Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI CÁ NÀNG HAI (Notopterus chitala), NGUYỄN CHUNG, NXB NÔNG NGHIỆP

Đa dạng hóa giống các loài cá nuôi là yêu cầu lớn đang được các nhà quản lý ngành thủy sản, các nhà khoa học và kỹ thuật đặc biệt quan tâm. Trong gần ba thập kỷ qua, các lưu thủy vực, các mặt nước ao hồ vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ tập trung nuôi với số lượng lớn các loài như tôm sú, cá basa, cá tra, cá rô phi, điêu hồng và cá trê lai..; các biến động thị trường xuất khẩu đều tác động và ảnh hưởng đến đời sống của đa số bộ phận dân cư ở ĐBSCL, làm cho các nhà quản lý ngành thủy sản và người nuôi cá ưu tư trăn trở. Việc đưa thêm loại cá nuôi mới đáp ứng được nhiều mặt từ nguồn giống, môi trường, thức ăn, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước đã và đang được thử nghiệm; tôm thẻ chân trắng, cá chẽm, cá thát lát, cá chim trắng, cá hồng Mỹ, cá giò, cá tráp đen....
 
Từ rất nhiều năm trước, họ nhà cá thát lát (Notopterus sp.) được sử dụng chế biến chả cá tiêu dùng trong nước. Khi mặt hàng này xuất hiện trên các quầy hàng ở các siêu thị, các gian hàng thủy sản ở nước ngoài, chả cá thát lát nhờ tính thơm dai, ngọt béo vượt trội so với chả cá làm từ các loại cá khác, dẩn dần “chả cá thát lát Việt Nam” được ưa chuộng, đáp ứng được khẩu vị thị hiếu của người tiêu dùng trong nước lẫn nước ngoài.
 
Chả cá được chế biến từ nguồn cá thát lát thiên nhiên hoang dã. Khai thác ở các lưu vực hạ lưu sông Cửu Long trong mùa nước rút từ tháng 11 đến tháng 3 mỗi năm, sản lượng từ vài ngàn tấn nay chỉ còn vài trăm tấn, có năm giảm sút nghiêm trọng chỉ vài chục tấn.

Trong những năm gần đây, nhu cầu về sản phẩm cá thát lát chế biến để xuất khẩu tăng mạnh; trong khi đó nguồn nguyên liệu cá thát lát không đáp ứng đủ nhu cầu chế biến. Vấn đề đặt ra là cần phải lựa chọn giống cá thát lát có thời gian nuôi ngắn, lớn nhanh và có chất lượng tốt. Cá nàng hai có nhiều ưu điểm hơn các loài cá khác trong họ cá thát lát nên đã được chọn. Cá nàng hai (Notopterus chitala) là một giống cá thát lát đẹp dùng làm cá cảnh và có nguy cơ tuyệt chủng đã vào sách đỏ Việt Nam, có thể sản xuất giống bằng phương pháp nhân tạo để đưa vào nuôi thịt, cá nuôi một năm có thể đạt trọng lượng 1 kg/con, hiệu quả kinh tế cao.

Đặc biệt, trong năm 2004 và 2005, phong trào nuôi cá nàng hai phát triển mạnh, hơn 2 triệu con giống sản xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu của người nuôi.

Cuốn sách “Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá nàng hai” với nội dung trình bày những kỹ thuật cơ bản và những kinh nghiệm thực tế đã được áp dụng thành công trong sinh sản và nuôi loại cá nàng hai ở trong nước; bên cạnh đó, chúng ta còn tham khảo một số tài liệu kỹ thuật về nuôi cá của Thái Lan và các tổ chức Thủy sản trên thế giới.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn Nhà xuất bản Nông nghiệp, Ô. Phan Quốc Thứ - trung tâm khuyến nông tỉnh Hậu Giang và Ô. Lê Văn Dũng - trại cá thát lát giống chất lượng cao Hậu Giang đã đóng góp nhiều ý kiến để chúng tôi hoàn thành cuốn sách này.

Dù có gắng, tập sách này vẫn không tránh khỏi khiếm khuyết cần được bổ sung thêm. Mong quý bạn đọc góp ý kiến và phê bình để tập sách này được hoàn chỉnh cho lần tái bản sau.

[EBOOK] KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI CÁ NÀNG HAI (Notopterus chitala), NGUYỄN CHUNG, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá nàng hai, kỹ thuật sản xuất giống cá nàng hai, kỹ thuật nuôi cá nàng hai, kỹ thuật chọn giống cá nàng hai, kỹ thuật chăm sóc cá nàng hai, kỹ thuật nuôi cá nàng hai đạt năng suất cao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog