Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM (TẬP 3), TS. TRẦN MINH ĐỨC (CHỦ BIÊN), NXB NÔNG NGHIỆP


Cây thuốc có nhiều bộ phận sử dụng khác nhau do vậy có thể dùng toàn cây hoặc dùng từng bộ phận hay phối hợp một số bộ phận trên cây như lá, thân cành, vỏ, hoa, quả, hạt và rễ - củ tùy theo loài cây và bệnh cần chữa trị.


Ngoài tính năng và công dụng riêng của từng bộ phận trên cây bắt buộc phải sử dụng đúng mới cho kết quả tốt và an toàn trong điều trị thì việc khai thác các bộ phận của cây có thể ảnh hưởng đến môi trường, các đối tượng xung quanh và sự tồn tại lâu dài của chính loài cây thuốc đó. Trong các bộ phận được khai thác trên cây thì rễ - củ là bộ phận có thể nói là đặc trưng và nhạy cảm nhất.


Nhiều loài cây cho rể - củ có công dụng đặc biệt hay có giá trị kinh tế cao hoặc rất cao như: Sâm ngọc linh, Tam thất bắc, Bảy lá một hoa, Ba kích, Đảng sâm, Xáo tam phân...; một số loài cây đa tác dụng, vừa làm thực phẩm (rau, gia vị...) vừa làm thuốc hay thực phẩm chức năng như: Hành, Tỏi, Gừng, Nghệ, Riềng, Đinh lăng... Đáng chú ý là hầu hết các loại cây được dân gian gọi chung là Sâm đều là những cây có rể củ phình to hay có hình thái đặc biệt và có công dụng bổ dưỡng như: Nhân sâm, Đảng sâm, Tiên mao sâm, Bố chính sâm, Thổ cao ly sâm, Sa sâm nam, Sâm đất...


Không chỉ ở khía cạnh khai thác và sử dụng mà ở góc độ trồng và chăm sóc, cây thuốc lấy rễ - củ cũng đòi hỏi các yêu cầu kỹ thuật riêng có tính đặc thù. Mặt khác, thực tế cho thấy việc ưu tiên gây trồng các loài cây thuốc lấy rể - củ là cần thiết để khắc phục tình trạng sản phẩm phân tán và có giá thành cao khi khai thác trong tự nhiên, không đáp ứng nhu cầu thị trường và phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa.


Trong cuốn sách này các tác giả tập trung giới thiệu về một số loài cây thuốc có bộ phận sử dụng chính là rể và củ như cách gọi truyền thống (bao gồm các cơ quan sinh dưỡng như thân ngầm, thân củ, rễ củ, rể và các bộ phận khác tương tự được phát triển dưới đất), trong đó tập trung các nội dung về kỹ thuật trồng và thu hái, sơ chế theo mục tiêu hiệu quả cao về kinh tế cho người sản xuất, an toàn cho người sử dụng và góp phần bảo tồn tài nguyên cây thuốc tại các địa phương.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM (TẬP 3), TS. TRẦN MINH ĐỨC (CHỦ BIÊN), NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng BA KÍCH, kỹ thuật trồng BÁCH BỆNH, kỹ thuật trồng BÁCH BỘ, kỹ thuật trồng BẠCH CHỈ, kỹ thuật trồng BẢY LÁ MỘT HOA, kỹ thuật trồng ĐẢNG SÂM, kỹ thuật trồng ĐINH LĂNG, kỹ thuật trồng ĐƯƠNG QUY, kỹ thuật trồng HÀ THỦ Ô ĐỎ, kỹ thuật trồng HÀ THỦ Ô TRẮNG, kỹ thuật trồng HOÀNG TINH HOA ĐỎ, kỹ thuật trồng HƯƠNG BÀI, kỹ thuật trồng MẠCH MÔN, kỹ thuật trồng NÉN, kỹ thuật trồng NGHỆ, kỹ thuật trồng Ô DƯỢC, kỹ thuật trồng RẺ QUẠT, kỹ thuật trồng SẮN DÂY, kỹ thuật trồng SÂM BỐ CHÍNH, kỹ thuật trồng SÂM NGỌC LINH, kỹ thuật trồng TAM THẤT GỪNG, THẦN XẠ HƯƠNG, kỹ thuật trồng THIÊN MÔN ĐÔNG, kỹ thuật trồng THIÊN NIÊN KIỆN, kỹ thuật trồng THỔ PHỤC LINH, kỹ thuật trồng XÁO TAM PHÂN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog