Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] 102 THẮC MẮC CƠ BẢN NUÔI DÊ SỮA - THỊT, VIỆT CHƯƠNG, NXB HẢI PHÒNG


Ông cha mình đã biết nuôi dê cả ngàn đời nay, nhưng sở dĩ ngành nghề chăn nuôi này chậm phát triển là do những nguyên nhân chính sau đây:


- Nước ta là nước chuyên về nông nghiệp, tất cả đất đai đều dành vào việc canh tác ngũ cốc, hoa màu, mà tính dê lại không đằm như trâu, bò nên không thể chăn thả đại trà được.


- Thời trước người mình không có thói quen ăn thịt dê, vì chê thịt dê có mùi khét nắng, chỉ nuôi dùng vào việc cúng tế mà thôi, do đó thịt dê không được ưa chuộng bằng thịt heo hoặc thịt trâu, bò.


- Thời trước, người mình cũng không biết uống sữa dê tươi.


- Nguyên nhân sau cùng là do không có kinh nghiệm về nuôi dê, cứ nghĩ giống dê không thể nuôi chuồng, hay nuôi theo cách cầm cột tại chỗ như nuôi trâu, bò mà chỉ chăn thả ngoài đồng trống, nên không ai nuôi dê ở chốn thị thành đất đai chật hẹp.


Trước đây, dê chỉ được nuôi tập trung ở các vùng trung du, miền núi, cạnh rừng, vì những nơi này mới có đủ đất rộng, có những cánh đồng cỏ thiên nhiên bao la hoang hóa lâu đời để chăn thả. Vì bản tính của dê là thích tung tăng chạy nhảy, kiếm ăn nơi này một ít nơi kia một ít, lại thích ăn lá cây, chồi non, hơn là cúi xuống đất để gặm cỏ như trâu bò. Vì vậy, nuôi dê ở nơi canh tác hoa màu, cây trái sẽ không thích hợp.


Mặt khác, đừng nói chi đâu xa, trước đây chừng ba bốn mươi năm thôi, đa số người mình không có thói quen ăn thịt dê, nhất là uống sữa dê. Thịt dê, người ta cho là có mùi khét nắng, các bà nội trợ cũng chưa biết cách để trừ khử cái mùi nặng mũi này, nên dù bán cũng không có người mua. Còn sữa dê cũng như sữa bò không ai biết uống.


Con dê thời trước được dùng trong lễ tam sinh gồm ba con vật là trâu, heo và dê, để cúng Đình thần, Thổ thần mỗi khi đắp nền xây đình, dựng chợ, dùng vào việc cúng “Cốc sóc” tại nhà Thái miếu vào ngày mồng một mỗi tháng, hoặc làm lễ tế cờ trước khi xuất quân dẹp giặc.. Trong lễ “tam sinh” thiếu trâu người ta có thể thay bò, nhưng thiếu dê thì không được. Do đó, con dê thời trước vẫn được bán với giá khá cao, người bình dân dù có muốn ăn cũng ít người có khả năng mua nổi!


Người xưa cũng biết nuôi dê rất có lợi, vì giống này sinh sản rất mạnh, gấp ba, gấp bốn trâu bò. Nhưng do thiếu kinh nghiệm trong chăn nuôi nên ngành nuôi dê mới phát triển chậm chạp.


Đâu ai ngờ giống dê vốn có tính lý lắc, thích sống phóng túng tự do, thả ra vườn là phá hại cây cối, lại có thể tỏ ra thuần phục khi được nuôi nhốt trong chuồng chật hẹp! Nếu ông cha ta ngày xưa “khám phá” ra được điều này, chắc chắn nghề nuôi dê đã được phát triển mạnh từ lâu. Và con dê sẽ được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng, chứ không phải chỉ được nuôi tại các vùng trung du, miền núi xa xôi...


Nghề chăn nuôi dê của ta cũng giống như nghề chăn nuôi đà điểu tại Nam Phi và nhiều nước trên thế giới trong suốt một thế kỷ rưỡi qua. Ai cũng biết nuôi là thu được nhiều lợi, nhưng do thiếu kinh nghiệm nên mới đành để cho ngành nghề ì ạch một cách đáng tiếc!


Trước đây người ta cứ tưởng chim đà điểu không nuôi trong môi trường chật hẹp được, nên người nuôi phải nuôi chúng theo cách sống hoang dã bên ngoài: ít ra mỗi con cũng phải sống trong một mẫu đất. Thế là phải lo tìm nguồn đất, với tốn kém không biết bao nhiêu tiền rào giậu! Do đó, nhiều người phải tán gia bại sản với ngành nghề chăn nuôi mới mẻ này. Dần dần, nghề dạy nghề, người ta mới phát giác được rằng: giống chim chạy nhanh như sức ngựa này vẫn có thể nuôi trong một môi trường chật hẹp độ một vài trăm thước vuông mỗi con mà vẫn sinh sản tốt. Từ đó, nhờ vào phát giác thú vị này mà nghề chăn nuôi chim đà điểu mới được phát triển mạnh tại nhiều nước trên thế giới.


Ông cha mình ngày xưa cũng nghĩ là không thể nuôi dê theo lối cầm cột như nuôi trâu bò được, nên họ chỉ nuôi đê ở vùng đồng hoang dọc ven rừng cạnh núi mà thôi, vì vậy số lượng dê mới ít ỏi.

Trước đây khoảng hơn thế kỷ, người Pháp và người Ấn Độ nhập vào nước ta một số giống dê mới để cho lai giống với dê nội địa của ta. Một số nông dân cấp tiến của mình cũng muốn bắt tay vào nghề, nhưng do thiếu kinh nghiệm đành để vuột khỏi tầm tay một nguồn lợi quá lớn.


Người Ấn Độ có thói quen, hễ đến cư ngụ nơi nào là họ nuôi dê ở đó. Họ thích ăn thịt dê như người mình thích ăn thịt heo. Còn người Pháp thì thích ăn thịt cừu (trừu), nhưng nếu không có sẵn cừu họ dùng thịt dê cũng được. Sữa dê cũng được người Ấn và người Pháp thích dùng...


Do nuôi để có thịt và sữa dê dùng hằng ngày nên tại các đồn điền lớn nhỏ của người Pháp từ cao nguyên đến vùng đồng bằng, họ nuôi dê thịt và dê sữa với những bầy đàn lớn. Còn người Ấn Độ, họ chăn nuôi dê theo tính cách nông hộ, nhưng nhiều hộ Ấn kiều qui tụ lại thành một khu vực riêng nên nuôi số lượng cũng nhiều.


Cách đây khoảng 60 năm, chính mắt chúng tôi còn trông thấy hàng dãy chuồng dê, chuồng bò của người Ấn nằm phía bên kia cầu Nguyễn Văn Trỗi (thời đó gọi là cầu Arroyo des Vergnes) chạy dài lên khu Tân Sơn Nhất rồi qua vùng cầu Tre...


Chuồng trại họ làm rất thô sơ và người chăn cũng như kẻ giúp việc đều là người nhà, nên bí quyết chăn nuôi không hề để lọt ra ngoài.


Mãi đến năm 1975 người mình mới có cơ hội tốt nắm lấy cơ hội chăn nuôi đem lại nhiều lợi lộc này khi đa số người Ấn bỏ nghề để trở về xứ sở của họ.


Một điều may mắn nữa là vào thời này, đa số người mình đã biết ăn thịt dê và uống sữa dê, nên phong trào nuôi dê sữa cũng như bò sữa mới có cơ hội tốt để phát triển mạnh...


Hiện nay, gần như tỉnh thành nào trong đất nước mình cũng nuôi dê sữa và dê thịt, thế nhưng mức cung vẫn chưa đáp ứng được một phần nhỏ mức cầu. Những vùng có sẵn rừng chồi, đồng hoang rộng rãi thì nuôi chăn thả. Còn nơi đất đai chật hẹp thì nuôi dê nhốt chuồng. Ngay con giống hiện nay vẫn còn quá thiếu, đừng nói chi số lượng thịt dê quá ít được bán ra ngoài. Còn sữa dê hiện bán cao gấp ba lần sữa bò tươi, nhưng vẫn còn là mặt hàng quá hiếm, do sữa dê có nhiều chất bổ dưỡng hơn sữa bò, lại dễ tiêu hóa nên thích hợp cho người già, người bệnh và trẻ con.


Hiện nay, muốn có một con dê sữa tơ khoảng mười lăm kg để làm giống cũng phải mua với giá hơn triệu bạc. Còn dê thịt (cân hơi) cũng có giá gấp đôi giá thịt heo hơi...


Tóm lại, nuôi dê, dù là dê thịt hay dê sữa đều đem lại cho ta nhiều lợi. Đây là nghề tương đối ít vốn lại mau hưởng lợi, vì dê rất mắn đẻ lại có thị trường tiêu thụ mạnh. Mặt khác, kỹ thuật nuôi dê lại không quá khó khăn như nhiều người lầm tưởng. Với tập sách nhỏ này, gồm 102 câu hỏi đáp về thắc mắc cơ bản nuôi dê, hy vọng sẽ giúp quí vị mới bước vào nghề chăn nuôi mới mẻ này đạt được nhiều thành công như ý.


[EBOOK] 102 THẮC MẮC CƠ BẢN NUÔI DÊ SỮA - THỊT, VIỆT CHƯƠNG, NXB HẢI PHÒNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, thắc mắc cơ bản nuôi dê thịt dê sữa, hỏi đáp kỹ thuật nuôi de thịt, hỏi đáp kỹ thuật nuôi dê sữa, kỹ thuật nuôi dê thịt, kỹ thuật nuôi dê sữa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog