Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn BÁC SỸ CÂY TRỒNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÁC SỸ CÂY TRỒNG. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] BÁC SĨ CÂY TRỒNG, QUYỂN 1: ĐỜI SỐNG CÂY TRỒNG, GS. TS. MAI VĂN QUYỀN ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP



Mỗi người chúng ta đều đã biết cây trồng cũng như tất cả các loại cây cỏ khác gọi chung là giới thực vật. Cây trồng và vật nuôi đều có nguồn gốc từ những thực vật và động vật hoang dã, qua một thời gian lâu dài được con người nuôi dưỡng thuần hóa và chọn lọc đế phục vụ cho yêu cầu của đời sống con người. Cơ thể cây trồng gồm nhiều bộ phận như rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt. Mỗi bộ phận có cấu tạo, chức năng và cơ chế hoạt động khác nhau trong toàn bộ đời sống cây trồng.


Nhằm tìm hiểu cấu tạo và  đặc điểm sinh học của các bộ phận của cây trồng cũng như các quá trình sinh hóa diễn ra bên trong cây trồng như quá trình quang hợp, quá trình hô hấp, sự miên trạng, ...


Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc Ebook BÁC SĨ CÂY TRỒNG, QUYỂN 1: ĐỜI SỐNG CÂY TRỒNG do Gs. Ts. Mai Văn Quyền, Ts. Nguyễn Đăng Nghĩa, Ks. Nguyễn Mạnh Chinh biên soạn, NXB Nông Nghiệp ấn hành.

Quý bạn đọc có thể xem thêm các ebook của bộ sách BÁC SĨ CÂY TRỒNG TẠI ĐÂY.

[EBOOK] BÁC SĨ CÂY TRỒNG, QUYỂN 1: ĐỜI SỐNG CÂY TRỒNG, GS. TS. MAI VĂN QUYỀN ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook về miễn phí TẠI ĐÂY

Từ khoá: ebook, giáo trình, bác sĩ cây trồng, đời sống cây trồng, hô hấp, phát triển, quang hợp, sinh trưởng, sinh lý thực vật, sinh lý cây trồng

[EBOOK] BÁC SĨ CÂY TRỒNG, QUYỂN 9: THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT, GS. TS. MAI VĂN QUYỀN ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP



Thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV), còn gọi là thuốc trừ dịch hại cây trồng hoặc sản phẩm nông dược là những chế phẩm dùng để phòng trừ các sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, các chế phẩm điều hòa sinh trưởng thực vật, các chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loại sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt. Tài nguyên thực vật được bảo vệ bao gồm các loại cây trồng và sản phẩm của cây (như lá, hoa, quả, hạt, củ), các nông lâm sản, thức ăn gia súc và nông sản khi bảo quản. Những sinh vật gây hại tài nguyên thực vật (còn gọi là dịch hại) bao gồm các loài sâu và nhện hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các sinh vật gây hại khác. Từ xưa đến nay trong sản xuất nông nghiệp, thuốc BVTV luôn là một vật tư kỹ thuật cần thiết để góp phần hạn chế dịch hại, bảo vệ cây trồng, giữ vững và nâng cao sản lượng, chất lượng nông sản. Hiện nay, sử dụng thuốc BVTV vẫn là một biện pháp quan trọng trong hệ thống các biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp (IPM).


Nhằm trang bị cho nhà nông những kiến thức cơ bản về thuốc BVTV như phân loại thuốc BVTV, cơ chế tác động của thuốc BVTV, tính kháng thuốc và các sử dụng thuốc BVTV để hạn chế tính kháng,.... Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc quyển ebook BÁC SĨ CÂY TRỒNG, QUYỂN 9: THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT, do Gs. Ts. Mai Văn Quyền, Ts. Nguyễn Đăng Nghĩa và Ks. Nguyễn Mạnh Chinh biên soạn, NXB Nông Nghiệp ấn hành.

Quý bạn đọc có thể xem thêm các ebook của bộ sách BÁC SĨ CÂY TRỒNG TẠI ĐÂY.

[EBOOK] BÁC SĨ CÂY TRỒNG, QUYỂN 9: THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT, GS. TS. MAI VĂN QUYỀN ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook về miễn phí TẠI ĐÂY

Từ khoá: ebook, giáo trình, bác sĩ cây trồng, bvtv, danh mục thuốc, kháng thuốc, thuốc bảo vệ thực vật, giáo trình thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

[EBOOK] BÁC SĨ CÂY TRỒNG, QUYỂN 8: CỎ DẠI, CHUỘT VÀ ỐC HẠI CÂY TRỒNG, GS. TS. MAI VĂN QUYỀN ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP



Bên cạnh sâu bệnh hại thì cỏ dại, chuột và ốc là các dịch hại quan trọng trên đồng ruộng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng, là nơi trú ngụ của sâu bệnh hại. Chuột là loại ăn tạp, thức ăn chủ yếu là thực vật xanh, ngoài ra chuột còn ăn cả cá con, cua…Chúng cắn phá rau màu, củ quả, lúa thóc rất mạnh do đặc tính răng cửa có xu hướng mọc dài ra liên tục. Riêng ốc bươu vàng là đối tượng dịch hại quan trọng đối với cây lúa ngay từ khi mới gieo sạ. Là loài ăn tạp, sinh sản nhanh gây hại mạnh, ốc bươu vàng cắn phá lúa non rất mạnh gây chết lúa, có lúc cao điểm gây mất trắng cả cánh đồng.


Để tìm hiểu đặc tính sinh học của các đối tượng dịch hại trên cũng như biện pháp quản lý, phòng trừ hiệu quả trên đồng ruộng. Mời quý bạn đọc tham khảo quyển ebook BÁC SĨ CÂY TRỒNG, QUYỂN 8: CỎ DẠI, CHUỘT VÀ ỐC HẠI CÂY TRỒNG do Gs. Ts. Mai Văn Quyền, Ts. Nguyễn Đăng Nghĩa và Ks. Nguyễn Mạnh Chinh biên soạn, NXB Nông Nghiệp ấn hành.

Quý bạn đọc có thể xem các ebook của bộ sách BÁC SĨ CÂY TRỒNG TẠI ĐÂY.

[EBOOK] BÁC SĨ CÂY TRỒNG, QUYỂN 8: CỎ DẠI, CHUỘT VÀ ỐC HẠI CÂY TRỒNG, GS. TS. MAI VĂN QUYỀN ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải Ebook về miễn phí TẠI ĐÂY

Từ khoá: ebook, giáo trình, cỏ dại hại cây trồng, chuột hại cây trồng, ốc hại cây trồng, cách phòng trừ cỏ dại, cách phòng trừ chuột, cách phòng trừ ốc

[EBOOK] BÁC SĨ CÂY TRỒNG, QUYỂN 7: BỆNH HẠI CÂY TRỒNG, GS. TS. MAI VĂN QUYỀN ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP



Trong cây thường xuyên xảy ra các hoạt động sinh lý để giúp cây sinh trưởng và phát triển như tạo thành các tế bào mới, hấp thụ nước và dinh dưỡng rồi đưa đến các bộ phận của cây, các quá trình tổng hợp và trao đổi chất, sự tích tụ các chất để tạo quả v.v... Các quá trình này được thực hiện trong mỗi tế bào hoặc những bộ phận của cây có các chức năng chuyên biệt như các tế bào diệp lục thực hiện chức năng quang tổng hợp, rễ và mạch dẫn làm nhiệm vụ hấp thụ, vận chuyển nước và chất dinh dưỡng... Khi các tế bào hoặc một bộ phận nào đó của cây bị vi sinh vật xâm nhiễm hoặc yếu tố môi trường bất lợi làm cho hoạt động của tế bào hoặc bộ phận bị gián đoạn, thay đổi, bị ức chế hoặc bị phá hủy thì lúc đó cây trồng trở nên bị bệnh. Như vậy có thể hiểu bệnh cây là những thay đổi bất thường về hình dạng và các hoạt động sinh lý của cây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển, làm cây bị suy yếu, gây chết từng bộ phận hoặc chết toàn cây. Thí dụ khi rễ bị thối thì cây không có khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng từ đất làm quá trình vận chuyển nước và khoáng chất bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng cây bị vàng lá, rụng lá hoặc héo rũ. Trường hợp lá cây có các đốm hoại hoặc vết cháy, vết vàng sẽ ảnh hưởng quá trình quang hợp ở lá làm cây sinh trưởng kém. Các tác nhân gây bệnh cây trồng bao gồm nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng với những con đường lây truyền chuyên biệt, cùng với những biểu hiện riêng biệt. Như vậy, để hiểu thế nào là bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm, các tác nhân gây bệnh chính và biểu hện cụ thể cũng như cách phòng trừ,... Mời quý bạn đọc tham khảo quyển ebook BÁC SĨ CÂY TRỒNG, QUYỂN 7: BỆNH HẠI CÂY TRỒNG do Gs. Ts. Mai Văn Quyền, Ts. Nguyễn Đăng Nghĩa, Ks. Nguyễn Mạnh Chinh biên soạn, NXB Nông Nghiệp ấn hành.

Quý bạn đọc có thể xem các ebook của bộ sách BÁC SĨ CÂY TRỒNG TẠI ĐÂY.

[EBOOK] BÁC SĨ CÂY TRỒNG, QUYỂN 7: BỆNH HẠI CÂY TRỒNG, GS. TS. MAI VĂN QUYỀN ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook về miễn phí TẠI ĐÂY

Từ khoá: ebook, giáo trình, bác sĩ cây trồng, bệnh hại, bệnh hại cây trồng, bệnh nấm, bệnh tuyến trùng, bệnh vi khuẩn, bệnh virus, bệnh cây trồng, bệnh cây, giáo trình bệnh cây

[EBOOK] BÁC SĨ CÂY TRỒNG, QUYỂN 6: CÔN TRÙNG VÀ NHỆN HẠI CÂY TRỒNG, GS.TS. MAI VĂN QUYỀN ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, các loại cây trồng bị nhiều loại sinh vật phá hại, trong đó thường được nhắc đến nhiều là các loài sâu hại. Có một số loài như kiến, mốì, dế... ăn hạt giống ngay từ khi mới gieo xuống đất. Từ khi cây mọc cho đến khi ra hoa, kết quả cũng bị nhiều loại sâu cắn đứt gốc cây con, ăn khuyết lá, chích hút nhựa lá, đục vào thân cây và trái. Ngay cả khi thu hoạch và cất giữ bảo quản các sản phẩm cây trồng còn tiếp tục bị nhiều loài sâu mọt phá hại. Các loài sinh vật hại cây trồng như trên mà các tài liệu và bà con ta thường gọi là sâu hại chủ yếu là nhóm côn trùng. Nói cách khác, những loài côn trùng hại cây trồng thì gọi là sâu hại. Côn trùng là nhóm sinh vật có số lượng loài lớn nhất trong thế giới sinh vật, với con số ước tính là trên 1 triệu loài, nhưng hiện nay mới phát hiện khoảng 800.000 đến 900.000 loài. Côn trùng phân bố rộng rãi trên toàn cầu và sinh sống trong nhiều điều kiện sinh thái khác nhau.


Theo quan hệ với con người, một số loài côn trùng được xếp vào loại có ích như tằm tơ, ong mật, cánh kiến đỏ... các loại côn trùng ăn thịt — bắt mồi, côn trùng ký sinh trên các loài sâu hại (gọi là thiên địch). Nhiều loài côn trùng gây hại cho người như ruồi, muỗi,... Trong đó, những loài côn trùng gây hại cây trồng nông — lâm nghiệp với số lượng chiếm khoảng 5 — 7% tổng số loài đã biết. Về tác hại, ước tính chúng làm mất trung bình khoảng 10% sản lượng nông sản thu hoạch. Theo tỷ lệ thất thu ước tính như trên, với sản lượng lúa hàng năm của nước ta hiện nay khoảng 30 triệu tấn thì sâu hại đã ăn phá đi mất 3 triệu tấn (2005). Số lúa mấtt đi này có thể nuôi 10 triệu đến 15 triệu người. Thật là một con số thiệt hại vô cùng lớn! Có điều phải chấp nhận là sự thiệt hại gây ra cho cây trồng bởi các loài sâu, cũng như các loại bệnh và các yếu tố bất lợi khác là qui luật của tự nhiên không thể tránh khỏi. Song làm sao để hạn chế những thiệt hại đó ở mức độ thấp nhất vẫn luôn luôn là mục tiêu phấn đấu của con người.


Quyển ebook BÁC SĨ CÂY TRỒNG, QUYỂN 6: CÔN TRÙNG VÀ NHỆN HẠI CÂY TRỒNG do Gs. Ts. Mai Văn Quyền, Ts. Nguyễn Đăng Nghĩa, Ks. Nguyễn Mạnh Chinh biên soạn, NXB Nông Nghiệp ấn hành sẽ cũng cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản về côn trùng và nhện gây hại cây trồng, để từ đó rút ra biện pháp canh tác phù hợp nhằm hạn chế thiệt hại của sâu hại gây ra.

Quý bạn đọc có thể xem các ebook của bộ sách BÁC SĨ CÂY TRỒNG TẠI ĐÂY.

[EBOOK] BÁC SĨ CÂY TRỒNG, QUYỂN 6: CÔN TRÙNG VÀ NHỆN HẠI CÂY TRỒNG, GS.TS. MAI VĂN QUYỀN ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook về miễn phí TẠI ĐÂY

Từ khoá: ebook, giáo trình, côn trùng hại cây trồng, nhện hại cây trồng, phòng trị côn trùng gây hại cây trồng, phòng trị nhện gây hại cây trồng, sâu hại cây trồng, phòng trị sâu hại cây trồng

[EBOOK] BÁC SĨ CÂY TRỒNG, QUYỂN 5: KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY, GS.TS. MAI VĂN QUYỀN ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP



Đã có nhiều tài liệu và các lớp tập huấn, hội thảo cho nông dân về các biện pháp kỹ thuật trồng trọt. Nhưng trong thực tế nhiều bà con do không hiểu được cơ sở khoa học của các biện pháp nên đã áp dụng một cách máy móc hoặc tùy tiện, dẫn đến hiệu quả không đạt yêu cầu, nhiều trường hợp tốn kém thêm chi phí, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và sản phẩm thu hoạch.


Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc ebook BÁC SĨ CÂY TRỒNG, QUYỂN 5: KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY do Gs. Ts. Mai Văn Quyền, Ts. Nguyễn Đăng Nghĩa và Ks. Nguyễn Mạnh Chỉnh biên soạn, NXB Nông Nghiệp ấn hành. Nội dung của quyển ebook xoay quanh các các vấn đề về kỹ thuật gieo và chăm sóc cây trồng từ khâu làm đất, bón phân, tưới nước đến khâu tạo mầm hoa, thụ phấn, các kỹ thuật IDM như luân canh, xen canh,...

Quý bạn đọc có thể xem các ebook của bộ sách BÁC SĨ CÂY TRỒNG TẠI ĐÂY.

[EBOOK] BÁC SĨ CÂY TRỒNG, QUYỂN 5: KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY, GS.TS. MAI VĂN QUYỀN ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook về miễn phí TẠI ĐÂY

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật gieo trồng cây trồng, kỹ thuật chăm sóc cây trồng, kỹ thuật bón phân cây trồng, kỹ thuật tưới nước cây trồng, kỹ thuật canh tác cây trồng, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng


[EBOOK] CẨM NANG CHẨN ĐOÁN BỆNH CÂY Ở VIỆT NAM (VIETNAMESE DIAGNOSTICMANUAL FOR PLANT), LESTER W. BURGESS ET AL., ACIAR



(Trích dẫn: Burgess L.W., Knight T.E., Tesoriero L. và Phan H.T. 2009. Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở Việt Nam. Chuyên khảo ACIAR số 129a, 210 pp. ACIAR: Canberra.)


Bệnh hại cây trồng tiếp tục gây thiệt hại mùa màng đáng kể ở Việt Nam và các khu vực khác có khí hậu nhiệt đới ở Đông Nam Á. Bệnh dịch vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa ở ĐBSCL gần đây đánh dấu những tác động đáng kể của bệnh cây đối với kinh tế xã hội ở cấp quốc gia.


Sự bùng phát dịch bệnh trên các cây trồng có giá trị kinh tế có thể tác động lớn đến từng hộ nông dân tại những địa phương có ít cây trồng thay thế phù hợp – phức hợp bệnh héo trên gừng ở Quảng Nam là một ví dụ.


Việc chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của các biện pháp phòng trừ. Tuy nhiên, nhiều bệnh hại có các triệu chứng giống nhau, khiến cho việc chẩn đoán tại chỗ gặp nhiều khó khăn, đôi khi không thể thực hiện được. Vì vậy, các phòng thí nghiệm chẩn đoán là một thành phần không thể thiếu trong mạng lưới bảo vệ thực vật. Cán bộ nhận trách nhiệm làm công việc chẩn đoán bệnh cây cần phải trải qua quá trình đào tạo bài bản ở trình độ đại học và sau đại học về kỹ năng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng, ngoài ra còn phải nắm vững những khái niệm cơ bản về bệnh cây và quản lý bệnh hại tổng hợp.


Việc chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh cũng vô cùng cần thiết cho việc xây dựng và phát triển một cơ sở dữ liệu bệnh cây quốc gia một cách khoa học. Cơ sở dữ liệu về bệnh cây ở Việt Nam sẽ là một phần then chốt cho sự thành công của công tác kiểm dịch thực vật. Hơn nữa, cơ sở dữ liệu quốc gia là một phần quan trọng của các biện pháp an ninh sinh học liên quan tới vấn đề trao đổi thương mại hàng nông sản, đặc biệt đối với những quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới. Cuốn cẩm nang này được biên soạn nhằm giúp các nhà nghiên cứu bệnh cây phát triển những kỹ năng cơ bản trong việc chẩn đoán tác nhân gây bệnh, chủ yếu là các bệnh do nấm ở rễ và thân cây. Những bệnh này thường ẩn, không biểu hiện triệu chứng ngay nhưng gây ra những tổn thất đáng kể về mặt kinh tế xã hội ở Việt Nam.
Nội dung của cuốn sách này dựa trên kinh nghiệm của các tác giả cùng nhiều đồng nghiệp ở Australia và Việt Nam qua các chương trình tập huấn liên quan đến các dự án khác nhau được tài trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR), chương trình nâng cao năng lực cho Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của AusAID, và Quỹ tài trợ Crawford của Viện Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ. Cuốn cẩm nang này bổ sung cho các ấn phẩm khác của ACIAR và nhiều đồng nghiệp khác tại Việt Nam.


Theo Peter Core, Tổng Giám Đốc Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR).


Nội dung của tài liệu bao gồm:


 • Tổng quát về sức khỏe thực vật và các yếu tố ảnh hưởng


 • Quy trình chẩn đoán tác nhân gây bệnh trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng

• Các triệu chứng bệnh cây

• Quy trình và thiết bị làm việc trên đồng ruộng

• Quy trình và thiết bị làm việc trong phòng thí nghiệm 

• Giới thiệu sơ lược về phân loại nấm

• Các phương pháp lây bệnh nhân tạo

• Quản lý bệnh hại tổng hợp

• Các bệnh do nấm có nguồn gốc từ đất

 • Các bệnh thường gặp trên một số cây trồng có ý nghĩa kinh tế 

• Ảnh hưởng sức khỏe từ nấm gây bệnh

• Thiết kế, xây dựng và vận hành các phòng thí nghiệm và nhà lưới dùng cho chẩn đoán

• Phụ lục về cách làm que cấy dẹp, sức khỏe an toàn trong công việc, cũng như các công thức nấu môi trường, các phương pháp khử trùng, và các phương pháp lưu giữ mẫu nấm

• Gợi ý một thư viện tham khảo cho các phòng thí nghiệm chẩn đoán

[EBOOK] CẨM NANG CHẨN ĐOÁN BỆNH CÂY Ở VIỆT NAM (VIETNAMESE DIAGNOSTICMANUAL FOR PLANT), LESTER W. BURGESS ET AL., ACIAR

Ebook CẨM NANG CHẨN ĐOÁN BỆNH CÂY Ở VIỆT NAM, Lester W. Burgess, Timothy E. Knight, Len Tesoriero, Phan Thúy Hiền hiệu đính bản dịch.

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên TẠI ĐÂY

Chú ý: THÔNG TIN BẢN QUYỀN

© Liên bang Australia 2009 Công trình này có bản quyền. Ngoài những sử dụng được phép theo Luật Bản quyền 1968, không một phần nào được phép sao chép lại bằng bất cứ tiến trình nào mà không có văn bản cho phép trước của Chính quyền Liên bang Australia. Các yêu cầu liên quan đến việc sao chép lại và bản quyền cần được gửi đến Ban Quản trị Bản quyền Liên bang Úc, Bộ Tổng Chưởng lý, Văn phòng Robert Garran, National Circuit, Barton, ACT, 2006 hoặc gửi đến http://www.ag.gov.au/cca.

Xuất bản bởi Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) GPO Box 1571, Canberra ACT 2601, Australia Điện thoại: 61 2 6217 0500 aciar@aciar.gov.au

Burgess L.W., Knight T.E., Tesoriero L. và Phan H.T. 2009. Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở Việt Nam. Chuyên khảo ACIAR số 129a, 210 pp. ACIAR: Canberra.

ISBN 978 1 921434 79 2 (bản in) ISBN 978 1 921434 80 8 (trực tuyến)

Biên tập kỹ thuật bởi Biotext Pty Ltd Thiết kế bởi Clarus Design Pty Ltd In bởi Goanna Print Pty Ltd

Dịch: All Language Typesetters & Printers Pty Ltd

Hiệu đính bản dịch: Phan Thúy Hiền

[EBOOK] CHUYÊN ĐỀ "BÁC SĨ CÂY TRỒNG": GIỐNG CÂY TRỒNG, GS. TS. MAI VĂN QUYỀN ETAL., NXB NÔNG NGHIỆP



Từ xưa ông bà ta đã có câu "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" để nói lên kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp thực tiễn thời bấy giờ-thời mà còn "trông trời, trông đất, trông nắng, trông mưa". Khi đó, yếu tố thời tiết đứng đầu tiên quyết định đến "thành bại" sau này của mùa vụ, yếu tố giống cây trồng chỉ "xếp xó" sau cùng. Tuy nhiên, theo sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, nhất là từ sau cuộc "Cách mạng xanh" từ những thập niên 40-60 của thế kỉ trước, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất đã giúp gia tăng đáng kể sản lượng nông nghiệp và giúp giải phóng sức lao động thuần túy bằng cơ giới hóa nông nghiệp. Đồng thời, việc ứng dụng công các công nghệ như công nghệ gen, công nghệ sinh học, công nghệ hóa học,... cũng góp phần không nhỏ đến sự phát triển thần kì của ngành nông nghiệp, thì quan niệm trên dường như bị phá vỡ. Thay vào đó yếu tố cây trồng-hay đúng hơn là giống cây trồng là cực kì quan trọng quyết định đến thành công sau này. Giống tốt: sức chống chịu tốt (chịu hạn, chịu mặn, chịu phèn, kháng sâu bệnh), đạt năng suất cao (so với giống khác cùng loài), có những đặc tính trội có lợi trong sản xuất (nông sản đẹp, ngon, to, dể bảo quản,...), thời gian sinh trưởng ngắn (trồng được nhiều vụ/năm, tiêu biểu là lúa),...


Để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về giống, vai trò của giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, các tiêu chuẩn chọn giống tốt, một số khái niệm: giống nguyên chủng-giống xác nhận-giống đầu dòng-giống sản xuất-giống lai, các biện pháp nhân giống và ưu nhược điểm, các yêu cầu về canh tác chăm sóc cây giống,.. tất cả sẽ được trình bày trong quyển ebook: GIỐNG CÂY TRỒNG (chuyên đề BÁC SỸ CÂY TRỒNG) do Gs. Ts. Mai Văn Quyền, Ks. Phạm Mạnh Chinh, Ts. Nguyễn Đăng Nghĩa biên soạn, NXB Nông nghiệp ấn hành năm 2005.

Quý bạn đọc có thể xem các ebook của bộ sách BÁC SĨ CÂY TRỒNG TẠI ĐÂY

[EBOOK] CHUYÊN ĐỀ "BÁC SĨ CÂY TRỒNG": GIỐNG CÂY TRỒNG, GS. TS. MAI VĂN QUYỀN ETAL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên miễn phí TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, BÁC SỸ CÂY TRỒNG, chiếc, chọn giống, ghép, giống, giống cây trồng, giống lai, giống nguyên chủng, giống xác nhận, lai, nhân giống, tháp, kỹ thuật nhân giống cây trồng, kỹ thuật chọn giống cây trồng, kỹ thuật chiếc ghép cây trồng