Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG CÔN TRÙNG, CHU THỊ THƠM ET AL., TỦ SÁCH KHUYẾN NÔNG PHỤC VỤ NGƯỜI LAO ĐỘNG, NXB LAO ĐỘNG

I. CÔN TRÙNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG TỰ NHIÊN

1. Tác động tích cực của côn trùng

Thế giới tự nhiên là một thể thống nhất, trong đó côn trùng có một vai trò nhất định trong chu trình sinh học. Giữa côn trùng và thực vật đã hình thành mối quan hệ gần như "giúp đỡ lẫn nhau". Khi lấy mật hoa, phấn hoa, côn trùng làm cho nhị đực tiếp xúc với nhị cái, hoặc đem phấn hoa từ hoa này đến thụ phấn cho hoa khác. Bằng cách gián tiếp hoặc trực tiếp, côn trùng đã làm cho thế giới thực vật ngày càng phong phú. Những côn trùng thụ phấn đã làm lợi rất nhiều cho thực vật bằng cách thụ phấn chéo. Nếu không có côn trùng thụ phấn, nhiều loài cây đã không thực hiện được quá trình thụ phấn và trở nên bất thụ.

Chẳng hạn, phấn ở hoa đực của cây mướp, cây bầu, cây bí vì ẩm nên ngay cả khi gió rất to cũng không thể chuyển đi xa đến vài centimet và thường không thể rơi vào nhuỵ của hoa cái được, nêu không có sự giúp sức của các loài ong mật và ruồi vằn. Vì vậy, trong quá trình tiến hóa, thực vật thụ phấn nhờ côn trùng có những biến đổi thích nghi làm cho khả năng thu hút côn trùng đến thụ phấn ngày càng tinh vi và có khi cấu tạo cơ học hoàn chỉnh phù hợp với việc thụ phấn nhờ côn trùng. Mật ngọt, hương thơm và màu sắc sặc sỡ của hoa, có chức năng dẫn dụ thu hút côn trùng đến thụ phấn. Màu sắc và mùi thơm của hoa là vật định hướng và là một trong những tín hiệu chỉ đường cho côn trùng đến thụ phấn.

Ong mật đã làm cho sản lượng của nhiều loài cây trồng tăng lên rất cao. Vì vậy ngày nay để tận dụng hết khả năng của ong mật, người ta đã di chuyển chỗ ở của chúng theo từng mùa vụ để nâng cao sản lượng mật và tăng cao năng suất cây trồng. Ngay đối với cả những cây tự thụ phấn được như cây bông thì côn trùng cũng đã góp phần làm cho sản lượng tăng cao và làm cho giống cây đó tăng thêm sức sống nhờ sự thụ phấn chéo.

Cây sung thụ phấn được là nhờ loài ong muỗi. Quả sung, thực sự là một đế hoa tự trong đó có các hoa đực và hoa cái. Hoa đực xếp gần lỗ đỉnh đế hoa tự, còn hoa cái có cuống xếp ở phía dướỉ. Đế hoa tự có cấu tạo vớỉ lỗ đỉnh có nhiều lông và nhị đực sắp xếp như hom rọ đã làm cho quả sung thực sự trỏ thành cạm bẫy đối với ong muỗi, các thể cái trưởng thành sau khi giao phối đã bị mùi của hoa sung quyến rũ và chui lọt theo lỗ đỉnh vào ăn mật trong đế hoa tự của cây sung. Trong đế hoa ong muỗi chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là thụ phấn cho các hoa sung. Mặc dù bị giam nhưng lại được bảo vệ tốt nên ong muỗi đã ăn mật rồi đẻ trứng vào đế hoa tự. Trứng phát triển và nở ra ấu trùng. Ở đây ấu trùng ăn một phần thịt của đế hoa, có khi cả hạt sung non nữa. Khi quả sung chín cũng là lúc ấu trùng hoàn thành quá trình phát triển, hoá nhộng, hoá trưởng thành cũng ở ngay trong đế hoa tự. Đến khi quả sung rụng xuống vỡ ra, ong muỗi bay đi tìm đôi giao phối rồi lại tự nguyện bị giam. Sung ra hoa quanh năm nên ong muỗi cũng phát triển quanh năm.

Nhiều loài côn trùng ăn xác chết, ăn phân và các sản phẩm trao đổi chất khác có vai trò giống như "đội vệ sinh khổng lồ". Bọ ăn xác chết đã nhanh chóng thu lượm và sử dụng hết các xác chết của động vật. Người ta ước tính nếu như không có các loài động vật ăn xác chết thì chỉ vài ba tháng, bề mặt trái đất sẽ ngập trong xác chết của động vật. Bọ hung ăn phân đã nhanh chóng trả các chất thải hồi của động vật móng guốc và nhiều loài động vật khác trở lại cho đất. Bọ hung đào hang chôn phân vào trong lòng đất có khi sâu đến 20-25cm. Trong quá trình hoạt động chúng đã tham gia vào quá trình làm giàu, làm xốp cho đất.

Mối và nhiều loài động vật khác như kiến, bọ gỗ mục v.v... ngoài việc thu dọn phân còn tham gia tích cực trong việc phân huỷ các cặn bã như lá rụng, cành cây khô v.v... Kiến đã lần mò, lùng sục khắp mọi nơi ở trên cây và tiêu diệt một số lượng lớn sâu hại ăn lá, bảo vệ màu xanh của thảm thực vật. Ở nước Ý người ta tính được rằng, một triệu tổ kiến sống với quân số chừng ba tỉ, trong vòng 20 ngày ăn hết 1.500 tấn côn trùng có hại.

[EBOOK] HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG CÔN TRÙNG, CHU THỊ THƠM ET AL., TỦ SÁCH KHUYẾN NÔNG PHỤC VỤ NGƯỜI LAO ĐỘNG, NXB LAO ĐỘNG

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, phòng chống ôn trùng, kỹ thuật phòng chống côn trùng gây hại, hướng dẫn phòng chống côn trùng, côn trùng nông nghiệp, côn trùng gây hại trong nông nghiệp, côn trùng nông nghiệp và biện pháp phòng trừ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog