Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI, PGS. TS. HOÀNG TÙNG VÀ TS. NGUYỄN NGỌC THÀNH, NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM


Trong công nghiệp sản xuất cơ khí ngày nay, xu hướng phát triển để đạt được chất lượng sản phẩm cao, năng suất cao và có giá thành cạnh tranh, sản xuất đã theo hướng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật : sử dụng vật liệu hợp lý và tiết kiệm kim loại quý ; tự động hóa ở mức độ cao; dùng các công nghệ gia công tiên tiến…..


Công nghệ chế tạo phôi là giai đoạn đầu của quá trình gia công chế tạo sản phẩm cơ khí, nó có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng năng suất, giá thành sản phẩm.


Trong chương trình đào tạo kỹ sư, cử nhân kỹ thuật cơ khí của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, môn học chế tạo phôi là môn học kỹ thuật cơ sở rất gần với chuyên môn, đã thực hiện giảng dạy gần 40 năm cho đến hiện nay theo các giáo trình Chế tạo phôi đã biên soạn.


Với chủ chương đổi mới mục tiêu đào tạo, đáp ứng thực tiễn phát triển khoa học kỹ thuật và sản xuất hiện nay, các tác giả đã biên soạn lại giáo trình kỹ thuật chế tạo phôi và xuất bản tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.


Bài mở đầu, phần thứ nhất và chương 12, 13, 16 PGS.TS. Hoàng Tùng biên soạn; phần thứ hai và chương 14, 15 do GVC.TS. Nguyễn Ngọc Thành biên soạn.


Nhân dịp này các tác giả xin cám ơn các đồng nghiệp thuộc Bộ Môn Hàn và Công Nghệ kim loại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội về sự giúp đỡ và đóng góp  ý kiến trong quá trình biên soạn.


Trong quá trình biên soạn, không tránh khỏi các khiếm khuyết, các tác giả xin trân trọng cảm ơn và tiếp thu các ý kiến đóng góp của độc giả. Mọi ý kiến xin gửi về Công ty Cổ phần sách Đại học- Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam- 25 Hàn Thuyên, Hà Nội.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI, PGS. TS. HOÀNG TÙNG VÀ TS. NGUYỄN NGỌC THÀNH, NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình công nghệ chế tạo phôi, chế tạo phôi, kỹ thuật chế tạo phôi, cơ khí nông nghiệp

[EBOOK] HÓA SINH (SÁCH ĐÀO TẠO HỆ CỬ NHÂN KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC), PGS. TS. TẠ THÀNH VĂN (CHỦ BIÊN), NXB Y HỌC


Hóa sinh Y học là môn Y học cơ sở nghiên cứu bản chất của sự sống, bao gồm cấu tạo và chuyển hóa chất trong tế bào sống ở điều kiện bình thường cũng như tình trạng bệnh lý.

Cuốn giáo trình Hóa sinh này dùng cho đối tượng sinh viên đại học hệ Cử nhân Kỹ thuật xét nghiệm Y học được biên soạn dựa trên chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bao gồm 3 phần: Cấu tạo chất, Chuyển hóa chất, Hóa sinh mô và cơ quan.

Phần Cấu tạo chất trình bày về cấu tạo, tính chất và vai trò của các chất hữu cơ cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống như carbonhydrat, lipid, acid amin và protein, acid nucleic, cấu trúc và chức năng của enzym, những khái niệm cơ bản về năng lượng sinh học.

Phần Chuyển hóa chất trình bày về quá trình chuyển hóa của các chất carbonhydrat, lipid, acid amin và protein, acid nucleic và sinh tổng hợp protein, sự chuyển hóa và cơ chế tác dụng của hormon.

Phần Hóa sinh mô và cơ quan trình bày quá trình chuyển hóa chất xảy ra ở các mô và cơ quan chủ yếu của cơ thể thành phần hóa học của máu và một số dịch sinh học khác.

Hy vọng cuốn sách đáp úng được nhu cầu học tập về Hóa sinh của sinh viên hệ Cử nhân Kỹ thuật Y học tại các Trường Đại học Y và Dược, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế cũng như nhu cầu tham khảo của các độc giả quan tâm đến môn khoa học này.

Trong lần xuất bản này, cuốn sách có thể có những khiếm khuyết, tập thể tác giả mong nhận được những ý kiến nhận xét và góp ý của bạn đọc để lần xuất bản sau của cuốn sách sẽ được hoàn thiện hơn.


[EBOOK] HÓA SINH (SÁCH ĐÀO TẠO HỆ CỬ NHÂN KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC), PGS. TS. TẠ THÀNH VĂN (CHỦ BIÊN), NXB Y HỌC


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, hóa sinh, giáo trình hóa sinh, sinh hóa tế bào, Cấu tạo chất, Chuyển hóa chất, Hóa sinh mô và cơ quan

[EBOOK] GIÁO TRÌNH DI TRUYỀN Y HỌC, TS. BS. NGUYỄN VIẾT NHÂN VÀ THS. BS. HÀ THỊ MINH THI, ĐẠI HỌC HUẾ

Chương 1
Vai trò của di truyền trong y học
I. Di truyền y học là gì ?
Di truyền y học là ngành học nhằm ứng dụng di truyền học vào y học, bao gồm:
- Nghiên cứu sự di truyền của bệnh trong các gia đình.
- Xác định vị trí đặc hiệu của các gen trên nhiễm sắc thể (NST).
Phân tích cơ chế phân tử trong quá trình sinh bệnh của gen đột biến.
- Chẩn đoán và điều trị các bệnh di truyền.
- Tư vấn di truyền.
II. Vai trò của di truyền y học đối với công tác chăm sóc sức khỏe
Bệnh di truyền hiện nay chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong các bệnh được gặp ở trẻ em và người lớn. Tỷ lệ này sẽ ngày mỗi tăng cùng với sự hiểu biết ngày càng nhiều của chúng ta về cơ sở di truyền của các bệnh.
Di truyền học cung cấp những kiến thức cơ bản về nền tảng sinh học dẫn đến sự hình thành cơ thể do đó giúp chúng ta có thể hiểu tốt hơn và sâu hơn về quá trình sinh bệnh. Trong nhiều trường hợp những hiểu biết này có thể giúp ngăn ngừa bệnh hoặc giúp cho việc điều trị chúng trở nên hiệu quả hơn.
III. Các loại bệnh di truyền
Những thay đổi của vật chất di truyền hoặc sự kết hợp giữa chúng và các yếu tố khác có thể gây ra các bệnh di truyền. Những bệnh này được chia thành 4 nhóm chính như sau (bảng 1):
Các bất thường NST (chromosome disorders): xảy ra khi toàn bộ NST hoặc một phần của chúng bị mất đi, nhân lên v...v....
Các bất thường đến gen (single - gene disorder): xảy ra khi một gen bị đột biến. Trường hợp này thường được gọi là các bất thường kiểu Mendel.
Các bất thường di truyền đa yếu tố (multifactorial disorders): đây là nhóm bệnh gây ra ra bởi sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Rất nhiều dị tật bẩm sinh và....



[EBOOK] GIÁO TRÌNH DI TRUYỀN Y HỌC, TS. BS. NGUYỄN VIẾT NHÂN VÀ THS. BS. HÀ THỊ MINH THI, ĐẠI HỌC HUẾ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình di truyền y học, di truyền y học, di truyền học, đột biến gen

[EBOOK] GIÁO TRÌNH DI TRUYỀN HỌC, ĐỖ LÊ THĂNG, NXB GIÁO DỤC


Trong suốt thế kỷ XX, Di truyền học đã xuất hiện và nhanh chóng phát triển để trở thành một trong những môn khoa học trung tâm của Sinh học. Kể từ khi các quy luật Mendel được phát hiện lại vào năm 1900, Di truyền học đã có những bước tiến nhanh chóng trong công cuộc tìm kiếm bản chất phân tử của vật chất di truyền. Vào những năm 1950, Jame Watson và Francis Crick đã khám phá cấu trúc chuổi xoắn kép của phân tử ADN mang thông tin di truyền và sự kiện khoa học quan trọng là việc hoàn tất giải mã hệ gen người vào năm 2001... Hiện nay di truyền học đã có trong tay những phương tiện hữu hiệu để phân tích gen, hệ gen và biểu hiện của gen trong các hệ thống sinh học. Những kiến thức di truyền học được bổ sung nhanh chóng. Những thành tựu của Di truyền học ngày càng mang lại những lợi ích to lớn cho đời sống con người.

Để giúp sinh viên cao đẳng, đại học chuyên ngành sinh vật, công nghệ sinh học và các thầy cô giáo giảng dạy môn Sinh học ở trường phổ thông nắm vững được các kiến thức cơ bản và cập nhật với các kiến thức mới của Di truyền học, chúng tôi đã biên soạn cuốn giáo trình này.

Giáo trình chia làm 3 phần, gồm 18 chương:

Phần Một: Di truyền học cơ sở

Chương I. Các quy luật Mendel

Chương II. Gen, nhiễm sắc thể và cơ chế của các quy luật Mendel

Chương III. Các gen đa alen và sự tương tác gen

Chương IV. Liên kết gen và lập bản đồ gen ở sinh vật nhân chuẩn

Chương V. Các phương pháp khác để lập bản đồ di truyền

Chương VI. Di truyền học các tính trạng số lượng

Chương VII. Di truyền ngoài nhân

Chương VIII. Di truyền học vi khuẩn và virut

Phần Hai: Di truyền học phân tử

Chương IX. ADN: Cấu trúc và sự sao chép

Chương X. Cấu trúc của nhiễm sắc thể nhân sơ và nhân chuẩn

Chương XI. Phiên mã, dịch mã và mã di truyền

Chương XII. Các kỹ thuật dùng trong nghiên cứu di truyền phân tử

Chương XIII. Điều hòa biểu hiện của gen

Phần Ba: Sự biến đổi gen, hệ gen và tiến hóa

Chương XIV. Đột biến gen và sửa chữa đột biến gen

Chương XV. Đột biến số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể

Chương XVI. Các yếu tố di truyền vận động

Chương XVII. Di truyền học quần thể và tiến hoá

Chương XVỈỈI. Cơ sở di truyền học bệnh ung thư

Mặc dù đã hết sức cố gắng trong quá trình biên soạn, song chắc chắn vẫn còn có thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp của các bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn. Mọi góp ý xin gửi về Công ty cổ phần sách Đại học - Dạy nghề. Nhà Xuất bản Giáo dục 25, Hàn Thuyên, Hà Nội.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH DI TRUYỀN HỌC, ĐỖ LÊ THĂNG, NXB GIÁO DỤC


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình di truyền học, di truyền học, gen, giải mã gien, biến đổi gen, công nghệ sinh học

[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC CHO NÔNG DÂN NUÔI TRỒNG THỦY ĐẶC SẢN, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA


Công nghệ sinh học là một bước tiến mới nhất trong nỗ lực lâu dài chinh phục tự nhiên để nâng cao đời sống và sức khỏe con người.

Mục tiêu của công nghệ sinh học là nâng cao năng suất và những đặc tính tốt của các sản phẩm lương thực có nguồn gốc động vật và thực vật, góp phần giảm nạn đói, đáp ứng nhu cầu lương thực của một hành tinh với dân số đang gia tăng về số lượng và nâng tuổi thọ trong khi vẫn giảm được những tác động tiêu cực đối với môi trường.

Đến năm 2007, có 23 quốc gia canh tác cây trồng công nghệ sinh học bao gồm 12 nước đang phát triển và 11 nước công nghiệp. Hoa Kỳ, Achentina, Braxin, Canađa, Ấn Độ và Trung Quốc là những quốc gia đưa cây trồng công nghệ sinh học vào canh tác nhiều nhất. Tổng diện tích đất trồng cây công nghệ sinh học từ năm 1996 đến 2007 đạt 690 triệu ha (1,7 tỉ mẫu) tăng 67 lần so vối năm 1996 với giá trị thị trường cây trồng công nghệ sinh học theo ước tính của Hãng phân tích thị trường Cropnosis là 6,9 tỉ đôla, đưa công nghệ sinh học trở thành thành tựu được ứng dụng nhanh nhất trong nông nghiệp. Việc nông dân đưa cây trồng công nghệ sinh học vào canh tác với tốc độ rất cao đã cho thấy cây trồng công nghệ sinh học đang phát triển rất tốt, mang lại lợi ích về kinh tế, môi trường, sức khoẻ và xã hội cho nông dân ở các nước phát triển và đang phát triển.

Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Giai đoạn 2006-2010, Chương trình đã tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số công nghệ sinh học hiện đại và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, chọn tạo được một số giống cây trồng, vật nuôi bằng kỹ thuật sinh học phân tử và áp dụng vào sản xuất; chọn tạo được một số dòng cây trồng biến đổi gen trong phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên đồng ruộng.

Nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình sử dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp Trung tâm Tin học và Thông tin khoa học công nghệ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ xuất bản tổ chức biên soạn và xuất bản bộ sách “Công nghệ sinh học cho nông dân”.

Đây là lần xuất bản đầu tiên cho tủ sách xã, phường, thị trấn nên khó tránh khỏi có những thiếu sót, mong bạn đọc góp ý, chỉnh sửa để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn!


[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC CHO NÔNG DÂN NUÔI TRỒNG THỦY ĐẶC SẢN, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, công nghệ sinh học cho nông dân, công nghệ sinh học nuôi trồng thủy đặc sản, công nghệ sinh học, công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC CHO NÔNG DÂN CHĂN NUÔI SẠCH, KS. TRẦN THỊ THANH THUYẾT VÀ KS. NGUYỄN THỊ XUÂN, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT


Công nghệ sinh học là một bước tiến mới nhất trong nỗ lực lâu dài chinh phục tự nhiên để nâng cao đời sống và sức khỏe con người.

Mục tiêu của công nghệ sinh học là nâng cao năng suất và những đặc tính tốt của các sản phẩm lương thực có nguồn gốc động vật và thực vật, góp phần giảm nạn đói, đáp ứng nhu cầu lương thực của một hành tinh với dân số đang gia tăng về số lượng và nâng tuổi thọ trong khi vẫn giảm được những tác động tiêu cực đối với môi trường.

Đến năm 2007, có 23 quốc gia canh tác cây trồng công nghệ sinh học bao gồm 12 nước đang phát triển và 11 nước công nghiệp. Hoa Kỳ, Achentina, Braxin, Canađa, Ấn Độ và Trung Quốc là những quốc gia đưa cây trồng công nghệ sinh học vào canh tác nhiều nhất. Tổng diện tích đất trồng cây công nghệ sinh học từ năm 1996 đến 2007 đạt 690 triệu ha (1,7 tỉ mẫu) tăng 67 lần so vối năm 1996 với giá trị thị trường cây trồng công nghệ sinh học theo ước tính của Hãng phân tích thị trường Cropnosis là 6,9 tỉ đôla, đưa công nghệ sinh học trở thành thành tựu được ứng dụng nhanh nhất trong nông nghiệp. Việc nông dân đưa cây trồng công nghệ sinh học vào canh tác với tốc độ rất cao đã cho thấy cây trồng công nghệ sinh học đang phát triển rất tốt, mang lại lợi ích về kinh tế, môi trường, sức khoẻ và xã hội cho nông dân ở các nước phát triển và đang phát triển.

Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Giai đoạn 2006-2010, Chương trình đã tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số công nghệ sinh học hiện đại và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, chọn tạo được một số giống cây trồng, vật nuôi bằng kỹ thuật sinh học phân tử và áp dụng vào sản xuất; chọn tạo được một số dòng cây trồng biến đổi gen trong phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên đồng ruộng.

Nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình sử dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp Trung tâm Tin học và Thông tin khoa học công nghệ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ xuất bản tổ chức biên soạn và xuất bản bộ sách “Công nghệ sinh học cho nông dân”.

Đây là lần xuất bản đầu tiên cho tủ sách xã, phường, thị trấn nên khó tránh khỏi có những thiếu sót, mong bạn đọc góp ý, chỉnh sửa để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn!


[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC CHO NÔNG DÂN CHĂN NUÔI SẠCH, KS. TRẦN THỊ THANH THUYẾT VÀ KS. NGUYỄN THỊ XUÂN, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, công nghệ sinh học cho nông dân, chăn nuôi sạch, nông nghiệp sạch, cây trồng biến đổi gen, công nghệ sinh học

[EBOOK] NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA NÔNG DÂN - CÁC CÔN TRÙNG NHỆN VÀ NGUỒN BỆNH CÓ ÍCH, B.M. Shepard, A.T.Barrion VÀ J.A.Litsinger, NXB NÔNG NGHIỆP


Trong tự nhiên có những cân bằng sinh học thật kỳ diệu. Cân bằng giữa thiên địch và sâu hại lúa là một thí dụ. Trên ruộng lúa bên cạnh những côn trùng có hại, còn có những côn trùng có ích. Chúng là kẻ thù của côn trùng có hại, nhưng lại là người bạn của nông dân. Nắm được đặc tính của chúng, người trồng lúa sẽ có ý thức bảo vệ và sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhất. Vì lẽ đó chúng tôi cho dịch và xuất bản cuốn sách nhỏ này từ nguyên bản tiếng Anh, do Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) phát hành từ năm 1987. Cuốn sách sẽ cung cấp cho người trồng lúa những hiểu biết cơ bản về thiên địch, về các loại ký sinh và nguồn bệnh có ích trên ruộng lúa nhiệt đới.

Đây là cuốn sách hợp tác xuất bản đầu tiên giữa Nhà xuất bản Nông nghiệp và IRRI. Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ đáp ứng được một phần yêu cầu của bạn đọc nước ta.

Nhân dịp cuốn sách ra đời, chúng tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của IRRI trong việc tổ chức in ấn, cám ơn dịch giả và người hiệu đính đã đóng góp sức mình để hoàn thành cuốn sách.


[EBOOK] NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA NÔNG DÂN - CÁC CÔN TRÙNG NHỆN VÀ NGUỒN BỆNH CÓ ÍCH, B.M. Shepard, A.T.Barrion VÀ J.A.Litsinger, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, bạn của nông dân, côn trùng có lợi, thiên địch, nhện có lợi, nguồn bệnh có lợi

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC, TS. PHAN QUỐC KINH, NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM


Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học không những được sử dụng rộng rãi trong y học mà còn được dùng phổ biến trong chăn nuôi, trồng trọt, thú y và mỹ phẩm. Đặc biệt trong 20 năm trở lại đây, các hợp chất thiên nhiên còn được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong sản xuất các thực phẩm chức năng, bổ sung dinh dưỡng hay thực phẩm thuốc là các sản phẩm nâng cao sinh lực, nâng cao sức khỏe con người, chống oxy hóa, chống lão hóa, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tật, nâng cao tuổi thọ.


Cuốn sách này trình bày các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học đang được sử dụng theo từng chương.


Chương 1: các chất alcaloid;


Chương 2: các chất terpenoid;


Chương 3: các chất steroid;


Chương 4: các chất flavonoid;


Chương 5: các chất vitamin;


Chương 6: các chất kháng sinh;


Chương 7: các acid béo chưa no và các prostaglandin;


Chương 8: các hormon;


Chương 9: các chất khác.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC, TS. PHAN QUỐC KINH, NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học, các chất alcaloid, các chất terpenoid, các chất steroid, các chất flavonoid, các chất vitamin, các chất kháng sinh, các acid béo chưa no và các prostaglandin, các hormon


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SẮN (KHOAI MÌ), HOÀNG KIM VÀ PHẠM VĂN BIÊN, NXB NÔNG NGHIỆP TP. HCM


CHƯƠNG 1

GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY SẮN

1. NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ

Cây sắn có tên khoa học là Manihot escidenta Crantz. Nhiều tài liệu nghiên cứu cho biết sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La Tinh (Crantz, 1976) và đã được trồng cách đây khoảng trên 5.000 năm (CIAT, 1993).

Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại Đông Bắc Brazin thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De Candolle 1886 Rogers. 1965). Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico, Trung Mỹ và ven biển phía Bắc Nam Mỹ, bằng chứng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trước Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở vùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trước Công nguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi khoảng năm 900 đến năm 200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965).

Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế kỷ 16. Tài liệu nói tới sắn ở vùng này là của Barre và Thevet, viết năm 1558. Ở châu Á, sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P. G. Rajendran et al, 1995) và Sri Lanka đầu thế kỷ 18 (W. M. S. M. Bandara và M. Sikurajapathy, 1992). Sau đó, sắn được trồng ở Trung Quốc, Myanmar và các nước châu Á khác khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 (Fang Baiping 1992, U Thun Than 1992). Hiện tại, nó được trồng trên 92 nước của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và là nguồn thực phẩm của khoảng 500 triệu người (CIAT 1993).


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SẮN (KHOAI MÌ), HOÀNG KIM VÀ PHẠM VĂN BIÊN, NXB NÔNG NGHIỆP TP. HCM


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng cây sắn, kỹ thuật trồng khoai mì, trồng và chăm sóc cây sắn, trồng và chăm sóc cây khoai mì

[EBOOK] PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SINH HỌC, GS. TS. NGUYỄN THỊ LANG, NXB NÔNG NGHIỆP

Công nghệ sinh học giúp cải tiến cây trồng và vật nuôi thông qua các phương pháp phân tích genome, xác định vị trí các gen trên bản đồ di truyền, xác định vị trí của marker liên kết với gen. Thông qua các bước trên chúng ta phải nắm vững các nguyên lý cơ bản của định luật Mendel trong di truyền, tính toán hệ số di truyền, để từ đó chọn quần thể xây dựng bản đồ di truyền. Một khối lượng DNA rất ít cần phải khuyếch đại với khối lượng DNA đủ cho sản phẩm hoạt động thông qua kỹ thuật cơ bản PCR (polymerase chain reaction). Trước hết, người ta phải thiết kế các primer, thông qua các bài toán về sự liên kết gen và chuỗi ký tự của marker. Gen mục tiêu sẽ được nhân bản và tính bằng kỹ thuật "cloning". Ngân hàng gen DNA sẽ cung cấp thứ tự chuỗi mã di truyền (sequence) hoặc gen. DNA mục tiêu được gắn trong vectơ tạo nền thư viện DNA. Vectơ như là chiếc xe chở các DNA mục tiêu đưa vào tế bào chủ. Bước tiếp theo người ta phải ly trích được gen và đưa gen vào sinh vật lạ thông qua kỹ thuật chuyển gen. Công nghệ tái tổ hợp DNA là bước cơ bản trong nghiên cứu. Công nghệ tế bào là cầu nối tiếp cho công nghệ gen. Sự hợp nhất của gen lạ vào genome cây trồng là một tiến trình rất phức tạp. Việc xét nghiệm sự thể hiện của gen không chỉ dừng lại kỹ thuật PCR mà còn yêu cầu lai DNA-DNA, hoặc RNA -DNA, thông qua kỹ thuật Southern Blot, Norther Blot và Western Blot. Công nghệ gen hay công nghệ tái tổ hợp DNA trở thành nội dung nghiên cứu có tính chất then chốt trong sinh học phân tử.

Quyển sách này giới thiệu một số phương pháp cơ bản của công nghệ sinh học trong phòng thí nghiệm, áp dụng trong các lĩnh vực sinh học, di truyền, chăn nuôi, chọn giống, và y học, tiến hành thí nghiệm có cơ sở theo các bước tuần tự, để rút ngắn thời gian trong nghiên cứu và có kết quả mong muốn. Quyển sách này có thể hữu ích đối với cán bộ nghiên cứu và giảng dạy về các ngành di truyền, chọn giống, công nghệ sinh học và các ngành có liên quan.


[EBOOK] PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SINH HỌC, GS. TS. NGUYỄN THỊ LANG, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, phương pháp cơ bản của công nghệ sinh học, phương pháp nghiên cứu công nghệ sinh học, công nghệ sinh học phân tử, công nghệ sinh học tế bào

[EBOOK] KỶ YẾU DIỄN ĐÀN QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ LẦN THỨ NHẤT, CHỦ ĐỀ: "GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VIỆT NAM", NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP


Xuất phát từ thực tiễn của sản xuất, nhằm góp với Chính phủ một số giải pháp khả thi và hiệu quả cho phát triển nông nghiệp hữu cơ, Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần phân bón Bình Điền tổ chức diễn đàn “Giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam”.


[EBOOK] KỶ YẾU DIỄN ĐÀN QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ LẦN THỨ NHẤT, CHỦ ĐỀ: "GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VIỆT NAM", NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Nông nghiệp hữu cơ, Sản xuất, Sơ chế, Bảo quản, Nông sản hữu cơ, Quản lý dinh dưỡng, Đất trồng, Quy trình sản xuất

[EBOOK] PHÂN LẬP GEN VÀ CHỌN DÒNG CHỐNG CHỊU NGOẠI CẢNH BẤT LỢI Ở CÂY LÚA, PGS. PTS. LÊ TRẦN BÌNH VÀ PGS. TS. LÊ THỊ MUỘI, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


"Phân lập gen và chọn dòng chống chịu ngoại cảnh bất lợi ở cây lúa" là một chuyên khảo được biên soạn như một báo cáo tổng kết công trình nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực ứng dụng công nghệ tế bào và công nghệ gen vào việc chọn tạo giống cây trồng của Phòng thí nghiệm Công nghệ tế bào thực vật thuộc Viện Công nghệ sinh học, Hà Nội. Mục đích của việc biên soạn là giúp cho cán bộ nghiên cứu, nghiên cứu sinh và sinh viên có thêm một tài liệu than khảo thiết thực về phương pháp phân lập gen và chọn dòng tế bào thực vật ứng dụng trong cải tạo giống cây trồng.

Trong khuôn khổ thực hiện đề tài KC 08.15 thuộc Chương trình Công nghệ sinh học (1990-1995) các cán bộ nghiên cứu sau đây đã tham gia thực hiện những nội dung liên quan đến chọn dòng chịu khô hạn là Đinh Thị Phòng; chọn dòng chịu nhôm là Nguyễn Thị Vinh và chọn dòng chịu muối là Nguyễn Tường Vân. Phần chính của nội dung nghiên cứu về phân lập gen liên quan đến tính chịu lạnh được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Di truyền tế bào của Tiến sỹ K. Oono, Viện Quốc gia về Tài Nguyên nông sinh học. Tsukuba, nhờ tài trợ của Matsumae International Foundation, Nhật Bản. Phần chọn dòng DNA genom được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử và tế bào của Giáo sư R.L. Rodriguez, Trường Đại học Tổng hợp California, Davis, nhờ sự tài trợ của Rockfeller Foundation, Mỹ. Xác định trình tự của dòng pBC601 và thiết kế vector biểu hiện pMAL442 được tiến hành nhờ thiết bị của Phòng thí nghiệm trọng điểm về Công nghệ gen của Viện Công nghệ sinh học, Hà Nội.

Chuyên khảo này được xuất bản nhờ sự hỗ trợ về tài chính của Chương trình nghiên cứu cơ bản. Các tác giả trân trọng bày tỏ lời cảm ơn về những đóng góp công sức và tài chính rất hiệu quả như vậy đối với công trình này.

Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được bạn đọc đóng góp ý kiến.


[EBOOK] PHÂN LẬP GEN VÀ CHỌN DÒNG CHỐNG CHỊU NGOẠI CẢNH BẤT LỢI Ở CÂY LÚA, PGS. PTS. LÊ TRẦN BÌNH VÀ PGS. TS. LÊ THỊ MUỘI, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Phân lập gen và chọn dòng chống chịu ngoại cảnh bất lợi ở cây lúa, chọn dòng lúa chịu khô hạn, chọn dòng lúa chịu nhôm, chọn dòng lúa chịu muối, phân lập gen liên quan đến tính chịu lạnh của cây lúa