Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH MỚI

1. Bối cảnh mới

1.1 .Quốc tế


Trong những năm gần đây, kinh tế thế giới tuy đang phục hồi, nhưng trong điều kiện liên tục xảy ra các xung đột về sắc tộc và nội chiến ở Trung Đông, Châu Âu và những nơi khác. Tình trạng này tiếp tục trên diện rộng sẽ ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp ở các nước và sẽ đưa đến tình trạng thiếu hụt lương thực, thực phẩm tại các quốc gia có tranh chấp, gây biến động thị trường nông sản toàn cầu và tác động khó lường đến phát triển nông nghiệp các nước, trong đó có Việt Nam, cụ thể:

- Gia tăng số lượng các nước tham gia vào sản xuất, xuất khẩu các loại nông sản có giá trị cao và thiếu hụt trên thị trường, dẫn đến tăng cung và làm giảm giá nông sản trên thị trường, làm giảm thu nhập và lợi nhuận của nông dân các nước sản xuất truyền thống. Cạnh tranh trên thị trường nông sản thế giới tăng lên, gây ra tình trạng giành giật thị trường thị trường, bạn hàng phức tạp và gay gắt hơn;

- Gia tăng chính sách bảo hộ sản xuất trong nước bằng nhiều biện pháp phi thuế ở các nước nhập khẩu nông sản, nhất là các nước có kinh tế phát triển nhằm bảo vệ người sản xuất nông nghiệp bằng các biện pháp đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, và áp dụng quy trình sản xuất tốt trong nông nghiệp (GlobalGAP) và truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm nhập khẩu từ các nước đang phát triển, tạo ra quan hệ thương mại bất bình đẳng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, thiệt hại sẽ thuộc về các nước đang phát triển có xuất khẩu hàng hóa nông sản;

- Các cam kết thương mại của các nước thành viên WTO và các cam kết song phương về tự do thương mại khu vực (FTA) trong những năm tới có xu hướng ngày càng mở rộng và sẽ làm gia tăng cạnh tranh trên thị trường nông, lâm, thủy sản toàn cầu;

- Hiệp định “Đối tác Xuyên Thái Bình Dương-TPP” sẽ được ký kết trong tương lai gần và sẽ hình thành khu vực kinh tế khu vực mới với trên 790 triệu dân, đóng góp trên 40% GDP và chiếm 1/3 thương mại toàn cầu. Sẽ hình thành một khu vực tự do hóa thương mại và đầu tư với phạm vi rộng nhất, bao gồm cả thương mại truyền thống, thương mại theo phương thức mới với nhiều thách thức đối với những nước tham gia và sẽ tác động mạnh đến nhiều ngành kinh tế,trong đó có các loại hàng nông sản. Việt Nam có thể hưởng lợi nhiều khi tham PPP với các thế mạnh về khả năng xuất khẩu các hàng hóa nông sản, nhưng với điều kiện phải nâng cao chất lượng, mẫu mã các sản phẩm xuất khẩu hiện nay ngang bằng với chất lượng sản phẩm cùng loại được sản xuất ở các nước khác trên thế giới.

1.2. Trong nước

-    Gia tăng áp lực về thời hạn thực hiện các cam kết WTO và các cam kết tự do thương mại đa phương và song phương (FTA) của Việt Nam với các tổ chức và các nước, trong khi Việt Nam chưa chuẩn bị đầy đủ các biện pháp bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong phạm vi cho phép của các hiệp định thương mại song phương và đa phương.

- Biến đổi khí hậu đang và sẽ tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp từ Bắc xuống Nam. Các tỉnh ven biển có thể bị ngập nhiều hơn và mất hoặc giảm đất canh tác. Còn các vùng trung du, miền núi sẽ mưa nhiều hơn và hệ thống canh tác hiện tại sẽ biến đổi với nhiệt độ tăng vào mùa hè và lạnh giá hơn vào mùa đông. Cây trồng và vật nuôi sẽ bị ảnh hưởng xấu do dịch bệnh hoặc thời tiết thay đổi nóng-lạnh , hạn hán-lũ lụt đột biến trên quy mô lớn và làm thiệt hại lớn đối với người sản xuất và toàn ngành nông nghiệp Việt Nam.

[EBOOK] TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH MỚI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nông nghiệp bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nông nghiệp, nông nghiệp Việt Nam thời hội nhập, nông nghiệp Việt Nam 4.0, phát triển nông nghiệp bền vững trong thời kì mới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog