Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] BÀI GIẢNG DƯỢC LIỆU (TẬP 1), BỘ MÔN DƯỢC LIỆU, TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



Cuốn "bài giảng dược liệu" là sách giáo khoa dùng cho sinh viên Dược đã được xuất bản từ năm 1980. Hiện nay hai Bộ môn dược liệu của 2 trường (trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Dược Hà Nội) thấy cần thiết phải biên soạn lại để sách đáp ứng theo qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo và chủ yếu là có giáo trình để đáp ứng việc học tập của sinh viên.


Theo sự phân công, Bộ môn Dược liệu của Trường đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh đảm nhận biên soạn tập 1 bao gồm các chương:


Đại cương về dược liệu.


Dược liệu chứa carbohydrat.


Dược liệu chứa glycosid ( = heterosid).


Dược liệu chứa acid hữu cơ.


Dưực liệu có tác dụng kháng khuẩn.


Bộ môn dược liệu của Trường đại học Dược Hà Nội biên soạn tập II gồm các chương:


Dược liệu chứa alcaloid.


Dược liệu chứa lipid.


Dược liệu chứa tinh dầu.


Dưực liệu chứa nhựa.


Dược liệu có nguồn gốc động vật.


Trong giáo trình biên soạn lần này có một số thay đổi: Chương dược liệu có tác dụng do tính thấm được loại bỏ, chương dược liệu chứa carbohydrat được bổ sung thêm đại cương về cellulose và dược liệu chứa cellulose. Các phần đại cương của chương glycosid được viết lại vì đây là các phần quan trọng của giáo trình. Về các cây thuốc cũng được sữa chữa và bổ sung cho phù hợp với tình hình nghiên cứu và sử dụng trong nước cũng như trên thế giới hiện nay. Ví dụ cây râu mèo không nằm trong chương dược liệu chứa saponin mà được chuyển sang phần dược liệu chứa flavonoid. Cây ích mẫu không nằm trong chương dược liệu chứa flavonoid mà thuộc dược liệu chứa alcaloid. Một số dược liệu gần đây trong nước ta được chú ý nhiều như cây mù u - Calophyllum inophyilum L., cây cỏ ngọt - Sievia rebaudiana (Bertoni) Hemsley, cây ngũ gia bì chân chim - Schefflera octophylla (Lour.) Harms, và một số cây khác cũng được đưa thêm vào giáo trình.


Cũng cần nói rõ cuốn sách này là giáo trình cho sinh viên trong đại học nên được viết ngắn gọn với số cây thuốc hạn chế. Trong quá trình học tập, sinh viên cần tham khảo thêm các sách viết về cây thuốc, đặc biệt là cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" do G.s. T.s. Đỗ Tất Lợi biên soạn, một tập sách có giá trị không những trong nước mà cả ở nước ngoài. Ba tài liệu khác cũng có giá trị tham khảo là: “Cây cỏ Việt Nam”- Gs. Phạm Hoàng Hộ, “Từ điển cây thuốc Việt Nam” - P.T.S. Võ Văn Chi và “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam" - Viện Dược liệu. Phần dược liệu chứa glycosid tim và dược liệu chứa saponin, sinh viên có thể tham khảo thêm cuốn ”Bài giảng hóa học cây thuốc - Glycosiđ tim” và cuốn “Hoá học saponin” là 2 tài liệu do bộ môn dược liệu trường đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh biên soạn năm 1986 và 1990 cho học viên sau đại học.


Trong quá trình biên soạn và in ấn cuốn “Bài giảng dược liệu” này, chúng tôi có nhận được sự giúp đỡ của các cán bộ trong bộ môn dược liệu của hai trường và các cán bộ của bộ phận ấn loát của Trường đại học Dược Hà Nội. Nhân đây chúng tôi xin ngỏ lời cảm ơn.


(Các tác giả)


[EBOOK] BÀI GIẢNG DƯỢC LIỆU (TẬP 1), BỘ MÔN DƯỢC LIỆU, TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


Quý bạn đọc có thể xem tiếp các tập của cùng bộ sách “Dược liệu“:



Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khoá: ebook, giáo trình, dược liệu, giáo trình dược liệu, cây dược liệu, cây thuốc, cây làm thuốc, giáo trình cây thuốc, cây thuốc nam, cây thuốc Việt Nam, cây vị thuốc

2 nhận xét:

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog