Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP, THS. NGUYỄN THỊ THANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Trong thời gian qua, nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển khác đã áp dụng một số chiến lược phát triển kinh tế dựa chủ yếu trên các thành tựu của cách mạng xanh, nhằm vào một số sản phẩm nông nghiệp quan trọng như lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, lợn, trâu bò. Bằng cách tập trung đầu tư vào một số nhân tố phát triển quan trọng nhất và cũng dễ cải tiến như: Giống có năng suất cao, thủy lợi, phân bón và phòng trừ sâu bệnh tốt. Cách phát triển kinh tế này ch ỉ thực hiện được ở một số vùng có điều kiện sinh thái thuận lợi. Còn đối với các vùng có điều kiện sinh thái khó khăn, các vùng đất đai cằn cỗi, các vùng sâu và vùng xa các tiến bộ kỹ thuật này tỏ ra chưa thích hợp.

Ngay sau khi nghị quyết 10 của bộ chính trị ra đời (tháng 4 năm 1988). Mỗi gia đình tự chủ, họ tự chủ và độc lập kinh doanh sản xuất. Bởi v ì họ có đất đai và công cụ sản xuất riêng. Có tư duy kinh doanh và trình độ quản lý khác nhau. Đồng thời sức lao động cũng chủ yếu do gia đình cung cấp và tự phân phối sức lao động cho sản xuất trong gia đình. Có nghĩa là họ phải sắp xếp lao động tổ chức sản xuất kinh doanh trên đất đai và đồng vốn của họ, sao cho phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao hơn, nhằm nâng cao thu nhập của mỗi hộ gia đình.

Sản xuất kinh doanh của mỗi hộ nông dân không chỉ dừng lại ở trồng trọt, chăn nuôi mà còn phải làm nhiều nghề khác như nghề chế biến, tiểu thủ công nghiệp, gạch ngói, mây tre đan.... Thậm chí có cả các hoạt động công nghiệp. Có nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh của họ rất đa dạng và phong phú về các ngành nghề.

Trong những năm gần đây quá trình đổi mới diễn ra hết sức mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực của nhiều quốc gia trên thế giới, mà trước hết là sự biến đổi về cơ cấu tổ chức, về việc xác định vị trí vai trò của các đơn vị, các tổ chức kinh tế và mối quan hệ giữa chúng trong quá trình phát triển. Sự tồn tại và vận động của bất kỳ hệ thống sản xuất nông nghiệp nào c ùng đều cần phụ thuộc vào sự hoạt động của các yếu tố cấu thành và tương tác hữu cơ giữa chúng. Hình thức cấu trúc của một hệ thống sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Trong đó then chốt là những yếu tố về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội và điều kiện kinh tế nơi mà hệ thống đó hình thành, tồn tại và phát triển.

Nước Việt Nam ta nói chung, khu vực miền Trung nói riêng có hai đặc trưng cơ bản cần phải quan tâm trong sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế là:

(1) Một vùng nhiệt đới gió mùa điển hình với những tiềm năng và trở ngại mà vốn có về ánh sáng, chế độ khí hậu, đất đai và thảm thực vật.

(2 ) Một vùng đặc trưng cho phương thức sản xuất châu á mang đặc thù riêng. Đồng thời ở Việt Nam ta cùng như ở hầu hết các nước đang phát triển khác, hệ thống sản xuất lương thực đều có các đặc điểm chung là:

-    Diện tích canh tác cây lương thực không thể mở rộng thêm mà không đ òi hỏi đầu tư rất tốn kém.

- Sự gia tăng của dân số và lợi tức đầu người đang tiến triển nhanh chóng đòi hỏi phải gia tăng sản xuất lương thực trên diện tích canh tác hầu như không thể gia tăng thêm. Chính vì vậy, chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp không thể chỉ quan tâm khía cạnh sinh học, hay thậm chí vấn đề kinh tế đơn thuần mà phải nhằm vào mục tiêu phát triển toàn diện hơn để quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên tốt hơn, đảm bảo sản xuất bền vững.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP, THS. NGUYỄN THỊ THANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, hệ sinh thái, hệ thống nông nghiệp, nguyên lý hệ thống nông nghiệp, giáo trình hệ thống nông nghiệp, giáo trình nguyên lý hệ thống nông nghiệp, hệ sinh thái nông nghiệp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog