Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] GIÁO TRÌNH BẢO QUẢN NÔNG SẢN, NGUYỄN MẠNH KHẢI (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - HÀ NỘI

Cây trồng nói riêng và thực vật xanh nói chung đóng góp phần quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho con người và vật nuôi. Chúng tiến hành quang hợp qua đó mà năng lượng của bức xạ mặt trời được biến thành năng lượng hóa học và được dự trữ trong các thành phần chất hữu cơ của cây trồng như gluxit, protein, lipit,... Con người và vật nuôi sử dụng năng lượng và các chất dinh dưỡng khác có trong thức ăn thực vật. Con người ngoài việc sử dụng thức ăn thực vật còn sử dụng thức ăn động vật từ vật nuôi và các hoạt động khác như săn bắt trên rừng và ngoài sông, ngoài biển.

Sản xuất nông nghiệp toàn cầu đang đứng trước những thách thức cực kỳ to lớn. Đó là:

- Diện tích đất cho sản xuất ngày một bị thu hẹp do công nghiệp hóa, đô thị hóa; do thiên tai; do đất đai bị thoái hóa.

- Để làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, các giống mới có năng suất cao trong đó có có cả các giống biến đổi gen phải được sử dụng; phân hóa học, thuốc hóa học bảo vệ thực vật, các chất kháng sinh, chất tăng trọng phải được sử dụng,...Điều đó mâu thuẫn với nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay là cần có thực phẩm an toàn cho sức khỏe.

- Dân số thế giới tăng không ngừng (khoảng 7 tỷ năm 2050) đòi hỏi được cung cấp nhiều thức ăn hơn nữa.

Ở Việt nam, đất nước nhiệt đới nóng ẩm, tổn thất sau thu hoạch của cây trồng và vật nuôi là khá lớn. Trung bình, tổn thất sau thu hoạch hạt nông sản khoảng 10%, rau khoảng 35% và quả khoảng 25%. Vì vậy, nếu làm giảm tổn thất sau thu hoạch thì với sản lượng cây trồng và vật nuôi sẵn có, chúng có thể nuôi sống được nhiều người hơn mà không cần phải tăng năng suất và diện tích trồng trọt, chăn nuôi, những vấn đề nan giải hiện nay trong sản xuất nông nghiệp.

Tổn thất sau thu hoạch xuất hiện ở tất cả các quá trình sau thu hoạch như chăm sóc sau thu hoạch, vận chuyển, tồn trữ, chế biến, bao gói, phân phối,...

Do đó, nghiên cứu các quá trình sau thu hoạch nông sản đặc biệt là quá trình bảo quản nông sản để tiến tới hạn chế tổn thất sau thu hoạch là một vấn đề cấp thiết.

Giáo trình “Bảo quản nông sản” ra đời sẽ đóng góp một phần vào những cố gắng nhằm làm giảm tổn thất sau thu hoạch nói trên.

Trong giáo trình, các vấn đề chính của công nghệ sau thu hoạch được trình bày là :

- Tổn thất sau thu hoạch và hướng hạn chế nó (Chương I);

- Đặc điểm của nông sản (Chương II, III, IV);

- Môi trường bảo quản (Chương V, VI);

- Bao gói và lưu kho (Chương VII, VIII);

- Các nguyên lý và phương pháp bảo quản (Chương IX).

- Một số vấn đề quan trọng khác của công nghệ sau thu hoạch như quản lý chất lượng sản phẩm sau thu hoạch; vận chuyển, phân phối và tiếp thị sản phẩm cũng phần nào được thể hiện (Chương X, XI).

Giáo trình cũng giới hạn ở một số sản phẩm cây trồng, ở thực phẩm dùng cho con người mà chưa tới sản phẩm động vật và thức ăn chăn nuôi.

Tuy nhiên, với các thông tin trong giáo trình, sinh viên các trường đại học, cao đẳng nông nghiệp nói chung và đại học, cao đẳng công nghiệp thực phẩm nói riêng có thể tham khảo cho chuyên môn của mình. Nông dân, nhà chế biến, nhà bảo quản và người tiêu dùng nông sản, thực phẩm có thể tìm thấy các thông tin cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của mình.

Dù không mong muốn nhưng chắc chắn giáo trình này còn có nhiều thiếu sót. Tập thể tác giả viết giáo trình trân trọng những ý kiến đóng góp của độc giả để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn.



[EBOOK] GIÁO TRÌNH BẢO QUẢN NÔNG SẢN, NGUYỄN MẠNH KHẢI (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - HÀ NỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình bảo quản sau thu hoạch, giáo trình bảo quản nông sản, Tổn thất sau thu hoạch và hướng hạn chế nó, đặc điểm của nông sản, Môi trường bảo quản, Bao gói và lưu kho, Các nguyên lý và phương pháp bảo quản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog