Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM, THS. NGUYÊN MINH KHANG, ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

1. Nấm trồng

1.1. Khái quát về nấm và hình thái học

1.1.1. Khái quát về nấm


Nấm khác với những thực vật xanh: không có lục lạp, không có sự phân hóa thành rễ, thân, lá, không có hoa, phần lớn không chứa cellulose trong thành tế bào, không có một chu trình phát triển chung như thực vật. Nấm chỉ có thể hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể từ cơ thể khác hay từ đất qua bề mặt của tế bào hệ sợi nấm. Chính vì thế, tất cả hệ thống phân loại sinh giới hiện nay đều coi nấm là một giới riêng, tương đương với giới thực vật và động vật.

Năm 1969 nhà khoa học người Mỹ R.H.Whitaker đã đưa ra hệ thống phân loại 5 giới (Kingdom):

• Giới khởi sinh (Monera): Gồm vi khuẩn và tảo lam

• Giới nguyên sinh (Protista): Gồm một số tảo đơn bào, nấm đơn bào có khả năng di động nhờ lông roi (tiên mao) và các động vật nguyên sinh •S Giới nấm (Fungi hay Mycetalia, Mycota)

• Giới thực vật (Plantae hay Vegetabilia)

• Giới động vật (Animalia)

Năm 1973 nhà khoa học A.L.Takhtadjan đưa ra hệ thống phân loại như sau:

• Giới Mycota: gồm vi khuẩn và vi khuẩn lam •S Giới nấm •S Giới thực vật s Giới động vật

Năm 1980, Woese căn cứ vào trật tự nucleotid trong acid ribonucleid (ARN) của ribosome 16S và 5S để tách vi khuẩn ra làm hai giới:

• Giới vi khuẩn thật (Eubacteria)

• Giới vi khuẩn cổ (Archaebacteria)

và ông đã gộp nấm, thực vật, động vật thành một giới chung gọi là sinh vật có nhân thật (Eukaryota). Hiện nay, các nghiên cứu về nấm người ta thường dựa vào hệ thống phân loại của R.H.Whitaker (1969) và hệ thống phân loại của A.L.Takhtadjan (1973).

Khóa phân loại nấm hiện đại bao gồm các ngành và ngành phụ như sau: (Allexopolous, 1962)

- Ngành nấm nhầy (Exomycotina): Loài nấm này có cả hai tính chất động vật và thực vật, chúng sinh sản bằng bào tử, nhưng tế bào lại là khối sinh chất không có vách ngăn bao bọc, di chuyển và nuốt thức ăn như động vật (amib).

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM, THS. NGUYÊN MINH KHANG, ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, nuôi trồng nấm, công nghệ nuôi trồng nấm, giáo trình công nghệ nuôi trồng nấm, kỹ thuật nuôi trồng nấm, nấm ăn, nấm dược liệu, kỹ thuật sản xuất nấm ăn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog