Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY LÂM NGHIỆP, TS. PHẠM ĐỨC TUẤN VÀ KS. NGUYỄN HỮU LỘC, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT VÀ NXB NÔNG NGHIỆP


Trong sản xuất lâm nghiệp, ngoài sự thích hợp về điều kiện đất đai, khí hậu thì việc chọn loại cây trồng, xác định mật độ - khoảng cách trồng, thời vụ trồng, kỹ thuật làm đất, đào hố trồng, phân bón và cách bón, kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng, quản lý bảo vệ hợp lý và đúng kỹ thuật là vấn đề rất quan trọng quyết định đến sản lượng và hiệu quả kinh tế của cây trồng. Vì lẽ đó, việc cung cấp cho người nông dân những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong việc trồng và chăm sóc cây lâm nghiệp cho kết quả cao, từ đó nâng cao kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo là một việc làm cần thiết.


Thực hiện Đề án sách trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản cuốn sách Hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây lâm nghiệp của hai tác giả: Tiến sĩ Phạm Đức Tuấn và Kỹ sư Nguyễn Hữu Lộc.


Trong nội dung cuốn sách, các tác giả giới thiệu giá trị kinh tế, đặc tính sinh thái học, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh, thu hoạch, chế biến sản phẩm một số cây lâm nghiệp chủ yếu ở miền núi như Dẻ ván ghép, Cà ổi lá đỏ, Trám ghép vỏ vàng, Chè đắng, v.v..


Xin giới thiệu cuôn sách cùng bạn đọc.


[EBOOK] HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY LÂM NGHIỆP, TS. PHẠM ĐỨC TUẤN VÀ KS. NGUYỄN HỮU LỘC, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT VÀ NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây lâm nghiệp, kỹ thuật trồng cây Dẻ ván ghép, kỹ thuật trồng cây Cà ổi lá đỏ, kỹ thuật trồng cây Trám ghép vỏ vàng, kỹ thuật trồng cây Chè đắng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN NẤM, THS. NGUYỄN THỊ SÁU, KHOA MÔI TRƯỜNG & CNSH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG (4 tiết)

LI Nấm trong thế giới sinh vật

Nấm là một ngành thực vật bậc thấp không có diệp lục, sống dị dưỡng bằng cách hoại sinh, ký sinh, hoặc cộng sinh trên xác của thực vật, hoặc các chất hữu cơ rữa nát. Đã có hơn 74.000 loài nấm đã được định danh trong số ước tính có tới 1,5 triệu loài, đứng thứ hai sau nhóm côn trùng. Nấm có vai trò vô cùng to lớn, cùng với vi khuẩn dị dưỡng nấm là vật phân hủy chủ yếu của sinh quyển nhờ đó mà ổn định được chu trình vật chất trong thiên nhiên. Ngoài ra nấm cũng có nhiều tác hại đối với mùa màng và đời sống con người. Nấm cũng quan trọng về mặt kinh tế và y học; ngoài ra nấm còn là tác nhân cộng sinh quan trọng.

Trong tự nhiên và môi trường nhân tạo, căn cứ vào mục đích sử dụng và ý nghĩa kinh tế của nấm, có thể chia ra các loại sau:

- Các nấm có chứa độc tố (gi mọc tự nhiên. Con người khi thu h; thường gặp nguy hiểm. Có một số loại nấm ăn chứa độc tố Cholin, Muscarin... rất độc. Với liều lượng ăn phải 3-5 mg có thể làm chết người.

- Các loại nấm không chứa độc tố được con người sử dụng làm thức ăn (gọi chung là nấm ăn): những loại nấm 1 dụng ngày càng nhiều, người ta đã nghiên cứu các phương pháp nuôi trồng nhân tạo để tạo ra sản lượng ngày càng lớn nhtr nấm rơm, nấm rạ, nấm mỡ, nấm hương, nấm sò, nấm mộc nhĩ, nấm linh chi... Hiện 1 đang được nuôi trồng, chế biến thành nguồn thực phẩm rất có giá trị.

- Các loại nấm gây hại chủ yi nấm gây bệnh xoăn lá ở khoai tây, cà chua, nấm gây bệnh rỉ sắt ở đậu tương, bệnh đạo ôn ở lúa, một số loại nấm phá hoại cây ăn quả, cây lâm nghiệp... Trong sản xuất, người ta đã có nhiêu biện pháp phòng trừ các loại nâm gây hại đê thu được năng suât cây trồng ngày càng cao.

- Trong y học có nhiều loại n súc. Một số nấm quý được dùng để sản xuất chất kháng sinh như Penicilline, Streptomycine... nấm còn khả năng phòng và chữa được nhiều bệnh như làm hạ huyết áp, chống béo phì, trị một số bệnh đường ruột. Nấm lim, nấm ngân nhĩ có nhiều ở miền núi được sử dụng để chế các loại tỊiuốc chống lão hóa. Mộc nhĩ được dùng với lá mơ lông hay lá đinh lăng dùng để chữa bệnh lị.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN NẤM, THS. NGUYỄN THỊ SÁU, KHOA MÔI TRƯỜNG & CNSH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình kỹ thuật trồng và chế biến nấm, giáo trình trồng nấm, kỹ thuật trồng nấm, kỹ thuật chế biến nấm

[EBOOK] ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VIỆT NAM, NGUYỄN QUANG HÙNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Cuốn ebook này gồm có 9 chương:


Chương I. Một số khái niệm và vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn


Chương II. Tình hình nghiên cứu đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn


Chương III. Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng ngập mặn


Chương IV. Nguồn lợi thủy sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn


Chương V. Mối liên quan giữa rừng ngập mặn, môi trường và nguồn lợi thủy sản


Chương VI. Hiện trạng và khả năng khai thác nguồn lợi thủy sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn


Chương VII. Hiện trạng kinh tế - xã hội của cộng đồng ngư dân có đời sống gắn liền với rừng ngập mặn


Chương VIII. Lượng giá kinh tế nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng ngập mặn


Chương IX. Khai thác hợp lý và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn


Trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc!


[EBOOK] ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VIỆT NAM, NGUYỄN QUANG HÙNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn, nguồn lợi thủy sản rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng ngập mặn

[EBOOK] CẢI TIẾN GIỐNG LÚA, PR. Jennings, W.R. Coffman, và H.E. Kauffman, VIỆN NGHIÊN CỨU LÚA GẠO QUỐC TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Trồng lúa là một nghề cổ truyền của hơn 80 phần trăm nhân dân Việt Nam từ trên 4000 năm nay. Cùng với đà gia tăng dân số, cây lúa Việt Nam đã cố gắng tiến nhanh nhưng mới chỉ vừa đủ thỏa mãn cái ăn của một số vùng trong nước. Những tiến bộ nổi bật của cây lúa Việt Nam đã được thể hiện rõ rệt từ thập niên 1970 đến nay, bắt đầu từ những vùng đất màu mỡ được trang bị thủy lợi hoàn chỉnh, nơi mà ông bà ta đã chọn định cư đầu tiên trồng những giống lúa cổ truyền dài ngày năng suất thấp mà ngày nay đã hoàn toàn bị thay thế bởi những giống lúa năng suất cao, ngắn ngày, cho phép trồng 2-3 vụ một năm. Trong điều kiện thâm canh cao như vậy, các loại côn trùng và mầm bệnh hại lúa dường như đang trong một thời kỳ phồn vinh, thức ăn không bao giờ ngớt. Do đó những giống lúa mới phải có đặc tính kháng sâu bệnh phổ biến trong từng vùng, để nông dân đỡ tốn thuốc trừ sâu bệnh, tiết kiệm nhiều ngoại tệ quý báu. Nhưng không phải nơi nào cũng cố đủ thủy lợi; đại bộ phận nông dân phải dựa vào nước trên để trồng lúa. Hơn nữa, diện tích đất màu mỡ chỉ có hạn, khả năng vật liệu xây dựng và tiền vốn đầu tư cho thủy lợi cũng có hạn, trong khi dân số tiếp tục tăng nhanh, cây lúa mới cần phải mang thêm tính thích nghi với đất khó khăn, với khô hạn hay ngập úng, với khí hậu lạnh hay nóng, v...v... Quyển sách "CẢI TIẾN GIỐNG LÚA" này ra đời đúng vào lúc cây lúa Việt Nam đang lấn chiếm vào các vùng khó khăn đó.


Chúng tôi hy vọng với cách trình bày đơn giản, rõ ràng, các tác giả quyển sách này sẽ giúp cho độc giả nắm vững những kỹ thuật chọn giống lúa mà các nhà khoa học quốc tế về lúa đang sử dụng. Ứớc mong của chúng tôi là cố gắng truyền đạt những kỹ thuật cải tiến cây lương thực quan trọng nhất này của nước Việt Nam ta đến những người đang làm công tác giống lúa, để mọi người đều thành thạo và say mê chọn tạo ra những giống lúa mới thích hợp cho từng địa phương mình. Bộ đội tinh nhuệ càng đông, trận giặc càng mau chiến thắng. Đội ngũ chọn tạo giống lúa chắc chắn sẽ góp phần nhiều hơn nữa giúp bà con nông dân thu hoạch cao hơn mà ít tốn chi phí sản xuất hơn.


Chúng tôi cám ơn Ủy Ban Hợp Tác Khoa Học Kỹ Thuật với Việt Nam của các nhà khoa học Mỹ đã giúp phương tiện in bản gốc tiếng Việt và Tổ Chức Ford Foundation đã cấp cho Trường Đại Học Cần Thơ một phần kinh phí để xuất bản quyển tiếng Việt này. Tiến sĩ Thomas R. Hargrove và nhân viên của Phòng Xuất Bản và Thông Tin của viện Nghiên cứu Lúa Gạo Quốc Tế (IRRI) đã hết sức giúp đỡ về mặt kỹ thuật cho lần xuất bản này.


[EBOOK] CẢI TIẾN GIỐNG LÚA, PR. Jennings, W.R. Coffman, và H.E. Kauffman, VIỆN NGHIÊN CỨU LÚA GẠO QUỐC TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, cải tiến giống lúa, kỹ thuật cải tiến giống lúa, công nghệ giống lúa, phục tráng giống lúa, lai tạo giống lúa, cây lúa, kỹ thuật trồng lúa

[EBOOK] BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ, PGS.TS. NGUYỄN VĂN VIÊN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Lúa là cây lương thực quan trọng đối với đời sống của con người. Trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn trong nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng. Sản xuất lúa gạo không những đủ cho nhu cầu của nhân dân trong nước mà còn xuất khẩu gạo xếp thứ hai trên thế giới.

Trong quá trình sinh trưởng của cây lúa, bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae Cav. et Bri đã xuất hiện gây hại lúa, nấm Pyricuỉaria oryzae thường xâm nhập vào lá và bông gây bệnh trên lá và trên bông, ruộng bị bệnh nhẹ sẽ làm giảm năng suất thóc và chất lượng gạo, ruộng lúa bị bệnh nặng có thể bị mất trắng (không cho thu hoạch).

Với mong muốn đóng góp một phần cho công tác nghiên cứu và phòng chống bệnh đạo ôn hại lúa đạt kết quả tốt, chúng tôi biên soạn tài liệu này và hy vọng sẽ giúp ích cho nông dân, cán bộ làm công tác bảo vệ thực vật, sinh viên khoa Nông học và những ai quan tâm đến vấn đề này.

Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã sử dụng những kiến thức được tích lũy qua nhiều năm giảng dạy, nghiên cứu ở trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đồng thời cũng đã sử dụng một số tư liệu của các nhà khoa học ở trong nước và ngoài nước.

Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc.


[EBOOK] BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ, PGS.TS. NGUYỄN VĂN VIÊN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, bệnh đạo ôn hại lúa, phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa, biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn, đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông

[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC (TẬP 4): CÔNG NGHỆ DI TRUYỀN, TS. TRỊNH ĐÌNH ĐẠT, NXB GIÁO DỤC


Trong những năm gần đây, Công nghệ sinh học phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu rực rỡ, xứng đáng với thế kỷ mới - Thế kỷ của Sinh học. Nhiều công nghệ mới ra đời như Công nghệ tế bào, Công nghệ protein — enzym, Công nghệ vi sinh, Genomics, Proteomic, Công nghệ di truyền v...v... Nhiều kỹ thuật, công nghệ đã và đang được áp dụng rộng rãi vào các lĩnh vực đời sống khác nhau của con người. Công nghệ gen, công nghệ di truyền (Genetic technology) liên quan đến các kỹ thuật hiện đại nhất, cao cấp nhất, ngày càng có nhiều ứng dụng trong nông nghiệp, y học và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.


Để phục vụ nhu cầu học tập, giảng dạy và tham khảo ở các bậc đào tạo của các ngành Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm, Sinh học v...v... và các bạn đọc quan tâm đến khoa học sự sống, chúng tôi biên soạn cuốn “Công nghệ di truyền” nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về lĩnh vực công nghệ di truyền áp dụng trong khoa học và thực tiễn. Sách đề cập đến các kỹ thuật, phương pháp phân tích axit nucleic về công nghệ di truyền trong nông nghiệp và những ứng dụng của công nghệ gen trong chữa bệnh bằng gen là hướng mới của sinh - y học hiện đại.


Mặc dầu đã cố gắng tham khảo, cập nhật những thành tựu mới, nhưng với kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Tác giả xin chân thành cảm ơn và sẵn sàng tiếp thu những góp ý của đồng nghiệp, của bọn đọc gần xa để những lần xuất bản sau, cuốn sách được hoàn chỉnh hơn.


[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC (TẬP 4): CÔNG NGHỆ DI TRUYỀN, TS. TRỊNH ĐÌNH ĐẠT, NXB GIÁO DỤC


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Công nghệ di truyền, công nghệ sinh học, kỹ thuật, phương pháp phân tích axit nucleic, công nghệ di truyền trong nông nghiệp, công nghệ gen

[EBOOK] GIÁO TRÌNH TIN SINH HỌC BIOINFORMATICS, PGS. TS. NGUYỄN THỊ LANG VÀ GS. TS. BÙI CHÍ BỬU, NXB NÔNG NGHIỆP


Ebook giáo trình Tin sinh học Bioinformatics gồm có 14 chương:

Chương 1: Tin sinh học và những vấn đề liên quan

Chương 2 : Cơ sở dữ liệu sinh học

Chương 3 : Sử dụng các cơ sở dữ liệu

Chương 4 : Các cơ sở dữ liệu gene và genome

Chương 5: Tin sinh học - chiến lược tìm genes

Chương 6 : Sequin

Chương 7 : So sánh hai chuỗi trình tự

Chương 8 : Sắp xếp nhiều chuỗi trình tự

Chương 9 : Proteomics và tin sinh học

Chương 10 : Ứng dụng của một số phần mềm trong xử lý dữ liệu sinh học

Chương 11 : Trình phân tích cung cấp thông tin đa dạng di truyền

Chương 12 : Popgene

Chương 13 : Thực hành tin sinh học

Chương 14 : Một số bài thực hành tin sinh học

Trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc!


[EBOOK] GIÁO TRÌNH TIN SINH HỌC BIOINFORMATICS, PGS. TS. NGUYỄN THỊ LANG VÀ GS. TS. BÙI CHÍ BỬU, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Tin sinh học và những vấn đề liên quan, Cơ sở dữ liệu sinh học, Sử dụng các cơ sở dữ liệu, Các cơ sở dữ liệu gene và genome, Tin sinh học - chiến lược tìm genes, Sequin, So sánh hai chuỗi trình tự, Sắp xếp nhiều chuỗi trình tự, Proteomics và tin sinh học, Ứng dụng của một số phần mềm trong xử lý dữ liệu sinh học, Trình phân tích cung cấp thông tin đa dạng di truyền, Popgene, Thực hành tin sinh học, Một số bài thực hành tin sinh học

[EBOOK] TIN - SINH HỌC, PGS. TS. NGUYỄN VĂN CÁCH, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


Trong nữa cuối thế kỷ XX, nền khoa học công nghệ thế giới đã tạo ra bước phát triển mang tính đột phá ngoạn mục trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó đặc biệt nhất là ba lĩnh vực tin học, công nghệ thông tin trên nền tảng internet và công nghệ sinh học. Thành công trong lĩnh vực công nghệ sinh học phải kể đến bước phát triển đột phá của công nghệ lên men hiện đại, của sinh học phân tử và kỹ thuật gen, của công nghệ enzvm và động học phản ứng... Chính trong thời khắc lịch sử ấy, một lĩnh vực khoa học mới đã ra đời là tin - sinh học.


Tin-sinh học chính là sự hội tụ, hợp tác hữu cơ và đặc biệt hiệu quả của cả ba lĩnh vực công nghệ hàng đầu: tin học- công nghệ truyền thông-công nghệ sinh học, cùng cộng tác với nhau khám phá thế giới sống. Thực tế đã cho thấy, ngay từ khi ra đời tin-sinh học đã thực sự trở thành công cụ nghiên cứu mới, trợ giúp đắc lực và hiệu quả để đẩy mạnh tốc độ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học; chắp cánh cho công nghệ sinh học nói riêng và sinh học nói chung, bay lên tầm cao mới.


Cuốn “Tin - Sinh học" này nhằm cung cấp cho cán bộ và sinh viên ngành công nghệ sinh học, cũng như các đối tượng khác có liên quan, những kiến thức cơ bản về tin - sinh học và một vài thí dụ khai thác ứng dụng môn học. Trong lần tái bản, đã có vài điều chỉnh nhỏ về hình thức và cách trình bày để cập nhật thêm các thông tin mới trong lĩnh vực khoa học trẻ và phát triển năng động này.


Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của độc giả để hiệu chỉnh cho lần in sau được hoàn chỉnh hơn. 

Xin chân thành cảm ơn sự khích lệ và ủng hộ của đồng nghiệp và của bạn đọc.


Xin chân thành cảm ơn bạn đọc.


[EBOOK] TIN - SINH HỌC, PGS. TS. NGUYỄN VĂN CÁCH, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Tin - Sinh học, công nghệ sinh học, công nghệ tin học, công nghệ truyền thông, ứng dụng công nghệ tin học vào sinh học

[EBOOK] SINH HỌC PHÂN TỬ GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP VÀ ỨNG DỤNG, PGS. TS. NGUYỄN THỊ LANG VÀ GS. TS. BÙI CHÍ BỬU, NXB NÔNG NGHIỆP

Sách có 18 chương với những nội dung như sau:

Chương 1. Lịch sử và phát triển sinh học phân tử

Chương 2. Cấu trúc của Axit Nucleic

Chương 3. Vai trò của Axit Nucleic

Chương 4. Cấu trúc và chức năng Protein

Chương 5. Phân lập DNA

Chương 6. Enzyme trong sinh học phân tử

Chương 7. Marker phân tử

Chương 8. Vectơ trong sinh học phân tử

Chương 9. Phản ứng chuỗi Polymerase (PCR)

Chương 10. Thư viện Genome và thư viện CDNA

Chương 11. Phân tích chuỗi trình tự DNA

Chương 12. Kỹ thuật Cloning

Chương 13. Sự thể hiện của Gen

Chương 14. Sự điều hòa trong sinh vật prokaryote và eukaryote

Chương 15. Những hiểu biết cần thiết giữa Gene và Genome

Chương 16. Chuyển nạp gen

Chương 17. Ứng dụng sinh học phân tử trong nông nghiệp

Chương 18. Ứng dụng sinh học phân tử

Trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc!


[EBOOK] SINH HỌC PHÂN TỬ GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP VÀ ỨNG DỤNG, PGS. TS. NGUYỄN THỊ LANG VÀ GS. TS. BÙI CHÍ BỬU, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, sinh học phân tử, giáo trình sinh học phân tử, Lịch sử và phát triển sinh học phân tử, Cấu trúc của Axit Nucleic, Vai trò của Axit Nucleic, Cấu trúc và chức năng Protein, Phân lập DNA, Enzyme trong sinh học phân tử, Marker phân tử, Vectơ trong sinh học phân tử, Phản ứng chuỗi Polymerase (PCR), Thư viện Genome và thư viện CDNA, Phân tích chuỗi trình tự DNA, Kỹ thuật Cloning, Sự thể hiện của Gen, Sự điều hòa trong sinh vật prokaryote và eukaryote, Những hiểu biết cần thiết giữa Gene và Genome, Chuyển nạp gen, Ứng dụng sinh học phân tử trong nông nghiệp, Ứng dụng sinh học phân tử


[EBOOK] SỔ TAY GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ (HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CHO CÁC KHU BẢO TỒN), NHIỀU TÁC GIẢ, NXB LAO ĐỘNG


Việt Nam được đánh giá là một trong 16 nước có đa dạng sinh học cao nhất thế giới với rất nhiều các loài đặc hữu và quý hiếm trong Sách đỏ thế giới. Tuy nhiên, các loài động, thực vật hoang dã ở Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng rất cao do mất sinh cảnh, tình trạng săn bắt, buôn bán và sử dụng động vật hoang dã (ĐVHD) trái pháp luật.


Để bảo vệ nguồn tài nguyên vô giá này, Việt Nam đã thành lập một hệ thống vườn quốc gia (VQG) và Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) (còn gọi là rừng đặc dụng) với tổng số 176 Khu (1) đến năm 2020 (Theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ). Theo quy hoạch, hệ thống VQG và KBTTN của Việt Nam sẽ bao phủ 2.2 triệu hecta là nơi bảo tồn các sinh cảnh và bảo vệ các loài động thực vật hoang dã, quý hiếm và đặc hữu của Việt Nam.


Để bảo tồn các loài ĐVHD của việt Nam, có rất nhiều giải pháp cần được áp dụng đồng thời và thường xuyên như: bảo vệ sinh cảnh, tăng cường thực thi pháp luật, hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương,... Bên cạnh đó, giáo dục nâng cao nhận thức về ĐVHD được coi là một giải pháp quan trọng trong bối cảnh nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng về bảo tồn ĐVHD còn hạn chế.


Được sự tài trợ của Dự án Phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã (USAID Saving Species) của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Hiệp hội vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên việt Nam (VNPPA) tiến hành xây dựng "Sổ tay giáo dục truyền thông bảo tồn động vật hoang dã: Hướng dẫn thực hành cho các khu bảo tồn". Hy vọng rằng, đây sẽ là cẩm nang bổ ích góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục, truyền thông về ĐVHD cho cộng đồng, học sinh và du khách tại các VQG và KBTTN của Việt Nam.


[EBOOK] SỔ TAY GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ (HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CHO CÁC KHU BẢO TỒN), NHIỀU TÁC GIẢ, NXB LAO ĐỘNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Sổ tay giáo dục truyền thông bảo tồn động vật hoang dã, bảo tồn động vật hoang dã, tài nguyên môi trường

[EBOOK] KỸ THUẬT NUÔI CUA BIỂN, HOÀNG ĐỨC ĐẠT, NXB NÔNG NGHIỆP


Hiện nay, người ta đã biết có hơn 4000 loài cua. Chúng phân bố ở biển, trong nước ngọt và trên cạn. Các loài cua sống ở biển có sản lượng lớn và giá trị kinh tế cao, đặc biệt là giá trị xuất khẩu. Do vậy, chúng là đối tượng quan trọng của nghề khai thác hải sản và cường độ khai thác ngày một tăng. Theo số liệu của FAO (cơ quan nông nghiệp và thực phẩm của Liên Hiệp Quốc), hai thập niên qua sản lượng cua khai thác của thế giới tăng gấp hai lần : 1970-390.000 tấn, 1989-1.146.000 tấn. Trong đó Trung Quốc có 528.000 tấn, Mỹ : 203.000 tấn, Liên Xô (cũ) : 42.000 tấn, Thái Lan : 25.000 tấn, Philippine : 17.000 tấn, Việt Nam : 15.000 tấn. Điều đó làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi nhiều loài cua, thậm chí một số loài có nguy cơ diệt chủng. Do vậy, mấy thập niên gần đây nhiều Quốc gia và tổ chức Quốc tế đã một mặt thi hành các biện pháp bảo vệ nguồn lợi một cách gắt gao, mặt khác tích cực nghiên cứu phát triển nghề nuôi cua nhân tạo và đã đạt được những kết quả khả quan.


Hiện nay trên thế giới có nhiều hình thức nuôi cua. Nuôi cua theo chu kỳ hở: sản xuất ra cua giống bằng con đường nhân tạo rồi thả chúng ra biển tới khi đạt kích thước thương phẩm thì khai thác có quản lý. Đây là hình thức nuôi tiến bộ có hiệu quả kinh tế cao. Nhật Bản, Mỹ, Chilê,... đã nuôi theo hình thức này. Hình thức nuôi cua theo chu kỳ kín đang được một số nước nghiên cứu thực nghiệm, một số kết quá đã được công bố. Một số nước Châu Á: Đài Loan, Philippin, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam... nuôi loài cua biển (Scylla serrata) theo hình thức nuôi đơn (trong ao, trong lồng), nuôi ghép với cá [cá măng biển (Chanos chanos)] với rong câu (Gracilaria).


Nước ta có nguồn lợi cua biển phong phú. Những năm gần đây do nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tăng nên cùng với việc khai thác, nghề nuôi cua biển (chủ yếu là loài cua biển Scylla serrata) đã phát triển ở nhiều địa phương: nuôi cua thịt từ cua con (loại cua con có trọng lượng từ 30-100g/ con); nuôi cua ốp (có trọng lượng từ 200g/ con trở lên) thành cua thịt và cua gạch; nuôi cua lột (con cua từ 30-80g / con) đã đem lại những kết quả bước đầu. Công việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo và sản xuất cua giống đang được xúc tiến thực nghiệm ở nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học.


Tài liệu Kỹ thuật nuôi cua biển (Scylla serraia, Forskal) này được biên soạn dựa trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thực nghiệm của chúng tôi từ năm 1990 đến nay, cùng với việc khảo sát tình hình nuôi cua biển ở các vùng khác nhau trong nước thời gian qua. Tài liệu giới thiệu tổng quát các đặc điểm sinh học của loài cua biển (Scylla serrata), sự sinh sản, phát triển cá thể và kỹ thuật sản xuất cua giống. Tài liệu tập trung giới thiệu kỹ thuật và các hình thức nuôi cua: Nuôi cua tổng hợp (nuôi ghép); nuôi chuyên (nuôi đơn), nuôi cua ốp (nuôi béo), nuôi cua lột, các hình thức nuôi : quảng canh trong ao đầm lớn, thâm canh trong ao nhỏ, trong đăng chắn, lồng, bè v.v... Phần cuối của tài liệu đề cập đến phòng bệnh trong nuôi cua. Cua biển là một đối tượng nuôi mới, nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu kỹ, tài liệu này chắc chắn không thể tránh khỏi các khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến phê bình góp ý kiến của các độc giả.


Nhân dịp này chúng tôi xin chân thành cảm ơn Sở khoa học Công nghệ và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, ủy ban nhân dân Huyện Cần Giờ, Công ty phát triển thủy sản Cần Giờ (COFIDEC), Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư Cần Giờ, Công ty hỗ trợ phát triển khoa học kỹ thuật (Bộ giáo dục - Đào tạo) và các đồng nghiệp Phân viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật đã tạo điều kiện giúp đỡ, hợp tác trong quá trình nghiên cứu.


[EBOOK] KỸ THUẬT NUÔI CUA BIỂN, HOÀNG ĐỨC ĐẠT, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Kỹ thuật nuôi cua biển, nuôi cua biển,  đặc điểm sinh học của loài cua biển (Scylla serrata), sự sinh sản, phát triển cá thể và kỹ thuật sản xuất cua giống, kỹ thuật nuôi cua tổng hợp (nuôi ghép); kỹ thuật nuôi chuyên (nuôi đơn), kỹ thuật nuôi cua ốp (nuôi béo), kỹ thuật nuôi cua lột, nuôi cua quảng canh trong ao đầm lớn, nuôi cua thâm canh trong ao nhỏ, nuôi cua trong đăng chắn, lồng, bè;  kỹ thuật phòng bệnh trong nuôi cua

[EBOOK] GIÁO TRÌNH THỨC ĂN GIA SÚC NGÀNH DỊCH VỤ THÚ Y, LÂM KIM YẾN (CHỦ BIÊN), TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP


Nhằm cấp cung kiến thức về các nhóm thức ăn, phương pháp dự trữ chế biến thức ăn cho vật nuôi, và các phương pháp phối hợp khẩu phần thức ăn cho gia súc gia cầm; từ đó chúng tôi tiến hành biên soạn giáo trình Thức ăn chăn nuôi để giúp cho sinh viên ngành chăn nuôi, ngành dịch vụ thú y trình độ Cao Đẳng học tập, tham khảo, làm nền tảng cho các môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo.


Giáo trình có 5 chương: Chương 1: Hệ thống phân loại thức ăn chăn nuôi; Chương 2: Các nhóm thức ăn trong chăn nuôi gia súc gia cầm; Chương 3: Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc nhiệt đới; Chương 4: Dự trữ và chế biến thức ăn; và Chương 5: Các phương pháp phối hợp khẩu phần thức ăn cho vật nuôi. Đây là lần đầu xuất bản quyển giáo trình Thức ăn chăn nuôi. Trong quá trình biên soạn tác giả đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản, hữu ích cho người đọc. Trong quá trình thực hiện cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất trân trọng sự góp ý kiến của các đọc giả để xuất bản lần sau được hoàn thiện hơn.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH THỨC ĂN GIA SÚC NGÀNH DỊCH VỤ THÚ Y, LÂM KIM YẾN (CHỦ BIÊN), TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Thức ăn chăn nuôi, giáo trình thức ăn chăn nuôi, giáo trình dịch vụ thú y, giáo trình đồng cỏ, cây thức ăn chăn nuôi, Hệ thống phân loại thức ăn chăn nuôi; Các nhóm thức ăn trong chăn nuôi gia súc gia cầm; Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc nhiệt đới; Dự trữ và chế biến thức ăn; Các phương pháp phối hợp khẩu phần thức ăn cho vật nuôi