Có thể dùng chiết được hoạt chất L-tetrahydropalmatin.

Trong những năm gần đây, việc gây trồng và phát triển cây dược liệu đã và đang được quan tâm. Nhiều loài được nhân trồng rộng rãi và đem lại kết quả tốt, góp phần không nhỏ trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến dược liệu. Tuy nhiên, việc gây trồng nhiều loài cây dược liệu quý mới chỉ là bước đầu và được tiến hành trên quy mô rất nhỏ lẻ, chưa có sự tập trung và đầu tư thích đáng. Với mong muốn góp phần bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây dược liệu tại Việt Nam, chúng tôi đã biên soạn cuốn sách này nhằm cung cấp cho độc giả những thông tin về đặc điểm nhận biết, kỹ thuật gieo ươm và gây trồng cây Nhàu, Chóc máu và Củ dòm trên đất rừng.

Mặc dù các tác giả đã rất cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình biên soạn. Kính mong nhận được sự đóng góp của quý độc giả để có thể bổ sung và hoàn thiện cho lần xuất bản tiếp theo.

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG BA LOÀI CÂY THUỐC NAM: NHÀU, CHÓC MÁU VÀ CỦ DÒM TRÊN ĐẤT RỪNG, TS. BÙI THẾ ĐỒI VÀ THS. LÊ THỊ DIÊN, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng cây thuốc, kỹ thuật trồng cây dược liệu, cây thuốc nam, cây dược liệu, kỹ thuật trồng nhàu, kỹ thuật trồng chóc máu, kỹ thuật trồng củ dòm

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CÂY DÓ TRẦM (CÂY TRẦM HƯƠNG), PHAN ĐỨC NGHIỆM, NXB NGHỆ AN

Cây Dó Trầm hay thường gọi là cây Trầm hương, là loài gỗ lớn, được phân bổ nhiều ở miền núi dọc theo biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia.

Trầm hương là nhựa của cây Dó Trầm tích tụ lại. Loại tích tụ lâu đời, nhân dân ta gọi là Kỳ Nam, là loại Trầm hương quý nhất, giá trị có khi gấp 20 - 30 lần Trầm thường. Trầm hương là sản phẩm quý hiếm. Để có được một cây Dó Trầm tích tụ được Trầm hương trong rừng là rất hiếm hoi. Ngày xưa người ta đi tìm trầm hàng tháng, có khi hằng năm, nên thường có câu ca: "Khó như ngậm ngãi tìm trầm" !

Ngày nay, với công nghệ sinh học hiện đại, người ta đã chiết suất được Trầm hương trong cây Dó Trầm, hoặc với đầu tư cao người ta cấy vào cây Dó Trầm 7-8 tuổi một loại men để tạo nên quá trình tích tụ Trầm hương trong cây Dó Trầm.

Trầm hương là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, mang lại lợi nhuận lớn, nên mấy năm qua, việc khai thác cây Dó Trầm đã diễn ra với quy mô rộng lớn, Nhà nước không quản lý được; nhiều cây Dó Trầm lớn ở trong rừng già đã bị chặt trộm. Thực trạng này đang làm cho cây Dó Trầm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, nếu chúng ta không có biện pháp cứu trợ chúng.

Việt Nam là một trong những nước có cây Dó Trầm phân bố lâu đời, đặc biệt trong cây Dó Trầm Việt Nam có tỷ lệ dầu trầm cao gấp 3 - 4 lần cây Dó Trầm ở Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản. Chất lượng Trầm hương Việt Nam nổi tiếng từ lâu và được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.

Trước đây, người ta coi cây Dó Trầm chỉ có trong rừng già, chỉ có thể "ngậm ngãi tìm trầm" mà không thể trồng được. Thực tế ở Hà Tĩnh, nhiều hộ gia đình ở Hương Khê đã trồng cây Dó Trầm trong vườn, có cây cao, to, đường kính thân đạt 30 - 35cm. Và từ năm 1999, Hà Tĩnh đã chủ trương phát triển cây Dó Trầm trong nhân dân và đã đạt được kết quả rất khả quan.

Cùng với Hà Tĩnh, nhiều tỉnh đã bắt đầu chú ý phát triển cây Dó Trầm như Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Đắc-Lắc, Kon-Tum ...

Như vậy, cây Dó Trầm không chỉ là một loại cây rừng, mà đã là một cây kinh tế đem lại hiệu quả cao mà cây rừng khác không thể so sánh được. Hơn nữa, nó là một loại cây ít rủi ro nhất trong điều kiện hiện có của các hộ gia đình nông dân hiện nay.

Khả năng phát triển cây Dó Trầm rất lớn và cũng rất thuận lợi, tất cả các tỉnh đều trồng được bằng nhiều hình thức thích hợp. Hy vọng trong một thời gian ngắn, cây Dó Trầm sẽ thu hút sự hưởng ứng của các nhà vườn, của bà con nông dân trong cả nước. Và trong một tương lai gần, Trầm hương sẽ là một mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhà nước và cho nhân dân ta.

Để hưởng ứng và góp phần với bà con nông dân trong việc phát triển cây Dó Trầm, chúng tôi biên soạn cuốn sách "Kỹ thuật trồng cây Dó Trầm", và được Nhà xuất bản tạo điều kiện để sách đến được tận tay bà con nông dân và bạn đọc.

Đó Trầm là một cây mới, tài liệu và kết quả nghiên cứu còn hạn hẹp, mong bạn đọc góp nhiều ý kiến để lần in sau được đầy đủ hơn. Thư và bài góp ý xin gửi về "Phan Đức Nghiệm - Công ty TNHH An Nghĩa - Nghĩa Quang - Nghĩa Đàn - Nghệ An. ĐT : 038.811021", hoặc Ban biên tập (KHKT) Nhà xuất bản Nghệ An. ĐT : 038.831506,

Chúng tôi hết sức cảm ơn.

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CÂY DÓ TRẦM (CÂY TRẦM HƯƠNG), PHAN ĐỨC NGHIỆM, NXB NGHỆ AN

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Kỹ thuật trồng cây Dó Trầm, kỹ thuật trồng cây trầm hương, MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÂY DÓ TRẦM, NHÂN ƯƠM CÂY GIỐNG DÓ TRẦM, TRỒNG MỚI CÂY DÓ TRẦM, CHĂM SÓC CÂY DÓ TRẦM, TU BỔ RỪNG VÀ LÀM GIÀU RỪNG BẰNG CÂY DÓ TRẦM, HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG CÂY DÓ TRẦM

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CÂY BẠC HÀ, CHU THỊ THƠM ET AL., TỦ SÁCH KHUYẾN NÔNG PHỤC VỤ NGƯỜI LAO ĐỘNG, NXB LAO ĐỘNG

Tinh dầu bạc hà được dùng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp thực phẩm và hóa dược, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp bánh kẹo, rượu và sản xuất thuốc lá; còn trong công nghiệp hóa dược thì từ loại tinh dầu này, có thể sản xuất ra các loại chế phẩm thuốc khác nhau nhằm phòng và chữa nhiều bệnh.

Lá cây bạc hà sau khi phơi khô có thể dùng làm thuốc và là thành phần chính của nhiều loại chè thuốc. Hàng năm thị trường châu Âu nhập một lượng đáng kể mặt hàng này. Theo số liệu phân tích thân lá bạc hà sau khi cất kéo tinh dầu, chứa 18,81% prôtein thô, 49,85% các hợp chất không chứa nitơ (đạm), làm thức ăn cho gia súc rất tốt. Sau khi sấy và chế biến bạc hà được dùng làm thức ăn cho gia súc trong mùa đông, hoặc đem ủ và dùng như nguồn phân bón hữu cơ, hay dùng làm nguyên liệu để chiết xuất carôtin.

Ngày nay, công nghiệp chế biến bạc hà sản xuất ra một sản lượng ngày càng lớn và sản phẩm có chất lượng ngày càng cao. Việc xuất tinh dầu bạc hà ít tốn kém về bao bì, đóng gói, vận chuyển mà lợi nhuận thu về lại lớn. Do đó, bạc hà đang được trồng ở rất nhiều nơi.

Cuốn sách "Kỹ thuật trồng cây bạc hà" giới thiệu cách chọn giống, nhân giống, kỹ thuật trồng, chế biến nguyên liệu, cơ giới hóa các khâu trồng trọt cũng như hạch toán kinh tế cụ thể nhằm giúp nhà nông trồng và thu hoạch bạc hà đạt hiệu quả cao.

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CÂY BẠC HÀ, CHU THỊ THƠM ET AL., TỦ SÁCH KHUYẾN NÔNG PHỤC VỤ NGƯỜI LAO ĐỘNG, NXB LAO ĐỘNG

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng cây bạc hà, cách chọn giống cây bạc hà, kỹ thuật nhân giống cây bạc hà, kỹ thuật chế biến nguyên liệu bạc hà, kỹ thuật cơ giới hóa các khâu trồng trọt cây bạc hà, hạch toán kinh tế trong sản xuất cây bạc hà

[EBOOK] PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU - CỦ - QUẢ QUANH TA, LY. QUỐC ĐƯƠNG, NXB TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA

Xưa, đại danh y Tuệ Tĩnh từng nói: "Thuốc Nam chữa bệnh người Nam", thế thì tại sao ta không dùng những thứ rau - củ - quả ta thường gặp hàng ngày để phòng và chữa bệnh. Tôi vẫn nhớ câu ca thuở nhỏ thường được nghe và hát cùng chúng bạn:

"Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng".

Câu hát đó vừa nói lên cách ăn uống của dân ta rất chú trọng đến hương vị của món ăn, nhưng đó cũng là các gia vị giúp cho sự tiêu hóa, đồng thời để phòng tránh bệnh có thể do ăn uống gây nên. Như ăn cua, ăn ốc phải có lá tía tô, có nhánh gừng, vì cua ốc vốn có tính hàn cần ăn kèm vị nóng; ăn gỏi phải có lá sung, lá ổi để khử trùng.

Rau, quả không chỉ đơn thuần cung cấp dinh dưỡng màu sắc trong bữa ăn hàng ngày mà còn là những vị thuốc hữu hiệu lại an toàn trong sử dụng, không gây di bệnh mới. Trong suốt hơn sáu mươi năm làm nghề y, tôi thường nhắc nhở và khuyên khích bệnh nhân dùng "cây thuốc Nam" chữa và phòng bệnh từ ngay trong cách ăn uống rau, quả hàng ngày. Cây cối cũng như con người sống đâu quen đó nên chẳng gì tiện hơn dùng cây cỏ địa phương để tự trị bệnh cho mình.

Tầm quan trọng của rau - củ - quả trong bữa ăn và đời sống hiện đại được con người ngày càng khẳng định. Để giúp bạn đọc nhận biết và tìm hiểu kỹ hơn về công dụng chữa bệnh, chúng tôi xin giới thiệu các đặc điểm và ứng dụng dược liệu của một số rau - củ - quả điều trị các bệnh thông thường. Mong rằng sẽ giúp được độc giả tự điều chỉnh và chữa trị bệnh cho mình bằng những đơn thuốc từ cây trái quanh nhà, cùng những bữa ăn hàng ngày có thành phần rau, củ, hợp lý cho sức khoẻ.

[EBOOK] PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU - CỦ - QUẢ QUANH TA, LY. QUỐC ĐƯƠNG, NXB TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khóa: ebook, giáo trình, cây thuốc nam, phòng chữa bệnh bằng rau của quả quanh ta, cây thuốc nam quanh nhà, phòng chữa bệnh bằng cây thuốc nam quanh nhà, cây dược liệu, cây thuốc nam