Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] SÂM VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ CÂY THUỐC HỌ NHÂN SÂM, PGS.TS. NGUYỄN THƯỢNG DONG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


Nhân sâm đã được biết đến hàng trăm năm nay với tác dụng hồi phục sự suy giảm chức năng, đưa mọi hoạt động của cơ thể trở lại bình thường, mà y học cổ truyền gọi là "hồi dương". Nhân sâm còn có các tác dụng đại bổ nguyên khí, phục mạch, cố thoát, sinh tân, an thần, bổ tỳ, ích phế. Sách Bản kinh của Trung Quốc còn ghi nhân sâm chủ bổ ngữ tạng, chỉ kinh quý, trừ tà khí, minh mục, khai tâm, ích trí.

Từ "sâm" được dùng để chỉ cây nhân sâm (panax ginseng c. A. Meyer), một cây thuốc bổ hàng đầu của y học cổ truyền phương Đông. Nó còn được mở rộng để chỉ một số loài cùng chi panax, họ Nhân sâm (Araliaceae) có tác dụng tương tự nhân sâm, như sâm Mỹ, sâm tam thất, sâm Nhật, sâm Việt Nam.

Đến nay đã biết 14 loài và một số dưới loài thuộc chi panax. Vùng phân bố của chi này ở Bắc Bán cầu, từ Hymalaya đến Đông Bắc Trung Quốc, vùng Viễn Đông nước Nga, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam (panax Vietnamensis Ha et Grushv.) ở vùng núi cao Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Kontum và Quảng Nam. Ngoài ra ở Việt Nam còn phát hiện thấy các loài sâm vũ diệp (panax bipinnatifidus Seem) mọc hoang ở phía Bắc, tam thất ịpanax pseudo - ginseng Wall.) được trồng ở nhiều tỉnh miền Bắc nhưng không rỏ xuất sứ và tam thất hoang (panax stifuleanatus H. T, Taai et K. M. Feng).

Họ Nhân sâm còn có một số loài thuộc các chi khác như Acanthopanax, Aralia, Schefflera, Polyscias như loài Acanthopanax senticosus, Harms mà ở Nga còn gọi là Eleutherococcus, được bán trên thị trường với tên Seberian ginseng, ở Việt Nam loài đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms và một số loài ngũ gia bì (Schefflera spp.) là những cây thuốc thay thế nhân sâm.

Trong thực tế còn có trên 40 cây thuốc khác mang tên sâm, nhưng không phải là sâm, như sâm Bố Chính, huyền sâm, đảng sâm, thổ cao ly sâm, cát sâm, sa sâm, sâm cau, sâm nam, sâm đất v...v...
Sâm có tác dụng tốt và được nhiều người ưa dùng, cho nên một số loài như nhân sâm đã được trồng hàng nghìn hecta tại Triều Tiên, Hàn Quốc và Trung Quốc. Sâm Mỹ, ngoài mọc hoang tại vùng Đông Bắc, từ miền Nam Quebec đến Minesota và miền Nam từ Oklahoma đến bang Georgia, hiện nay còn được trồng lớn tại Ontario và British Colombia (Candana) và khắp Nhật Bản, vùng ôn đới Trung Quốc, miền Nam Ấn Độ, Nepal và Butan. Các loài sâm này đã mang lại một nguồn thu lớn cho các quốc gia.
Hiện nay, với phát triển của khoa học và công nghệ, sâm Việt Nam đã được chứng minh ngoài tác dụng bổ dưỡng còn có nhiều tác dụng rất đáng ghi nhận khác như: kích thích hoạt động não bộ, nội tiết tố sinh dục, tạo hồng cầu và hemoglobin, kháng khuẩn đặc hiệu với chủng Streptococcus, chống oxy hoá, chống lo âu, chống trầm cảm, bảo vệ gan, giảm cholesterol và lipid máu, hạ glucosa huyết, điều hoà tim mạch, điều hoà miễn dịch và phòng chống ung thư.

Như vậy, sự phát hiện loài sâm đặc hữu Việt Nam này vào lúc 16 giờ ngày 19 tháng 3 năm 1973 tại vùng Ngọc Lây, Đắc Tô, Kontum do dược sỹ Đào Kim Long và Đoàn điều tra dược liệu Ban Dân y, Quân khu 5, đã được ghi nhận như một sự kiện đáng nhớ của chuyên ngành Dược liệu nói riêng và ngành Dược nói chung. Tiếp nhiều năm sau đó là sự lao động miệt mài của rất nhiều cán bộ khoa học tại Trung tâm Sâm và các viện, trường trong và ngoài nước, nghiên cứu về thực vật, kỹ thuật trồng và tái sinh, hoá học và đánh giá tác dụng sinh học của loài sâm quý và đặc hữu của Việt Nam. Chúng tôi cố gắng tập hợp và thống kê một số kết quả nghiên cứu trong hơn 30 năm qua của nhiều thế hệ cán bộ khoa học. Song, không tránh khỏi thiếu sót. Mong bạn đọc góp ý, bổ sung để lần xuất bản sau được đầy đủ, tốt hơn.


[EBOOK] SÂM VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ CÂY THUỐC HỌ NHÂN SÂM, PGS.TS. NGUYỄN THƯỢNG DONG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, sâm Việt Nam, một số cây thuốc họ nhân sâm, cây dược liệu, cây thuốc, cây sâm Việt Nam, nhân sâm Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog