Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SẮN (KHOAI MÌ), HOÀNG KIM VÀ PHẠM VĂN BIÊN, NXB NÔNG NGHIỆP TP. HCM


CHƯƠNG 1

GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY SẮN

1. NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ

Cây sắn có tên khoa học là Manihot escidenta Crantz. Nhiều tài liệu nghiên cứu cho biết sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La Tinh (Crantz, 1976) và đã được trồng cách đây khoảng trên 5.000 năm (CIAT, 1993).

Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại Đông Bắc Brazin thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De Candolle 1886 Rogers. 1965). Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico, Trung Mỹ và ven biển phía Bắc Nam Mỹ, bằng chứng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trước Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở vùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trước Công nguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi khoảng năm 900 đến năm 200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965).

Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế kỷ 16. Tài liệu nói tới sắn ở vùng này là của Barre và Thevet, viết năm 1558. Ở châu Á, sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P. G. Rajendran et al, 1995) và Sri Lanka đầu thế kỷ 18 (W. M. S. M. Bandara và M. Sikurajapathy, 1992). Sau đó, sắn được trồng ở Trung Quốc, Myanmar và các nước châu Á khác khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 (Fang Baiping 1992, U Thun Than 1992). Hiện tại, nó được trồng trên 92 nước của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và là nguồn thực phẩm của khoảng 500 triệu người (CIAT 1993).


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SẮN (KHOAI MÌ), HOÀNG KIM VÀ PHẠM VĂN BIÊN, NXB NÔNG NGHIỆP TP. HCM


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng cây sắn, kỹ thuật trồng khoai mì, trồng và chăm sóc cây sắn, trồng và chăm sóc cây khoai mì

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog