Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] BÀI GIẢNG KỸ THUẬT TRỒNG NẤM, THS. NGUYỄN BÁ HAI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Bài I

MỞ ĐẦU

I. Sơ lược lịch sử nghề trồng nấm ăn.

Từ thời tiền sử con người đã biết hái lượm nấm trong thiên nhiên làm thức ăn. Thời Hy lạp cổ đại, nấm luôn luôn chiếm vị trí danh dự trong thực đơn của các buổi yến tiệc.

Việc trồng nấm ăn được con người tiến hành cách đây khoảng trên 2000 năm. Ở phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... con người biết trồng nấm hương và nấm rơm cách đây khoảng 2000 năm. Ở phương Tây, theo Athnans, việc trồng nấm ăn được bắt đầu vào thế kỷ thứ III.

Thời kỳ Trung cổ, ở châu Âu cũng như các nơi khác, khoa học nói chung cũng như nấm học nói riêng hầu như bị quên lãng. Tới khoảng giữa thế kỷ XVII (1650) những người ở ngoại ô Pari bắt đầu trồng nấm mỡ thì nấm ăn lại trở thành nguồn thực phẩm quan trọng. Pháp là nước được coi là độc quyền về công nghiệp sản xuất nấm mỡ cho tới đầu thế kỷ XX (1920). Mãi tới cuối thế kỷ XIX và những thập kỷ vừa qua con người mới bắt đầu với những thăm dò trồng các loài nấm ăn khác, đặc biệt là các loài nấm sống trên gỗ.

Sản xuất nấm ăn trên thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ở nhiều nước phát triển như Hà Lan, Pháp, Italia, Nhật Bản, Mỹ, Đức... nghề trồng nấm đã được cơ giới hoá cao, từ khâu xử lý nguyên liệu đến thu hái, chế biến nấm đều do máy móc thực hiện. Các khu vực châu Á như Đài Loan, Trung Quốc, Malaixia, Indonexia, Singapo, Triều Tiên, Thái Lan... nghề trồng nấm cũng phát triển rất mạnh mẽ.
Các loài nấm ăn được nuôi trồng phổ biến hiện nay thuộc các chi Nấm mỡ (Agaricus), Nấm hương (Lentinus), Nấm rơm (Volvariella), Nấm sò (Pleurotus), Mộc nhĩ (Auricularia)... của ngành Nấm đảm (Basidiomycota).

II. Ý nghĩa của nấm ăn trong đòi sống con người.

Ngày nay với sự đổi mới trong quan niệm về sự dinh dưỡng đúng cách và hợp lý là không cần nhiều năng lượng, không cần mang trên mình một lượng mỡ dự trữ không cần thiết mà là cần nguồn dinh dưỡng sinh học có giá trị cao, thích hợp với con người đang giảm dần lao động cơ bắp và đang gia tăng hoạt động trí tuệ. Với yêu cầu về nguồn dinh dưỡng như vậy thì nấm có thể đóng vai trò hết sức quan trọng cho con người.

- Trước hết, nấm là nguồn dinh dưỡng có giá trị cao, thích hợp cho con người. Trong quả thể nấm tươi hàm lượng nước tới 90%, chất khô chỉ có 10 -12%. Hàm lượng protein thay đổi tuỳ từng loài nấm khác nhau, thấp nhất là mộc nhĩ (4 - 9%) và cao nhất là nấm mỡ (44%). Trong tổng lượng axit amin của nấm thì có tới 15 - 40% là các axit amin không thay thế, 25 - 35% là các axit amin tự do. Lượng chất béo trong nấm rất thấp, khoảng 15 - 20% (nấm mỡ chỉ 2 - 8%). Nấm tươi chứa hàm lượng gluxit khá cao (3 - 28%) trong đó có đường pentoza (xiloza, riboza), hexoza (glucoza, galactoza, manoza), dixaccarit (saccaroza), đường amin, đường rượu (monitola và iositola)..., hàm lượng chất xơ khoảng 3 - 32%. Đặc biệt, trong nhân gây ô nhiễm môi trường sống của con người. Hiện nay, con người đã xây dựng công nghệ nuôi trồng nấm ăn thích hợp trên các phế thải này.


[EBOOK] BÀI GIẢNG KỸ THUẬT TRỒNG NẤM, THS. NGUYỄN BÁ HAI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng nấm, bài giảng kỹ thuật trồng nấm, giáo trình kỹ thuật trồng nấm, nấm ăn, nấm dược liệu, kỹ thuật trồng Nấm mỡ (Agaricus), kỹ thuật trồng Nấm hương (Lentinus), kỹ thuật trồng Nấm rơm (Volvariella), kỹ thuật trồng Nấm sò (Pleurotus), kỹ thuật trồng Mộc nhĩ (Auricularia), kỹ thuật trồng Nấm đảm (Basidiomycota)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog