Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] CẨM NANG THỰC HÀNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MĂNG TÂY XANH (ASPARAGUS), LƯ CẨM VÀ LÊ HỒNG TRIỀU, NXB MỸ THUẬT

Cây Măng tây xanh (Asparagus), có tên khoa học là Asparagus Officinalis L., thuộc họ Măng tây Asparagaceae, là một loại cây trồng với mục đích thu hoạch lấy chồi măng non làm rau thực phẩm cao cấp, đã được du nhập vào nước ta từ những năm 1960. Đến thập niên 1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được cây Măng tây xanh để lấy Măng như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đức Trọng (Lâm Đồng),...

Ở nước ngoài, Măng tây xanh là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được người tiêu dùng sử dụng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn hàng ngày; họ còn đóng hộp xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới. Thị trường nhập khẩu Măng tây xanh của thế giới cũng tăng cao mỗi năm, hiện nay đã lên đến hàng trăm ngàn tấn/năm, chủ yếu là thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Korea,...

Ở các nước láng giềng, tính đến năm 2007 người Thái Lan đã trồng được khoảng 2.000 hecta và ở Trung Quốc (các tỉnh Sơn Đông, Sơn Tây, Phúc Kiến, Giang Tô,...) nông dân đã trồng được khoảng 65.000 hecta cây Măng tây xanh với sản lượng trên 500.000 tấn măng tươi/năm (tăng 25% so với năm 2006). Để tiếp tục duy trì và phát triển thêm sản lượng đang cung cấp cho thị trường xuất khẩu trên thế giới, hiện nay các nước có trồng cây Măng tây xanh vẫn còn đang tiếp tục mở rộng thêm diện tích trồng cây trên đất mới mỗi năm để luân phiên trẻ hóa, thay thế dần dần từng phần các diện tích đất cũ đã trồng cây Măng tây xanh 4-6 năm trước đây nay phải bỏ đi vì đã kết thúc một vòng đời chu kỳ thu hoạch măng 4-6 năm của cây.

Bước vào thời hội nhập kinh tế, ở nước ta hiện nay các nhà hàng và khách sạn cũng đã có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Măng tây xanh ngày càng tăng lên rất nhiều.

Năm 1988, một Việt kiều ở Đức đã mang 600 gr giống cây Măng tây xanh Mary Washington (Fl) của Hoa Kỳ về trồng ở Đà Lạt. Nhưng khi cây Măng tây xanh vừa được 2-3 tháng tuổi, người trồng đã cắt những cành lá kim xinh tươi mơn mởn làm kiểng đem bán kèm với hoa hồng và các loại hoa cắt cành để lấy tiền, khiến dự án lúc ấy bị thất bại.

Mười bảy năm sau, năm 2005 cây Măng tây xanh lại được Trung tâm Khuyến nông TP. HCM và Công ty Cẩm Hon (chuyên cung cấp giống và thu mua, xuất khẩu sản phẩm Măng tây xanh) phối họp tổ chức đưa về trồng thí điểm 4 hecta tại các xã Phước Vĩnh An, Trung Lập Hạ và Nhuận Đức (huyện Củ Chi, TP. HCM). Sau gần 3 năm trồng thử nghiệm, kết quả cho thấy cây Măng tây xanh có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên đất xám Củ Chi, bước đầu chuyển đổi cây trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế rất khả quan, có triển vọng mở ra thị trường tiêu thụ lớn ở trong và ngoài nước.

Với chi phí đầu tư ban đầu khoảng 100-120.000.000 đồng / hecta, người trồng Măng tây xanh ở Củ Chi hiện nay đã có thể thu hoạch năng suất ổn định 80-150 kg măng tươi / ngày / ha x bình quân 20.000 đồng / kg = >2.000.000 đồng / ngày x khoảng 200 ngày thu hoạch / năm = đạt doanh thu >400.000.000 đồng / năm / ha. Sau khi trừ chi phí sản xuất, người trồng còn thu nhập khoảng 300.000.000 đồng / năm / ha.


[EBOOK] CẨM NANG THỰC HÀNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MĂNG TÂY XANH (ASPARAGUS), LƯ CẨM VÀ LÊ HỒNG TRIỀU, NXB MỸ THUẬT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Cây Măng tây xanh, kỹ thuật trồng Cây Măng tây xanh, cẩm nang kỹ thuật trồng Cây Măng tây xanh, Cây Măng tây xanh Asparagus, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây xanh, phòng trừ sâu bệnh hại cây măng tây xanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog