Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] CƠ SỞ SINH THÁI HỌC, DƯƠNG HỮU THỜI, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Sinh thái học đã được đưa vào giảng dạy ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội lần đầu tiên vào năm học 1959 - 1960. Đến nay môn học này được giảng dạy ở hầu hết các trường Đại học Tổng hợp, Sư phạm, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản và một số trường Trung học chuyên nghiệp. Tuy vậy 25 năm qua sinh thái học chưa đi sâu vào ý thức của quần chúng nhân dân, học sinh phổ thông cơ sở và phổ thông trung học.

Kiến thức sinh thái học không còn là cảm tính mơ hồ, là khái niệm thô sơ ở mỗi chúng ta, mà nó phải trở thành kiến thức cơ bản, không thể thiếu của mỗi con người. Trong thời kỳ đầu của môn sinh thái học người ta mới quan sát, phân tích ảnh hưởng của các yếu tố giới hạn của môi trường vật lý, hóa học, sinh học đến sinh lý - sinh thái của động vật và thực vật đứng riêng rẽ. Ngày nay sinh vật được xem xét thống nhất về bản chất của quần thể, quần xã, hệ sinh thái với tổ chức và chức năng của các nhóm sinh vật chuyên biệt khác nhau như: sinh vật sản xuất (thực vật xanh), nhờ khả năng tóm được năng lượng ánh sáng của mặt trời và tạo ra các chất hữu cơ để nuôi sống tất cả các sinh vật tiêu thụ gồm: sinh vật ăn cỏ và ăn thịt, sinh vật phân giải, phân hủy những chất hữu cơ và vô cơ hóa những chất này, để đưa vào lại chu trình vật chất thiên nhiên. Các quần xã sinh vật sống thích nghi với môi trường, tương hỗ lẫn nhau hay cạnh tranh tự vệ bằng chất đề kháng. Chúng phát triển và tiến tới một cân bằng động giữa chúng và môi trường trong sinh quyển.

Nói đến sinh quyển là nói đến tổng thể sinh vật và môi trường như "bóng với hình". Chúng ta sẽ không cô lập thực vật với động vật và cũng không tách sinh vật với hoàn cảnh bao quanh chúng một. cách giả tạo, không biện chứng. Vì vậy, cuốn Cơ sở Sinh thái học này có dụng ý quyện hai thành phần cơ bản đó lại với nhau trong cuộc sống chung, để rút ra trước hết những nguyên lý cơ bản, những quy luật sinh thái chung, sau đó là riêng từng phần của sinh quyển. Nhờ đó, chúng ta có những mô hình tốt và xấu về các hệ sinh thái, để xây dựng các cảnh quan thẩm mỹ và hài hòa hơn, các hệ sinh thái nuôi trồng phát triển nhanh, có năng suất cao phục vụ con người tốt nhất.

Chúng tôi nắm lấy những nguyên lý và quy luật sinh thái để ngày càng hiểu biết sâu hơn về thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng. Chúng ta tích cực bảo vệ thiên nhiên đó và có ý thức hơn trong việc sử dụng hợp lý và phát triển các loại tài nguyên.

Điều liên kết tất cả các sinh vật lại với nhau là sự sống trên trái đất, một hiện tượng duy nhất của Thái dương hệ. Vì vậy với ý thức "Trái đất này là của chúng ta", chúng ta sẽ đấu tranh mạnh hơn nữa để chống chiến tranh hủy diệt sinh vật và loài người, chống ô nhiễm môi sinh bằng khí độc do bàn tay và khối óc của con người diệt chủng tạo ra để tiêu diệt lẫn nhau và tự giết mình. Chúng ta chiến đấu để cho trái đất này không trở thành "hành tinh sinh đôi của trái đất" - sao Kim, nóng bỏng (470° - 480°C, áp suất cao 95 - 97 atm) và không có sự sống.

Cuốn Cơ sở Sinh thái học sẽ trình bày từ các kiến thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ phân tích đến tổng hợp, từ cụ thể đến trừu tượng. Tất nhiên sẽ dễ hiểu hơn. Ví dụ trước hết chúng tôi sẽ trình bày các yếu tố giới hạn của môi trường, cơ sở loài, quần thể, quần xã, hệ sinh thái đến quần hệ sinh học (biom) và sinh quyển (biosphere). Tiếp theo sẽ trình bày một số kiểu sinh thái học cụ thể ở thế giới và ở nước ta. Nó làm cơ sở để liên hệ thực tế với lý thuyết, nhưng chưa đủ. Phải học song song lý thuyết với thực hành ở ngoài thiên nhiên những kiểu sinh thái học ở địa phương mình và ở đất nước Việt Nam.

Viết cuốn Cơ sở Sinh thái học mà không có chương trình và nội dung quy định của Nhà nước là một việc làm rất khó. Nó phải bao gồm phần lý thuyết và thực hành của môn sinh thái học mà chúng ta rất thiếu các tài liệu nghiên cứu cơ bản ở trong nước, vả lại, các nghiên cứu này cần phải kiểm tra lại các kết quả đạt được ở vùng ôn đới, vì đây là vấn đề sinh thái học, hơn nữa lại là của vùng nhiệt đới. Vì vậy chúng tôi phải dựa vào chương trình và nội dung của quyển sách tương đối đầy đủ hơn của E. Odum, 1975 để viết giáo trình của mình. Tất nhiên tôi có tham khảo nhiều sách khác và nhấn mạnh các phần có liên quan đến khí hậu và môi trường nhiệt đới mà chính mình đã có dịp nghiên cứu trực tiếp ở Châu Phi nhiệt đới và Việt Nam.

Chúng tôi mong có sự đóng góp ý kiến của các bạn đọc về nội dung để sau này, nếu có được viết lại sẽ phong phú và đúng hướng hơn.

[EBOOK] CƠ SỞ SINH THÁI HỌC, DƯƠNG HỮU THỜI, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cơ sở sinh thái học, hệ sinh thái, sinh thái học, quần thể, quần xã, sinh thái học môi trường, sinh thái học thực vật, sinh thái học đại cương, sinh ly sinh thái hệ động thực vật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog