Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĐẬU NÀNH, VIỆT CHƯƠNG VÀ KS. NGUYỄN VIỆT THÁI, NXB ĐÀ NẴNG




Cây đậu nành, tên khoa học là Glycine max (L) Merrill, đã được nông dân ta trồng trọt làm cây lương thực hơn ngàn năm nay. Từ xa xưa ông cha mình đã biết giống đậu này là một thứ nông sản vô cùng quí hóa đối với đời sống con người.


Chúng ta còn gọi đậu Nành là cây đậu Tương, vì dùng đậu này làm tương, một loại nước chấm rất đậm đà hương vị, đã đi vào kho tàng văn chương truyền khẩu của ta :


Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.


Tương là món ăn bình dân, nhưng ngon đáo để, không những chỉ có ở nước ta mà nhiều nước láng giềng của ta họ cũng dùng đến từ lâu đời. Đây cũng được coi là thức ăn của nhà nghèo, món ăn bình dân nhất nhưng lại thích khẩu nhất.


Đối với người Việt, cũng như nhiều dân tộc khắp các nước ở châu Á và khắp thế giới, đậu Nành càng ngày càng được đánh giá là cây lương thực quí giá, sau cây lúa và bắp.


Chất bổ dưỡng của đậu Nành đứng đầu trên tất cả các loại đậu khác, kể cả đậu phộng, đậu xanh ... Và được dùng phổ biến sâu rộng trong mọi gia đình hằng ngày, qua các phó sản của nó như Dầu ăn, Tương, Đậu hủ, chao... và các loại bánh kẹo, nước giải khát làm từ bột đậu Nành ...


Cây đậu Nành rất dễ trồng, thích nghi được mọi loại đất trồng, chịu đựng được mọi thứ thời tiết. Khắp nước ta, từ Nam chí Bắc, nơi nào cũng có thể trồng được quanh năm. Đã thế, loại đậu này cũng có thể trồng xen với các cây lương thực khác, như trồng xen với bắp, với khoai, và ngay với các loại đậu khác, mà không gặp một trở ngại nào trong việc thu hoạch, vì hiện nay đã có nhiều giống đậu Nành trồng ngắn ngày, trồng dài ngày ...


Trồng đậu Nành còn thêm một điều lợi nữa là không cần bón nhiều phân đạm vào đất, mà sau vụ trồng, đất lại được phì nhiêu hơn. Lý do là rễ cây đậu Nành có khả năng sinh ra nhiều cục u nần sần sùi, đây không phải là bệnh hại, vì trong mỗi cục u nần như vậy đều chứa vô số vi khuẩn Rhizobium Japonicum sống cộng sinh với rễ và cố định đạm từ khí trời để tạo đạm nuôi cây. Nhờ đó mà trồng đậu Nành, nông dân không phải bón nhiều phân đạm.


Thế nhưng, có điều nghịch lý, không những đối với nước ta không thôi, mà nhiều nước trên thế giới, trong suốt mấy thế kỷ liền, không nơi nào mặn mà lắm trong việc trồng cây đậu Nành cả !


Được biết, cây đậu Nành có xuất xứ từ Trung Quốc, và người Trung Quốc đã biết đến nó từ cả ngàn năm trước Công nguyên. Tất nhiên, thuở đó, đậu Nành còn là thứ cây mọc hoang dại ở đầm lầy, ở ven sông, có trái nhỏ, hột nhỏ, chưa thể dùng nó làm lương thực cho người và gia súc được ! Rồi cây đậu Nành được du nhập vào Triều Tiên, qua Nhật Bản, Malayxia, các nước Đông Dương, trong đó có nước ta. Châu Âu mãi đến cuối thế kỷ 17, và Mỹ sau thế chiến thứ hai mới biết đến cây lương thực này...


Số kiếp truân chuyên từ châu lục này sang châu lục khác, và phải mất từ năm này sang ngàn năm khác, cây đậu Nành mới được các nhà thực vật học tăm tiếng trên thế giới lai tạo ... mới ra được mấy trăm giống ưng ý mà loài ngưòi đang trồng hiện nay !


Một cây lương thực quí hóa như vậy, cần thiết cho đời sống con người như vậy, mà sao ít ai quan tâm nhiều đến nó, ít nơi nào chịu khó dành thêm đất để trồng nó ?


Đừng nói chi đâu xa, tại nước mình, ngày nay, tuy những món thức ăn uống làm từ đậu Nành, gần như ngày nào cũng hiện diện trong mâm cơm của mọi gia đình, nghĩa là mức tiêu thụ rất mạnh, nhưng ... sản xuất đâu được bao nhiêu !


Nông dân ta chỉ sản xuất đậu Nành khoảng 30%, số còn lại hằng năm phải nhập từ các nước khác! Đó là chuyện “trớ trêu” không thể chấp nhận.


Tại nước ta, từ lâu, đậu Nành chỉ được trồng nhiều tại các tỉnh miền Bắc, đúng là từ Bắc Trung Bộ trở ra. Còn trong Nam, đất rộng nhưng ít nơi chuyên canh đậu Nành.


Được biết, trước năm 1950, tại miền Nam, việc trồng đậu Nành và nghề làm tàu hũ miếng, tàu hũ hoa (múc vào chén ăn với nước đường gừng), chao ... đều do người Hoa ở các vùng Chợ Lớn và các tỉnh khai thác hết. Ngay việc bán các thức ăn này cũng do người Hoa đảm nhận luôn ! Mãi sau 1954, đồng bào miền Bắc mình mới “giành” lại nghề này để khai thác ...


Mặt khác, nông dân trong Nam trong suốt mấy trăm năm dài chỉ biết có chuyên canh cây lúa, đi đên đâu cũng thấy những cánh đồng lúa bạt ngàn “cò bay thẳng cánh, chó chạy ngay đuôi” ! Quả thật, vựa lúa miền Nam trước đây có làm giàu cho nông dân nói riêng và cho đất nước nói chung thật, vì số lúa thặng dư được xuất khẩu rất mạnh. Từ thế kỷ thứ 17 trở đi, lúa gạo của ta đã xuất cảnh sang Trung Quốc, Singapore và nhiều nước Đông Nam Á cũng như Nhật Bản. Đến vụ mùa, tàu bè các nước đều lũ lượt kéo đến các bến cảng từ Sài Gòn cho tận đến các tỉnh đế “ăn gạo” của ta.


Nhưng mỗi thời có một cách làm ăn sinh sống. Ngày nay, với cây lúa không thôi không thể làm giàu cho đất nước được. Chúng ta còn có những mặt hàng nông sản xuất khẩu mạnh hơn.


Với cây lúa, như nhiều người nhận định, ta không nên lấy sản lượng chỉ tiêu phấn đấu như từ trước đến nay từng làm, mà phải chú trọng đến chất lượng cao, để đáp ứng đúng mức sự đòi hỏi của thị trường, như vậy mới có hiệu quả kinh tế được !


Nói như vậy không có nghĩa là từ nay chúng ta xem thường cây lúa. Có điều những vùng nào, nơi nào mà trước nay trồng lúa có năng suất không cao thì nên chuyển sang trồng các giống cây khác, có hiệu quả kinh tế cao hơn.


Chúng tôi nghĩ rằng nông dân ta nên mạnh dạn dành ra một số ruộng trồng lúa không đạt yêu cầu đó để canh tác đậu Nành, lấp vào chỗ trống hơn 70 % phải nhập khẩu hàng năm từ nước ngoài, để tiết kiệm được một số lớn ngoại tệ cho đất nước, đúng ra không đáng tốn !


Như ta đã biết, cây đậu Nành rất thích hợp với đất đai và khí hậu miền Nam. Sản phẩm làm ra nếu tiêu thụ trong nước không hết thì xuất khẩu ra nước ngoài. Mà thị trường tiêu thụ đậu Nành tại nước ngoài lại quá rộng, chúng ta không sợ ế ẩm.

Ngày nay, hầu như nước nào trên thế giới cũng phải nhập khẩu đậu Nành với số lượng cao, vì nhu cầu càng ngày càng nhiều. Ngay cả những nước nổi tiếng trồng đậu Nành nhiều nhất như Mỹ, Trung Quốc, Braxin, Ý... mà hằng năm họ còn phải nhập thêm đậu Nành của các nước khác đối với số lượng lớn.


Đậu Nành xuất khẩu có thể dưới dạng “rau” (trái non đóng hộp), dầu, hột và bột.


Nếu nắm vững được phần kỹ thuật thì trồng đậu Nành sẽ đem lại cho ta mối lợi cao hơn trồng lúa gấp nhiều lần, vì giống cây lương thực này có thể trồng được quanh năm.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĐẬU NÀNH, VIỆT CHƯƠNG VÀ KS. NGUYỄN VIỆT THÁI, NXB ĐÀ NẴNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng đậu nành, kỹ thuật trồng đậu tương, kỹ thuật chăm sóc cây đậu nành, kỹ thuật chăm sóc cây đậu tương, trồng và chăm sóc cây đậu nành, trồng và chăm sóc cây đậu tương, phòng trừ sâu bệnh hại cây đậu nành, phòng trừ sâu bệnh hại cây đậu tương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog