Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] BÀI GIẢNG THỰC VẬT THỦY SINH (Dành cho ngành Nuôi trồng thủy sản), PHAN THỊ MỸ HẠNH, KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA MÔN HỌC

Thực vật thủy sinh là một môn học chuyên nghiên cứu về các loài thực vật sống trong môi trường nước, sự đa dạng của chúng cũng như mối quan hệ giữa các loài với nhau và với môi trường sống. Bài giảng này chỉ giới thiệu những đối tượng phổ biến và có vai trò quan trọng trong nghề Nuôi trồng thủy sản.

Nhiệm vụ của môn học là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học của các nhóm thực vật thủy sinh và vai trò của chúng đối với nghề Nuôi trồng thủy sản.

II. phương pháp nghiên cứu phân loại thực vật

1. Phương pháp sinh học

- Phương pháp nghiên cứu hình thái (hay phương pháp so sánh hình thái)

Đây là phương pháp nghiên cứu hình dạng bên ngoài của thực vật, bao gồm cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Phương pháp này được sử dụng phổ biến, đơn giản, ít tốn kém nhưng số liệu thu được khó chính xác vì những các cơ quan của cơ thể luôn biến đổi tùy theo điều kiện môi trường bên ngoài. Ví dụ sự tiêu giảm sừng ở tảo lục Scenedesmus trong môi trường pH thấp và hàm lượng đạm giảm. Do vậy phương pháp này cần có sự hỗ trợ của những phương pháp khác để đảm bảo đem lại kết quả chính xác nhất.

- Phương pháp giải phẫu

- Phương pháp bào tử phấn hoa: nghiên cứu về bào tử và hạt phấn.

- Phương pháp tế bào học: nghiên cứu về số lượng, hình thái tế bào và cấu tạo bộ nhiễm sắc thể.

- Phương pháp nuôi cấy: sử dụng rộng rãi đối với tảo và nấm. Dựa vào đặc tính của mỗi loài chỉ có thể sinh trưởng trên những môi trường chọn lọc.

2. Phương pháp địa cư

- Phương pháp địa lý thực vật: nghiên cứu khu phân bố của thực vật. Mỗi loài có một phạm vi phân bố riêng. Vùng phân bố ảnh hưởng đến tính thích nghi và lịch sử phát triển của mỗi loài thực vật.

- Phương pháp sinh thái học: nghiên cứu sự thay đổi, biến dị của loài do ảnh hưởng của các điều kiện môi trường sống.

3. Những quy định quốc tế về hệ thống phân loại thực vật

Taxon và bậc phân loại

Taxon là một nhóm cá thể được coi như đơn vị hình thức ở bất kỳ mức độ nào của thang chia bậc hay nói cách khác taxon là một nhóm sinh vật có thật được chấp nhận làm đơn vị phân loại ở bất kỳ mức độ nào.

Bậc phân loại dùng để chỉ mức độ của taxon, là một tập hợp mà các thành viên của nó là các taxon ở một mức nhất định trong thang chia bậc đó.

Các bậc phân loại cơ bản của giới thực vật:

Giới: Regnum
    Ngành: Divisio
        Lớp: Classis
            Bộ: Ordo
                Họ: Familia
                    Chi: Genus
                        Loài: Species
                            Thứ: Varietas
                                Dạng: Form

Trong các bậc phân loại nói trên, loài được xem là bậc cơ sở vì duy nhất chỉ có bậc này quan hệ tương ứng với các chủng quần có thật trong tự nhiên. Các bậc khác chỉ mang ý nghĩa độ xa gần trong quan hệ họ hàng của lịch sử phát sinh thế giới thực vật.


[EBOOK] BÀI GIẢNG THỰC VẬT THỦY SINH (Dành cho ngành Nuôi trồng thủy sản), PHAN THỊ MỸ HẠNH, KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Thực vật thủy sinh, giáo trình thực vật thủy sinh, nuôi trồng thủy sản, phân loại thực vật thủy sinh, đa dạng thực vật thủy sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog