Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] BÁC SĨ CÂY TRỒNG, QUYỂN 2: GIỐNG CÂY TRỒNG, GS. TS. MAI VĂN QUYỀN ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP



Trong lịch sử sản xuất nông nghiệp, nông dân ta đã tổng kết kinh nghiệm lâu đời từ ngành trồng trọt, bất kể là cây gì, trồng ở đâu, họ đã đi đến kết luận rất quan trọng là: “Muốn cây trồng có năng suất cao cần phải kết hợp tốt được các yếu tố: “Nước - Phân - Cẩn - Giống”. Người nông dân cũng sắp xếp trật tự các yếu tố này theo thứ bậc là : Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Nói như vậy, người nông dân đánh giá rất cao về yếu tố nước. Nước phải đi đầu, không có nước thì không thể trồng trọt được. Nước coi như điều kiện cần và đủ hay là điều kiện tiên quyết để đi đến các biện pháp khác. Đánh giá này lại trở thành rất quan trọng trong điều kiện canh tác hoàn toàn nhờ nước trời. Chính vì vậy mà người đời xưa coi mưa nắng là do một vị thần linh nào đó điều khiển, thần linh đó có thể là do trời. Chính vì vậy mà hễ thiếu mưa là phải cầu trời: “Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày". Dưới thời phong kiến triều Nguyễn, triều đình Huế cũng lập đàn tế cầu mưa ở Nam Giao. Đúng là không có nước thì không thể trồng được bất cứ cây gì, mặc dầu nhu cầu về nước của từng loại cây trồng rất khác nhau.

Sau nước là đến phân. Nông dân ta cũng nói phân bón cần cho cây như là thức ăn của nó, và họ đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” là vậy.
“Cần” được xếp thứ 3 trong tổ hợp 4 yếu tố kinh nghiệm sản xuất mà họ đã tổng kết được. “Cần” ở đây nói công chăm bón. Ngày nay ta nói đó là qui trình kỹ thuật. Tầm quan trọng của “Cần” cũng được thể hiện trong câu: “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”. Chính vì vậy, người nông dân đã đầu tắt mặt tối với công việc đồng áng để có hạt gạo, củ khoai. Người ta ví công việc đồng áng vất vả qua câu “Bán lưng cho trời, bán mặt cho đất”.

“Giống” trong tổ hợp kinh nghiệm sản xuất được xếp sau cùng. Tuy vậy không có nghĩa là “giống” kém hơn các yếu tố đằng trước, mà có 4 chữ trong câu thì tất yếu phải có chữ viết trước, có chữ viết sau vậy thôi. Thực ra “giống” cũng là một thành phần trong “bộ tứ” trên. Nó là một thành phần không thể thiếu trong tổ hợp đã được tổng kết ở trên. Trên cơ sở đặc điểm của giống, người nông dân sẽ xây dựng ý tưởng cung cấp nước, phân bón và cách chăm sóc cụ thể. Người ta nói giống là tiền đề với lý do như vậy.

Nhằm giúp quý bạn đọc có tài liệu tìm hiểu về giống cây trồng, các khái niệm cơ bản về giống như tính kháng, tính chống chịu, cách nhân giống và ưu nhược điểm của chúng, các tiêu chuẩn đánh giá giống tốt,... trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc ebook BÁC SĨ CÂY TRỒNG, QUYỂN 2: GIỐNG CÂY TRỒNG, do Gs. Ts. Mai Văn Quyền, Ts. Nguyễn Đăng Nghĩa, Ks. Nguyễn Mạnh Chinh biên soạn, NXB Nông Nghiệp ấn hành. Đây là ebook nằm trong tuyển tập bộ sách chuyên đề BÁC SĨ CÂY TRỒNG của nhóm tác giả Gs. Ts. Mai Văn Quyền, Ts. Nguyễn Đăng Nghĩa, Ks. Nguyễn Mạnh Chinh mà tailieunongnghiep.com đã từng giới thiệu và chia sẻ. Quý bạn đọc có thể tìm đọc các ebook đã chia sẽ trước đó tại mục Bác Sĩ Cây Trồng của blog hoặc TẠI ĐÂY.

[EBOOK] BÁC SĨ CÂY TRỒNG, QUYỂN 2: GIỐNG CÂY TRỒNG, GS. TS. MAI VĂN QUYỀN ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về miễn phí TẠI ĐÂY

Từ khoá: ebook, giáo trình, bác sĩ cây trồng, chọn giống, giống cây trồng, giống kháng, giống tốt, kỹ thuật chọn giống cây trồng, chọn giống cây trồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog