Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] CÂY QUẾ VÀ KỸ THUẬT TRỒNG, TS. PHẠM VĂN TUẤN (CHỦ BIÊN) VÀ TS. NGUYỄN HUY SƠN, NXB NÔNG NGHIỆP

Quế (Cinnamomum cassia. Presl) là loài cây đa tác dụng được trồng rộng rãi ở Việt Nam. Trên thế giới quế được trồng nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Sri Lanca.

Trong những năm đầu thế kỷ thứ 19 loài quế hồi (Cinnamomum verum) chiếm lĩnh thị trường thế giới vì giá rẻ và sản lượng xuất khẩu chủ yếu bởi Sri Lanca. Loài quế thanh (Cinnamomum cassia) giá đắt và số lượng không nhiều, tuy nhiên những năm sau này quế thanh chiếm lĩnh thị trường vì vỏ thơm và hàm lượng aldehyd cao hơn quế hồi. Ở Việt Nam trước đây quế được trồng tập trung ở Yên Bái, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Tuy nhiên, do mở rộng vùng trồng nên đến nay quế được trồng ở nhiều tỉnh của nước ta. Sản phẩm chính của quế là vỏ và tinh dầu được sử dụng trong ngành mỹ phẩm thực phẩm, y tế và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Từ xa xưa “Sâm, nhung, quế, phụ” đã là 4 vị thuốc bổ trong các bài thuốc dân gian của ông cha ta. Trong “thương hàn luận" của Trương Trọng Cảnh quế được dùng 42 lần trong 112 phương thuốc của thương hàn luận. Tinh dầu quế được dùng làm hương liệu, chất thơm trong bánh kẹo. Gỗ làm trụ mỏ và các đồ gia dụng khác. Tính đến tháng 3 năm 2004 cả nước đã xuất khẩu được 22.521 tấn vỏ quế với tổng giá trị là 32.301.667 USD (Nguồn: Bộ Thương mại). Người Dao ở các tỉnh phía Bắc và một số dồng bào dân tộc huyện Trà My (Quảng Nam) và Trà Bồng (Quảng Ngãi) coi cây quế là của hồi môn cho con cháu.

Ngày nay, quế đang được trồng ở nhiều vùng và là cây xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình trên cả nước. Trong Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng quê là một trong các loài cây đặc sản được khuyến khích gây trồng. Tuy nhiên, cho đến nay do chưa có qui hoạch ổn định về vùng trồng và chính sách ưu đãi cho người trồng quế, mặt khác, sau thu hoạch quế thường được chế biến thủ công nên chất lượng vỏ và tinh dầu quế còn thấp, thị trường không ổn định nên chưa khuyến khích được mọi lực lượng phát triển cây quế. Do có giá trị kinh tế và xã hội nên đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây quế và đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tuy vậy, do quá trình khai thác còn tuỳ tiện, thiếu cơ sở khoa học, chưa có nghiên cứu về kỹ thuật trồng thâm canh, chế biến nên năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp, giá trị xuất khẩu không cao. Đặc biệt cho đến nay hầu như chưa có hoặc có rất ít những công trình về chọn và nhân giống nên chưa có giống tốt cung cấp cho trồng rừng. Vì vậy, việc nghiên cứu chọn và nhân giống nhằm chọn được những giống có hàm lượng, chất lượng tinh dầu cao là việc làm có ý nghĩa khoa học, thực tiễn.

Xuất phát từ quan điểm trên cuối năm 2002 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện đề tài: “Chọn và nhân giống quế có năng suất tinh dầu cao" thuộc chương trình Chọn giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp do tiến sỹ Phạm Văn Tuấn và Nguyễn Huy Sơn là đồng chủ nhiệm.

Nội dung cuốn sách "Cây quế và kỹ thuật trồng" trình bày những kết quả chính của đề tài trên, ngoài ra các tác giả có tham khảo nhiều tài liệu của các đồng nghiệp trong và ngoài nước. Sách gồm 6 chương:

Chương 1. Cây quế ở Việt Nam

Chương 2. Trồng và nghiên cứu quế trên thế giới và ở Việt Nam.

Chương 3. Chọn giống quế theo khối lượng vỏ và tinh dầu
Chương 4. Tạo giống quế bằng nhân hom và ghép

Chương 5. Kỹ thuật trồng quế thâm canh

Chương 6. Hiệu quả và triển vọng nghề trồng quế ở Việt Nam

Do đề tài được thực hiện trong một thời gian ngắn và còn những tài liệu chưa được tham khảo nên trong sách này khó tránh khỏi những tồn tại, thiếu xót. Các tác giả mong được bạn đọc thông cảm.

Cuối cùng, các tác giả xin cám ơn sự cộng tác của nhà xuất bản và mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc.

[EBOOK] CÂY QUẾ VÀ KỸ THUẬT TRỒNG, TS. PHẠM VĂN TUẤN (CHỦ BIÊN) VÀ TS. NGUYỄN HUY SƠN, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, cây quế và kỹ thuật trồng, kỹ thuật trồng cây quế, Cây quế ở Việt Nam, Trồng và nghiên cứu quế trên thế giới và ở Việt Nam, Chọn giống quế theo khối lượng vỏ và tinh dầu, Tạo giống quế bằng nhân hom và ghép, Kỹ thuật trồng quế thâm canh, Hiệu quả và triển vọng nghề trồng quế ở Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog