Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CÂY ĂN QUẢ THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP, VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM



Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WT0) từ đầu năm 2007. Việt Nam phải cam kết thực hiện Hiệp định SPS về kiểm dịch thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là một rào cản kỹ thuật cho nông sản của chúng ta nếu muốn xuất khẩu hàng hóa trong nước sang các nước khác là phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng ở nước nhập khẩu. Hiện nay, người tiêu dùng trong và ngoài nước rất quan tâm dến chất lượng và an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, người sản xuất muốn bán được sản phẩm, thì phải sản xuất theo tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm, mà thế giới gọi chung là tiêu chuẩn “Thực hành nông nghiệp tốt" (GAP-Good Agriculture Practices).


Hiện nay trên thế giới có nhiều tiêu chuẩn GAP như EUREPGAP vừa được chuyển thành GLOBALGAP vào ngày 07 tháng 09 năm 2007, ứng dụng cho sản xuất nông sản trên toàn cầu với chủ đích là tập trung vào việc an toàn thực phẩm và truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm. Bên cạnh đó, những yêu cầu về an toàn trong sản xuất, sức khỏe người lao động, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường cũng được quan tâm. Tiêu chuẩn ASEANGAP được xây dựng trên cơ sở hài hòa giữa các nước ASEAN vào năm 2006 cho việc sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch rau, quả tươi. Một số nước trong khu vực ASEAN cũng đã xây dựng tiêu chuẩn riêng, phù hợp với điều kiện sản xuất ở nước sở tại như Tiêu chuẩn SALM ở Malaysia, GAP và ThaiGAP cho Thái Lan, IndoGAP cho Indonesia. Các nước trong khu vực Châu Á cũng có tiêu chuẩn cho riêng quốc gia như: Green Food và ChinaGAP cho Trung Quốc, IndiaGAP cho Ấn Độ, và ở Việt Nam, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã ban hành Qui trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn, gọi tắt là tiêu chuẩn VietGAP.


Tiêu chuẩn VietGAP về kỹ thuật sản xuất là Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), Quản lý mùa vụ tổng hợp (ICM) và giảm thiểu dư lượng hóa học trong sản phẩm; về tiêu chuẩn vệ sinh thì Quả /sản phẩm quả không bị nhiễm hóa chất, không nhiễm vi khuẩn và về môi trường làm việc thì quá trình sản xuất phải chú ý phương tiện chăm sóc, sức khỏe, cấp cứu, nhân viên được đào tạo và có phúc lợi xã hội.


Truy nguyên nguồn gốc và người lao động là 2 yếu tố đặc biệt quan trọng trong tiêu chuẩn VietGAP để ra sản phẩm có thể được truy tìm nguồn gốc và thuận lợi cho nông dân hiểu rõ và áp dụng. Khi có vấn đề gì xảy ra đối với sản phẩm ở nơi tiêu thụ thì ta có thể truy tìm được nguyên nhân gì? ở đâu? từ chỗ tiêu thụ ngược trở lại nơi chúng được sản xuất ra.


Nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và chủ yếu là Nhà vườn về việc áp dụng VietGAP trong sản xuất cây ăn trái, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam hợp biên soạn quyển “Sổ tay hướng dẫn thực hành Sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP".


Mặc dù tài liệu được biên soạn với nhiều cố gắng, song chắc chắn vẫn còn thiếu sót, chúng tôi rất mong được sự góp ý chân thành của bạn đọc.


(TS. Nguyễn Minh Châu)


[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CÂY ĂN QUẢ THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP, VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khoá: ebook, giáo trình, GAP, VietGAP, thực hành nông nghiệp tốt, Good Agriculture Practices, sổ tay VietGAP, hướng dẫn thực hành sản xuất cây ăn quả theo VietGAP, cây ăn quả, cây ăn trái, nông nghiệp sạch, nông nghiệp tiên tiến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog