Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] ĐỒNG CỎ VÙNG NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM, HOÀNG CHUNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN, NXB NÔNG NGHIỆP

Đồng cỏ là một cơ sở chủ yếu của ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Đồng cỏ là kho dự trữ nguồn năng lượng tiềm tàng, gia súc sẽ chuyển hoá năng lượng chứa trong đồng cỏ thành thức ăn của con người. Con người đã từ lâu biết khai thác đồng cỏ, nhưng lúc đầu còn hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Nhu cầu phát triển chăn nuôi ngày một lớn, hình thức chăn thả tự nhiên như trước không thể đáp ứng được, do đó đòi hỏi loài người phải đầu tư trí tuệ cho việc khai thác đồng cỏ. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện từ những đặc điểm sinh thái, sinh vật học đến các phương thúc cải tạo, sử dụng hợp lý để tạo ra sản phẩm tối đa trên đơn vị diện tích đồng cỏ trồng cũng như tự nhiên.

Sự hiểu biết của loài người về đồng cỏ được tích luỹ nhiều hơn cả là từ các loại hình đồng cỏ, thảo nguyên vùng ôn đới. Còn các loại hình đồng cỏ và Savan vùng nhiệt đới được nghiên cứu còn quá ít.

Ở Việt Nam đồng cỏ phân bố rải rác ở khắp nơi, nhưng tập trung nhất vẫn là trên các đồi núi và các cao nguyên của trung du và miền núi (Chiếm tới 10 triệu ha). Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam là loại hình thứ sinh, tuỳ theo mức độ bị tác động hàng ngày của con người và gia súc mà nó biểu hiện ra ở các trạng thái khác nhau. Để có cơ sở cho việc xác lập các phương án sử dụng hợp lý loại hình đồng cỏ này cùng các dạng thoái hoá của nó, chúng ta không thể không tiến hành điều tra toàn diện các mặt sinh thái, sinh vật học của từng loại hình cụ thể đó. Những tư liệu tương tự như vậy đối với loại hình đồng cỏ Việt Nam hãy còn rất ít, nó mới đề cập đến từ những năm 1950 trở lại đây và phần lớn là những nghiên cứu tản mạn của từng vùng. Dương Hữu Thời 1963, 1965, 1974a, 1974b, 1974c, 1981, Võ Văn Chi, Nguyễn Đình Ngối, 1964, Dương Hữu Thời, Nguyễn Đình Ngối, 1965. Dương Hữu Thời và các tác giả 1965, Trần Nhơn, 1985. Đặc biệt Dương Hữu Thời 1981 có công bố Công trình "Đồng cỏ Bắc Việt Nam " Trong đó đề cập khá đầy đủ về loại hình đồng cỏ bắc Việt Nam. Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu về thành phần cây thức ăn gia súc ở vùng nhiệt đới: Lê Sinh Tặng, Nguyễn Chính 1959; Nguyễn Quang Ngọ, Lê Sinh Tặng, 1964; Lê Sinh Tặng, 1969; Trịnh Văn Thịnh và các tác giả, 1974; Điền Văn Hưng, 1975; Nguyễn Đăng Khôi, 1978, 1979, 1981; Võ Duy Giảng, 1983; Dương Thành Liên, 1981; Bùi Xuân An và Ngô Vãn Mâu, 1981. Một số tác giả có đề cập vấn đề cải tạo đồng cỏ tự nhiên, sử dụng hợp lý hơn hay tạo đồng cỏ trồng, nhập nội một số loài mới, phân tích thành phần dinh dưỡng của một số loài cỏ ở Việt Nam. Đoàn Ẩu, Võ Văn Tự, 1976; Hoàng Kim Nhuệ, 1979; Võ Vãn Tự, 1983.

Từ 1975 chúng tôi đã xây dựng một chương trình nghiên cứu đồng cỏ vùng núi bắc Việt Nam. Đã thành lập trạm nghiên cứu định vị ở Ngân Sơn Bắc Kim. Đồng cỏ thuộc vành đai á nhiệt đới tầm thấp, đặc trưng cho loại hình đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam.

Ngoài ra chúng tôi còn mở rộng nghiên cứu ra toàn miền bắc, nghiên cứu một số yếu tố sinh thái, phân loại loại hình và phân bố của nó, thành phần loài, dạng sống, cấu trúc, năng suất, động thái tự nhiên cũng như trong quá trình sử dụng, nghiên cứu kéo dài đến năm 1985. Từ những năm 1990 trở lại đây chúng tôi nghiên cứu các mô hình rừng trồng cây ăn quả cây công nghiệp... trên một số vùng đồng cỏ của Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh... Nghiên cứu tiếp những đặc điểm sinh thái, sinh vật học... của loại hình đồng cỏ và thảm cây bụi của một số tỉnh miền núi, nghiên cứu một số mô hình chăn nuôi đại gia súc của gia đình, tập thể và của công ty.

[EBOOK] ĐỒNG CỎ VÙNG NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM, HOÀNG CHUNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, đồng cỏ, giáo trình đồng cỏ, đồng cỏ vùng núi phía bắc Việt Nam, sinh thái học đồng cỏ, phân loại đồng cỏ, phân bố đồng cỏ, sinh vật học đồng cỏ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog