Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] CÂY XOÀI Ở VIỆT NAM, TS. NGÔ HỒNG BÌNH, NXB NÔNG NGHIỆP

Xoài là cây ăn quả quan trọng, được trồng phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Ngoài lấy quả, xoài được trồng để lấy gỗ, làm cây bống mát, cây cảnh và cây che phủ đất, chống xói mòn.

Quả xoài chín có màu sắc hấp dẫn, ăn ngọt, mùi thơm ngon, được nhiều người ưa thích. Theo R. Singh (1979) thành phần dinh dưỡng trong quả xoài chín có: nước 86,1%, protein 0,6%, lipit 0,1%, chất khoáng 0,3%, xơ 14%, hydratcacbon 11,8%, Ca 0,01%, lân 0,02%, Cu 0,03%, năng lượng j50 calo/100g, caroten (vitamin A) 4800 đơn vị quốc tế (IU), vitamin B1 40 mg/100 g, vitamin PP 0,3 mg/100 g, vitamin B2 50 mg/100 g, vitamin C13 mg/100 g.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, đến năm 2014, diện tích xoài của cả nước đạt 84,5 ngàn ha, với sản lượng 688,9 ngàn tấn. Đây là chủng loại cây ăn quả quan trọng của nước ta, có diện tích và sản lượng lớn sau cây chuối, vải, nhãn.

Những năm trước đây, cây xoài chủ yếu được trồng tập trung ở các tỉnh phía Nam và một số tỉnh vùng duyên hải Nam Trung bộ; đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đến khoảng đầu những năm 1990, một số công trình nghiên cứu cây xoài ở phía Bắc được thực hiện. Kết quả nghiên cứu đã tuyển chọn được một số giống xoài mới, thích hợp với điều kiện sinh thái ở một số vùng phía Bắc Việt Nam.

Diện tích và sản lượng cây xoài ở phía Bắc không ngừng được tăng lên (trong khoảng 10 năm, từ năm 2002 diện tích chỉ có 7,2 ngàn ha, với sản lượng trên 10,0 ngàn tấn, đến năm 2012, diện tích đạt tới 11,9 ngàn ha và sản lượng đạt 52,4 ngàn tấn, Tổng cục Thống kê, 2013), góp phần làm phong phú chủng loại cây ăn quả và cung cấp lượng xoài đáng kể cho thị trường các tỉnh phía Bắc.

Sau hơn 36 năm hoạt động, nghiên cứu về nông nghiệp, chuyên ngành cây ăn quả, đặc biệt là nghiên cứu cây xoài ở miền Bắc Việt Nam, tác giả muốn chia sẻ cùng các đồng nghiệp, cùng bạn đọc cuốn sách "Cây xoài ở Việt Nam".

Cuốn sách gồm 13 phần:

Phần 1. Mở đầu

Phần 2. Nguồn gốc và phân bố

Phần 3. Giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường

Phần 4. Vài nét về sản xuất, tiêu thụ xoài trên thế giới và trong nước

Phần 5. Giới thiệu một số giống xoài ở Việt Nam và giống xoài thương mại chủ yếu trên thế giới

Phần 6. Đặc điểm thực vật học

Phần 7. Đặc điểm ra hoa và khả năng đậu quả của xoài

Phần 8. Chọn tạo giống xoài

Phần 9. Kỹ thuật nhân giống xoài

Phần 10. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Phần 11. Cải tạo vườn xoài

■     Phần 12. Sâu bệnh hại xoài

Phần 13. Thu hoạch, bảo quản và chế biến xoài

Qua cuốn sách này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và tri ân sâu sắc tới GS.TSKH. Trần Thế Tục, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau Quả; TS. Đoàn Văn Lư, nguyên Trường Bộ môn Rau Quả, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã giúp đỡ tác giả công trình nghiên cứu đầu tiên về cày xoài ở miền Bắc Việt Nam.

Tác giả cũng xin cảm ơn TS. Nguyễn Văn Nghiêm, TS. Nguyễn Quốc Hùng, TS. Bùi Quang Đãng, TS. Nguyễn Văn Dũng, TS. Vũ Việt Hưng, TS. Nguyễn Thị Tuyết và các bạn đồng nghiệp đã cộng tác nhiều năm trong lĩnh vực nghiên cứu cây ăn quả nói chung và cây xoài nói riêng.

[EBOOK] CÂY XOÀI Ở VIỆT NAM, TS. NGÔ HỒNG BÌNH, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, cây xoài ở Việt Nam, kỹ thuật trồng xoài, Nguồn gốc và phân bố cây xoài, Giá trị dinh dưỡng trái xoài, ý nghĩa kinh tế xã hội và môi trường của cây xoài, tình hình sản xuất tiêu thụ xoài, một số giống xoài ở Việt Nam, giống xoài thương mại chủ yếu trên thế giới, Đặc điểm thực vật học cây xoài, Đặc điểm ra hoa và khả năng đậu quả của xoài, Chọn tạo giống xoài, Kỹ thuật nhân giống xoài, Kỹ thuật trồng và chăm sóc xoài, Cải tạo vườn xoài, Sâu bệnh hại xoài, Thu hoạch bảo quản và chế biến xoài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog