Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, TS. DƯƠNG NGỌC THÀNH, BỘ MÔN KINH TẾ - XÃ HỘI - CHÍNH SÁCH, VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN ĐBSCL, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ





Chương 1 NHẬP MÔN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

1.1. VỊ TRÍ CỦA NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học - kỹ thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh học - cây trồng, vật nuôi. Chúng phát triển theo qui luật sinh học nhất định con người không thể ngăn cản các quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chúng, mà phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn các qui luật để có những giải pháp tác động thích hợp với chúng. Mặt khác quan trọng hơn là phải làm cho người sản xuất có sự quan tâm thoả đáng, gắn lợi ích của họ với sử dụng quá trình sinh học đó nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cuối cùng hơn.

Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng nó còn bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản nữa.

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Những sản phẩm này cho dù trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa có ngành nào có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân tố đó là: Sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người.

Các nhà kinh tế học đều thống nhất rằng điều kiện tiên quyết cho sự phát triển là tăng cung lương thực cho nền kinh tế quốc dân bằng sản xuất - hoặc nhập khẩu lương thực. Có thể chọn con đường nhập khẩu lương thực để giành nguồn lực làm việc khác có lợi hơn. Nhưng điều đó chỉ phù hợp với các nước như: Singapore, A rập Saudi hay Brunay mà không dễ gì đối với các nước như: Trung Quốc, Indonesia, ấn Độ hay Việt Nam - là những nước đông dân. Các nước đông dân này muốn nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được ổn định thì phần lớn lương thực tiêu dùng phải được sản xuất trong nước. Indonesia là một thí dụ tiêu biểu, một triệu tấn gạo mà Indonesia tự sản xuất được thay vì phải mua thường xuyên trên thị trường thế giới đã làm cho giá gạo thấp xuống 50 USD/tấn. Giữa những năm của thập kỷ 70-80 Indonesia liên tục phải nhập hàng năm từ 2,5-3,0 triệu tấn lương thực. Nhưng nhờ sự thành công của chương trình lương thực đã giúp cho Indonesia tự giải quyết được vấn đề lương thực vào giữa những năm 80 và góp phần làm giảm giá gạo trên thị trường thế giới. Các nước ở Châu á đang tìm mọi biện pháp để tăng khả năng an ninh lương thực, khi mà tự sản xuất và cung cấp được 95% nhu cầu lương thực trong nước. Thực tiễn lịch sử của các nước trên thế giới đã chứng minh chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn.

Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp và khu vực thành thị. Điều đó được thể hiện chủ yếu ở các mặt sau đây:

Nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, phần lớn dân cư sống bằng nông nghiệp và tập trung sống ở khu vực nông thôn. Vì thế khu vực nông nghiệp, nông thôn thực sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho sự phát triển công nghiệp và đô thị. Quá trình nông nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác đó mà năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông nghiệp được giải phóng ngày càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp và đô thị. Đó là xu hướng có tính qui luật của mọi quốc gia trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quí cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường ...

- Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiện của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản v.v... trong đó thuế có vị trí rất quan trọng “Kuznets cho rằng gánh nặng của thuế mà nông nghiệp phải chịu là cao hơn nhiều so với dịch vụ Nhà nước cung cấp cho công nghiệp”. Việc huy động vốn từ nông nghiệp để đầu tư phát triển công nghiệp là cần thiết và đúng đắn trên cơ sở việc thực hiện bằng cơ chế thị trường, chứ không phải bằng sự áp đặt của Chính phủ. Những điển Hình về sự thành công của sự phát triển ở nhiều nước đều đã sử dụng tích luỹ từ nông nghiệp để đầu tư cho nông nghiệp. Tuy nhiên vốn tích luỹ từ nông nghiệp chỉ là một trong những nguồn cần thiết phát huy, phải coi trọng các nguồn vốn khác nữa để khai thác hợp lý, đừng quá cường điệu vai trò tích luỹ vốn từ nông nghiệp.

Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp. ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng có thể cạnh tranh với thị trường thế giới.

Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông, lâm thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hoá công nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm thuỷ sản. Xu hướng chung ở các nước trong quá trình công nghiệp hoá, ở giai đoạn đầu giá trị xuất khẩu nông lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế. ở Thái Lan năm 1970 tỷ trọng giá trị nông, lâm, thuỷ sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm 76,71% giảm xuống 59,36% năm 1980; 38,11% năm 1990; 35,40% năm 1991; 34,57% năm 1992; 29,80% năm 1993 và 29,60% năm 1994.

Tuy nhiên, xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên, tỷ giá cánh kéo giữa hàng nông sản và hàng công nghệ ngày càng mở rộng, làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt.

Ở một số nước chỉ dựa vào một vài loại nông sản xuất khẩu chủ yếu, như Coca ở Ghana, đường mía ở Cuba, cà phê ở Braxin v.v... đã phải chịu nhiều rủi ro và sự bất lợi trong xuất khẩu. Vì vậy gần đây nhiều nước đã thực hiện đa dạng hoá sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông lâm thuỷ sản, nhằm đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước.

Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh v.v... làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Trong quá trình canh tác dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng v.v... Vì thế, trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường. Tóm lại, nền kinh tế thị trường, vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển bao gồm hai loại đóng góp: thứ nhất là đóng góp về thị trường - cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm tiêu dùng cho các khu vực khác, thứ hai là sự đóng góp về nhân tố diễn ra khi có sự chuyển dịch các nguồn lực (lao động, vốn v.v...) từ nông nghiệp sang khu vực khác.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, TS. DƯƠNG NGỌC THÀNH, BỘ MÔN KINH TẾ - XÃ HỘI - CHÍNH SÁCH, VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN ĐBSCL, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn, kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, kinh tế NN&PTNT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog