Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] HỎI ĐÁP VỀ KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN TRE, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP




Tre nứa với khoảng 1.300 loài phân bố rộng rãi trên cả Bắc và Nam bán cầu, từ độ cao ngang mặt biển đến độ cao 4000 - 5000m, là một trong những nhóm Lâm sản ngoài gỗ có giá trị nhất của nhiều nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước vùng Nam và Đông Nam châu Á, trong đó có Việt Nam.


Tre ở Việt Nam đã được sử dụng rộng rãi từ rất lâu đời trong xây dựng nhà cửa, trong giao thông (làm cầu phà, thuyền, mảng), trong hầm mỏ thay gỗ chèn, trong nông nghiệp làm nông cụ... Rất nhiều đồ dùng thông thường trong mỗi gia đình người Việt Nam như : giường, chiếu, bàn ghế, mành, thúng mủng, rổ rá, đến đũa ăn, tăm xỉa răng đều làm bằng tre. Hàng thủ công mỹ nghệ, nhạc cụ sản xuất từ nguyên liệu tre ngày càng nhiều và trở thành hàng hoá tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu. Măng tre là món ăn phổ biến của mỗi người dân. Gần đây tre được sử dụng trong công nghiệp sản xuất giấy, chế biến ván thanh, ván ép, than hoạt tính... Việc phát triển gieo trồng, chế biến các mặt hàng tre nứa đã góp phần xoá đói, giảm nghèo, mang lại công ăn việc làm và nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt người dân vùng nông thôn và miền núi.


Với những giá trị và lợi ích nêu trên, tre đã được xác định là một trong những nhóm Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) cần được ưu tiên trong quá trình phát triển rừng và LSNG của Việt Nam trong thời gian tới.


Để cung cấp những hiểu biết về nhóm LSNG độc đáo này tới bạn đọc, đặc biệt để giới thiệu những kinh nghiệm về gieo trồng, khai thác, chế biến tre trúc của Trung Quốc, một nước giàu loài và có diện tích tre lớn nhất thế giới, Dự án hỗ trợ chuyên ngành LSNG tại Việt Nam - Pha II thông qua mạng lưới LSNGVN giới thiệu cuốn sách "Hỏi đáp về kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến tre" do nhóm tác giả thuộc Trường Đại Học Lâm Nghiệp và Viện Điều tra Qui hoạch rừng cùng phối hợp biên dịch.


Nội dung cuốn sách trên đã được biên dịch dựa vào 2 tài liệu: 1/. Hỏi đáp về kỹ thuật gây trồng tre và chế biến măng tre của tác giả Trần Tâm Định, do nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Phúc Kiến xuất bản năm 1999; 2/ Kỹ thuật mới gây trồng rừng tre của tác giả Hoàng Khắc Phúc, do nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Phúc Kiến xuất bản năm 1999. Việc biên dịch này đã được sự đồng ý của 2 tác giả nêu trên.
Dự án rất mong các kinh nghiệm về trồng, khai thác và chế biến tre của Trung Quốc sẽ được áp dụng một cách sáng tạo tại Việt Nam và góp phần phát triển một mặt hàng LSNG có nhiều giá trị về kinh tế, xã hội và môi trường này.


[EBOOK] HỎI ĐÁP VỀ KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN TRE, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Hỏi đáp về kỹ thuật trồng tre, Hỏi đáp về kỹ thuật chăm sóc tre, Hỏi đáp về kỹ thuật khai thác tre, Hỏi đáp về kỹ thuật chế biến tre, kỹ thuật trồng tre, kỹ thuật chăm sóc tre, kỹ thuật khai thác tre, kỹ thuật chế biến tre

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

levantaihg@gmail.com

Tổng số lượt truy cập vào Blog