Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] GIÁO TRÌNH ĐẤT VÀ BẢO VỆ ĐẤT, PGS. TS. LÊ ĐỨC VÀ PGS. TS. TRẦN KHẮC HIỆP, NXB HÀ NỘI

Loài người từ khi chuyển từ cuộc sống săn bắt hái lượm sang cuộc sống trồng trọt đã tích lũy được nhiều kiến thức về đất và bảo vệ đất. Nhiều kiến thức bản địa về sử dụng đất được lưu truyền, quan điểm "đất nào cây ấy" rất đúng cho nhiều trường hợp.

Khoa học đất như một khoa học tự nhiên không ngừng được phát triển ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Nội dung cơ bản của khoa học đất là nghiên cứu quá trình hình thành đất, các tính chất độ phì đất, phân loại, phân hạng và sử dụng đất trên quan điểm bền vững. Phải nhận thức đất như là tài nguyên quý giá, tư liệu sản xuất, vật mang tất cả hệ sinh thái, nơi bảo tồn vững chắc nhất tính đa dạng sinh học.

Trong quá trình sử dụng đất, con người đã không ngừng tác động vào môi trường đất nhằm tối đa hóa lợi nhuận đã làm tính chất đất thay đổi theo chiều hướng trái với quy luật tự nhiên. Nhiều vùng, nhiều khu vực và nhiều quốc gia, tài nguyên đất, nước... đã bị thoái hóa nghiêm trọng. Sự thoái hóa tài nguyên đất đang trở nên đa dạng và phức tạp. Đó là các quá trình rửa trôi, xói mòn, sa mạc hóa, chua hóa, mặn hóa, phèn hóa và ô nhiễm đất.

Đất nước ta có khoảng 24 triệu ha đất đồi núi, trong đó chủ yếu là đất có độ dốc lớn, rất nhạy cảm với sự thoái hóa đất do rửa trôi, xói mòn. Vùng đất đồng bằng thường xảy ra chua hóa, mặn hóa, ô nhiễm đất do sử dụng phân bón vô cơ không hợp lý, hóa chất bảo vệ thực vật hay do chất thải của những làng nghề ở vùng đồng bằng, của công nghiệp và giao thông...

Giáo trình "Đất và Bảo vệ đất" của tập thể cán bộ giảng dạy môn Khoa học đất của trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội biên soạn và được phân công cụ thể như sau: PGS. TS. Lê Đức: Chương 3, 4 và 5 mục II: PGS. TS. Trần Khắc Hiệp; Chương 1, 2 mục I: TS. Nguyễn Xuân Cự, Chương 2 mục II, phần thực hành; TSKH. Nguyên Xuân Hải: Chương 2 mục I, Chương 5 mục I, II; đọc và chỉnh sửa bản thảo: PGS. TS. Trần Khắc Hiệp, CN. Nguyễn Thị Kim Thanh.

Nội dung giáo trình được biên soạn phù hợp với trình độ học sinh các trường trung học nông nghiệp nói chung và trường Trung học Nông nghiệp Hà Nội nói riêng. Cấu trúc giáo trình đơn giản, gọn dẫn dắt người đọc từ kiến thức hình thành đất, các yếu tố cơ bản độ phì đất, phân loại, phân hạng đất đến vấn đề sử dụng cải tạo, bảo vệ môi trường đất. Đồng thời giáo trình cũng để cập đến thực tế sử dụng đất đai ở Hà Nội và một số bài thực hành về nghiên cứu đất ngoài thực địa.
 
Do thời gian có hạn, chắc chắn giáo trình không tránh khỏi khiếm khuyết, rất mong bạn đọc góp ý để lần tái bản sau hoàn thiện hơn.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH ĐẤT VÀ BẢO VỆ ĐẤT, PGS. TS. LÊ ĐỨC VÀ PGS. TS. TRẦN KHẮC HIỆP, NXB HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, khoa học đất, đất và bảo vệ đất, giáo trình đất và bảo vệ đất, thổ nhưỡng, dinh dưỡng cây trồng, độ phìu nhiêu của đất, sự thoái hoá đất, tài nguyên đất đai, quá trình rửa trôi, xói mòn, sa mạc hóa, chua hóa, mặn hóa, phèn hóa và ô nhiễm đất

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog