Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI NGUỒN THỰC LIỆU TẠO QUẢ KHÔNG HẠT CÂY CÓ MÚI, HOÀNG THỊ THUỶ, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Cam, quýt, chanh, bưởi là một trong nhiều loại cây ăn quả chủ lực của nước ta, có lịch sử phát triển lâu đời và được trồng trên khắp các vùng sinh thái của cả nước. Trong nhiều thập kỷ qua, quả có múi vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng rất lớn (Hoàng Ngọc Thuận, 2004 [31]). Việc nghiên cứu phát triển các loai cây ăn quả có múi ở nước ta chính thức phát triển từ những năm 30 của thế kỷ trước. Càng ngày, càng có nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu phát triển cam quýt ở Việt Nam (Trần Thế Tục, Hoàng Ngọc Thuận, Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Ca, Đỗ Năng Vịnh, Hà Thị Thúy, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Thị Thu Hồng, Hà Minh Trung, Ngô Xuân Bình, Đao Thanh Vân ...).

Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới đã được nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất: nghiên cứu về sinh trưởng phát triển, sự đa dạng nguồn gen di truyền cây cam, quýt; nghiên cứu về gốc ghép vô tính và kỹ thuật nhân giống cây cam, quýt, chanh, bưởi sạch bệnh bằng nhân giống invitro và vi ghép; các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp, phòng trừ sâu bệnh hại. Tuy nhiên cho đến nay, năng suất quả có múi ở nước ta, nhìn chung còn thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Về chất lượng cũng còn có nhiều hạn chế: mã quả chưa đẹp, nhiều hạt, lượng đường cao, nhưng hàm lượng acid thấp, mặc dù về phẩm vị có một số giống có thể sánh ngang với những giống nổi tiếng thế giới (cam Sành Vĩnh Long, Tiền Giang, Hà Giang; quýt Bắc Sơn - Lạng sơn; bưởi Da Xanh ...). Nước ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO và đang đứng trước thềm các hiệp ước mậu dịch tự do với các nước Đông Nam Á, thị trường Mỹ, châu Âu và thị trường liên minh các nước Á Âu, thì vấn đề chất lượng nông sản là một thách thức lớn. Vì vậy nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam, quýt, bưởi là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay (Trần Thế Tục và cs, 1996 [39])... Cây có múi là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao, trong thành phần thịt quả có chứa 6 - 12 % đường (chủ yếu là đường saccarozo), hàm lượng vitamin C từ 40 - 90 mg/100g tươi, các axit hữu cơ từ 0,4 - 1,2 % trong đó có nhiều axit có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm . Cây ăn quả có múi (Citrus) là loại cây ăn quả có thu nhập ổn định, có thể bảo vệ tài nguyên môi trường, đặc biệt là ở vùng đất dốc, vùng đồi núi (Nguyễn Mạnh Chinh, 2005 và Hà Thiên Văn, Thành Thuận Khôn, 2007 [11], [43]).

Hiên nay, tăng trưởng diện tích và sản lượng cây ăn quả có tăng nhanh , nhưng diện tích phá đi hàng năm cũng không nhỏ (Lê Thị Thu Hồng, 2000 [22]). Chính vì vậy vấn đề chọn tạo giống cây ăn quả có múi, sạch bệnh, chất lượng cao, thích hợp với các vùng sinh thái khác nhau, chú trọng giống không hạt, ít hạt đang đặt ra cấp bách . Sản xuất cây ăn quả có múi ở nước ta tăng nhanh, nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh và chất lượng giống . Hầu hết các giống trồng phổ biến ở nước ta là các giống chất lượng thấp, nhiều hạt, chưa đáp ứng được nhu cầu ăn tươi và chế biến (Đỗ Năng Vịnh, 2005 [47]).

Tính trạng không hạt và nguyên nhân không hạt có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất quả chất lượng cao ở cam, quýt, bưởi, chanh (Đỗ Năng Vịnh, 2008 [48]). Tính trạng có hạt và nhiều hạt làm giảm giá trị thương mại của công nghiệp chế biến quả có múi (Đỗ Năng Vịnh, 2005 và Walter Rather et al, 1989 [47], [94]). Và nhược điểm lớn nhất của các giống cây có múi đang trồng trong sản xuất hiện nay là đa phần các giống có hạt tự nhiên đến rất nhiều hạt (bưởi Diễn, bưửoi Phúc Trạch, cam Xã Đoài...) một số giống vốn cho quả không hạt ở vùng sản xuất bản địa, khi di thực trồng ở khu vực phía Bắc cũng cho rất nhiều hạt như bưởi Da Xanh, bưởi Năm Roi. Vi vậy việc quan tâm chọn tạo được bộ giống có khả năng cho quả không hạt là điều rất cần thiết. Hiện tượng tạo quả không hạt trên cơ sở nghiên cứu cơ chế tạo quả không hạt như đặc điểm bất dục đực, bất dục cái, tính tự bất hòa hợp, hiện tượng phôi teo ... Và nguồn hạt phấn khác nhau ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đậu quả, số lượng hạt và cuối cùng là năng suất, chất lượng quả (Ngô Xuân Bình, 2009 [2]).

Ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu về cây ăn quả có múi , tuy nhiên các nghiên cứu về tạo quả không hạt ở cây có múi hầu như chưa nhiều. Do vậy việc nghiên cứu tạo quả không hạt ở cây có múi là rất cần thiết, việc thực hiện: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với nguồn thực liệu tạo quả không hạt cây có múi" vừa có cơ sở khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

[EBOOK] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI NGUỒN THỰC LIỆU TẠO QUẢ KHÔNG HẠT CÂY CÓ MÚI, HOÀNG THỊ THUỶ, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, đặc điểm sinh học hiện tượng tạo quả không hạt cây có múi, một số biện pháp kỹ thuật tạo quả không hạt cây có múi, Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với nguồn thực liệu tạo quả không hạt cây có múi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog