Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] TRÍCH YẾU ĐƯỢC CẬP NHẬT HOÁ VỀ CÁC LOÀI LAN CỦA VIỆT NAM (UPDATED CHECKLIST OF THE ORCHIDS OF VIETNAM), LEONID V. AVERYANOV VÀ ANNA L. AVERYANOVA, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI




Chúng tôi đã nhận được các nguồn tài trợ sau để tiến hành những nghiên cứu ngoài thực địa cũng như trong Phòng thí nghiệm từ đó dẫn đến các kết quả trình bày trong tài liệu này, và chúng tôi xin chân thành cảm ơn:


Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ (các tài trợ số 5094-93. 5803-96 và 6383-98 cho đề tài "Hệ thực vật Tây Nguyên" của GS. TSKH. L. Avêrianốp, số 6300-98 cho để tài "Hệ thực vật núi đá vôi Cao Bằng, bác Việt Nam" của TS. Nguyễn Tiếp Hiệp và số 6733-00 cho đề tài "Kiểm kể thực vật tại các vùng chưa được nghiên cứu ở bắc Việt Nam" của TS. D. Harder);


Hội Lan Hoa Kỳ (tài trợ cho các đề tài "Điều tra phát hiện các loài Lan hài đang bị tiêu diệt ở Việt Nam", "Điều tra phát hiện khu hệ Lan sống trên núi đá vôi đang bị tiêu diệt ở một số vùng núi hiểm trở của Bắc Việt Nam" và "Nghiên cứu quần chủng các loài Lan hài đặc hữu của Bắc Việt Nam" của GS. TSKH L. Avêrianốp;


Quỹ khoa học cơ bản Hoa Kỳ (tài trợ số DEB-987023 cho đề tài "Hợp tác nghiên cứu kiểm kê một số taxôn bị đe doạ tiêu diệt ở một số vùng cần bảo tồn của Việt Nam" của TS E. Sterling và TS D. Harder);


Tổ chức động thực vật quốc tế FFI (tài trợ 100% của FFI cho đề tài "Sự phân bố của Paphiopedilum vietnamense và hiện trạng trong hoang dại" và Chương trình FFI Việt Nam cho đề tài "Bảo tồn trên cơ sở cộng đồng hệ sinh thái ở núi Hoàng Liên, Việt Nam");


Chương trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, Việt Nam (tài trợ số 6.110.01 cho đề tài "Điều tra phát hiện các loài Tuế và Thông bị đe doạ tiêu diệt ở Việt Nam" của GS. TS. Phan Kế Lộc và TS. Nguyễn Tiến Hiệp);


Nghiên cứu tính đa dạng sinh vật của Việt Nam và Lào: Chương trình ICBG đặt tại UIC (Tài trợ l-UOl-TWO 1015-01, thông qua quỹ của Các Viện sức khoẻ quốc gia Hoa Kỳ, Quỹ khoa học cơ bản Hoa Kỳ và Dịch vụ nông nghiệp nước ngoài của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho GS. TS. D.D. Soejarto);


Ủy ban bảo tồn của Hội Lan Xan Diêgô (tài trợ cho đề tài "Khảo sát các loài Lan hài sống trên núi đá vôi Bắc Việt Nam đang bị tiêu diệt" của GS. TSKH. L. Avêrianốp).


Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia Việt Nam đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu thực vật, lãnh đạo Viện thực vật học Cômarốp thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga đã cho phép chúng tôi hoàn thành tài liệu này trong giờ làm việc và lãnh đạo Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã cho phép thu thập mẫu vật nghiên cứu.


Chúng tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Tiến Hiệp và GS. TS. Phan Kế Lộc, những người đã đóng vai trò chủ yếu trong việc tổ chức tất cả các đợt nghiên cứu thực địa dẫn đến các kết quả được trình bày ở đây, TS. AlêxAnđrơ Senicốp đã chỉnh lý phần mô tả tiếng la tinh. TS. Jacinto Regalado đã hiệu đính phần tiếng Anh. và GS. TS. Phan Kế Lộc đã hiệu đính bản thảo và dịch sang tiếng Việt Nam.


Tài liệu này đã không có thể công bố được nếu không có sự tài trợ của Chương trình Bảo tồn thực vật Việt Nam, một chương trình hợp tác giữa Vườn thực vật Mítxuri, Hoa Kỳ và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Việt Nam, và của Chương trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, Việt Nam.


[EBOOK] TRÍCH YẾU ĐƯỢC CẬP NHẬT HOÁ VỀ CÁC LOÀI LAN CỦA VIỆT NAM (UPDATED CHECKLIST OF THE ORCHIDS OF VIETNAM), LEONID V. AVERYANOV VÀ ANNA L. AVERYANOVA, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, TRÍCH YẾU ĐƯỢC CẬP NHẬT HOÁ VỀ CÁC LOÀI LAN CỦA VIỆT NAM, UPDATED CHECKLIST OF THE ORCHIDS OF VIETNAM, phân loại các loài hoa lan ở Việt Nam, hoa lan ở Việt Nam, phân loại lan Việt Nam

[EBOOK] DINH DƯỠNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHO BÒ, PGS. TS. BÙI ĐỨC LŨNG, NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


Trên 10 năm qua đàn bò sữa của nước ta phát triển với tốc độ khá nhanh nên năm 1992 cả nước có 13.080 con, đến năm 2001 là 41.241 con và đến 2004 đã lên đến trên 50.000 con. Theo kế hoạch đến 2005 lên 100.000 và năm 2010 là 200.000 con. Chăn nuôi bò sữa đã trở thành phong trào ở khắp mọi miền đất nước, nhưng phát triển nhanh và nhiều nhất là ngoại thành - thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, ngoại thành - thành phố Hà Nội. Ngoài giống bò sind, lai sind, bò Zebu ta đã nhập một số giống bò cao sản cho sữa như bò Holstein Friesian (HF), bò Jersey và đang phát huy trong sản xuất ở điều kiện môi trường Việt Nam.


Những thành công ấy, ngoài các yếu tố: Cơ chế quản lý, giống, kỹ thuật, yếu tố quan trọng nhất (nếu không nói là quyết định) vẫn là yếu tố giải quyết tốt dinh dưỡng thức ăn cho bò.


Để góp phần giúp các địa phương, các doanh nghiệp, doanh nhân (hộ chăn nuôi) chăn nuôi bò sữa hiểu biết thêm ý nghĩa dinh dưỡng, giải quyết nguồn thức ăn và chế biến thức ăn cho bò PGS.TS Bùi Đức Lũng là tác giả của 2 cuốn sách "Thức ăn và nuôi dưỡng gia cầm", và "Thức ăn và nuôi dưỡng lợn" đã được bổ sung tái bản nhiều lần, đến nay bằng sự cố gắng của mình Tác giả đã sưu tầm chắt lọc kiến thức khoa học về dinh dưỡng, những kết quả công trình nghiên cứu thức ăn cho bò của nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong 10 năm gần đây, và biên soạn thành cuốn sách "Dinh dưỡng, sản xuất và chế biến thức ăn cho bò" mang tính phổ thông với nội dung phong phú đề cập đến những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, yêu cầu dinh dưỡng của bò; đến các giống cỏ tự nhiên, cỏ trồng, cách dự trữ bảo quản và sử dụng chúng; các loại thức ăn khác từ phụ phẩm nông nghiệp và chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn bổ sung và đặc biệt cách chế biến và sử dụng thức ăn; các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu thụ thức ăn, đến chất lượng sữa của bò; các tiêu chuẩn về nhu cẩu dinh dưỡng của bò...


Vì số trang có hạn chế, do vậy Tác giả không thể đề cập chi tiết hết vấn đề dinh dưỡng và giải quyết thức ăn trong điều kiện, thực tế chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam, và không tránh khỏi có sự sai sót. Rất mong các doanh nhân là độc giả góp ý bổ sung để Nhà xuất bản có thêm tư liệu xuất bản lần sau.


Xin trân trọng giới thiệu và nhận được sự cộng tác chân thành của các độc giả.


[EBOOK] DINH DƯỠNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHO BÒ, PGS. TS. BÙI ĐỨC LŨNG, NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, dinh dưỡng cho bò, dinh dưỡng chăn nuôi bò, kỹ thuật chăn nuôi bò, dinh dưỡng sản xuất thức ăn cho bò, chế biến thức ăn cho bò

[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN

Rừng ngập mặn (RNM) ven biển đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) như hạn chế gió bão, xâm nhập mặn, lũ lụt, xói lở...Thời gian qua, các cơ quan Trung ương và địa phương đã thấy rõ việc cấp bách phải bảo vệ và phục hồi hệ thống rừng ngập mặn ven biển trên cả nước, đã ban hành 02 văn bản khung quan trọng liên quan đến RNM ven biển, gồm: Đề án Bảo vệ và Phát triển rừng ven biển ứng phó với BĐKH giai đoạn 2015 - 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 119/2016/ NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với BĐKH, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho công tác bảo vệ và phát triển rừng ven biển, góp phần chủ động ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai và nước biển dâng.

Nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với BĐKH, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được sự hỗ trợ của Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng ven biển (ICMP) do Chính phủ Việt Nam, Chính phủ CHLB Đức và Chính phủ Úc tài trợ và do Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức thực hiện, cũng đã ban hành Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng các loài cây RNM: Trang, Sú, Mắm đen, Vẹt dù và Bần chua theo Quyết định số 1205/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/4/2016 và Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng các loài cây RNM: Mấm trắng, Mấm biển, Đước đôi, Đưng, Bần Trắng và Cóc trắng theo Quyết định số 5365 /QĐ-BNN-TCLN ngày 23/12/2016 nhằm phục vụ khôi phục RNM, chắn sóng, gió, bảo vệ môi trường sinh thái, ổn định các bãi bồi ven biển.

Với mục đích giới thiệu tóm tắt kỹ thuật gieo ươm và trồng các loài cây RNM đến các tổ chức, cá nhân trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hay các nguồn vốn khác, Chương trình ICMP đã biên soạn, xây dựng quyển Sổ tay Hướng dẫn Kỹ thuật “Gieo ươm và trồng một số loài cây rừng ngập mặn” trên cơ sở tổng hợp từ hai Quyết định Hướng dẫn kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành. Hy vọng cuốn sổ tay này là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc quản lý, bảo vệ, phục hồi, phát triển và sử dụng rừng ven biển ở địa phương.

Tổng cục Lâm nghiệp và Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng ven biển (ICMP) xin chân thành cám ơn các địa phương có RNM ven biển, các tổ chức, cá nhân... đã đóng góp, hỗ trợ xây dựng và ban hành Quyển Sổ tay quan trọng này.

Trong lần biên soạn đầu tiên này không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị, cá nhân để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện trong lần tái bản.

[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Gieo ươm và trồng một số loài cây rừng ngập mặn, kỹ thuật gieo ươm và trồng các loài cây rừng ngập mặn, rừng ngập mặn ven biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn

[EBOOK] CÂY NGHỆ - KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN THEO TIÊU CHUẨN HỮU CƠ

Nghệ (Zingiberaceae) được trồng nhiều ở Việt Nam, là cây được dùng để chế biến gia vị thực phẩm. Nghệ cũng là một cây dược liệu quý được sử dụng từ rất lâu trong y học cổ truyền và y học hiện đại ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm Nghệ hữu cơ của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, một số đơn vị đã xây dựng vùng canh tác Nghệ đạt tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

Dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất Nghệ hữu cơ của nhiều doanh nghiệp kết hợp với ý kiến đóng góp của các chuyên gia nông nghiệp hữu cơ như TS. Trần Thị Thanh Bình và TS. Lê Mai Nhất, Dự án “Nhân rộng sáng kiến thương mại sinh học trong lĩnh vực dược liệu ở Việt Nam”, do Liên minh châu Âu tài trợ và thực hiện bởi Tổ chức HELVETAS Việt Nam, đã biên soạn cuốn Sổ tay "Cây nghệ - Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản theo tiêu chuẩn hữu cơ" nhằm giúp người sản xuất tiếp cận kiến thức và phương pháp sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Trong quá trình thực hiện cuốn Sổ tay này không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn!

[EBOOK] CÂY NGHỆ - KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN THEO TIÊU CHUẨN HỮU CƠ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Cây nghệ - Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản theo tiêu chuẩn hữu cơ, Kỹ thuật trồng nghệ theo tiêu chuẩn hữu cơ, kỹ thuật chăm sóc nghệ theo tiêu chuẩn hữu cơ, kỹ thuật thu hoạch nghệ theo tiêu chuẩn hữu cơ, kỹ thuật sơ chế và bảo quản nghệ theo tiêu chuẩn hữu cơ

[EBOOK] CÂY HỒNG - KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC, PGS. TS. PHẠM VĂN CÔN, NXB NÔNG NGHIỆP


Quả hồng - một loại quả quý dân ta rất ưa dùng bởi vị ngọt mát, đậm đà rất hợp cho người già và trẻ nhỏ.

Ngoài các chất bổ dưỡng trong quả, các bộ phận khác của cây hồng có mặt trong nhiều bài thuốc của Y học Phương Đông: “Thị đế” - tai hồng, “Thị tất” - nước ép quả hồng, “Thị sương” - đường tiết ra từ quả hồng khi làm mứt.

Quả ngon, mã lại đẹp nên hồng thường được sử dụng nhiều trong các ngày lễ long trọng của dân tộc.

Cây hồng được người xưa mệnh danh là “Thất tuyệt” bởi nhiều ưu điểm mà các cây trồng khác không có như: dễ trồng, chịu khô hạn, chịu đất xấu ít thâm canh, ít sâu bệnh, cây bền - lá to tán rộng cho nhiều bóng mát. Mùa hè lá xanh, mùa thu lá đỏ, cuối thu lá trút hết còn lại trên cây quả chín vàng, đỏ như những chiếc đèn lồng... Năng suất ổn định, phẩm vị quả ngon cho nên trồng hồng cho thu nhập cao hơn nhiều so với các cây ăn quả khác.

Do những đặc điểm trên nên cây hồng là một trong những cây trồng chủ lực trong chủ trương thay đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện xoá đói giảm nghèo trong nông nghiệp và nông thôn Việt Nam của Đảng và Nhà nước ta.

Cuốn sách nhỏ “Cây hồng - Kỹ thuật trồng và chăm sóc” của PGS. TS. Phạm Văn Côn giúp bạn đọc hiểu được đặc điểm sinh trưởng, yêu cầu sinh thái, nguồn gốc, kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản chế biến hồng, từ đó các chủ vườn sẽ chọn được những giống hồng ngon, những cây giống tốt, phù hợp với điều kiện đất đai, sinh thái vùng trồng để đầu tư có hiệu quả trên mảnh đất của mình.

Sách còn là tài liệu tham khảo tốt cho học sinh, sinh viên và cán bộ chuyên ngành.

Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách ngày càng hoàn thiện và giúp ích nhiều hơn cho những ai quan tâm và ưa thích trồng hồng.


[EBOOK] CÂY HỒNG - KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC, PGS. TS. PHẠM VĂN CÔN, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Cây hồng - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng, đặc điểm sinh trưởng cây hồng, yêu cầu sinh thái của cây, nguồn gốc cây hồng, kỹ thuật nhân giống cây hồng, kỹ thuật trồng cây hồng, thu hái và bảo quản chế biến hồng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH LẠNH ĐÔNG RAU QUẢ XUẤT KHẨU, GS. TSKH. TRẦN ĐỨC BA (CHỦ BIÊN) ET AL., KHOA CÔNG NGHỆ NHIỆT-LẠNH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Rau quả cần cho đời sống của con người không chỉ để phối liệu trong khẩu phần ăn hàng ngày, nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, các chất khoáng, các sinh tố thiết yếu, các chất kích thích cho cơ thể con người, mà còn là thành phần chủ yếu không thể thay thế được bằng các chất khác trong nhu cầu thực phẩm, nhu cầu đề kháng bệnh tật của cơ thể sống.

Như chúng ta đã biết là một số aminoaxit không thể thay thế được, rất cần cho cơ thể sống nhưng chỉ ở rau quả mới có mà thôi. Nhiều loại rau quả ngoài giá trị dinh dưỡng cao, còn có giá trị dược liệu quí như Bromelin, Papain trong dứa và đu đủ dùng làm thuốc tiêu hóa rất tốt. Bromelin còn dùng để sản xuất nhiều biệt dược như Extranse, Annasase, ... để điều trị hàng loạt bệnh chứng về viêm loét, ung nhọt và cả ung thư. Trong nước dừa giải khát có hoạt chất hócmôn thực vật kích thích mạnh sinh trưởng. Trong actiso có nhiều chất bổ gan, bổ thận, bổ thần kinh. Trong hột mít có chất lectin (jacaline) có thể dùng điều chế thuốc trị bệnh AIDS là bệnh hiểm nghèo nhất của loài người hiện nay. Nhờ rau quả rất bổ dưỡng, lại có tính đề kháng bệnh tật và điều trị hữu hiệu cao, nên thế giới đã có nhiều người sống lâu trên 120 tuổi do ăn uống chủ yếu là rau quả như các cụ già ở vùng Capcasơ (SNG), Brasil, ... Dân theo giáo phái Mormon và Adventist ở California ăn nhiều hoa quả tươi và quả bơ nên không bị bệnh xơ cứng động mạch và ít mắc bệnh ung thư so với những người khác từ 2 đến 3 lần. Chính vì vậy mà rau quả ngày nay trở thành mặt hàng quý của thị trường quốc tế. Mặt khác, sản phẩm quí này lại ngày càng khan hiếm do nhịp độ phát triển dân số của thế giới, nhịp độ “đô thị hóa” cộng với nạn “sa mạc hóa” và nạn ô nhiễm môi trường.

Rau quả là thực phẩm quý đang khan hiếm dần, trong khi đó Việt Nam ta có tương đối nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất rau quả đặc sản nhiệt đới, nhằm cung ứng cho thị trường thế giới rộng lớn. Vấn đề cần phải giải quyết là làm sao để ứng dụng được những thành tựu rực rỡ của công nghệ sinh học trong việc phát triển rau quả ở nước ta, đưa ngành rau quả Việt Nam bước vào giai đoạn sản xuất công nghiệp, đáp ứng đầy đủ cho chế biến xuất khẩu rau quả đặc sản Việt Nam trên khắp các thị trường của thế giới.

Cuốn sách “Lạnh đông rau quả xuất khẩu” giới thiệu với bạn đọc về chế biến lạnh để xuất khẩu một số rau quả chủ lực, rau quả đặc sản nhiệt đới Việt Nam với hy vọng góp được phần nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế vùng nhiệt đới.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu mọi ý kiến đóng góp xây dựng của bạn đọc gần xa.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH LẠNH ĐÔNG RAU QUẢ XUẤT KHẨU, GS. TSKH. TRẦN ĐỨC BA (CHỦ BIÊN) ET AL., KHOA CÔNG NGHỆ NHIỆT-LẠNH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Lạnh đông rau quả xuất khẩu, giáo trình Lạnh đông rau quả xuất khẩu, bảo quản nông sản, bảo quản sau thu hoạch, bảo quản rau quả xuất khẩu, đông lạnh nông sản xuất khẩu

[EBOOK] KỸ THUẬT XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH MÔ NHỎ: TÀI LIỆU KỸ THUẬT CHO RAU QUẢ VÀ HOA CÂY CẢNH, Lisa Kitinoja Và Adel A. Kader, UNIVERSITY OF CALIFORNIA - DAVIS, CALIFORNIA

Ba mục tiêu chính của việc áp dụng công nghệ sau thu hoạch cho sản phẩm rau quả gồm:

1. Giữ vững chất lượng (hình dáng, kết cấu, hương vị, và giá trị dinh dưỡng)

2. Bảo vệ thực phẩm an toàn

3. Giảm tổn thất giữa thời điểm thu hoạch và tiêu dùng

Việc quản lý hiệu quả trong suốt thời kỳ sau thu hoạch, tốt hơn việc đưa ra bất kỳ công nghệ phức tạp nào, là chìa khóa để đạt được mục tiêu đặt ra. Trong khi việc đầu tư thiết bị đắt tiền và xử lý sau thu hoạch bằng công nghệ cao sẽ đem lại lợi ích cho các hoạt động ở quy mô lớn, thì lại là vấn đề không thực tiễn đối với quy mô nhỏ. Thay vào đó, công nghệ đơn giản, chi phí thấp có thể thích hợp hơn đối với khối lượng nhỏ. Ở các nước đang phát triển, các hoạt động thương mại thường hạn chế, nông dân phải bán sản phẩm trực tiếp cho nhà cung cấp cũng như người xuất khẩu.

Nhiều sự đổi mới gần đây trong công nghệ sau thu hoạch ở các nước phát triển tránh được việc sử dụng lao động giá cao và cho sản phẩm đạt chất lượng hoàn hảo. Các phương pháp này có thể không được chứng minh trong thời gian dài, vì còn có sự liên quan đến kinh tế xã hội, văn hóa và môi trường. Ví dụ, việc sử dụng thuốc trừ hại sau thu hoạch có thể làm giảm tỷ lệ khuyết tật bề mặt, nhưng có thể phải trả giá cao cả về kinh phí và hậu quả đối với môi trường. Thêm nữa, nhu cầu ngày càng lớn về các sản phẩm rau quả trồng theo phương pháp hữu cơ sẽ tạo cơ hội cho người sản xuất và buôn bán ở quy mô nhỏ.

Các điều kiện ở địa phương đối với người sản xuất ở quy mô nhỏ bao gồm sự dư thừa lao động, thiếu lòng tin vào việc đầu tư công nghệ sau thu hoạch, nguồn cung cấp năng lượng điện không chắc chắn, thiếu phương tiện vận chuyên, kho lưu trữ, nguyên liệu bao gói, cũng như một loạt những hạn chế khác. Cũng rất may rằng, có nhiều công nghệ sau thu hoạch đơn giản có thể lựa chọn, và có nhiều khả năng đáp ứng nhu cầu của người sản xuất và buôn bán ở quy mô nhỏ. Trong sách này giới thiệu nhiều phương pháp đã được sử dụng thành công để làm giảm tổn thất và giữa được sản phẩm chất lượng tốt của nhiều cây trồng ở nhiều nơi trên thế giới trong nhiều năm qua.

Có rất nhiều bước có ảnh hưởng đến nhau trong bất kỳ phương pháp sau thu hoạch nào. Sản phẩm thường được chuyển qua nhiều người khác nhau, vận chuyển và lưu trữ vài lần giữa thời điểm thu hoạch và tiêu dùng. Trong khi mỗi loại sản phẩm phải có kỹ thuật riêng, và các hoạt động theo trình tự riêng, thì mục đích của cuốn sách này là đưa ra một phương pháp chung cho việc lưu trữ sau thu hoạch.

Chương 1 đưa ra một số kỹ năng thu hoạch và các phương pháp chuẩn bị sản phẩm tươi cho thị trường. Chương 2 cung cấp những ví dụ đã được lựa chọn về việc xử lý thế nào sản phẩm cây thân củ, hành trước khi tồn trữ hoặc bảo quản. Chương 3 minh họa các công nghệ đơn giản có thể sử dụng cho nhà bao gói, có thể là một cái lều đơn giản trên đồng ruộng, hoặc một vài cấu trúc kho làm mát và lưu trữ.

Chương 4 đưa ra những phương pháp khác nhau của việc bao gói, và nguyên liệu bao gói, có thể giúp giữ được chất lượng sản phẩm và làm giảm tổn thương cơ giới trong quá trình lưu trữ, vận chuyển và bảo quản. Chương 5 miêu tả phương pháp kiểm soát vật gây hại, và đưa ra gợi ý về việc xử lý hóa học trong việc kiểm soát côn trùng và bệnh hại.

Các phương pháp đơn giản làm mát sản phẩm được miêu tả trong chương 6. Cấu trúc kho bảo quản, phương pháp đảm bảo sự thông gió thích hợp, và các công nghệ đơn giản cho việc bảo quản trong điều kiện không khí cải biến được giới thiệu trong chương 7. Kỹ thuật vận chuyển có thể hạn chế tổn thất được giới thiệu trong chương 8, và các phương pháp lưu trữ ở các điểm bán buôn bán lẻ được đưa ra ở chương 9. Chương 10 giới thiệu một vài phương pháp ché biến sản phẩm tươi làm tăng giá trị sản phẩm như sấy khô, đóng hộp và ép nước quả. Cuối cùng, chương 11 là một chương mới của phiên bản lần này của cuốn sách, miêu tả cơ sở của “Thực hành nông nghiệp tốt” (GAP), và phương pháp đơn giản có thể áp dụng để đảm bảo an toàn cho sản phẩm tươi.

Mỗi kỹ năng được đưa ra trong sách này đều được miêu tả chi tiết và minh họa bằng hình ảnh. Những thông tin chi tiết hơn về bất kỳ một kỹ năng cụ thể nào, ngưòi sử dụng sách có thể tìm theo nguồn sách đã liệt kê, hoặc có thể liên hệ trực tiếp với tác giả của sách. Những kỹ thuật được miêu tả trong cuốn sách này không phải là toàn bộ các vấn đề của công nghệ sau thu hoạch, nhưng là điểm khởi đầu cho việc lưu trữ sản phẩm cây trồng ở quy mô nhỏ. Chúng tôi khuyên bạn nên thử các biện pháp kỹ thuật và so sánh chúng với các kỹ thuật hiện thời của bạn. Nhớ rằng, bất kỳ kỹ thuật nào cũng cần sử dụng linh hoạt để phù hợp nhất với điều kiện địa phương hoặc phù hợp với nguyên liệu. Và chúng tôi hy vọng rằng, những người sử dụng cuốn sách này cũng sẽ thông tin cho chúng tôi thêm nữa những công nghệ có tính thực tiễn, và chi phí thấp các bạn đang sử dụng, mà chúng tôi chưa đề cập đến trong phiên bản này.

Chúng tôi tin tưởng rằng việc áp dụng một vài kỹ năng đơn giản được mô tả trong sách này có thể giúp việc tồn trữ nông sản ở quy mô nhỏ giảm được tổn thất sản phẩm, bảo vệ sản phẩm an toàn, và giữ rau quả đạt chất lượng tốt.

[EBOOK] KỸ THUẬT XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH MÔ NHỎ: TÀI LIỆU KỸ THUẬT CHO RAU QUẢ VÀ HOA CÂY CẢNH, Lisa Kitinoja Và Adel A. Kader, UNIVERSITY OF CALIFORNIA - DAVIS, CALIFORNIA


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, bảo quản nông sản, bảo quản sau thu hoạch, kỹ thuật bảo quản rau quả, kỹ thuật bảo quản hao cây cảnh, bảo quản nông sản, chế biến nông sản, bảo quản sau thu hoạch, chế biến nông sản sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản, bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch,

[EBOOK] GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN (MĐ 01) CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT, NHIỀU TÁC GIẢ, BỘ NN&PTNT


Bộ giáo trình nghề “Trồng sầu riêng, măng cụt” trình độ sơ cấp nghề có 07 mô đun. Đây là mô đun đầu tiên “Chuẩn bị trước khi trồng”. Mô đun này hướng dẫn cách lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện để trồng sầu riêng, măng cụt như chuẩn bị đất, chuẩn bị mô/hố, chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, vật tư, nhân công... để phục vụ cho quá trình trồng sầu riêng, măng cụt. Nội dung cuốn giáo trình được phân bố giảng dạy trong thời gian 60 giờ và bao gồm 04 bài như sau:


Bài 01: Lập kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt

Bài 02: Chuẩn bị đất

Bài 03: Chuẩn bị mô, hố

Bải 04: Chuẩn bị cơ sở, vật liệu

Để hoàn thiện cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác giúp đỡ của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất cây sầu riêng, măng cụt ở Đồng Bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Nguyên, các cơ sở, các nông dân sản xuất sầu riêng, măng cụt giỏi, các nhà giáo đã tham gia đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình.

Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế, tổ chức và vận dụng phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tế của từng vùng để giảng dạy cho học viên học mô đun Chuẩn bị trước khi trồng sầu riêng, măng cụt.

Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp trong lĩnh vực trồng sầu riêng, măng cụt để chương trình, giáo trình được điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu học nghề trong thời kỳ đổi mới.

Xin chân thành cảm ơn!


[EBOOK] GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN (MĐ 01) CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT, NHIỀU TÁC GIẢ, BỘ NN&PTNT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Trồng sầu riêng, măng cụt, kỹ thuật trồng sầu riêng, kỹ thuật trồng măng cục, Lập kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt, Chuẩn bị đất trồng cây sầu riêng măng cục, Chuẩn bị mô, hố, Chuẩn bị cơ sở, vật liệu

[EBOOK] TÀI LIỆU THAM KHẢO HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG TRỪ THỰC VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI TRÊN ĐIỂN HÌNH CÂY MAI DƯƠNG (Mimosa pigra L.)


Từ lâu các nhà khoa học ở nhiều nước đã ghi nhận hiện tượng xâm lấn và phát triển mạnh mẽ của các loài sinh vật khi du nhập đến nơi ở mới (IUCN, 2003). Các loài thực vật ngoại lai được du nhập đến nơi ở mới có thể do ngẫu nhiên và cũng có thể do cố ý. Trường hợp du nhập cố ý là do những quan tâm về kinh tế, môi trường và xã hội thúc đẩy. Thí dụ, năm 1947 Thái Lan nhập cây mai dương từ In-đô-nê-sia về để trồng làm cây phân xanh, chống xói mòn đất và đến năm 1982 cây mai dương bắt đầu lan rộng và đến nay xâm lấn hầu hết các tỉnh của Thái Lan (Suasa-ard và nnk, 2004). Bèo tây được đưa về Úc vào thập niên 1890 như là cây thực vật cảnh (NSW, 2012). Bèo tây lần đầu tiên được nhập vào Việt Nam vào năm 1902 qua Nhật Bản để làm cây cảnh, sau đó lan tràn khắp cả nước và trở thành loài thực vật ngoại lai xâm hại (IUCN, 2003). Loài cỏ lào cũng được du nhập đi một số nước như cây cảnh và ngày nay trở thành loài thực vật ngoại lai xâm hại ở nhiều nước trên thế giới (IUCN/SSG/ISSG, 2004).

Cây mai dương xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng giữa thế kỷ XX hoặc sớm hơn, nhưng chỉ từ thập niên 1980 loài cây này mới lây lan nhanh ở một số vùng và có mặt ở hầu hết các địa phương trong cả nước (IUCN, 2003). Trong những năm cuối của thập niên 1990, sự xâm lấn của cây mai dương ở lưu vực sông La Ngà, lòng hồ Trị An cũng như ở các vùng đất trống thuộc các Vườn quốc gia Cát Tiên, Tràm Chim là vấn đề báo động. Tại những nơi này cây mai dương đã mọc dày tạo thành những thảm cây rộng lớn, cản trở hoạt động kinh tế, biến các vùng đất canh tác thành các vùng hoang hoá, làm nghèo khu hệ động thực vật bản địa ở các khu bảo tồn thiên nhiên, ảnh hưởng tới cảnh quan và môi trường. Đây là đối tượng cỏ dại môi trường nguy hiểm khó phòng trừ. Nước ta đang gặp khó khăn trong việc đối phó với loài thực vật ngoại lai này.

Những thông tin về đặc tính sinh vật học, sinh thái học của cây mai dương là cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng và đề xuất các giải pháp phòng chống một cách hiệu quả loài sinh vật ngoại lai này. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu về sinh học sinh thái của cây mai dương ở nước ta còn quá khiêm tốn.

Để có được một chiến lược phòng chống một cách hiệu quả đối với sự lây lan xâm lấn của cây mai dương rất cần phải có các thông tin về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, các phương pháp phòng chống cây mai dương đã có ở trên thế giới. Tài liệu này cung cấp các thông tin như vậy về cây mai dương.

[EBOOK] TÀI LIỆU THAM KHẢO HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG TRỪ THỰC VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI TRÊN ĐIỂN HÌNH CÂY MAI DƯƠNG (Mimosa pigra L.)


Qúy bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, quản lý cây mai dương, kiểm oast cây mai dương, phòng trừ cây mai ương, thực vật ngoại lai, cây mai dương ngoại lai, Mimosa pigra L.

[EBOOK] ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN THỰC PHẨM: NGUYÊN LÝ VÀ THỰC HÀNH (EVALUATION OF FOOD: PRINCIPLES AND PRACTICES), Harry T.Lawless Và Hildegarde Heymann, BIÊN DỊCH: NGUYỄN HOÀNG DŨNG ET AL., NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Đánh giá cảm quan thực phẩm: Nguyên lý và thực hành’’ của Harry T. Lawless và Hildegarde Heymann được biên dịch nhằm giới thiệu đến bạn đọc những nền tảng lý thuyết và thực hành của ngành khoa học Cảm giác ứng dụng trong lĩnh vực Thực phẩm. Dịch giả mong muốn quyển sách này sẽ là tài liệu tham khảo và tra cứu hữu ích cho các bạn sinh viên và những nhà nghiên cứu yêu thích ngành khoa học này.

Bản dịch từ nguyên tác theo hợp đồng giữa Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. HCM và Springer Science + Business Media được ký kết ngày 15 tháng 06 năm 2006.

Cảm ơn KS. Lê Minh Tâm đã thiết kế hình ảnh và trang bìa cùng ThS. Nguyễn Bá Thanh và ThS. Nguyễn Thanh Khương đã đọc lại bản dịch và đóng góp những ý kiến quý báu để bản dịch của cuốn sách hoàn thiện hơn.

Mọi thư từ góp ý xin gửi về địa chỉ: Khoa Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10; Điện thoại: 08.8.647.256-5696; E-mail: dzung@hcmut.edu.vn

[EBOOK] ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN THỰC PHẨM: NGUYÊN LÝ VÀ THỰC HÀNH (EVALUATION OF FOOD: PRINCIPLES AND PRACTICES), Harry T.Lawless Và Hildegarde Heymann, BIÊN DỊCH: NGUYỄN HOÀNG DŨNG ET AL., NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Nguồn ebook: https://www.ebookbkmt.com/

Mật khẩu để mở sách: ebookbkmt

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Đánh giá cảm quan thực phẩm: Nguyên lý và thực hành, giáo trình đánh giá cảm quan thực phẩm, Nguyên lý đánh giá cảm quan, thực hành đánh giá cảm quan, khoa học Cảm giác ứng dụng trong lĩnh vực Thực phẩm

[EBOOK] TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SỔ TAY VƯỜN RAU DINH DƯỠNG, NGUYỄN XUÂN XANH VÀ NGUYỄN NGỌC SƠN, TRUNG TÂM SINH THÁI NÔNG NGHIỆP, HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Rau xanh là loại thức ăn cần thiết trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Ăn đủ các loại rau không chỉ tăng sự hấp dẫn trong bữa ăn mà còn cung cấp dinh dưỡng một cách đầy đủ và cân đối. Tuy nhiên, đa số các hộ dân còn trồng rau theo thói quen, chưa chú trọng đến cân bằng dinh dưỡng, đồng thời còn gặp nhiều khó khăn trong kỹ thuật chọn giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.

Cuốn sổ tay này được xây dựng trên cơ sở điều kiện thực tế của địa phương, với mong muốn giúp người dân ứng dụng được hiệu quả trong sản xuất rau tại nông hộ. Tuy nhiên, thực tiễn sản xuất rau rất đa dạng, sinh động và phức tạp, việc ứng dụng các kỹ thuật cần linh hoạt để phù hợp với từng điều kiện đất đai, thời tiết và đặc điểm nông hộ.

Biên soạn cuốn sổ tay này là một hoạt động trong khuôn khổ dự án “Cải thiện sự đa dạng khẩu phần dinh dưỡng trên cơ sở các giải pháp hệ thống (nông nghiệp & dinh dưỡng) - Nghiên cứu thí điểm tại huyện Mai Sơn, Sơn La, Việt Nam” do Trung tâm Sinh thái nông nghiệp - Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện dưới sự tài trợ của tổ chức Đa dạng Sinh học Quốc tế (Bioversity International).

Nếu có câu hỏi, anh/chị vui lòng liên lạc:

Anh Nguyễn Xuân Xanh

Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam

ĐT:0936534212


[EBOOK] TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SỔ TAY VƯỜN RAU DINH DƯỠNG, NGUYỄN XUÂN XANH VÀ NGUYỄN NGỌC SƠN, TRUNG TÂM SINH THÁI NÔNG NGHIỆP, HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, vườn rau gia đình, sổ tay vườn rau gia đình, sổ tay vườn rau dinh dưỡng, kỹ thuật trồng rau hộ gia đình, kỹ thuật trồng vườn rau dinh dưỡng

[EBOOK] CẨM NANG THỰC HÀNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MĂNG TÂY XANH (ASPARAGUS), LƯ CẨM VÀ LÊ HỒNG TRIỀU, NXB MỸ THUẬT

Cây Măng tây xanh (Asparagus), có tên khoa học là Asparagus Officinalis L., thuộc họ Măng tây Asparagaceae, là một loại cây trồng với mục đích thu hoạch lấy chồi măng non làm rau thực phẩm cao cấp, đã được du nhập vào nước ta từ những năm 1960. Đến thập niên 1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được cây Măng tây xanh để lấy Măng như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đức Trọng (Lâm Đồng),...

Ở nước ngoài, Măng tây xanh là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được người tiêu dùng sử dụng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn hàng ngày; họ còn đóng hộp xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới. Thị trường nhập khẩu Măng tây xanh của thế giới cũng tăng cao mỗi năm, hiện nay đã lên đến hàng trăm ngàn tấn/năm, chủ yếu là thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Korea,...

Ở các nước láng giềng, tính đến năm 2007 người Thái Lan đã trồng được khoảng 2.000 hecta và ở Trung Quốc (các tỉnh Sơn Đông, Sơn Tây, Phúc Kiến, Giang Tô,...) nông dân đã trồng được khoảng 65.000 hecta cây Măng tây xanh với sản lượng trên 500.000 tấn măng tươi/năm (tăng 25% so với năm 2006). Để tiếp tục duy trì và phát triển thêm sản lượng đang cung cấp cho thị trường xuất khẩu trên thế giới, hiện nay các nước có trồng cây Măng tây xanh vẫn còn đang tiếp tục mở rộng thêm diện tích trồng cây trên đất mới mỗi năm để luân phiên trẻ hóa, thay thế dần dần từng phần các diện tích đất cũ đã trồng cây Măng tây xanh 4-6 năm trước đây nay phải bỏ đi vì đã kết thúc một vòng đời chu kỳ thu hoạch măng 4-6 năm của cây.

Bước vào thời hội nhập kinh tế, ở nước ta hiện nay các nhà hàng và khách sạn cũng đã có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Măng tây xanh ngày càng tăng lên rất nhiều.

Năm 1988, một Việt kiều ở Đức đã mang 600 gr giống cây Măng tây xanh Mary Washington (Fl) của Hoa Kỳ về trồng ở Đà Lạt. Nhưng khi cây Măng tây xanh vừa được 2-3 tháng tuổi, người trồng đã cắt những cành lá kim xinh tươi mơn mởn làm kiểng đem bán kèm với hoa hồng và các loại hoa cắt cành để lấy tiền, khiến dự án lúc ấy bị thất bại.

Mười bảy năm sau, năm 2005 cây Măng tây xanh lại được Trung tâm Khuyến nông TP. HCM và Công ty Cẩm Hon (chuyên cung cấp giống và thu mua, xuất khẩu sản phẩm Măng tây xanh) phối họp tổ chức đưa về trồng thí điểm 4 hecta tại các xã Phước Vĩnh An, Trung Lập Hạ và Nhuận Đức (huyện Củ Chi, TP. HCM). Sau gần 3 năm trồng thử nghiệm, kết quả cho thấy cây Măng tây xanh có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên đất xám Củ Chi, bước đầu chuyển đổi cây trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế rất khả quan, có triển vọng mở ra thị trường tiêu thụ lớn ở trong và ngoài nước.

Với chi phí đầu tư ban đầu khoảng 100-120.000.000 đồng / hecta, người trồng Măng tây xanh ở Củ Chi hiện nay đã có thể thu hoạch năng suất ổn định 80-150 kg măng tươi / ngày / ha x bình quân 20.000 đồng / kg = >2.000.000 đồng / ngày x khoảng 200 ngày thu hoạch / năm = đạt doanh thu >400.000.000 đồng / năm / ha. Sau khi trừ chi phí sản xuất, người trồng còn thu nhập khoảng 300.000.000 đồng / năm / ha.


[EBOOK] CẨM NANG THỰC HÀNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MĂNG TÂY XANH (ASPARAGUS), LƯ CẨM VÀ LÊ HỒNG TRIỀU, NXB MỸ THUẬT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Cây Măng tây xanh, kỹ thuật trồng Cây Măng tây xanh, cẩm nang kỹ thuật trồng Cây Măng tây xanh, Cây Măng tây xanh Asparagus, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây xanh, phòng trừ sâu bệnh hại cây măng tây xanh