Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC THUỶ VĂN

CHƯƠNG I
 
KHẢO SÁT, CHỌN TUYẾN ĐO ĐẠC CÁC YẾU TỐ THUỶ VĂN 
§1-1 PHÂN CẤP, PHÂN LOẠI TRẠM THUỶ VĂN

Do yêu cầu phục vụ mà các trạm thuỷ văn có quy mô khác nhau, yếu tố đo đạc và thời gian hoạt động khác nhau... Các trạm thuỷ văn đuợc phân loại và phân cấp như sau :

I. Phân loại trạm thuỷ văn

Căn cứ vào đối tuợng phục vụ, trạm thuỷ văn có thể chia làm 3 loại :

1. Trạm thuỷ văn cơ bản : Là loại trạm nhằm mục đích thu thập số liêu phục vụ cho công tác điều tra cơ bản về nguồn nuớc. Trạm đặt ở vị trí phải có tính đại biểu tốt về quy luật thay đổi của một hay nhiều yếu tố thuỷ văn trong một khu vực nhất định. Thời gian hoạt động tuơng đối dài và do một cơ quan quản lý thống nhất: Tổng cục khí tuợng thuỷ văn.

2. Trạm thuỷ văn dùng riêng : Là loại trạm nhằm thu nhập số liêu phục vụ cho thiết kế, thi công, quản lý một công trình nào đó hoặc phục vụ cho nghiên cứu một đề tài mà tài liêu ở trạm thuỷ văn cơ bản chưa đáp ứng đuợc những yêu cầu riêng. Hiện nay số trạm dùng riêng này ngày một tăng lên do yêu cầu phục vụ của các ngành. Chế độ đo, yếu tố đo và thời gian hoạt động của các trạm thuỷ văn dùng riêng được quy định bởi cơ quan trực tiếp quản lý.

3. Trạm thuỷ văn thực nghiệm : Là loại trạm chuyên nghiên cứu phương pháp đo đạc, áp dụng các thiết bị đo đạc mới và kiểm nghiệm phương pháp tính toán thuỷ văn v.v. Hiện tại loại trạm này đang tạm ngừng hoạt động .

II. Phân cấp trạm thuỷ văn

Dựa vào các yếu tố và chế độ đo đạc, nguời ta có thể chia các trạm thuỷ văn ra làm ba cấp:

1. Trạm thuỷ văn cấp I : Là trạm đuợc quy định đo nhiều yếu tố thuỷ văn cơ bản như mực nước, lưu lượng, bùn cát... Chế độ đo đạc được quy định cụ thể tuỳ thuộc vào sự thay đổi của các yếu tố thuỷ văn theo thời gian tại từng trạm.

2. Trạm thuỷ văn cấp II : Chủ yếu là đo mực nước còn các yếu tố khác như lưu lượng, bùn cát ... chỉ đo một số thời đoạn nhất định trong năm.

3. Trạm thuỷ văn cấp III : Yếu tố đo đạc chủ yếu là đo mực nuớc. Ngoài các yếu tố trên các trạm còn đo đạc các yếu tố khác như nhiệt độ nuớc, nhiệt độ không khí, mưa ..v..v.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC THUỶ VĂN

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình đo đạc thuỷ văn, đo đạc thuỷ văn, thuỷ nông, thuỷ văn, đo đạc thuỷ văn đại cương, tài nguyên môi trường, khảo sát thuỷ văn

[EBOOK] ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG - PHÁT TRIỂN, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH “ĐIỀU TRA CƠ BẢN TỔNG HỢP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG” chân thành cảm ơn :

- Bà con nông dân Đồng bằng sông cửu Long sáng tạo và nhạy bén với khoa học và kỹ thuật, qua những kinh nghiệm sống quý báu, truyền đời này sang đời kia, đã giúp Chương trình kết hợp trên mỗi địa bàn, tư duy với thực tiễn: những câu hỏi, những gợi ý, những phản ánh và phản biện chân thành đều là những thông tin quý báu đối với Chương trình;

- Anh chị em cán bộ khoa học và kỹ thuật sinh viên các trường Đại học đã đóng góp nhiệt tình trên hiện trường cũng như trong phòng thí nghiệm, không quản khó nhọc, để Chương trình có thể triển khai công việc trong điều kiện kinh phí rất hạn hẹp;

- Các nhà khoa học đã tham gia nghiệm thu các đề tài của Chương trình ở các cấp, đã đóng góp nhiều ý kiến bổ ích cho Chương trình;

- Các Trường các Viện và các Trung tâm Nghiên cứu đã tham gia Chương trình và tổ chức nghiệm thu kết quả tại cơ sở;

- Tỉnh ủy và ủy ban Nhân dân của 9 tỉnh Đồng bằng sông cửu Long và các huyện: không có sự giúp đỡ, góp ý, tham gia kiểm nghiệm tại hiện trường của chính quyền địa phương thì công tác điều tra nghiên cứu này khó lòng thực hiện được;

- Các Chương trình trọng điểm Nhà Nước 1981-1985 và 1986-1990 mà kết quả đã được tham khảo và sử dụng trong Chương trình này;

- Các Bộ, Tổng cục, Viện Khoa học Việt nam, Viện Khoa học Xã hội Việt nam, viện Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử Quốc gia, Cục đo đạc Bản đồ Nhà nước, đã đồng ý cho các cơ sở tham gia Chương trình và cho phép sử dụng các tư liệu và số liệu trong tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa;

- Ủy Ban Khoa Học Kỹ Thuật Nhà Nước, Bộ Tài Chính đã tạo điều kiện và đồng ý cho việc thử nghiệm một cơ chế mới về quản lý Chương trình;

- Hội đồng Bộ Trưởng đã đặc biệt quan tâm đến Chương trình, đã theo dõi, góp nhiều ý kiến quý báu, đã sử dụng và gắn Chương trình với các dự án phát triển Đồng bằng sông cửu Long.

[EBOOK] ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG - PHÁT TRIỂN, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, điều tra đồng bằng sông cửu long, ĐBSCL, tài nguyên đồng bằng sông cửu long, môi trường đồng bằng sông cửu long,phát triển đồng bằng sông cửu long,tài nguyên môi trường, phát triển nông thôn

[EBOOK] GIÁO TRÌNH ĐIỀU TRA THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG, PGS.TS. LÊ VĂN NGHINH VÀ PGS.TS. LÊ ĐÌNH THÀNH, KHOA THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

Ngày nay ở nước ra cũng như nhiều nước trên thế giới, sự phát triển nhanh chóng về thủy lợi và các ngành kinh tế quốc dân khác đòi hỏi phải quy hoạch sử dụng nguồn nước một cách hợp lý và có hiệu quả trong sự phát triển bền vững. Để đạt được mục đích đó cần phải có số liệu về nguồn nước và các yếu tố chi phối nguồn nước, song thực tế không phải ở đâu cũng có đầy đủ các số liệu. Để có số liệu cho quy hoạch, sử dụng và bảo vệ nguồn nước ta cần phải tiến hành điều tra thủy văn môi trường. Với những số liệu điều tra thu thập được các nhà hoạch định kinh tế, các cơ quan quy hoạch, thiết kế và xây dựng các công trình sử dụng nguồn nước sẽ giải quyết một cách hợp lý và có hiệu quả nhất những vấn đề chủ yếu đã đề ra.

Như vậy thực hiện công tác điều tra thủy văn môi trường thúc đẩy việc giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả nhiều nhiệm vụ phát triển kinh tế quốc dân có quan hệ mật thiết với việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước thiên nhiên hoặc nghiên cứu các biện pháp có hiệu quả để đối phó và hạn chế tới mức thấp nhất tác hại của thiên tai như lũ lụt, hạn hán...

Xuất phát từ ý nghĩa nêu trên nhiệm vụ của môn học là nghiên cứu các phương pháp tiến hành điều tra thủy văn môi trường, nắm được nội dung và các bước tiến hành điều tra khảo sát, thu thập, đánh giá và tính toán số liệu thủy văn môi trường cho từng đối tượng nghiên cứu vào từng bài toán cụ thể.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH ĐIỀU TRA THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG, PGS.TS. LÊ VĂN NGHINH VÀ PGS.TS. LÊ ĐÌNH THÀNH, KHOA THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình điều tra thuỷ văn và môi trường, điều tra thuỷ văn và môi trường, thuỷ văn và môi trường, thuỷ văn, tài nguyên môi trường, điều tra thuỷ văn, điều tra môi trường

[EBOOK] Eco-city Planning - Policies, Practice and Design, Tai-Chee Wong and Belinda Yuen, Published by SPRINGER

From the Kyoto Protocol. Copenhagen Accord to the current Cancún Conference in Mexico, international concern has been expressed on how best to combat global warming effects to achieve a more sustainable environmental development. Despite differences in commitments and responsibilities from participating countries, the common goal is to protect our mother Earth and our common future. As environmental sustainability becomes a core value of urban development, practising professionals in land use planning versed with ccocity planning ideals will have a great role to play and in contributing towards this common goal.

In this book, more than 12 leading experts, urban planners and academics have collectively expounded, shared their concerns and strategics on the new cco-city urbanism movement in our world today. It will be a “must read” book for a wide market spectrum, including city decision makers, academics and researchers, the public, private sector professionals such as planners, architects, engineers, landscape designers, geologists and economists, etc.

I read with interest the visions of eco-city and the emerging trends of tailor-made eco-towns and cities that are fast transforming scores of new cities in China, including Tianjin Eco-City development by the governments of China and Singapore; United Kingdom's plan to build 10 eco-towns across the country, and the world’s first ambitious multi-billion dollar carbon neutral city in Masdar, Abu Dhabi in the Middle East, etc.

As President of the Singapore Institute of Planners with an energetic and ambitious Council, I hope that we shall embark on more publications to showcase the excellent works of Singapore planners and those of the city-state of Singapore reflecting her great effort to build a sustainable and eco-friendly living environment. It is my great pleasure to present to you this book, which is comprehensively loaded with key aspects on eco-city planning. The book shares the W'orld’s aspiration in the search for a sustainable solution to the newly emerging urbanism towards building a better urban habitat.

[EBOOK] Eco-city Planning - Policies, Practice and Design, Tai-Chee Wong and Belinda Yuen, Published by SPRINGER


Keyword: ebook, giáo trình, Eco-city Planning - Policies, Practice and Design, Quy hoạch thành phố sinh thái - Chính sách, thực hành và thiết kế, thành phố sinh thái, phát triển nông thôn

[EBOOK] Estimating Greenhouse Gas Emissions In Agriculture - A Manual to Address Data Requirements for Developing Countries

Countries report dieir greeidiouse gas (GHG) emissions and removals from all sectors via national GHG Inventories, submitted to tile United Nations Framework Convention OI1 Climate Giauge (UNFCCQ in accordance widi international climate policy agreements and tcclmical guidelines developed by die Inteigovemmental Rnd OI1 Qimate Qiange (IPCC).

'Die agiicultiur sector represents a unique challenge for national inventory compilers, especially in developing countries, due to significant difficulties in compiling and regularly updating national statistics for agriculture, forestry' and land use —die first necessary step in preparing aational GỈIG estimates.

The limited capacity to identify and collect reliable activity data and to quantify emissions by sources and removals by sinks, including in countries where agriculture and land use activities are a key component of the national economy and a driver of employment, cotdd furthermore lead to limited access to international climate finance of importance to rural development, stich as for instance REDD+ activities and Nationally Appropriate Mitigation Actions (NAMAs).

MO supports Its Member Countries with data, guidelines and technical expertise towards an enhanced global knowledge base on GHG emissions and mitigation potentials. The MonừotÌHỊ atid Assessment ofGHG Emissions and MừiỊation Potentials in Av iculture - SÍAGHG Project of die Climate. Ettctgy and Land Tenure Division's Mitigation Programme (MICCA), in close collaboration widi the MO Statistics Division and die FAO Forestry Division UN REDD Programme, has developed and made available relevant activity data. GE1G emission estimates databases and analysis tools through the MOSTATdatabase. These products are used in regional and country-level capacity' development activities that support practitioners in assessing and reporting GHG emissions from agriculture and land use categories. With a view to strengthening dieứ national processes, with a focus on preparation and submission of GHG Inventories, Biennial Update Reports (BURs) and NAMAs.

Tills Manual provides Member Countries with a tool and mediodology to help identify, build and access die ummnum set of activity data needed for GHG estimation. Required data IS largely drawn from country’s official national agricultural and forestry statistics, as disseminated inMO’s corporate database MOSTAT. and integrated by geo spatial data obtained from recognized international sources. Users are provided widi step-by-step guidance oil how to use dns minimum set to build a default, yet complete national GHG emission dataset for agriculture and land use. winch follows die defaidt. Her 1 approach of the Intergovernmental Panel on Climate Cliauge (IPCC) Guidelines on National GHG Inventories.

This Manual dierefore contributes to FAO and die Global Strategy support to national processes towards improved agricultural and rural statistics. It can be used as a guide by staff of national statistical offices, euviroiunental ministries and other relevant national agencies, to understand die international context of international climate policy (Ch. 2) and international guidelines (Ch. 3), identify needs for improved agricultural and rural data as well as emission estimates towards improving GHG Inventories (Gh. 4), wlnle supplying practical infonuadoii and examples based on accessing and using die MOSTATEmissions database for agriculture and land use (Ch. 5).

Improving statistical processes for GHG estimation has wider implications beyond climate change mitigation. Improved statistics on agrictdniral and land use activities enable Member Countries better identify climate responses that arc consistent with their rural development and food security objectives, including preserving natural resources, increasing resilience of production systems and creating new employment opportunities.

[EBOOK] Estimating Greenhouse Gas Emissions In Agriculture - A Manual to Address Data Requirements for Developing Countries


Keyword: ebook, giáo trình, Estimating Greenhouse Gas Emissions In Agriculture, A Manual to Address Data Requirements for Developing Countries, Ước tính phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, Cẩm nang giải quyết các yêu cầu dữ liệu cho các nước đang phát triển

[EBOOK] QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO MÔI TRƯỜNG, BAN THƯ KÝ UỶ HỘI SÔNG MEKONG

BÀI 1: SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN LƯU VỰC SÔNG MÊ CÔNG
 
Lưu vực sông Mê Công (MRB) có tài nguyên phong phú. Cá, rừng, nước, động vật hoang dã và đất màu mỡ trên lưu vực tương tác với nhau hình thành nên một môi trường tự nhiên phong phú và ổn định Các tài nguyên này có giá trị lớn đối với nhân dân sống trên lưu vực. Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở kinh tế cho địa phương, khu vực và quốc gia.

NÔNG NGHIỆP

Lưu vực sông Mê Công có một số lượng lớn đất canh tác, tổng số lên tới gần 18 triệu ha thuộc tiểu vùng Mê Công (trong đó bao gồm cả Miến Điện và tỉnh Vân Nam của Trung quốc). Nông nghiệp chiếm ưu thế trong nền kinh tế của các nước hạ lưu lưu vực sông Mê Công (LMB). Một vài nước có số lượng đất canh tác tính theo đầu người lớn hơn nước khác.

Ví dụ Cambodia có diện tích canh tác tương đối nhỏ, vì đất có chất lượng xấu. Cambodia cũng gặp phải vấn đề về bom mìn, trong số 40% đất có thể trồng trọt được, còn lại là đất tương đối không thích hợp cho cây trồng. Các vùng thuộc hạ lưu lưu vực sông Mê Công có ít đất phù hợp cho cây trồng cần phải cẩn thận trong thực hiện việc quản lý đất trồng hoa màu và nguy cơ thiếu lương thực.

Lúa là cây lương thực chủ yếu trong lưu vực sông Mê Công. Một vài nước trồng các loại hoa màu khác nhau trong năm. Việt Nam đã đa dạng hoá nông nghiệp trong vòng 30 - 40 năm qua, hiện đang trồng nhiều loại hoa màu như các loại đậu và mía xen vào lúa. Các nông dân ở vùng Đông Bắc Thái Lan trồng ngô và sắn.

Trong khu vực có ba vùng nông nghiệp chính:

• Các loại cây trồng quanh Biển Hồ thuộc Cambodia, đặc trưng là lúa được tưới nhờ nước mưa hoặc lũ theo mùa.

• Vùng đất phảng thuộc phía Nam Cambodia và tại cửa các sông nhánh của sông Mê Công tại Lào thường bị ngập lũ. Trong vùng này, nước lúc lũ lên được để tưới lúa trong mùa mưa. Trong mùa khô các loại hoa màu khác được trồng vì đất có khả năng giữ ẩm cao.

• Ở các châu thổ sông Hồng và sông Mê Công của Việt Nam trồng hai vụ lúa, các kênh lạch được sử dụng cho cả hai mục đích là tưới và tiêu.
 
[EBOOK] QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO MÔI TRƯỜNG, BAN THƯ KÝ UỶ HỘI SÔNG MEKONG

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, quản lý tổng hợp tài nguyên nước và môi trường, quản lý tổng hợp tài nguyên nước, quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường, tài nguyên môi trường, tài nguyên nước, thuỷ nông

[EBOOK] Global Protocol for Community - Scale Greenhouse Gas Emission Inventories (An Accounting and Reporting standard for cities)

Cities are integral to tackling the global challenge of climate change, as both a major source of greenhouse gas emissions, and a major source of innovative dimate solutions. An estimated 70 percent of the world's energy-related greenhouse gas emissions come from cities, a number that is likely to continue to increase as two-thirds of all people are expected to live in urban areas by mid-century. At the same time, cities are designing and implementing groundbreaking solutions to mitigate dimate change — promoting sustainable development and increasing climate resilience while reducing emissions. In order to have maximum global impact, however, city leaders need a standard by which to measure their emissions and identify the most effective ways to mitigate them.

The Global Protocol for Community-Scale Greenhouse Gas Emission Inventories (CPC) offers cities and local governments a robust, transparent and globally-accepted framework to consistently identify, calculate and report on dty greenhouse gases. This indudes emissions released within city boundaries as well as those occurring outside them as a result of activities taking place within the city.

The GPC establishes credible emissions accounting and reporting practices that help cities develop an emissions baseline, set mitigation goals, create more targeted climate action plans and track progress over time, as well as sưengthen opportunities for cities to partner with other levels of government and increase access to local and international climate financing.
 
The GPC has already been adopted as a central component of the Compact of Mayors, the world's largest cooperative effort among mayors and city officials to reduce greenhouse gas emissions, track progress and prepare for the impacts of climate change, l aunched in September 2014, the Compact aims to undertake a ttansparent and supportive approach to reduce greenhouse gas emissions and address climate risk, in a manner consistent with - and complementary to - the international climate negotiation process under the United Nations Framework Convention on Climate Change.

Urban areas arc a logical setting tor implementing and measuring climate action. Local governments can be more nimble where regional or national governments arc more restricted by bureaucracy. Mayors, local councils and community leaders understand local needs and constraints, which often results in bolder, more effective action being taken. They can track the performance of city services, guide change in the community and set regulations that govern land use, building efficiency, and local transportation.

Thousands of cities are already taking action to reduce emissions and improve climate resilience. With the GPC, these cities and their advocates have a global standard TO track greenhouse gas performance and lead the way to a more sustainable future.

[EBOOK] Global Protocol for Community - Scale Greenhouse Gas Emission Inventories (An Accounting and Reporting standard for cities)


Keyword: ebook, giáo trình, Global Protocol for Community - Scale Greenhouse Gas Emission Inventories, phát thải khí nhà kính, hiệu ứng nhà kính, khí thải nhà kính, ô nhiễm không khí

[EBOOK] SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ, NGUYỄN XUÂN HUẤN, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Sinh thái học quần thể (Population Ecology) là môn học nghiên cứu sâu về kích thước các quần thể thực vật và động vật cùng với các quy luật biến động số lượng của chúng. Ngoài ra, những vấn đề liên quan khác như phân bố, chiến lược tồn tại và phát triển; mối quan hệ trong nội bộ loài và khác loài; khai thác và kiểm soát các quần thể... cũng được Sinh thái học quần thể quan tâm nghiên cứu.

Tại sao phải nghiên cứu sinh thái học quần thể? Để hiểu được các quần xã sinh vật phức tạp gồm nhiều loài quan hệ tương hỗ với nhau và với môi trường, điều đầu tiên và cần thiết là phải hiểu được những hệ thống sinh học đơn giản hơn, gồm một hay hai loài. Sinh thái học quần thể tập trung chủ yếu vào sinh thái học của từng quần thể vì hai lý do. Thứ nhất, khi hiểu được những biến động của một quần thể sẽ giải quyết được các vấn đề liên quan đến sinh thái học quần thể. Thứ hai, đây là hệ thống đơn giản nhất có thể nghiên cứu kỹ một cách thuận tiện và có thể mô phỏng được bằng các mô hình toán học đơn giản.

Tại sao sinh thái học quần thể lại thường tập trung nghiên cứu về số lượng cá thể và coi nó như một biến số đáng quan tâm nhất mà không đi sâu nghiên cứu về các loại biến số khác, ví dụ như dòng năng lượng trong quần thể? Bởi vì số lượng cá thể ít sẽ có ảnh hưởng rất lớn lên sự tồn tại và cân bằng của một quần thể và tiếp sau đó là cân bằng của quần xã và hệ sinh thái cũng như vai trò của nó đối với các quần thể khác. Chẳng hạn, một quần thể vật dữ có kích thước nhỏ nhưng vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc điều chỉnh mật độ một quần thể vật mồi có kích thước lớn. Các quần thể vật ký sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quần thể vật chủ. Nhưng một quần thể nhỏ cũng có thể dễ lâm vào nguy cơ bị tiêu diệt khi gặp phải những tác động vượt quá giới hạn cho phép.

Do vậy, sinh thái học quần thể thực chất là một môn học thiên về số lượng và định lượng. Sinh thái học quần thể hướng mối quan tâm vào các quá trình diễn ra trong quần thể và biến động số lượng quần thể, hiểu và giải thích được chúng để rồi dự báo được những thay đổi về kích thước của quần thể. Muốn làm được như vậy, cần phải tiếp cận với các mô hình. Mô hình được coi là công cụ hữu dụng trong mô phỏng quần thể (cũng như các hệ thống sống cao hơn). Các mô hình này chủ yếu được biểu diễn bằng ngôn ngữ toán học. Tuy nhiên, vì đối tượng chính là các sinh viên ngành Sinh học nên giáo trình này đã cố tránh những mô hình phức tạp và chỉ chọn lựa những mô hình đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được các nội dung một cách thoả đáng.

Giáo trình này được cấu trúc theo các chương sau đây:

Chương 1. Biến động số lượng và các trạng thái cân bằng của quần thể. Chương này chủ yếu khái quát những đặc trưng của quần thể và các khái niệm liên quan đến các chương tiếp theo như các quá trình diễn ra trong quần thể, các quy luật biến động quần thể, các quan điểm về điều chỉnh kích thước quần thể và các trạng thái cân bằng của quần thể.

Chương 2. Cạnh tranh cùng loài và các mô hình toán về đơn quần thể. Chương này phân tích sự cạnh tranh giữa các cá thể sống trong cùng quần thể với nhau về các nguồn sống có giới hạn và các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh. Một vài mô hình cạnh tranh liên quan đến phân bố từ trước đến nay ít được đề cập ở Việt Nam cũng được giới thiệu trong chương này. Cuối chương là cách xây dựng các mô hình sinh trưởng quần thể bằng một tiếp cận toán học đơn giản nhất. Các mô hình này thường đã được dẫn trong các giáo trình cơ sở nhưng chỉ mang tính chất giới thiệu.

Chương 3. Các chiến lược tồn tại và phát triển trong chu kỳ sống của quần thể. Chương này giới thiệu các chiến lược sống của các cá thể trong quần thể trong điều kiện môi trường luôn biến thiên. Cuối chương là mục khái quát hai chiến lược thích nghi của quần thể trong điều kiện môi trường tương ứng với kiểu chọn lọc "r" và "K".

Chương 4. Mối quan hệ giữa các loài và cạnh tranh khác loài. Chương này khái quát một số khái niệm quan trọng liên quan đến quần xã và mối quan hệ giữa các loài trong quần xã. Phần trọng tâm của chương này là các đặc trưng của cạnh tranh khác loài và phân tích một mô hình cạnh tranh giữa 2 quần thể.

Chương 5. Mối quan hệ vật dữ và mồi. Sau khi phân tích về các mối quan hệ và khái quát những đặc điểm chung về các kiểu quan hệ giữa vật dữ và mồi, giáo trình đã giới thiệu 3 mô hình: vật ăn thịt và con mồi. vật ký sinh và vật chủ, động vật ăn cỏ và cỏ.

Chương 6. Khai thác và kiểm soát các quần thể. Đây là chương thiên về sinh thái ứng dụng. Sau khi nêu các nguyên lý cơ bản liên quan đến khai thác và kiểm soát quần thể, chương này đã phân tích sâu hơn về các quy luật biến động quần thể khi có khai thác và kiểm soát tác động lên quần thể trong điều kiện tự nhiên.
 
Đây là giáo trình được biên soạn chính thức lần đầu về Sinh thái học quần thể nên chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế. Tác giả rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và sinh viên để sau này có những sửa chữa và bổ sung hoàn chỉnh, nhằm phục vụ tốt hơn cho bạn đọc.

[EBOOK] SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ, NGUYỄN XUÂN HUẤN, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, sinh thái học quần thể, quần thể sinh vật, Biến động số lượng và các trạng thái cân bằng của quần thể, Cạnh tranh cùng loài và các mô hình toán về đơn quần thể, Các chiến lược tồn tại và phát triển trong chu kỳ sống của quần thểCác chiến lược tồn tại và phát triển trong chu kỳ sống của quần thể, Mối quan hệ giữa các loài và cạnh tranh khác loài, Mối quan hệ vật dữ và mồi, Khai thác và kiểm soát các quần thể

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH THÁI HỌC NÔNG NGHIỆP, PGS. TS. TRẦN ĐỨC VIÊN (CHỦ BIÊN) - TS. PHẠM VĂN PHÊ - THS. NGÔ THẾ ÂN, NXB GIÁO DỤC

Trong vài thập niên gần đây, người ta nói nhiều đến Sinh thái học nông nghiệp, đến việc xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sinh thái. Trong sản xuất nông nghiệp, người ta không chỉ quan tâm đến việc đạt năng suất cao trên một đơn vị diện tích, mà còn quan tâm ngày một nhiều hơn đến năng suất trên một đơn vị lao động và năng suất trên một đơn vị đầu tư; đồng thời, người ta còn quan tâm nhiều hơn đến một nền nông nghiệp có tính bền vững - nông nghiệp sinh thái, ở đó sản xuất nông nghiệp không chỉ vươn tới cung cấp đầy đủ nông sản an toàn với chất lượng cao mà còn góp phần quan trọng vào việc gìn giữ và hoàn thiện môi trường sống của con người.

Nông nghiệp sinh thái là nền sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào việc phát huy và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với hoàn cảnh và nguồn lực của người sản xuất để đạt được một mức năng suất nào đó trong khi hạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực đến môi trường. Cuốn giáo trình Sinh thái học nông nghiệp này ra mắt bạn đọc với mục đích chung là góp phần xây dựng những cơ sở khoa học cho định hướng phát triển nông nghiệp sinh thái-nông nghiệp bền vững. Mục tiêu cụ thể của cuốn giáo trình này là cung cấp cho các thầy, cô giáo và các giáo sinh của các trường Cao đẳng Sư phạm trong cả nước những kiến thức về Sinh thái học ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, để sau này trên cương vị công tác của mình, họ sẽ góp phần xây dựng và phát triển nền nông nghiệp bền vững từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người, và làm môi trường sống của chúng ta ngày thêm tươi đẹp. Đây còn là tài liệu tham khảo có giá trị cho những ai quan tâm đến Sinh thái học, đến sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Cấu trúc giáo trình được chia thành hai phần: Phần I - Lí thuyết và Phần II -Thực hành, trong đó nội dung cơ bản được phát triển từ các cuốn giáo trình xuất bản trước đó của cùng nhóm tác giả. Tuy nhiên ở đây chúng tôi đã cố gắng cập nhật các dẫn liệu mới và đặc biệt là thay đổi lại cấu trúc và cách trình bày để người đọc dễ nắm bắt nội dung hơn.

Để hoàn thành tập giáo trình này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp ở các trường Đại học khối nông - lâm - ngư và đặc biệt là Ban quản lí dự án Đào tạo giáo viên Trung học cơ sở thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.

Do hạn chế về trình độ, và do đối tượng phục vụ có những yêu cầu cụ thể khác nhau, nên chắc chắn tập giáo trình này còn chưa đầu đủ và cồn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH THÁI HỌC NÔNG NGHIỆP, PGS. TS. TRẦN ĐỨC VIÊN (CHỦ BIÊN) - TS. PHẠM VĂN PHÊ - THS. NGÔ THẾ ÂN, NXB GIÁO DỤC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình sinh thái học nông nghiệp, sinh thái học nông nghiệp, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp bền vững, hệ sinh thái nông nghiệp

[EBOOK] GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN, PGS. TS. NCUYỄN VĂN PHƯỚC, KHOA MÔI TRƯỜNG, TRƯỜNC ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM

CHƯƠNG I
 
KHÁI NIỆM VỀ CHẤT THẢI RẮN

1.1    Định Nghĩa Chất Thải rắn


Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay không muốn dùng nữa.

Thuật ngữ chất thải rắn được sử dụng trong tài liệu này là bao hàm tất cả các vật chất rắn không đồng nhất thải ra từ cộng đồng dân cư ở đô thị cũng như các chất thải đồng nhất của các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng,... Tài liệu này đặc biệt quan tâm đến chất thải rắn đô thị, bởi vì ở đó sự tích luỹ và lưu tồn chất thải rắn, có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN, PGS. TS. NCUYỄN VĂN PHƯỚC, KHOA MÔI TRƯỜNG, TRƯỜNC ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, quản lý chất thải rắn, xử lý chất thải rắn, tài nguyên môi trường, bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lý và xử lý chất thải rắn, giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn

[EBOOK] IITA Resource and Crop Management Technologies - An Annotated Bibliography, S.O. Oikeh, International Institute of Tropical Agriculture Oyo Road, PMB 5320, Ibadan, Nigeria

Since the 1970s, the International Institute of Tropical Agriculture, through the Resource and Crop Management Division/Farming Systems Program, has developed various prototype technologies to increase food production while conserving the natural resource base in sub-Saharan Africa. The technologies can be classified broadly into three: (1) those on cropping systems based on improved fallow management, including agroforestry (alley farming and multistrata systems), legume cover crops (live-mulch and in-situ cover crops), and crop rotation; (2) those on cropping systems based on crops and agroecological zones, including cassava-based for the humid forest, maize-based for the moist savanna, and nce-based for inland valleys, and (3) land and soil management technologies including zero/min:mum-tillage.

The bibliography has a summary for each technology that includes a definition and concept of the technology, a brief history of its development, major research results, adoption of the technology, lessons from the adoption, and die future of the technology. It also has an executive summary of abstracts of documented studies in refereed journals, proceedings, book chapters, and Annual Reports. In the case of alley-farming systems, the most researched technology, the literature has been categorized into different components lettered A to F for ease of identification. Each bibliographic entry has letters) to identify the components of this technology covered in the study.

This publication IS intended to provide scientists with first-hand information on the resource and crop management technologies developed by the Institute. It also provides baseline information for newly recruited scientists who want to have an overview of the research done on resource and crop management to date to avoid duplication of studies. Research managers will find this publication useful as a basis for future research planning.

[EBOOK] IITA Resource and Crop Management Technologies - An Annotated Bibliography, S.O. Oikeh, International Institute of Tropical Agriculture Oyo Road, PMB 5320, Ibadan, Nigeria


Keyword: ebook, giáo trình, IITA Resource and Crop Management Technologies - An Annotated Bibliography, Resource and Crop Management Technologies, Công nghệ quản lý tài nguyên và cây trồng

[EBOOK] MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, NGUYỄN ĐÌNH HÒE, NXB GIÁO DỤC



Hội nghị Quốc tế lần I tại Stockhom (Thụy Điển, 1972) đã cảnh báo thế giới về một hiện trạng khó xử nghiêm trọng. Một mặt, cần tăng tối đa nhịp điệu phát triển kinh tế để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của loài người đang ngày càng đông lên. Mặt khác, sự chạy đua vũ 'trang của các nước giàu và đẩy nhanh "công nghiệp hoá, hiện đại hoá" ở các nước nghèo để phát triển theo mô hình các xã hội phương Tây đã gây ra những tác động xấu chưa từng có đối với môi trường, đặc biệt đối với hệ sinh thái - hệ nuôi dưỡng sự sống trên Trái Đất.

Thập niên 1980 trở lại đây đã chứng kiến sự bùng phát các thảm hoạ môi trường : hạn hán, bão lụt, ô nhiễm không khí và mưa axit, các sự cố hạt nhân và rò rỉ hoá chất độc hại, sự suy thoái thảm hại quỹ đất trồng trọt, lan tràn hoá chất bảo vệ thực vật và ô nhiễm các nguồn nước, thủng tầng ôzôn, hiện tượng ấm lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính, số lượng "triệu phú áo rách" tăng song hành với phong trào tỵ nạn môi trường, đan xen với các cuộc chiến tranh sắc tộc và tranh giành không gian sử dụng môi trường. Sự song hành của việc bùng nổ dân số với đại dịch AIDS và sự "tái xuất giang hồ" của các bệnh dịch thời trung cổ đã một thời được kiểm soát và tiêu diệt như lao, thương hàn, dịch hạch...

Nếu các quốc gia không liên kết để chấm dứt sự suy thoái môi trường thì đến năm 2030, với dân số thế giới khoảng 9 - 10 lý, với nhiệt độ toàn cầu tăng 3oc, sự suy thoái tài nguyên và môi trường sẽ dẫn nhân loại đến cuộc Đại khủng hoảng của thế kỷ XXI, tạo ra một vòng xoáy làm tan rã xã hội loài người (UNDP, 1990). Cuộc Đại khủng hoảng thế kỷ này sẽ là sự chồng chất những vấn đề nan giải như nạn đói, ô nhiễm và suy thoái hệ nuôi dưỡng sự sống, dịch bệnh, xung đột môi trường và tỵ nạn môi trường hàng loạt, biến động khí hậu khó lường đi kèm thiên tai... với tốc độ dữ dội, vượt quá khả năng thích ứng của xã hội cũng như khả năng của mọi trình độ công nghệ trên Trái Đất.

Các nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng môi trường bắt nguồn từ mô hình phát triển lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm, khuyến khích một xã hội tiêu thụ, dựa trên nền tảng những phát minh công nghệ tiêu tốn năng lượng, tài nguyên và gây ô nhiễm, sự trốn tránh trách nhiệm đối với thế hệ tương lai thông qua việc không nội bộ hoá các chi phí môi trường và lạm dụng quá mức tài nguyên cũng như không gian môi trường.

Chúng ta không sở hữu Trái Đất, chúng ta vay mượn Trái Đất từ con cháu mình. Chúng ta sinh ra từ những quá trình tự nhiên không phải để thống trị, mà để sóng hoà hợp với thiên nhiên. Sự phát triển của mỗi người, mỗi cộng đồng và mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào những điều kiện môi trường của mình và không một thế hệ nào được phép tự cho mình cái quyền được lạm dụng hay phá huỷ những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của các thế hệ sau. Những luận lý này cần phải được phổ cập trong xã hội bằng một chương trình giáo dục môi trường nhằm thay đổi nhận thức của con người, sao cho công dân và các quan chức có thể thay đổi hành vi, ra quyết định về mọi vấn đề theo hướng bền vững.

Phát triển bền vững là chiến lược duy nhất có thể cung ứng một cuộc sống tươm tất và có chất lượng cho nhân loại trong khi tránh được những thảm họa sinh thái trong 30 - 40 năm tới, là lối sống cần phải thay thế cho lối sống tiêu thụ vô lý hiện nay đang xô đẩy con người vào vòng xoáy của mô hình phát triển kinh tế nửa vời, lầm tưởng cái vô hạn của hệ sinh thái có thể tồn tại trong một thế giới mà cái gì cũng là hữu hạn, kể cả không khí mà chúng ta hít thở hằng ngày chưa phải trả tiền (Nguyễn Thành Bang, 1995).

“Môi trường và phát triển bền vững" là giáo trình được biên soạn nhằm mục đích cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môi trường, gắn kết những vấn đề môi trường và phát triển, tạo cơ sở để nghiên cứu những lĩnh vực khác như quản lý khoa học - công nghệ và môi trường, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn.

Giáo trình này được biên soạn theo Chương trình khung do Bộ GD - ĐT ban hành năm 2004, dành cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng ngoài ngành Môi trường. Đồng thời giáo trình này cũng là tài liệu tham khảo cho những người làm công tác khoa học, các nhà quản lý về khoa học - công nghệ, các nhà quản lý xã hội, các chuyên gia dự án phát triển và độc giả có quan tâm đến vấn đề môi trường và phát triển.

Giáo trình Môi trường và phát triển bền vững được cấu trúc thành 6 chương :

• Chương 1 giới thiệu những khái niệm cơ bản về môi trường ; các vấn đề môi trường toàn cầu và ở Việt Nam hiện nay.

• Chương 2 phân tích hai mô hình phát triển : phát triển không bền vững và phát triển bền vững hiện nay đang được duy trì trên thế giới.

• Chương 3 trình bày những vấn đề về môi trường và phát triển bền vững ở 2 vùng kinh tế sinh thái cơ bản : nông thôn và đô thị.

• Chương 4 phân tích sáu cản trở cần khắc phục để hướng tới phát triển bền vững.

• Chương 5 giới thiệu một số phép đo đơn giản giúp đánh giá độ bền vững địa phương.

• Chương 6 trình bày về định hướng chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại Việt Nam.

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để có thể nâng cao chất lượng của giáo trình.

[EBOOK] MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, NGUYỄN ĐÌNH HÒE, NXB GIÁO DỤC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, môi trường và phát triển bền vững, phát triển môi trường bền vững, tài nguyên môi trường, hệ sinh thái nông nghiệp, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên môi trường, tài nguyên môi trường

[EBOOK] GIÁO TRÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT


CHƯƠNG I

KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ THÔNG TIN, HỆ THỐNG VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
 
1.1.    Thông tin

1.1.1.    Khái niệm về thông tin


Thông tin là gì? Một câu hỏi không phải mới mẻ gì trong xã hội ngày nay vì chúng ta đang sống trong xã hội của thời đại thông tin; một nền công nghiệp thông tin và xã hội thông tin đang hình thành.

Trong các hoạt động thường ngày của con người kể từ đời xưa cho đến nay luôn luôn gắn liền với thông tin, ở đâu chúng ta cũng thấy người ta nói đến khái niệm “thông tin”. Mọi quan hệ , hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin nào đó.

Trong xã hội phát triển như hiện nay, mọi đối tượng trong xã hội đều cần có các thông tin với những yêu cầu khác nhau tuỳ theo từng đối tượng trong xã hội như: một học sinh hay một kỹ sư, một nhà khoa học, hay một bác sỹ, đến các nhà lãnh đạo... Những đối tượng khác nhau trong xã hội thì cần các thông tin khác nhau. Khả năng thu nhận các thông tin của các đối tượng đó cũng khác nhau. Nhưng dù thế nào đi nữa thì con người nói chung vẫn sử dụng mọi khả năng của mình để thu nhận, xác lập các thông tin bằng các giác quan, cảm giác, các văn bản, biểu mẫu, hình vẽ, tiếng nói.

Chúng ta có thể thấy, thông tin trong xã hội có rất nhiều chủng loại, với khối lượng cực kỳ to lớn và con người thì thông qua nhiều phương thức khác nhau để thu nhận các thông tin và sau đó điều chỉnh, chọn lọc, xử lý để thu được các thông tin có ích cho mình.

Hình thức thể hiện của thông tin thì muôn hình, muôn vẻ, con người có thể cảm nhận được qua các giác quan, các hành động của mình, nhưng cũng có khi con người không cảm nhận được thì thông tin vẫn tồn tại. Có thể thấy trong xã hội loài người mọi sự vật đều phát ra thông tin, tạo nên một thế giới đa dạng và phong phú.

Thông tin là một hình thức biểu hiện phổ biến trong các đặc trưng của sự vật, là mặt quan trọng cấu thành nên thế giới vạn vật. Thông tin giống như vật chất, năng lượng, không khí, ánh nắng, nó tồn tại mọi lúc mọi nơi trong thiên nhiên, trong xã hội loài người, cũng như trong tiềm thức của con người.

Vậy thông tin là gì?, đó chính là khái niệm thông tin mà chúng ta phải tìm hiểu. Có rất nhiều cách hiểu về thông tin, thậm chí ngay cả các từ điển cũng không có một định nghĩa thống nhất về thông tin. Ở đây khái niệm về thông tin chúng ta nghiên cứu không phải là nói về bản chất của sự vật mà chỉ là sự biểu tượng của sự vật hoặc các mặt nội dung của thông tin như thông báo, mệnh lệnh, số liệu, tín hiệu bao hàm bên trong sự vật đó.

Quả vậy thông tin là một khái niệm cơ bản của khoa học cũng là khái niệm trung tâm của xã hội trong thời đại chúng ta. Mọi quan hệ, mọi hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin về những điều đã xảy ra, về những cái đã biết, đã nói, đã làm.

Theo từ điển Oxford English Dictionary cho rằng thông tin là “điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; Là tri thức, tin tức”.

Một số từ điển khác thì đơn giản đồng nhất thông tin với kiến thức: “thông tin là điều người ta biết” hoặc “thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người”.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình hệ thống thông tin đất, hệ thống thông tin đất, quản lý đất đai, tài nguyên môi trường, tài nguyên đất, hệ thống thông tin đất đai

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, TS. LÊ NGỌC UYỂN - TS. ĐOÀN THỊ MỸ HẠNH - THS. HOÀNG ĐINH THẢO VY, ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

Chưa bao giờ vấn đề môi trường lại được quan tâm nhiều như hiện nay. Điều đó là do tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác quá mức và môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Môn Kinh tế tài nguyên và môi trường chỉ mới xuất hiện và phát triển trong những năm 60 của thế kỷ 20 do nhu cầu bức bách của thực tiễn. Tuy nhiên những khái niệm căn bản làm nền tảng cho Kinh tế tài nguyên và môi trường đã có từ thế kỷ thứ 18. Kinh tế tài nguyên và môi trường nghiên cứu các vấn đề tài nguyên và môi trường với viễn cảnh và những ý tưởng phân tích kinh tế từ cả hai giác độ kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô nhưng từ kinh tế vĩ mô nhiều hơn.

Kinh tế tài nguyên và môi trường sử dụng tổng hợp các phương pháp và công cụ nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội khác nhau như toán, lý, hóa, địa lý, sinh vật, khí tượng, thiên văn, kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, TS. LÊ NGỌC UYỂN - TS. ĐOÀN THỊ MỸ HẠNH - THS. HOÀNG ĐINH THẢO VY, ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kinh tế tài nguyên và môi trường, giáo trình kinh tế tài nguyên và môi trường, tài nguyên môi trường, kinh tế tài nguyên môi trường, ô nhiễm môi trường

[EBOOK] GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM, TS.NGUYỄN THU HIỀN (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI, NXB GIÁO DỤC

Nước ngầm là nguồn nước ngọt sẵn có lớn nhất trên trái đất; nó khá ổn định và có trữ lượng vượt xa so với nguồn nước mặt từ sông, suối, hồ, ao. Hiện nay, do sự phát triển của các ngành kinh tế và vấn đề bùng nổ dân số, nhu cầu dùng nước tăng lên không ngừng, mâu thuẫn giữa khả năng cung cấp nước và nhu cầu dùng nước ngày càng gay gắt cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, nước ngẩm lại càng trở nên gần gũi và quan trọng hơn đối với cuộc sống con người. Tuy nhiên, viêc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sự vận động của nước ngầm, và đặc biệt là việc phát triển và quản lý nguồn tài nguyên nước ngầm, mới chỉ được quan tâm đến trong những năm gần đây. Để đáp ứng nhu cầu thiết thực cho việc nghiên cứu về lĩnh vực này, cuốn Giáo trình Phát triển và Quản lý Tài nguyên nước ngầm đã được đề xuất trong khuôn khổ Tiểu Hợp phẩn 1.3: “Hỗ trợ Tăng cường Năng lực Đào tạo cho Trường Đại học Thuỷ lợi”, thuộc Dự án Hỗ trợ Ngành Nước (WaterSPS) của DANIDA, để đưa vào chương trình đào tạo cao học ngành kỹ thuật tài nguyên nước và ngành cấp thoát nước.

Mục đích của cuốn Giáo trình là cung cấp cho sinh viên các kiến thức tổng quan về quy luật vận động và truyền chất của nước dưới đất, về thuỷ lực giếng và cách xác định các thông số, về ứng dụng mô hình toán nước ngầm, kỹ thuật phân tích, về đánh giá trữ lượng cũng như chất lượng nước ngầm và việc áp dụng chúng trong thực tế, với các thông tin cập nhật nhất liên quan đến vấn đề phát triển và quản lý nước ngầm.

Nội dung chủ yếu của Giáo trình gồm 5 chương:

Chương 1: Cơ sở vận động và truyền chất trong nước ngầm

Chương 2: Vận động của nước ngầm tới lỗ khoan và phương pháp xác định các thông số của tầng chứa nước

Chương 3: Điều tra đánh giá nước ngầm

Chương 4: Mô hình toán nước ngầm

Chương 5: Quản lý nước ngầm

Đề cương Giáo trình được xây dựng với sự tư vấn và phối hợp của các chuyên gia tư vấn thuộc Dự án, còn Giáo trình được các giảng viên Trường Đại học Thuỷ lợi biên soạn, do TS. Nguyễn Thu Hiền làm chủ biên. Chương 1, 3 và 4 do TS. Nguyễn Thu Hiền viết, Chương 2 do TS. Trịnh Minh Thụ viết và Chương 5 do TS. Hồ Việt Hùng viết.

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước, trong đó chủ yếu là các tài liệu nước ngoài liên quan đến lĩnh vực thuỷ văn nước ngầm, địa chất thuỷ văn, ô nhiễm nước ngầm và mô hình toán nước ngầm cập nhật nhất hiện nay với phương châm cố gắng giới thiệu được những nội dung cần thiết và mới, tiếp cận với quốc tế và thich ứng với điều kiện Việt Nam.

Chúng tôi xin bày tỏ sự cám ơn đặc biệt tới TS. Roger Chenevey, cố vấn trưởng Tiểu Hợp phần 1.3; tới GS.TS. Gupta, chuyên gia tư vấn quốc tế, về việc xây dựng đề cương Giáo trình; và tới PGS. TS. Đoàn Văn Cảnh, chuyên gia tư vấn trong nước, về xây dựng đề cương và sự giúp đỡ, tư vấn nhiệt tình, đặc biệt là sự cung cấp các thông tin quý giá về thăm dò và đánh giá trữ lượng nước ngầm ở Việt Nam của ông.

Chúng tôi xin bày tỏ sự cám ơn chân thành tới PGS. TS. Phạm Quý Nhân, chuyên gia phản biện của Giáo trình, đã có những ỷ kiến đóng góp quý báu đảm bảo chất lượng cho Giáo trình.

Chúng tôi xin cám ơn tập thể giảng viên Bộ môn Thuỷ lực cũng như Khoa Kỹ thuật Tài nguyên Nước, Trường Đại học Thuỷ lợi đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình biên soạn.

Sự hoàn thành của cuốn giáo trình này cũng không thể thiếu sự quan tâm, chỉ dạo, động viên và tạo điều kiện thuận lợi của Ban Giám hiệu Trường Đại học Thuỷ lợi và Văn phòng Dự án Hỗ trợ Ngành Nước (WaterSPS) của DANIDA. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Do Giáo trình xuất bản lần đầu, thời gian có hạn, nên không thể tránh khỏi những sai sót và chưa thực sự hoàn chỉnh. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phê bình đóng góp của các bạn đọc. Mọi ý kiến xin gửi về: Bộ môn Thuỷ lực, Trường Đại học Thuỷ lợi, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ  TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM, TS.NGUYỄN THU HIỀN (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI, NXB GIÁO DỤC
 
Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình phát triển và quản lý tài nguyên nước ngầm, Cơ sở vận động và truyền chất trong nước ngầm, Vận động của nước ngầm tới lỗ khoan và phương pháp xác định các thông số của tầng chứa nước, Điều tra đánh giá nước ngầm, Mô hình toán nước ngầm, Quản lý nước ngầm

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH THÁI HỌC NÔNG NGHIỆP

Phần I: LÝ THUYẾT
 
CHƯƠNG MỘT

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH THÁI HỌC
 
Nội dung 
Các nội dung sau đây sẽ được đề cập trong chương này:
 
#    Lược sử môn học và khái niệm về sinh thái học

#    Cấu trúc sinh thái học

#    Quy luật tác động của các nhân tố sinh thái

#    Ảnh hưởng của nhân tố vô sinh lên cơ thể sinh vật và sự thích nghi của chúng

#    Mối quan hệ giữa môi trường và con người

#    Ý nghĩa của sinh thái học trong đời sống và sản xuất nông nghiệp

MỤC TIÊU

Sau khi học xong chương này, sinh viên cần:

^ Nắm được khái niệm về sinh thái học

^ Hiểu được vai trò của sinh thái học đối với đời sống và sản xuất nông nghiệp

^ Phân biệt được nhân tố sinh thái vô sinh, hữu sinh và nhân tố con người

^ Phân tích được cơ chế động của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH THÁI HỌC NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, Lược sử môn học và khái niệm về sinh thái học, Cấu trúc sinh thái học, Quy luật tác động của các nhân tố sinh thái, Ảnh hưởng của nhân tố vô sinh lên cơ thể sinh vật và sự thích nghi của chúng, Mối quan hệ giữa môi trường và con người, Ý nghĩa của sinh thái học trong đời sống và sản xuất nông nghiệp

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH THÁI HỌC

Chương I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA SINH THÁI HỌC

Sinh thái học là gì?


Sinh thái học là một trong những môn học cơ sở của sinh học, nghiên cứu về mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với sinh vật và sinh vật với môn trường tồn tại của nó ở những mức độ tổ chức khác nhau, từ cá thể, quần thể đến quần xã sinh vật và hệ sinh thái.

Những hiểu biết về sinh thái học xuất hiện rất sớm, ngay từ khi con người ra đời, song sinh thái học trở thành một khoa học thực sự chỉ trong khoảng hơn 100 năm qua. ở những ngày đầu khi mới ra đời, sinh thái học tập trung sự chú ý vào lịch sử đời sống của các loài động, thực vật và vi sinh vật. những hướng nghiên cứu như thế được gọi là sinh thái học cá thể (autoecology). Song, vào những năm sau, nhất là từ cuối thế kỉ thứ XIX, sinh thái học nhanh chóng tiếp cận với hướng nghiên cứu về cấu trúc và hoạt động chức năng của các bậc tổ chức cao hơn như quần xã sinh vật và hệ sinh thái. Người ta gọi hướng nghiên cứu đó là tổng sinh thái (synecology). Chính vì vậy, sinh thái học trở thành một “khoa học về đời sống của tự nhiên...về cấu trúc của tự nhiên, khoa học về cái mà sự sống đang bao phủ trên hành tinh đang hoạt động trong sự toàn vẹn của mình” (Chvartch, 1975).

So với lĩnh vực khoa học khác, sinh thái học còn rất non trẻ, nhưng do được kế thừa những thành tựu của các lĩnh vực khoa học trong sinh học, hóa học, vật lí học, khoa học về trái đất, toán học, tin học nên đã đề xuất những khái niệm, những nguyên lý và phương pháp luận khoa, đủ năng lực để quản lý mọi tài nguyên, thiên nhiên và quản lý cả hành vi của con người đối với thiên nhiên. Sinh thái học, do đó đã và đang có những đóng góp cực kì to lớn cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại, nhất là khi loài người đang bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, trong điều kiện dân số ngày một gia tăng, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mạnh, môi trường bị xáo trộn và ngày một trở nên ô nhiễm.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH SINH THÁI HỌC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình sinh thái học, sinh thái học, hệ sinh thái, hệ sinh thái nông nghiệp, sinh thái học nông nghiệp, môi trường nông nghiệp, tài nguyên môi trường

[EBOOK] GIÁO TRÌNH QUY HOẠCH VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG TÀI NGUYÊN NƯỚC, GS. TS. HÀ VĂN KHỐI (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB GIÁO DỤC

Môn học Quy hoạch và Quàn lý Tài nguyên nước được giảng lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1993 - 1994 cho lớp cao học khoá 1 của Trường Đại học Thuỷ lợi. Đây là một môn học mới, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của kỹ thuật tài nguyên nước.

Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn học, Giáo trình Quy hoạch và Phân tích hệ thống Tài nguyên nước được biên soạn trong khuôn khổ chương trình Hỗ trợ Ngành Nước, DANIDA. Tiểu hợp phần Hỗ trợ nâng cao Năng lực đào tạo cho Trường Đại học Thuỷ lợi do Chính phủ Đan mạch tài trợ. Giáo trình nhằm phục vụ giảng dạy môn học Quy hoạch Tài nguyên nước chương trình cao học và cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sinh thuộc lĩnh vực thủy văn, kỹ thuật tài nguyên nước và phát triển tài nguyên nước.

Mục tiêu của Giáo trình là giới thiệu những khái niệm cơ bản về quy hoạch, quản lý và áp dụng các phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật, phương pháp phân tích hệ thống trong quy hoạch và quản lý tài nguyên nước. Nội dung của Giáo trình được trình bày theo hướng tiếp cận những phương pháp nghiên cứu hiện đại trên thế giới về quy hoạch và quản lý tài nguyên nước. Ngoài những nguyên lý chung về phương pháp nghiên cứu lý thuyết, Giáo trình sẽ trình bày các bài toán về quy hoạch hệ thống hồ chứa lợi dụng tổng hợp, quy hoạch phòng lũ, các bài toán về quản lý khai thác hệ thống tài nguyên nước, quản lý chất lượng nước. Giáo trình gồm 9 chương:

Chương I. Hệ thống tài nguyên nước.
 
Chương II. Quy hoạch tài nguyên nước
 
Chương III. Phân tích kinh tế và tài chính

Chương IV. Số liệu và mô hình mô phỏng hệ thống
Chương V. Phương pháp tối ưu hóa ứng dụng trong phần tích hệ thống Tài nguyên nước.

Chương VI. Tinh toán điều tiết dòng chảy cho hệ thống hồ chứa lợi dụng tổng hợp

Chương VII. Áp dụng kỹ thuật phân tích hệ thống trong quy hoạch và phân tích hệ thống tài nguyên nước.

Chương VIII. Các vấn đề quan tâm về môi trường, tổ chức xã hội

Chương IX. Lý thuyết quyết định

Giáo trình do GS. TS Hà Văn Khối chủ biên, đồng thời biên soạn các chương từ I - II - VII và tham gia viết Chương IX. PGS. TS Lê Đình Thành biên soạn Chương VIII TS. Ngô Lê Long biên soạn Chương IX và tham gia viết Chương IV.

Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thuỷ lợi, Dự án DANIDA đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành tài liệu này. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến và những nhận xét cho bản thảo.

Giáo trình này lần đầu tiên được biên soạn ở Việt Nam chắc chắn còn có những hạn chế nhất định. Rất mong người đọc đóng góp nhiều ý kiến để giáo trình có chất lượng cao hơn trong những lần xuất bản sau.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH QUY HOẠCH VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG TÀI NGUYÊN NƯỚC, GS. TS. HÀ VĂN KHỐI (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB GIÁO DỤC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình quy hoạch tài nguyên nước, giáo trình phân tích hệ thống tài nguyên nước, hệ thống tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch hệ thống hồ chứa lợi dụng tổng hợp, quy hoạch phòng lũ, các bài toán về quản lý khai thác hệ thống tài nguyên nước, quản lý chất lượng nước, tài nguyên môi trường

[EBOOK] GIÁO TRÌNH QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG, VŨ QUYẾT THẮNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trong thế kỷ 20 nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của dân số thế giới và mức sống ngày một cao của con người, hoạt động của con người cũng gia tăng một cách mạnh mẽ. Tác động của các hoạt động do con người đối với môi trường tự nhiên đã được nhận thấy từ nhiều thế kỷ nay, mặc dầu vậy các hành động của con người chưa thể gíup nhiều cho việc giảm thiểu những ảnh hưởng không mong muốn do các quyết định sai trái của con người một cách hệ thống.

Trong quá khứ, các khía cạnh môi trường thường rất ít được chú ý tới trong các quy hoạch phát triển. Chỉ từ khi xuất hiện “phong trào của các nhà hoạt động môi trường” ở Mỹ những năm 60, mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với sự suy thoái môi trường ngày một tăng, thì việc quy hoạch một cách hệ thống nhằm duy trì chất lượng môi trường, khai thác sử dụng một cách hữu hiệu TNTN, bảo vệ đa dạng sinh học và tính toàn vẹn của các hệ sinh thái mới được tăng cường ở nhiều nước trên thế giới và nhiều chính phủ của nhiều quốc gia mới nghiêm chỉnh chú ý tới các thông số môi trường trong quá trình ra quyết định về phát triển. Nhiều luật và nghị định của chính phủ được ban hành bắt buộc các tổ chức phải xem xét, tính đến những tác động môi trường trong các quyết định của họ.

Sự quan tâm ngày một tăng đối với các ảnh hưởng môi trường của do các hoạt động của con người làm xuất hiện một lĩnh vực mới, đó là quy hoạch môi trường. ở Việt Nam, trong những năm gần đây, QHMT cũng bắt đầu được chú ý và được quy định trong Luật BVMT (1993).
 
Để phục vụ việc giảng dạy cho sinh viên ngành môi trường thuộc trường đại học khoa học tự nhiên, ĐHQGHN, chúng tôi bắt tay vào việc biên soạn giáo trình “Quy hoạch môi trường”. Đó là một khó khăn lớn vì đây là một môn học mới về một chủ đề rất rộng và còn đang có nhiều ý kiến khác nhau. Có hàng nghìn sách báo, tạp chí đề cập đến những vấn đề liên quan; nhiều tài liệu tốt về quy hoạch cảnh quan hay đánh giá tác động môi trường; tuy nhiên lại khó tìm được một tài liệu thật sự phù hợp theo mong muốn về vấn đề này nhất là cho sinh viên chuyên ngành về môi trường (ít nhất là theo sự hiểu biết của chúng tôi).

Giáo trình gồm có 2 phần, được chia thành 7 chương. Phần 1 trình bày những vấn đề chung về cơ sở khoa học và phương pháp luận QHMT, trong đó đề cập một cách khái quát về Môi trường và quy hoạch quản lý môi trường cho PTBV; khái niệm QHMT được làm sáng tỏ cùng với các công cụ và phương pháp thường được sử dụng trong QHMT. Phần 2 là một số vấn đề cụ thể và kinh nghiệm thực

tiễn trong QHMT. Phần này gồm 3 chương, đề cập tới các vấn đề hết sức cơ bản, đó là vấn đề sử dụng đất và QH môi trường; các vấn đề trong quy hoạch phòng ngừa ô nhiễm môi trường và chương cuối là QHMT khu vực (môi trường đô thị, lưu vực sông và vùng ven biển). Trong tài liệu chúng tôi cố gắng đưa vào một số ví dụ cụ thể, trong đó có các ví dụ của Việt Nam nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề.

Giáo trình QHMT được hoàn thành với sự hỗ trợ qúy báu của dự án “Quản lý bảo tồn trên cơ sở cộng đồng” (CBCM) do CIDA tài trợ. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với PGS TS Lê Diên Dực - chủ nhiệm dự án về phía Việt nam, GSTS Bill Hart và TS Michael Poulton (Đại Học Daltech, Dalhousie -Canada) đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ. Nhân dịp này, tác giả cũng chân thành cám ơn ThS Lê Đông Phương đã tham gia viết mục “phương pháp đánh giá tính thích hợp của đất đai và khả năng chịu tải”; cám ơn các GS và bạn đồng nghiệp đặc biệt là GS Mai Đình Yên và TS Lưu Đức Hải đã đọc và nhận xét góp ý kiến qúy báu cho bản thảo của giáo trình.

Lần đầu tiên biên soạn giáo trình này, chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, tác giả mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp cùng các bạn quan tâm.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG, VŨ QUYẾT THẮNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình quy hoạch môi trường, quy hoạch môi trường, cơ sở khoa học quản lý môi trường, cơ sở khoa học quy hoạch môi trường, ô nhiễm môi trường, tài nguyên môi trường

[EBOOK] GIÁO TRÌNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, PGS. TS. LÊ QUANG TRÍ

Với những áp lực và hiện trạng sử dụng đất đai như hiện nay cho thấy nguồn tài nguyên đất đai ngày càng khan hiếm và có giới hạn, dân số thế giới gia tăng nhanh. Do đó, đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lỹ giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt được khả năng tối đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực, đồng thời cũng bảo vệ được hệ sinh thái cây trồng và môi trường đang sống.

Qui hoạch sử dụng đất đai là nền tảng trong tiến trình này. Đây là một thành phần cơ sở có liên quan đến hệ sinh thái các vùng núi, sa mạc hoang vu, hay các vùng đồng bằng ven biển, đồng thời lại nằm trong mục tiêu phát triển và bảo vệ rừng, đất trồng và tài nguyên ven biển. Qui hoạch sử dụng đất đai (QHSDĐĐ) là yếu tố chính trong tất cả yêu cầu phát triển và bảo vệ các vùng đất đai nông nghiệp.

Có những sự mâu thuẫn trong sử dụng đất đai ở hiện tại. Nhu cầu về đất nông nghiệp, đồng cỏ, bảo vệ thiên nhiên, rừng, du lịch và phát triển đô thị lớn hơn nhiều so với nguồn tài nguyên đất đai hiện có. Ở các quốc gia đang phát triển thì nhu cầu này ngày càng cấp bách hơn theo từng năm. Dân số thế giới lệ thuộc vào số lượng/diện tích đất cho ra lương thực, nguyên liệu và việc làm sẽ tăng lên gấp đôi trong vòng 25 đến 50 năm tới. Ngay cả ở một số vùng đất đai đầy đủ, người dân vẫn không đạt đến nhu cầu và lợi nhuận mong đợi trong việc sử dụng đất đai đó. Trong khi đó, sự suy thoái đất đai ở các nông trang, rừng hay nguồn tài nguyên nước ngày càng thấy rõ, nhưng trong từng cá thể của cộng đồng xã hội không thể có biện pháp riêng nào để hạn chế hoặc chấm dứt tình trạng suy thoái này.

Do đó, giáo trình Qui Hoạch Sử Dụng Đất Đai được biên soạn như là một giáo trình chuyên khảo nhằm mục đích trang bị cho sinh viên các ngành liên quan có kiến thức cơ bản về qui hoạch và những quan điểm quan trọng trong Qui Hoạch Sử Dụng Đất Đai bền vững. Tuy nhiên, trên cơ sở của những quan điểm và những qui trình qui hoạch của FAO (1993), mỗi quốc gia đã tự soạn ra những hướng dẫn riêng cho quốc gia mình để phù hợp trong việc qui hoạch của từng giai đoạn. Do đó để trang bị cho sinh viên có kiến thức và kỷ năng trong qui hoạch sử dụng đất đai khi ra trường trong điều kiện thực tế, giáo trình Qui Hoạch Sử Dụng Đất Đai được soạn thảo hoàn toàn dựa trên các tài liệu cơ bản về qui hoạch của FAO, Tài liệu Hướng dẫn về công tác qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Viện điều tra qui hoạch đất đai thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (Tổng Cục Địa Chính Việt Nam, Hà Nội, tháng 10/1998), Luật đất đai năm 2003 và Thông tư 30 - 2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường năm 2004. 

[EBOOK] GIÁO TRÌNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, PGS. TS. LÊ QUANG TRÍ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình quy hoạch sử dụng đất, giáo trình quản lý đất đai, quản lý đất đai, tài nguyên đất, tài nguyên môi trường, quy hoạch và sử dụng đất đai