Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] CÂY ĐẬU TƯƠNG, GS. NGÔ THẾ DÂN ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Khó có thể tìm ra cây trồng nào có tác dụng nhiều mặt như cây đậu tương: Cung cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp, thức ăn cho gia súc và cây làm tốt đất. Từ 5000 năm lại đây, châu Á đã coi cây đậu tương là "cây vào hàng cốc ngọc thực nuôi sống con người" và là nguồn cung cấp Protein quan trọng nhất.

Theo kinh nghiệm của tất cả các nền văn minh nông nghiệp, con người không thể tự nuôi sống mình chỉ bằng ngũ cốc và các loại cây củ bột. Khẩu phần thức ăn sẽ cân đối hơn khi bao gồm cả hạt những cây họ đậu và các sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bắt cá, chăn nuôi gia cầm và hoa quả mang lại những yếu tố dinh dưỡng bổ sung.

Theo tiến sĩ Vanh xăng La Bây Ry (Pháp): "Tại những nơi số dân đông và đất nông nghiệp hiếm, việc chăn nuôi gia súc lấy thịt là một sự xa xỉ tốn kém. Bởi vì cần có ít nhất 10 - 15 kg thức ăn thực vật để sản xuất ra một kg thịt; Và sự xa xỉ ấy trở thành một tội ác - khi kỹ thuật chăn nuôi lấy cả đậu tương và ngô từ những nơi hiếm lương thực làm thức ăn gia súc" (Báo Nhân dân ngày 19/12/1989).

Các phân tích sinh hóa cho thấy rằng hạt đậu tương chứa từ 38 - 40% Protein, trong khi đó sắn, gạo và ngô chỉ chứa từ 2 - 14,9%. Hơn nữa, đậu tương còn chứa những axit amin cần thiết như Xi-xtin, Mê-ti-ô nin, Ly-din và nhiều loại Vitamin B1, B2, C, A, D, E, K. Khi thiếu Protein trong thành phần thức ăn sẽ hạn chế sự sinh trưởng và phát triển trí tuệ của trẻ em và giảm mức độ đề kháng đối với các bệnh truyền nhiễm.

Việc phát triển cây đậu tương là một trong những biện pháp nhanh chóng để khắc phục nạn đói Protein ở các nước nghèo và là biện pháp làm tốt đất. Vì các nốt sần trên rễ cây đậu tương là các nhà máy phân đạm tí hon. Những vi khuẩn Rhizobium, Japonium trong các nốt sần sống cộng sinh với cây đậu, lao động cần mẫn để tổng hợp đạm khí trời, làm giàu đạm cho đất. Chính vì vậy, mà diện tích và sản lượng đậu tương trên thế giới tăng lên rất nhanh, chỉ trong vòng 10 năm, từ 1970 -1980 sản lượng đậu tương tăng gấp 2, từ 46,7 triệu tấn lên 94 triệu tấn và có thể đạt 275 triệu tấn vào năm 2000.

Đậu tương là cây cổ nhất của nhân loại, có nguồn gốc từ Mãn Châu, Trung Quốc. Vào khoảng 200 năm trước công nguyên được đưa sang trồng ở Triều Tiên. Nhật Bản và mãi tới năm 1954 mới được trồng ở Mỹ. Nhưng tại đây do điều kiện thời tiết, khí hậu và đất đai tối thích, đậu tương lan rộng ra rất nhanh và trở thành vùng sản xuất đậu tương chính của thế giới. Mỹ, Achentina, Brazin là những nước có sản lượng đậu tương hàng đầu thế giới. Ở Việt Nam đậu tương được biết đến sớm, từ thời Hùng Vương "cư dân nước Văn Lang đã biết trồng khoai và đậu nành". Và từ lâu, dân ta đã biết chế biến đậu tương thành thức ăn và thành tập tục, đúc kết thành ca dao "Còn ao rau muống, còn đầy chum tương”. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm phát triển trồng đậu tương, nhưng do còn nhiều yếu tố hạn chế chưa được giải quyết thỏa đáng, nên diện tích trồng đậu tương vẫn chỉ xung quanh 10 -15 vạn ha, năng suất bình quân chưa vượt ngưỡng 1,2 tấn/ha. Cho đến nay, còn không ít những ý kiến khác nhau về quy mô phát triển các loại cây họ đậu, về giống, kỹ thuật trồng và chế biến.

Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo về cây đậu tương nhóm các nhà khoa học (GS. Ngô Thế Dân; VS. Trần Đình Long; GS. Trần Văn Lài; KS. Đỗ Thị Dung; TS. Phạm Thị Đào; GS. Đỗ Anh (hiệu đính)) có nhiều năm nghiên cứu về cây đậu tương, đã tổng hợp tài liệu nghiên cứu trong nước và thế giới, biên soạn cuốn sách "CÂY ĐẬU TƯƠNG" này.

Hy vọng, cuốn sách sẽ gợi mở thêm cho bạn đọc về vị trí, vai trò và triển vọng phát triển cây đậu tương ở Việt Nam trong thiên niên kỷ mới.

[EBOOK] CÂY ĐẬU TƯƠNG, GS. NGÔ THẾ DÂN ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, cây đậu tương, kỹ thuật trồng đậu tương, kỹ thuật trồng cây đậu tương, giống cây đậu tương, kỹ thuật chế biến đậu tương, kỹ thuật chăm sóc cây đậu tương, phòng trừ sâu bệnh hại cây đậu tương, kỹ thuật trồng cây đậu nành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog