Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] GIÁO TRÌNH BIỆN PHÁP SINH HỌC TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT, NGUYỄN VĂN ĐĨNH (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Bước sang thế kỷ XXI loài người càng nhận thức rõ ràng hơn với những thách thức về an ninh lương thực, ô nhiễm và sự nóng lên của trái đất, sự giảm sút đa dạng sinh học và an toàn lương thực thực phẩm. Trong sản xuất nông nghiệp cần áp dụng tốt hơn những tiến bộ về công nghệ sinh học và sinh thái tổng hợp.

Biện pháp sinh học, một biện pháp chủ lực trong quản lý dịch hại tổng hợp ngày càng được coi trọng hơn. Số liệu minh chứng rằng, hàng năm chi phí về về thuốc bảo vệ thực vật vào khoảng hơn 8,5 tỷ đô la Mỹ, là con số rất nhỏ so với tổng giá trị 400 tỷ đô la Mỹ của biện pháp sinh học (Van Lenteren, 2005). Điều này càng cho chúng ta thấy nguồn tài nguyên sinh vật là vô cùng phong phú thực sự chưa khai thác hết, thậm chí do hiểu biết chưa đầy đủ về các mối quan hệ trong sinh giới, con người đã vô tính huỷ hoại nguồn tài nguyên này, làm cho chúng ngày một cạn kiệt, rất nhiều loài thiên địch bị biến mất.

Biện pháp sinh học đã được con người sử dụng từ thế kỷ thứ 3, bắt đầu bằng việc dẫn dụ kiến để phòng trừ sâu hại cam quýt. Trong gần 2000 năm qua, biện pháp sinh học có rất nhiều thành tựu. Chỉ tính riêng hơn 100 năm lại đây, nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu sinh học và sinh thái học, đã có 2000 loài chân khớp thiên địch được giới thiệu và hiện nay có trên 150 loài ký sinh, bắt mồi và vi sinh vật đang được nuôi nhân thương mại để sử dụng trong các chương trình trong trừ dịch hại trên toàn thế giới. Với những ưu thế to lớn, trong tương lai chắc chắn biện pháp sinh học ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao kiến thức của sinh viên chuyên ngành Bảo vệ thực vật về nhóm sinh vật vô cùng quan trọng trong sinh giới, về thành phần, tầm quan trọng và các biện pháp nhằm duy trì cũng như nhân nuôi và ứng dụng chúng trong sản xuất nông nghiệp.

Thuật ngữ biện pháp sinh học là rất rộng. Trong bảo vệ thực vật các nhóm gây hại lại rất phong phú, chúng gồm côn trùng, cỏ dại, vi sinh vật... Giáo trình này đề cập nhiều hơn tới các nhóm côn trùng, virut, vi khuẩn và nấm gây hại côn trùng hại. Ngoài ra, mối quan hệ giữa các biện pháp nông học và biện pháp sinh học, các nhóm vi sinh vật đối kháng và tuyến trùng cũng được giới thiệu. Biện pháp sinh học sâu hại lúa là bài học điển hình về nghiên cứu và thành tựu trong thực tiễn hiện nay.

Giáo trình bao gồm 4 phần:

- Phần A: Mở đầu

o Chương I. Định nghĩa và nội dung: PGS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội

o Chương II. Lịch sử biện pháp sinh học: PGS.TS. Phạm Văn Lầm, Viện Bảo vệ thực vật và Nguyễn Văn Đĩnh, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội

- Phần B: Cơ sở khoa học của biện pháp sinh học

o Chương III. Cân bằng sinh học: PGS.TS. Phạm Bình Quyền, Đại học Quốc gia Hà Nội

o Chương IV. Một số thành tựu của Biện pháp sinh học: GS.TS. Hà Quang Hùng, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội o Chương V. Các biện pháp nông học và biện pháp sinh học: PGS.TS. Phạm Văn Lầm, Viện Bảo vệ thực vật.

- Phần C. Kẻ thù tự nhiên của dịch hại: Vai trò và Đặc điểm ứng dụng

o Chương VI. Các tác nhân gây bệnh côn trùng

■ Nhóm virút côn trùng: PGS.TS. Phạm Văn Lầm, Viện Bảo vệ thực vật

■ Nhóm vi khuẩn và nấm côn trùng: PGS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh, TS. Đỗ Tấn Dũng, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội

■ Nhóm vi khuấn và nấm đối kháng: TS. Đỗ Tấn Dũng, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội

■ Nhóm tuyến trùng: TS. Ngô Thị Xuyên, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội

o Chương VII. Nhóm côn trùng: PGS.TS. Phạm Văn Lầm, Viện Bảo vệ thực vật.

- Phần D. Nhân nuôi và sử dụng kẻ thù tự nhiên

o Chương VIII. Nhân nuôi và sử dụng kẻ thù tự nhiên: PGS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh và GS.TS. Hà Quang Hùng, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội

o Chương IX. Biện pháp sinh học sâu hại lúa: PGS. TS. Phạm Văn Lầm, Viện Bảo vệ thực vật.

Hình vẽ trang bìa và sắp xếp bản thảo giáo trình do KS Nguyễn Đức Tùng, Trường Đại học Nông nghiệp I thực hiện.

Cuối các phần có danh lục các tài liệu tham khảo chính, sinh viên có thể tra cứu để mở rộng hiểu biết của mình. Ngoài ra, sinh viên cần đọc thêm các tài liệu:

- DeBach, P., 1974. Biological control by natural enemies. Cambridge University Press, Cambridge: 323 pp.

- Driesche, R.G., & T.S. Bellows, 1996. Biological Control. Chapman & Hall, New York: 539 pp.

- Helle, W. & M.W. Sabelis eds. 1985. Spider mites. Their biology, natural enemies and control. 2 Vols., Elsevier, Amsterdam: 405, 458 pp.

- Huffaker, C.B. & P.S. Messenger eds. 1976. Theory and Practice of Biological Control. Academic Press, New York: 788 pp.

- Julien, M.H. ed. 1987. Biological control of weeds: a world catologue of agents and their target weeds. CAB International, Wallingford, Oxon: 150 pp.

- Lenteren J.C. van (ed) 2005. IOBC internet book of biological control. www.IOBC-Global.org

- Lenteren, J.C. van (ed.), 2003. Quality Control and Production of Biological Control Agents: Theory and Testing Procedures. CABI Publishing, Wallingford, UK: 327 pp.

- Hoàng Đức Nhuận 1979. Đấu tranh sinh học và ứng dụng. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 147 trang.

- Samuel S. Gnanamanickam, 2002. Biological control of crop diseases.

Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên và các đồng nghiệp. 

[EBOOK] GIÁO TRÌNH BIỆN PHÁP SINH HỌC TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT, NGUYỄN VĂN ĐĨNH (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật, ứng dụng côgn nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật, biện pháp sinh học, thiên địch, Cơ sở khoa học của biện pháp sinh học, Kẻ thù tự nhiên của dịch hại, Nhân nuôi và sử dụng kẻ thù tự nhiên, Biện pháp sinh học sâu hại lúa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog