Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KHUYẾN NÔNG CƠ BẢN, HOÀNG GIA HÙNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Nhìn lại lịch sử ta thấy, khuyến nông Việt Nam đ ã có từ thời Vua Hùng với nông nghiệp nước Văn Lang và nền văn minh lúa nước. Các vua Hùng cách đây hơn 2000 năm đã trực tiếp dạy dân làm nông nghiệp: gieo hạt, cấy lúa, mở cuộc thi để các Hoàng tử, công chúa có cơ hội trổ tài, chế biến các món ăn độc đáo bằng nông sản tại chỗ. Công chúa Thiều Hoa là người đầu tiên dạy dân chăn tằm dệt lụa.

Để tỏ rõ sự quan tâm tới nông nghiệp. Vua Lê Đại H ành (979 - 1008) là ông vua đầu tiên đích thân đi cày ruộng tịnh điền ở Đọi Sơn, Bàn hải thuộc vùng Duy Tiên, Nam Hà ngày nay.

Các vua nhà Lý (1009 - 1056) rất coi trọng nghề nông và đ ã ra nhiều chính sách chăm lo phát triển nông nghiệp, nhiều lần vua cày ruộng tịch điền và thăm nông dân gặt hái. Sách Đại việt sử ký toàn thư ghi lại sự kiện năm Mậu dần (1038) Vua Lý Thái Tông ngự ở Bố khẩu lập đàn, tế thần nông, và cày ruộng tịch điền. Khi có người trong các quan lại can Vua không nên làm việc của nông phu, Lý Thái Tông trả lời "Trẫm không tự mình cày ruộng thì lấy gì làm xôi cúng, l ấy gì để xướng xuất thiên hạ", nói xong Vua đẩy 3 đường c ày.

Triều vua Lê Thái Tông(1492). Triều đình đặt chức Hà Đê sứ và Khuyến nông sứ đến cấp phủ huyện và từ năm 1492 mỗi xã có 1 xã trởng phụ trách nông nghiệp và đê điều ( Triều vua Lê Thái Tông thời kỳ cực thịnh của chế độ Phong kiến nớc ta, nông nghiệp có 1 bước tiến bộ lớn, nhiều năm đất nớc đợc mùa, nạn mất mùa ít xảy ra). Triều đình ban bố chiếu khuyến nông, chiếu lập đồn điền, và lần đầu tiên sử dụng từ “khuyến nông” trong bộ luật Hồng Đức.

Thời Vua Quang Trung (1788 - 1792): Từ năm 1789 sau khi thắng giặc ngoại xâm, Quang Trung ban bố ngay "chiếu khuyến nông" nhằm phục hồi dân phiêu tán, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang sau 3 năm, những đất đai hoang hoá đ ã được phục hồi, sản suất phát triển.

Triều nhà Nguyễn (1807- 1884), đã định ra chức đinh điền sứ. Nguyễn Công Trứ đợc giao chức vụ này ông đã có công khai khẩn đất hoang để lập ra hai huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) và Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình).

về kỹ thuật nông nghiệp và hoạt động khuyến nông ông cha ta đã có nhiều chủ trương biện pháp đúng đắn như đắp đê trị thủy, xây dựng hệ thống thủy nông, chọn lọc ra nhiều giố ng cây trồng vật nuôi, công cụ thích hợp cho từng vùng sinh thái. Những kinh nghiệm làm nông nghiệp cũng đã được đúc kết thành những câu ca dao, bài hát dễ nhớ, dễ truyền khẩu mang đặc tính khuyến nông Việt nam, một số ví dụ:

Nói về khai hoang:

Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

Nói về làm ruộng:

Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt mạ tốt lúa

Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống

Không lân không vôi thì thôi trồng lạc

Được mùa lúa, úa mùa cau, được mùa cau đau mùa lúa

Mạ mùa sướng cao, mạ chiêm ao lấp

Chiêm hơn sướng, mùa hơn đêm.

Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa

Người đẹp về lụa , lúa tốt về phân

Một hòn đất nỏ bằng giỏ phân

Xem thời tiết:

Nắng tốt da, ma tốt lúa

Chớp đông nhay nháy gà gáy thì ma

Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa

Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão

Chọn trâu

Mõm gầu giai, nhai hai gánh cỏ

Đầy kẽ răng, bền tuổi trẻ dai

Sừng cánh ná, dạ bình vôi, hay ăn cày khỏe

Khô chân gân mặt, đắt tiền cũng mua

Đầu thanh cao, tiền thấp hậu cao, chẳng tậu thì sao

Chọn gà

Nuôi gà phải chọn giống gà

Gà ri bé giống nhưng mà đẻ mau

Lông dày thịt béo về sau đẻ nhiều

Gà nâu chân thấp mình to

Đẻ nhiều, trứng lớn con vừa khéo nuôi

Chả nên nuôi giống pha mùi

Đẻ không được mấy, nuôi con vụng về

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KHUYẾN NÔNG CƠ BẢN, HOÀNG GIA HÙNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, khuyến nông, công tác nông dân, giáo trình khuyến nông, khuyến nông cơ bản, giáo trình khuyến nông cơ bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog