Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] TÀI LIỆU THAM KHẢO HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG TRỪ THỰC VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI TRÊN ĐIỂN HÌNH CÂY MAI DƯƠNG (Mimosa pigra L.)


Từ lâu các nhà khoa học ở nhiều nước đã ghi nhận hiện tượng xâm lấn và phát triển mạnh mẽ của các loài sinh vật khi du nhập đến nơi ở mới (IUCN, 2003). Các loài thực vật ngoại lai được du nhập đến nơi ở mới có thể do ngẫu nhiên và cũng có thể do cố ý. Trường hợp du nhập cố ý là do những quan tâm về kinh tế, môi trường và xã hội thúc đẩy. Thí dụ, năm 1947 Thái Lan nhập cây mai dương từ In-đô-nê-sia về để trồng làm cây phân xanh, chống xói mòn đất và đến năm 1982 cây mai dương bắt đầu lan rộng và đến nay xâm lấn hầu hết các tỉnh của Thái Lan (Suasa-ard và nnk, 2004). Bèo tây được đưa về Úc vào thập niên 1890 như là cây thực vật cảnh (NSW, 2012). Bèo tây lần đầu tiên được nhập vào Việt Nam vào năm 1902 qua Nhật Bản để làm cây cảnh, sau đó lan tràn khắp cả nước và trở thành loài thực vật ngoại lai xâm hại (IUCN, 2003). Loài cỏ lào cũng được du nhập đi một số nước như cây cảnh và ngày nay trở thành loài thực vật ngoại lai xâm hại ở nhiều nước trên thế giới (IUCN/SSG/ISSG, 2004).

Cây mai dương xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng giữa thế kỷ XX hoặc sớm hơn, nhưng chỉ từ thập niên 1980 loài cây này mới lây lan nhanh ở một số vùng và có mặt ở hầu hết các địa phương trong cả nước (IUCN, 2003). Trong những năm cuối của thập niên 1990, sự xâm lấn của cây mai dương ở lưu vực sông La Ngà, lòng hồ Trị An cũng như ở các vùng đất trống thuộc các Vườn quốc gia Cát Tiên, Tràm Chim là vấn đề báo động. Tại những nơi này cây mai dương đã mọc dày tạo thành những thảm cây rộng lớn, cản trở hoạt động kinh tế, biến các vùng đất canh tác thành các vùng hoang hoá, làm nghèo khu hệ động thực vật bản địa ở các khu bảo tồn thiên nhiên, ảnh hưởng tới cảnh quan và môi trường. Đây là đối tượng cỏ dại môi trường nguy hiểm khó phòng trừ. Nước ta đang gặp khó khăn trong việc đối phó với loài thực vật ngoại lai này.

Những thông tin về đặc tính sinh vật học, sinh thái học của cây mai dương là cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng và đề xuất các giải pháp phòng chống một cách hiệu quả loài sinh vật ngoại lai này. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu về sinh học sinh thái của cây mai dương ở nước ta còn quá khiêm tốn.

Để có được một chiến lược phòng chống một cách hiệu quả đối với sự lây lan xâm lấn của cây mai dương rất cần phải có các thông tin về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, các phương pháp phòng chống cây mai dương đã có ở trên thế giới. Tài liệu này cung cấp các thông tin như vậy về cây mai dương.

[EBOOK] TÀI LIỆU THAM KHẢO HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG TRỪ THỰC VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI TRÊN ĐIỂN HÌNH CÂY MAI DƯƠNG (Mimosa pigra L.)


Qúy bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, quản lý cây mai dương, kiểm oast cây mai dương, phòng trừ cây mai ương, thực vật ngoại lai, cây mai dương ngoại lai, Mimosa pigra L.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog