Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN, TS. ĐỖ THỊ BÍCH THUỶ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ



KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG


1. Khái niệm về chất lượng

Chất lượng là tập hợp các thuộc tính của hàng hoá, tạo cho hàng hoá khả năng thỏ a mãn nhữ ng nhu cầu cụ thể hoặc tiề m ẩn của người tiêu dùng. Nó được tạ o thành ngay từ khâu thiết kế, xây dựng phương án sản phẩm đến sản xuất. Quá trình sản xuất là khâu quan trọ ng nhất tạo nên chất lượng và sau đó là trong quá trình lưu thông, phân phối và sử d ụng. Trong khi sử d ụ ng, chất lượng sản phẩm được đánh giá đầy đủ nhất. Điều đó có nghĩa là, chất lượng mang tính tương đối vì sự ưa thích của người sử d ụng là khác nhau và mục đích sử dụ ng khác nhau.

Ba bên liên quan đế n chất lượng là: Người tiêu dùng, nhà sản xuất và nhà nước.

Người tiêu dùng thường yêu cầu chất lượng cao nhất với giá rẻ nhất.

Nhà sản xuất: Có nhiệ m vụ đáp ứ ng yêu cầu về chất lượng nhưng phả i có lợ i nhuận.

Nhà nước:

Trong hệ thống kinh tế k ế hoạch (c ũ), nhà nước quyết định thế nào là chất lượng tốt và xây dự ng các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể, mọi người cần phải tuân theo.

Trong nề n kinh tế thị trường hiện nay, nhà nước phải đả m bảo mứ c tố i thiểu (V í dụ: an toàn thực phẩ m, hàng giả...) nhất định (đưa ra luật lệ quy định về tiêu chuẩn tối thiể u) và giám sát việc thự c hiện chất lượng.

2. Khái niệm về quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là các hoạt động có phố i h ợp để định hướng và kiể m soát mộ t tổ chức về chất lượng (TCVN ISO 9000:2000).

Việc định hướng và kiể m soát về chất lượng nói chung bao gồm việc phố i hợp các hoạt động như đề ra chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát ch ất lượng, đảm bả o chất lượng và c ải tiến chất lượng.

Hoạch định ch ất lượng là một phần của quản lý chất lượng, tập trung vào việc lập mục tiêu chất lượng và quy định các quá trình tác nghiệp cần thiết và những nguồn lực có liên quan để thự c hiện các mục tiêu chất lượng. Lậ p kế hoạch chất lượng có thể là một phần của hoạch định chất lượng.

Kiểm soát chất lượng cũng là một phần của quản lý chất lượng, tập trung vào việc thực hiện các yêu cầu chất lượng. Nói cách khác kiểm soát chất lượng cũng có nghĩa là: “Những hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệpp nhằm đáp ứng các yêu cầu chất lượng”. Kiểm soát chất lượng bao gồ m nhữ ng ho ạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệ p nhằ m đồng thờ i theo dõi một quá trình và loại trừ những nguyên nhân c ủa hoạt động không thỏa mãn ở mọi giai đoạn của vòng chất lượng để đạt hiệu quả kinh tế.

Đối với nhà sản xuất, kiểm soát chất lượng có thể được định nghĩa một cách đơn giản là việc duy trì những đặc tính của sản phẩm cuối cùng luôn ở mức quy định Tinh thần và nội dung cơ bản nhất c ủa khái niệ m “Kiể m soát chất lượng được thể hiện qua câu châm ngôn giản d ị nhưng sâu sắc của Harnington (1986) “Kiểm soát chất lượng là làm đúng lần đầu và bấ t kỳ lần sau nào khác”

Đảm bảo chất lượng là cung cấp lòng tin rằng yêu cầu chất lượng được thực hiện. Trong TCVN 5814-1994 (ISO/DIS 8042), đảm bảo chất lượng được định nghĩa là “Toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến hành và được chứng minh là đủ mứ c cần thiết để tin rằng hàng hóa sẽ thỏa mãn yêu cầu các chất lượng đặt ra”. Hoạt động có kế hoạch ở đây có nghĩa là hoạt động có dự kiến tính toán trước; hoạt động có hệ thố ng là các hoạt động có trình tự, có quan hệ vớ i nhau chặt chẽ làm thành một thể thống nhất.

Cải tiến ch ất lượng là tậpp trung nâng cao kh ả năng thực hiện các yêu cầu chất lượng. Việc cải tiến chất lượng cần được thực hiện liên tục. Quá trình lập mục tiêu và tìm cơ hội để cải tiến là một quá trình không ngừ ng thông qua việc sử d ụng các phát hiện khi đánh giá và kết luận đánh giá phân tích dữ liệ u, xem xét của lãnh đạo hay các biện pháp khác dẫn tới các hành động khắc phục hay phòng ngừa.

Các hoạt động hoạch định chất lượng, kiể m soát chất lượng, đả m b ả o chất lượng và c ả i tiế n chất lượ ng có liên quan với nhau vì chúng đều là nhữ ng phầ n trong quả n lý chất lượ ng.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG SẢN, TS. ĐỖ THỊ BÍCH THUỶ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình quản lý chất lượng nông sản, quản lý chất lượng nông sản, chất lượng nông sản, kiểm soát chất lượng nông sản, cải tiến chất lượng nông sản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog