Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] MÔI TRƯỜNG KHÍ HẬU BIẾN ĐỔI - MỐI HIỂM HOẠ TOÀN CẦU, GS. TSKH. LÊ HUY BÁ (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

NHỮNG KHÁM PHÁ MỚI VÀ NHỮNG LỜI KHUYÊN HÀNH ĐỘNG
 
Cho đến nay, những khám phá khoa học về sự ảnh hưởng của các hoạt động của con người, về sự phá hủy lớp ozon ở tầng bình lưu, về hiệu ứng nhà kính cũng như về sự thay đổi khí hậu toàn cầu và những hậu quả của nó có thể được ghi nhận một số điểm sau đây:

1.    Nhũng dấu hiệu đầu tiên của sự thay đổi khí hậu
Những quan sát được thực hiện từ 30 đến 50 năm qua cho thấy rằng, khí hậu toàn cầu đang bắt đầu thay đổi. Điều này được chứng minh bằng những quan sát sau đây:

-    Nhiệt độ bề mặt đại dương vùng nhiệt đới tăng lên 0,5°C.

-    Có sự tăng lên về sự tích tụ hơi nước trên tầng đối lưu ở bầu khí quyển vùng nhiệt đới.

-    Ở lớp giữa của tầng đối lưu, sức nóng giới hạn đang tăng lên.

-    Građien độ nhiệt giữa xích đạo và vùng cực tăng lên.

-    Vận tốc gió trung bình tăng lên.

-    Những vùng áp suất thấp hầu như đứng yên. Nhiệt độ trung bình của trái đất hiện nay cao hơn khoảng 0,7°C so với năm 1960. Trong cùng thời gian đó, khối nước của các sông băng trong đất liền ở vùng Alps đã giảm xuống 50%. So với năm 1979, hơn 20% mảng băng ở Bắc Cực đã tan mất. Nhiệt độ của Trái đất đã gia tăng gần 0,5°C trong hai thập kỷ vừa qua.

2.    Kiến thức và các bằng chúng tìm đưọc về "hiệu úng nhà kính" ngày càng tăng

Trong những năm qua, sự hiểu biết về hiệu ứng nhà kính tăng lên một cách đều đặn. Việc tập trung ngày càng tăng các loại khí gây hiệu ứng nhà kính trong thời gian dài chẳng hạn như: cacbon dioxit, metan, oxit nitric và do florua cacbon vẫn tiếp diễn không giảm sút. Chất khí quan trọng nhất gây hiệu ứng nhà kính là cacbon dioxit có tỷ lệ pha trộn trong tầng đối lưu năm 2007 là 383,1ppmv (WMO-GAW), cao hơn bất cứ thời gian nào trong suốt 160.000 năm qua. Cacbon dioxit đóng vai trò 50% hiệu ứng nhà kính, trong khi đó metan là 13%, ozon tầng đổi lưu 7%, nitơ 5%, tất cả CFC 22%, hơi nước tầng bình lưu 3%.

Trong vòng 100 đến 200 năm sau, sự tăng lên về quá trình tập trung trong khí quyển các loại khí gây hiệu ứng nhà kính sẽ có tác động rất lớn đối với khí hậu hơn bất cứ nhân tố nào khác kể cả núi lửa hay sự thay đổi của bức xạ mặt trời, ngoại trừ vài vấn đề liên quan đến sự góp phần ảnh hưởng của các đám mây. Bây giờ người ta đã hiểu được các cơ chế phản hồi chủ yếu xảy ra bên trong hệ thống khí hậu, quá trình tập trung khí CO2 có khả năng sẽ tăng lên gấp đôi vào khoảng nửa đầu thế kỷ 21. Điều này sẽ đẩy mạnh hơn nữa sự tăng lên của nhiệt độ trung bình của Trái đất (tới mức 0,3°C mỗi thập kỷ) và sẽ gây ra sự thay đổi sâu sắc trong việc phân bố lượng mưa theo không gian và thời gian, các trận mưa bất thường và lụt lớn sẽ xảy ra ở khắp nơi trên thế giới.

3. Nguyên nhân quan trọng của ô nhiễm môi trường là do các chất thải từ khu vực tiêu thụ năng lượng, từ nông nghiệp và nạn chặt phá rừng

Hầu hết các chất khí gây ra bức xạ vẫn còn được thải ra trong khu vực tiêu thụ năng lượng (kể cả giao thông). Chỉ những chất khí này thôi đã đóng góp phân nửa sự nóng lên của Trái đất. Do những thay đổi về chính trị ở Đông Âu và Liên Xô cũ, một tình huống hoàn toàn mới đã xuất hiện, đặc biệt ở khu vực năng lượng. Điều này, trên lý thuyết, tạo cơ hội để đạt được sự tiến bộ quan trọng trong hiệu quả năng lượng. Vì vậy, có thể tác động làm cho tổng lượng khí CO2 thải ra giảm đi. Muốn vậy, trên cơ sở đó cần phải xem lại những dự toán về khuynh hướng tiêu thụ năng lượng trung hạn trên thế giới. Trong bối cảnh này cũng nên nhớ rằng phần tiêu thụ năng lượng của khu vực giao thông sẽ tăng lên do sự hợp tác mạnh mẽ hơn nữa giữa Đông và Tây do sự ra đời của thị trường châu Á thống nhất. Tuy nhiên lý thuyết này đã không thực hiện được qua thời gian từ 1979 đến nay.

Các chất khí được thải ra do hậu quả của việc phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 15% hiệu ứng nhà kính. Ảnh hưởng của chúng đối với điều kiện khí hậu trong vùng còn rõ ràng hơn. Trong thập kỷ qua, mức độ chặt phá ở các khu rừng nhiệt đới đã lên tới 170.000 km2 hàng năm, tức là khoảng 50%. Thêm vào đó các khu rừng phía Bắc cũng có nguy cơ bị tàn phá trên qui mô lớn.

Nông nghiệp thế giới tạo ra khoảng 15% tổng số các chất khí thải gây bức xạ. Trong đó là CO2, NH4, N2O là những chất chủ yếu. Các nguồn chính phóng thích CƠ2 là việc phá rừng lấy gỗ, biến rừng thành đất trồng, những đám cháy rừng, cháy đồng cỏ. Các nguồn phóng thích methane trong nông nghiệp là từ những vùng đất ướt, những đồng lúa, những khu nuôi gia súc, và một nguồn nữa là những bãi rác chôn dưới đất. Khí N2O không những có liên quan đến hiệu ứng nhà kính mà còn góp phần hủy diệt tầng ozon, vì N2O được hình thành do quá trình phân hủy các họp chất nitơ trong đất. Phân đạm là nhân tổ chủ yếu tạo ra các chất thải này. Sự thay đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nông nghiệp, nên trong tương lai cần áp dụng các phương pháp trồng trọt an toàn hơn về mặt môi trường, duy trì môi trường "sinh ra ít chất thải".

[EBOOK] MÔI TRƯỜNG KHÍ HẬU BIẾN ĐỔI - MỐI HIỂM HOẠ TOÀN CẦU, GS. TSKH. LÊ HUY BÁ (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, môi trường khí hậu biến đổi, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu mối hiểm hoạ toàn cầu, tài nguyên môi trường, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog