Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] CÂY CÓ MÚI: GIỐNG VÀ KỸ THUẬT TRỒNG, GS. TS. NGUYỄN VĂN LUẬT, NXB NÔNG NGHIỆP

Cây có múi bao gồm nhiều loài, mỗi loài có nhiều giống, được trồng ở khắp nơi trong nước cũng như trên thế giới. Hiện có gần 80 nước và vùng lãnh thổ trồng cam, quýt, bưởi, chanh. Phát triển sản xuất cam quýt ở vùng nhiệt đới nhanh là do giống và kỹ thuật sản xuất ngày một tiến bộ. Nhu cầu dùng trái cây có múi tăng nhanh cả ở vùng á nhiệt đới khó sản xuất, lẫn vùng nhiệt đới thuận lợi hơn, nên cố tiềm năng lớn xuất khẩu sang các nước ở vùng á nhiệt đới và ôn đới.

Diện tích trồng cây có múi, nhất là trồng cam, quýt, bưởi ở nước ta tăng khá nhanh, do nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng cam, quýt, bưởi... chiếm tới 60% (35 - 37 ngàn ha) cả nước và sản lượng chiếm 70 - 75%.

Phần lớn cây có múi được thuần hóa từ cây hoang dại ngay từ trước Công Nguyên, cách đây khoảng 3000 - 4000 năm. Dựa trên cơ sở thực tế mà nhiều tác giả cho rằng nguồn gốc quýt King hay cam sành (Citrus sinensis Osbeck) và quýt là ở miền Nam Việt Nam.

Trong các loài cây có múi thì giá trị của cam quýt hàng hóa tăng vượt do màu sắc trái cây "bắt mắt", vị ngọt mát hấp dẫn, lượng sinh tố dồi dào. Hàm lượng vitamin A tới 465 mg, hơn hẳn nhiều loại trái cây khác, như chuối (225 g), dứa (35 mg), bơ (205 mg), ổi (75 mg), na (5 mg), sầu riêng (10 mg)... Hàm lượng vitamin B1 trong cam 0,09 mg, chuối 0,03 mg, xoài 0,06 mg, dứa 0,06 mg, bơ 0,05 mg, đu đủ 0,03 mg. Hàm lượng vitamin C trong cam 0,42 mg, chuối 0,14 mg, xoài 0,36 mg, dứa 0,22 mg, bơ 0,08 mg, sầu riêng 0,12 mg...

Cây có múi có rất nhiều dược tính chữa bệnh. Như lá bưởi được dùng uống chữa sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi; lá non dùng chữa sưng lên khớp, bong gân... Phụ nữ làm mặt nạ bằng nước vỏ bưởi có tác dụng thư giãn, làm mềm da, thôn nữ dùng hoa bưởi nấu cùng với bồ kết làm nước gội đầu làm cho làn tốc mềm mại, thơm dịu hấp dẫn. Nhà bác học Lê Quý Đôn viết trong Vân Đài Loại Ngữ:"... Vỏ quýt có tính khoan trung, hạ khí, hạ đờm, tiêu khí...", ở Nga, việc dùng quả có múi trong y học dân gian từ thế kỷ thứ XI.Trong y học Mỹ đã có dùng quả cam quýt kết hợp với insulin chữa bệnh tiểu đường...

Đã có những ấn phẩm về cây có múi với nội dung hay vì tác giả là những nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết, nhưng số ấn phẩm và số phát hành chưa nhiều. Cuốn sách nhỏ "Cây có múi - giống và kỹ thuật trồng" kế thừa một số tác phẩm trước bằng cách tham khảo, chọn lọc theo nhu cầu của người làm vườn và nhất là tổng hợp những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm dân gian trong quá trình tham gia thực hiện một số đề tài thuộc chương trình nghiên cứu triển khai của cơ quan chủ quản Hội Làm vườn Việt Nam (VACVINA). Trong khi viết, tác giá cố gắng trình bầy với đối tượng chủ yếu là người sản xuất và cán bộ khuyến nông và cung cấp tư liệu tham khảo từ nhiều nguồn tới các bạn đọc. Chắc chắn còn nhiều thiếu sót, mong được chỉ giáo.

[EBOOK] CÂY CÓ MÚI: GIỐNG VÀ KỸ THUẬT TRỒNG, GS. TS. NGUYỄN VĂN LUẬT, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, cây có múi, kỹ thuật trồng cây có múi, giống và kỹ thuật trồng cây có múi, kỹ thuật trồng cam, kỹ thuật trồng chanh, kỹ thuật trồng quýt, kỹ thuật trồng bưởi, kỹ thuật chăm sóc cây có múi, phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi, kỹ thuật sản xuất giống cây có múi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog