Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] 102 THẮC MẮC CƠ BẢN NUÔI DÊ SỮA - THỊT, VIỆT CHƯƠNG, NXB HẢI PHÒNG


Ông cha mình đã biết nuôi dê cả ngàn đời nay, nhưng sở dĩ ngành nghề chăn nuôi này chậm phát triển là do những nguyên nhân chính sau đây:


- Nước ta là nước chuyên về nông nghiệp, tất cả đất đai đều dành vào việc canh tác ngũ cốc, hoa màu, mà tính dê lại không đằm như trâu, bò nên không thể chăn thả đại trà được.


- Thời trước người mình không có thói quen ăn thịt dê, vì chê thịt dê có mùi khét nắng, chỉ nuôi dùng vào việc cúng tế mà thôi, do đó thịt dê không được ưa chuộng bằng thịt heo hoặc thịt trâu, bò.


- Thời trước, người mình cũng không biết uống sữa dê tươi.


- Nguyên nhân sau cùng là do không có kinh nghiệm về nuôi dê, cứ nghĩ giống dê không thể nuôi chuồng, hay nuôi theo cách cầm cột tại chỗ như nuôi trâu, bò mà chỉ chăn thả ngoài đồng trống, nên không ai nuôi dê ở chốn thị thành đất đai chật hẹp.


Trước đây, dê chỉ được nuôi tập trung ở các vùng trung du, miền núi, cạnh rừng, vì những nơi này mới có đủ đất rộng, có những cánh đồng cỏ thiên nhiên bao la hoang hóa lâu đời để chăn thả. Vì bản tính của dê là thích tung tăng chạy nhảy, kiếm ăn nơi này một ít nơi kia một ít, lại thích ăn lá cây, chồi non, hơn là cúi xuống đất để gặm cỏ như trâu bò. Vì vậy, nuôi dê ở nơi canh tác hoa màu, cây trái sẽ không thích hợp.


Mặt khác, đừng nói chi đâu xa, trước đây chừng ba bốn mươi năm thôi, đa số người mình không có thói quen ăn thịt dê, nhất là uống sữa dê. Thịt dê, người ta cho là có mùi khét nắng, các bà nội trợ cũng chưa biết cách để trừ khử cái mùi nặng mũi này, nên dù bán cũng không có người mua. Còn sữa dê cũng như sữa bò không ai biết uống.


Con dê thời trước được dùng trong lễ tam sinh gồm ba con vật là trâu, heo và dê, để cúng Đình thần, Thổ thần mỗi khi đắp nền xây đình, dựng chợ, dùng vào việc cúng “Cốc sóc” tại nhà Thái miếu vào ngày mồng một mỗi tháng, hoặc làm lễ tế cờ trước khi xuất quân dẹp giặc.. Trong lễ “tam sinh” thiếu trâu người ta có thể thay bò, nhưng thiếu dê thì không được. Do đó, con dê thời trước vẫn được bán với giá khá cao, người bình dân dù có muốn ăn cũng ít người có khả năng mua nổi!


Người xưa cũng biết nuôi dê rất có lợi, vì giống này sinh sản rất mạnh, gấp ba, gấp bốn trâu bò. Nhưng do thiếu kinh nghiệm trong chăn nuôi nên ngành nuôi dê mới phát triển chậm chạp.


Đâu ai ngờ giống dê vốn có tính lý lắc, thích sống phóng túng tự do, thả ra vườn là phá hại cây cối, lại có thể tỏ ra thuần phục khi được nuôi nhốt trong chuồng chật hẹp! Nếu ông cha ta ngày xưa “khám phá” ra được điều này, chắc chắn nghề nuôi dê đã được phát triển mạnh từ lâu. Và con dê sẽ được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng, chứ không phải chỉ được nuôi tại các vùng trung du, miền núi xa xôi...


Nghề chăn nuôi dê của ta cũng giống như nghề chăn nuôi đà điểu tại Nam Phi và nhiều nước trên thế giới trong suốt một thế kỷ rưỡi qua. Ai cũng biết nuôi là thu được nhiều lợi, nhưng do thiếu kinh nghiệm nên mới đành để cho ngành nghề ì ạch một cách đáng tiếc!


Trước đây người ta cứ tưởng chim đà điểu không nuôi trong môi trường chật hẹp được, nên người nuôi phải nuôi chúng theo cách sống hoang dã bên ngoài: ít ra mỗi con cũng phải sống trong một mẫu đất. Thế là phải lo tìm nguồn đất, với tốn kém không biết bao nhiêu tiền rào giậu! Do đó, nhiều người phải tán gia bại sản với ngành nghề chăn nuôi mới mẻ này. Dần dần, nghề dạy nghề, người ta mới phát giác được rằng: giống chim chạy nhanh như sức ngựa này vẫn có thể nuôi trong một môi trường chật hẹp độ một vài trăm thước vuông mỗi con mà vẫn sinh sản tốt. Từ đó, nhờ vào phát giác thú vị này mà nghề chăn nuôi chim đà điểu mới được phát triển mạnh tại nhiều nước trên thế giới.


Ông cha mình ngày xưa cũng nghĩ là không thể nuôi dê theo lối cầm cột như nuôi trâu bò được, nên họ chỉ nuôi đê ở vùng đồng hoang dọc ven rừng cạnh núi mà thôi, vì vậy số lượng dê mới ít ỏi.

Trước đây khoảng hơn thế kỷ, người Pháp và người Ấn Độ nhập vào nước ta một số giống dê mới để cho lai giống với dê nội địa của ta. Một số nông dân cấp tiến của mình cũng muốn bắt tay vào nghề, nhưng do thiếu kinh nghiệm đành để vuột khỏi tầm tay một nguồn lợi quá lớn.


Người Ấn Độ có thói quen, hễ đến cư ngụ nơi nào là họ nuôi dê ở đó. Họ thích ăn thịt dê như người mình thích ăn thịt heo. Còn người Pháp thì thích ăn thịt cừu (trừu), nhưng nếu không có sẵn cừu họ dùng thịt dê cũng được. Sữa dê cũng được người Ấn và người Pháp thích dùng...


Do nuôi để có thịt và sữa dê dùng hằng ngày nên tại các đồn điền lớn nhỏ của người Pháp từ cao nguyên đến vùng đồng bằng, họ nuôi dê thịt và dê sữa với những bầy đàn lớn. Còn người Ấn Độ, họ chăn nuôi dê theo tính cách nông hộ, nhưng nhiều hộ Ấn kiều qui tụ lại thành một khu vực riêng nên nuôi số lượng cũng nhiều.


Cách đây khoảng 60 năm, chính mắt chúng tôi còn trông thấy hàng dãy chuồng dê, chuồng bò của người Ấn nằm phía bên kia cầu Nguyễn Văn Trỗi (thời đó gọi là cầu Arroyo des Vergnes) chạy dài lên khu Tân Sơn Nhất rồi qua vùng cầu Tre...


Chuồng trại họ làm rất thô sơ và người chăn cũng như kẻ giúp việc đều là người nhà, nên bí quyết chăn nuôi không hề để lọt ra ngoài.


Mãi đến năm 1975 người mình mới có cơ hội tốt nắm lấy cơ hội chăn nuôi đem lại nhiều lợi lộc này khi đa số người Ấn bỏ nghề để trở về xứ sở của họ.


Một điều may mắn nữa là vào thời này, đa số người mình đã biết ăn thịt dê và uống sữa dê, nên phong trào nuôi dê sữa cũng như bò sữa mới có cơ hội tốt để phát triển mạnh...


Hiện nay, gần như tỉnh thành nào trong đất nước mình cũng nuôi dê sữa và dê thịt, thế nhưng mức cung vẫn chưa đáp ứng được một phần nhỏ mức cầu. Những vùng có sẵn rừng chồi, đồng hoang rộng rãi thì nuôi chăn thả. Còn nơi đất đai chật hẹp thì nuôi dê nhốt chuồng. Ngay con giống hiện nay vẫn còn quá thiếu, đừng nói chi số lượng thịt dê quá ít được bán ra ngoài. Còn sữa dê hiện bán cao gấp ba lần sữa bò tươi, nhưng vẫn còn là mặt hàng quá hiếm, do sữa dê có nhiều chất bổ dưỡng hơn sữa bò, lại dễ tiêu hóa nên thích hợp cho người già, người bệnh và trẻ con.


Hiện nay, muốn có một con dê sữa tơ khoảng mười lăm kg để làm giống cũng phải mua với giá hơn triệu bạc. Còn dê thịt (cân hơi) cũng có giá gấp đôi giá thịt heo hơi...


Tóm lại, nuôi dê, dù là dê thịt hay dê sữa đều đem lại cho ta nhiều lợi. Đây là nghề tương đối ít vốn lại mau hưởng lợi, vì dê rất mắn đẻ lại có thị trường tiêu thụ mạnh. Mặt khác, kỹ thuật nuôi dê lại không quá khó khăn như nhiều người lầm tưởng. Với tập sách nhỏ này, gồm 102 câu hỏi đáp về thắc mắc cơ bản nuôi dê, hy vọng sẽ giúp quí vị mới bước vào nghề chăn nuôi mới mẻ này đạt được nhiều thành công như ý.


[EBOOK] 102 THẮC MẮC CƠ BẢN NUÔI DÊ SỮA - THỊT, VIỆT CHƯƠNG, NXB HẢI PHÒNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, thắc mắc cơ bản nuôi dê thịt dê sữa, hỏi đáp kỹ thuật nuôi de thịt, hỏi đáp kỹ thuật nuôi dê sữa, kỹ thuật nuôi dê thịt, kỹ thuật nuôi dê sữa

[EBOOK] 101 CÁCH NUÔI NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU: THỎ VÀ CHUỘT BẠCH, SAIGON BOOK, NXB TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH




Ngày nay đời sống kinh tế của người dân phần nhiều đã được cải thiện, do đó những nhu cầu giải trí bằng các thú vui tao nhã cũng phát triển theo. Nhiều thú vui như chơi bonsai, viết thư pháp, thưởng thức trà đạo.. và nhất là nuôi những con vật kiểng đáng yêu được nhiều người ưa chuộng.


Thật ra, từ lâu nhiều gia đình người Việt Nam vẫn thường nuôi một con chó, một con mèo hay đôi chim vành khuyên... Nhưng điều khác biệt là ngày nay người ta đã xem thú nuôi kiểng thật sự là người bạn của gia đình, chứ không chỉ đơn thuần là một "công cụ" giữ nhà hay bắt chuột hữu hiệu nữa.


Chính vì vậy nhiều người đã bắt đầu chú trọng việc nuôi thú kiểng một cách khoa học. Một số người khác cũng đã đi theo hướng nuôi thú kiểng một cách chuyên nghiệp. Để nuôi thú một cách khoa học và chuyên nghiệp, ngoài việc dành thời gian chăm sóc cho con vật cưng của mình, chúng ta còn phải tìm hiểu thêm những điều có liên quan đến chúng, làm sao cho chúng có được một cuộc sống thật sự thoải mái bên chúng ta.


Bộ sách "101 cách nuôi những con vật đáng yêu" gồm 5 tập, giúp các bạn tìm hiểu tất cả những vấn đề liên quan đến việc chăm sóc năm loại thú kiểng đáng yêu mà các bạn thường chọn nuôi: chú chó khôn ngoan tinh nghịch, chú mèo hay làm nũng, thỏ trắng ngoan ngoãn, những chú chim hay hát và cả chú rùa chậm chạp hiền lành nữa.


Hãy làm tất cả những gì có thể để những con vật đáng yêu ấy thật sự là người bạn dễ thương của bạn nhé !


[EBOOK] 101 CÁCH NUÔI NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU: THỎ VÀ CHUỘT BẠCH, SAIGON BOOK, NXB TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, 101 cách nuôi những con vật đáng yêu, cách nuôi thỏ làm thú cưng, cách nuôi chuột bạch làm thú cưng, cách nuôi thỏ làm thú cưng, cách nuôi chuột bạch làm thú cưng,  nuôi thỏ làm thú cưng, kỹ thuật nuôi chuột bạch làm thú cưng

[EBOOK] 100 CÔNG THỨC PHA TRỘN THỨC ĂN NUÔI HEO GIA ĐÌNH, VÕ VĂN NINH, NXB ĐÀ NẴNG




Đã nhiều năm qua, nhân dân đồng bằng sông Cửu Long nuôi heo bằng nhiều loại thức ăn tự có trong gia đình và không quan tâm mấy đến khía cạnh dinh dưỡng xem khẩu phần ăn có đảm bảo cân đối đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể của chúng hay không. Làm như vậy so với cách chăn nuôi khoa học tiên tiến hiện nay thì thua sút về năng suất, sản lượng, tiêu tốn nhiều thức ăn. Qua sự chọn lọc thích ứng sinh tồn tự nhiên, ông cha ta đã tạo ra được những con heo thích nghi với điều kiện ăn uống kham khổ, điều kiện chăm sóc sơ sài, khí hậu khắc nghiệt... đó là nguồn gen quí cho ngành chăn nuôi những năm về sau.


Ngành chăn nuôi hiện nay phải đầu tư nghiên cứu phát huy cho hết tác dụng của nguồn gen quí đó để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Cách chăn nuôi cổ truyền của bà con nông thôn chúng ta từ lâu đời không tránh khỏi nhiều nhược, khuyết điểm làm cho nguồn gen quí chưa phát huy tác dụng rõ rệt, chúng ta cần khắc phục các nhược điểm trong cách chăn nuôi cổ truyền ấy. Công việc này là một quá trình lâu dài không thể thực hiện trong một vài năm đã thấy ngay kết quả vì nó còn phải nhờ đến các tiến bộ khoa học kỹ thuật khác tác động như giống mới để lai cải thiện, lai kinh tế, đầu tư bảo vệ vật nuôi, đầu tư các chất kích thích tăng trưởng, phổ cập các kiến thức chuyên môn về môn dinh dưỡng chăm sóc, soi rọi bổ khuyết và làm tăng hiệu quả của việc chăn nuôi theo lối cổ truyền. Bên cạnh đó chính sách đòn bẫy kinh tế phát triển chăn nuôi ở nông thôn phải phù hợp mới mong đem lại kết quả tổng hợp sau cùng...


Tuy nhiên, “làm được gì có thể làm được” là việc cần phải thực hiện ngay không trông chờ thụ động, chúng tôi mạnh dạn tập hợp một số kinh nghiệm nuôi heo bằng các thức ăn tự có trong gia đình, tính toán thành 100 công thức để làm cơ sở cho việc pha trộn thức ăn hỗn hợp qui mô thủ công, bán công nghiệp ở nông thôn... để có thể sử dụng các thức ăn ấy một cách hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đáp ứng mục tiêu sản xuất nguồn thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu.


[EBOOK] 100 CÔNG THỨC PHA TRỘN THỨC ĂN NUÔI HEO GIA ĐÌNH, VÕ VĂN NINH, NXB ĐÀ NẴNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, công thức pha trộn thức ăn nuôi heo, kỹ thuật pha trộn thức ăn nuôi heo, dinh dưỡng cho heo, kỹ thuật chăn nuôi heo, 100 CÔNG THỨC PHA TRỘN THỨC ĂN NUÔI HEO GIA ĐÌNH

[EBOOK] 100 CÂU HỎI VỀ BỆNH TRONG CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM, PTS. TRẦN MINH CHÂU, NXB NÔNG NGHIỆP

Phòng và chống dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm bao giờ cũng có tầm quan trọng thiết yếu. Thực tế đã chứng minh, ngoài hai yếu tố thức ăn đủ và giống tốt, nơi nào hạn chế được bệnh của gia súc thì nơi đó chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao, có lãi nhiều.


Cuốn 100 câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm của PTS thú y Trần Minh Châu phục vụ bạn đọc những hiểu biết cơ bản nhất các bệnh thường gặp trong chăn nuôi trâu bò, lợn, thỏ, cừu, dê, ngựa, gia cầm và một số bệnh của ông. Các bệnh được trình bày ngắn gọn gồm các triệu chứng điển hình, cách phòng chữa thiết thực. Qua các trang sách bạn đọc có thể hình dung được bệnh gì có thể xẩy ra trong đàn gia súc của mình để có biện pháp ngăn ngừa thích hợp, hạn chế được thiệt hại, đưa chăn nuôi ngày một phát triển bền vững.


Cuốn sách có tính tổng hợp, đề cập đến nhiều bệnh ở nhiều loài gia súc, gia cầm, vì vậy khó tránh khỏi thiếu sót. Nhà xuất bản mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để bổ sung hoàn thiện cho các lần xuất bản sau.


Xin chân thành cảm ơn và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


[EBOOK] 100 CÂU HỎI VỀ BỆNH TRONG CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM, PTS. TRẦN MINH CHÂU, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, 100 câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc gia cầm, hỏi đáp kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, kỹ thuật chăn nuôi gia cầm

[EBOOK] BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG TRONG CHĂN NUÔI GÀ, PTS. BS. NGUYỄN HỮU VŨ VÀ PTS. BS. NGUYỄN ĐỨC LƯU, NXB NÔNG NGHIỆP


Từ lâu đối với các tỉnh phía Nam và từ hơn mười năm gần đây, đặc biệt từ năm 1980 - 1996, chăn nuôi gà công nghiệp và nuôi thả vườn đã phát triển rất mạnh, nhiều người giàu lên từ nuôi gà.


Trong những năm gần đây, đặc biệt khi các hãng chăn nuôi gà, hãng chế biến thức ăn, hãng sản xuất thức ăn bổ sung và thuốc thú y của nước ngoài ồ ạt chiếm lĩnh thị trường thì không tránh khỏi nhiều doanh nghiệp và các nhà chăn nuôi gà chịu thất bại nặng nề.


Nhưng có phải đâu tất cả đều thất bại? Vẫn có rất nhiều người làm giàu từ chăn nuôi gà.


Vậy bí quyết thành công trong chăn nuôi gà là gì?


Sự cạnh tranh của các hãng chăn nuôi, sản xuất thức ăn, cung cấp giống ngày càng mạnh mẽ. Làm sao tránh được sự cạnh tranh của các hãng lớn đến như thế! Song ngày nay trên thế giới và ngay ở nước ta đang tồn tại và phát triển khuynh hướng "thực phẩm sạch, thực phẩm gần tự nhiên".


Nếu dùng thức ăn công nghiệp, nuôi kiểu công nghiệp, sử dụng nhiều loại chất kích thích: Các chất hooc môn sinh dục oestrogen, các chất hoá học như SMG, Rimifon, các chất kích thích, các kháng sinh... gây tăng trọng nhanh một cách giả tạo như tích nước trong các mô cơ và các yếu tố bất lợi còn tồn dư trong thịt, trứng làm giảm tính thơm ngon của thực phẩm và gây hại đến sức khoẻ con người...


Các loại hình chăn nuôi bán công nghiệp và nuôi chăn thả sẽ tạo ra những sản phẩm sạch, thịt trứng thơm ngon tuy giá thành có cao chút ít, nhưng giá bán lại cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của người nghèo.


Chăn nuôi gà công nghiệp có thể làm giàu nhưng cũng có thể thất bại, nó đòi hỏi kiến thức chăn nuôi thú y giỏi, vốn lớn. Nhưng chăn nuôi chăn thả thì có thể xoá đối giảm nghèo cho hàng triệu người phù hợp với trình độ chăn nuôi thú y vừa phải, vốn ít.


Qua kinh nghiệm thực tiễn chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn những vấn đề mấu chốt trong chăn nuôi gà để rút ra những bí quyết thành công.


Bí quyết có nhiều, nhưng học bí quyết thế nào để áp dụng thành công trong chăn nuôi gà gia đình mới là vấn đề quan trọng.


Cuốn sách chỉ đáp ứng được một phần cơ bản, chúng tôi hy vọng được góp một lời bàn, nhưng chắc chắn là một cánh cửa mở cho những bạn đọc đặc biệt những tiểu nông có được những kiến thức cơ bản để đi đến thành công trong chăn nuôi gà.


Chúc các bạn thành công!

[EBOOK] BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG TRONG CHĂN NUÔI GÀ, PTS. BS. NGUYỄN HỮU VŨ VÀ PTS. BS. NGUYỄN ĐỨC LƯU, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, bí quyết nuôi gà thành công, bí quyết thành công trong chăn nuôi gà, kỹ thuật nuôi gà thành công, kỹ thuật nuôi gà

[EBOOK] CÁC CÔNG NGHỆ Ủ SINH HỌC XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN HỮU CƠ, GS.TS NGUYỄN THỊ KIM THÁI - TH.S TRẦN HOÀI LÊ - TH.S TRẦN THỊ HOA, TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN XANH (GREENHUB)

Dự án “Hướng đến các thành phố kiểu mẫu về quản lý rác thải ở khu vực ven biển phía bắc Việt Nam” - “Vịnh Xanh” (GreenBays) nằm trong Chương Trình Tái Chế Rác Thải Đô Thị (MWRP) được tài trợ bởi Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Tập Đoàn Sáng Tạo Phát Triển (DIG). Dự án được thực hiện bởi Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) cùng các đối tác. Mục tiêu chính của dự án là giảm ô nhiễm rác nhựa, đặc biệt là rác xốp trên biển và hỗ trợ các thực hành giảm rác thải tại các khu vực dự án. Nhận thấy rác hữu cơ nếu không được phân loại và xử lý, sẽ chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ quá tải các bãi chôn lấp do trọng lượng chiếm đến hơn 50% tổng trọng lượng các loại rác thải sinh hoạt, gây khó khăn cho quá trình phân loại rác cũng như làm giảm nỗ lực biến rác thải thành tài nguyên, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến công suất của các lò đốt rác do độ ẩm cao. Trong khuôn khổ dự án Vịnh Xanh, GreenHub đỡ làm việc với các chuyên gia thuộc trường Đại học Xây dựng cùng các đối tác để nghiên cứu quá trình sinh học để xử lý chất thải rắn.


Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt đang áp dụng tại Việt Nam khá đa dạng chủ yếu như chôn lấp, thiêu đốt, và chế biến phân vi sinh. Phương pháp thiêu đốt giúp giảm nhanh thể tích và khối lượng rác cần xử lý trong thời gian ngắn (80-90%), yêu cầu diện tích đất thấp, nhưng chi phí đầu tư và xử lý rất cao. Trong khi đó, chôn lấp được nhiều đô thị lớn áp dụng do công nghệ vận hành đơn giản, chi phí đầu tư ở mức trung bình và chi phí vận hành thấp, dễ dàng gia tăng công suất nhưng tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước trong khu vực bãi chôn lấp. Do đó ứng dụng các quá trình sinh học để xử lý chất thải rắn đang mở ra một hướng công nghệ mới nhiều tiềm năng theo định hướng tái sử dụng chất thải.


Trong hơn 20 năm qua, sản xuất phân hữu cơ là công nghệ xử lý chất thải phổ biến ở Việt Nam. Mục đích chính của việc sản xuất phân hữu cơ là thu hồi thành phần hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn trong rác thải rắn sinh hoạt và biến nó thành phân bón hữu cơ có thể dùng trong nông nghiệp và cải thiện cấu trúc đất. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở phân hữu cơ vẫn dựa trên việc sản xuất phân từ rác hỗn hợp, dẫn đến sản phẩm phân hữu cơ kém chất lượng, với hàm lượng tạp chất cao như thủy tinh vụn, nhựa và các chất gây ô nhiễm khác, khiến cho việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho phân hữu cơ trở nên khó khăn.


Hiện tại đã có những nỗ lực sản xuất ra một sản phẩm phân hữu cơ chất lượng cao dựa trên chất thải phân loại tại nguồn từ chợ và những nguồn phát thải đơn lẻ khác. Chất thải sinh hoạt hữu cơ từ các hộ gia đình cũng có thể được sử dụng để sản xuất phân hữu cơ trong tương lai nếu việc phân loại tại nguồn có thể được áp dụng, mặc dù để đạt điều này sẽ là một thách thức lớn. Báo cáo này được thực hiện nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về quá trình xử lý sinh học chất thải rắn hữu cơ, so sánh và đánh giá ưu nhược điểm của từng phương pháp. Ngoài ra, báo cáo cũng đưa ra đánh giá thực trạng, các tồn tại và cơ hội đối với công nghệ ủ sinh học để xử lý chất thải rắn. Từ đó giúp cho các cơ quan quản lý, cơ sở xử lý chất thải rắn có những lựa chọn phương thức xử lý phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình.


[EBOOK] CÁC CÔNG NGHỆ Ủ SINH HỌC XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN HỮU CƠ, GS.TS NGUYỄN THỊ KIM THÁI - TH.S TRẦN HOÀI LÊ - TH.S TRẦN THỊ HOA, TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN XANH (GREENHUB)


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, các công nghệ ủ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ, công nghệ ủ sinh học chất thải rắn, công nghệ xử lý chất thải rắn hữu cơ, tài nguyên môi trường

[EBOOK] Standard Evaluation System (SES) for Rice (5th edition), International Rice Research Institute (IRRI)

The Standard Evaluation System (SES) for Rice is one of the most requested IRRI publications that is highly utilized by rice scientists worldwide. It provides a common nomenclature and standardized scales for assessing rice agronomic performance and classifying rice responses to biotic and abiotic stresses. First published in 1975, the SES has been revised four times. The last printed edition came out in 1996 and an online version was published in 2002 in The Rice Knowledge Bank (http://www.knowledgebank.irri.org/extension/index.php/ses).

Revision of the current edition took almost two years to complete. Initially, inputs of rice scientists from international and national rice research programs and the private sector were solicited. This resulted in improvements on the scoring procedures based on the state-of-the-art in the different disciplines. The ensuing drafts were then widely circulated for feedback before generating a final draft.

This 5th edition incorporates improved scoring systems for agronomic traits and morphological characteristics. It also redefined some terminologies like ‘injury’ instead of ‘disease’ for more clarity. With the increasing importance of plant variety protection,the 17 asterisked characters of the Test Guidelines for Rice of The International Union for the Protection of New Varieties of Plants (UPOV), which are important in testing for distinctness of new varieties, were also incorporated. Realizing that improvements may still be made in the future, users of this booklet are requested to send their comments and suggestions to me as INGER Coordinator at IRRI Headquarters for consideration and incorporation in the next edition.

To ensure worldwide dissemination, we are publishing this 5th edition in both print and electronic formats. The latter will be posted in the INGER website (http://inger. irri.org/).

The strong cooperation and significant contributions of scientists from national rice programs, international research centers, and the private sector, among other partners under the Global Rice Science Partnership (GRiSP; http://www.grisp.net/), are gratefully acknowledged.

[EBOOK] Standard Evaluation System (SES) for Rice (5th edition), International Rice Research Institute (IRRI)



Keyword: ebook, giáo trình, Standard Evaluation System (SES) for Rice, SES for Rice, Hệ thống đánh giá tiêu chuẩn (SES) đối với gạo, SES đối với gạo, tiêu chuẩn lúa gạo, đánh giá tiêu chuẩn lúa gạo

[EBOOK] NUTRIENT MANAGEMENT HANDBOOK

Balanced and precise crop nutrient application - of organic as well as mineral fertilizers - is a prerequisite relevant tool for meeting the second Sustainable Development Goal to end hunger, achieve food security and improved nutrition and promote sustainable agriculture. It is also a crucial building block of climate-smart agriculture. Soil-and crop-specific plant nutrition increases agricultural productivity with a view towards providing food security for an expected global population of about 10 billion people by 2050, but also ensures a maximum uptake of nutrients by plants and a concomitant decrease of nutrient losses to the environment, including emissions of nitrous oxide. By sustainably increasing productivity on arable land, efficient and effective fertilization also safeguards the world’s forests and help maintain or increase soil organic matter, two enormous carbon sinks. Last but not least, as one of the effects of climate change in the long run will be an increase of temperature and water stress, proper crop nutrition will help build resilience in agricultural crops, a prerequisite for climate change adaptation.

The world’s farmers are on the frontline of the tremendous challenges facing the agricultural sector. With the unfortunate decline in extension services seen in many parts of the world, greater efforts to transfer knowledge on best management practices in the area of plant nutrition are required. Towards this end, WFO, IFA and GACSA are delighted to release this handbook, which is intended to outline the key principles of precise and balanced crop nutrition, to assist farmers in their invaluable work of feeding the growing global population, while improving and safeguarding soil health in a changing climate.

Building on the premises of climate-smart agriculture and the principles of integrated soil fertility management, which call for combining organic and mineral nutrient sources with appropriate soil management practices and crop variety selection, and on the “4Rs” of nutrient stewardship, namely the need to determine -based on crop and soil specific investigation - the 1) correct source of fertilizers (matching the fertilizer types with the crop needs); 2) the right rate (matching the amount of fertilizer with the crop requirements); 3) the right time (making nutrients available according to the crop production cycle); and 4) the right place - (placing the nutrients where crops can best access them), this handbook provides useful and practical information intended to facilitate efficient and effective crop nutrition by agricultural practitioners.

This Nutrient Management Handbook provides farmers and farmers’ organizations with useful and straightforward practical information on the combination of fertilizers and their effects on plant growth, and offers the soils, including guidelines on efficient nutrient management techniques on how to manage nutrients, which should be tailored to the specificities of particular crops, soils and climatic conditions.

This joint effort by WFO, IFA and GACSA is a good example of a multi-stakeholder partnership to promote Sustainable Development Goal 2 and climate-smart agriculture, and our three organizations are committed to disseminating its recommendations to farm groups around the world.


[EBOOK] NUTRIENT MANAGEMENT HANDBOOK



Keyword: ebook, giáo trình, NUTRIENT MANAGEMENT HANDBOOK, NUTRIENT MANAGEMENT, NUTRIENT, sổ tay quản lý dinh dưỡng cây trồng, cẩm nang quản lý dinh dưỡng cây trồng, quản lý dinh dưỡng cây trồng, dinh dưỡng cây trồng

[EBOOK] Managing Water and Fertilizer for Sustainable Agricultural Intensification, Edited by Pay Drechsel - Patrick Heffer - Hillel Magen - Robert Mikkelsen - Dennis Wichelns

Ask anyone outside agriculture to describe the most important technological advance of the 20th century, and the likely suggestion will be something pertaining to computer technology or the internet. But ask an agricultural researcher, and you’ll likely receive a very different answer. The most important advance of the 20th century was the Haber-Bosch process that enables the artificial manufacturing of nitrogen fertilizer to produce the food we need. It is fitting that both Fritz Haber and Carl Bosch were awarded Nobel Prizes in 1918 and 1931, respectively, for their work in chemistry and engineering.

Yet, crops cannot thrive by nitrogen alone. Long ago (in the 19th century) Carl Sprengel and Justus von Liebig put forth the Law of the Minimum, in which they described how plant growth is limited by the nutrient that is available in shortest supply. Thus, the crop response to additional increments of nitrogen might be nil if potassium or phosphorus or some other essential nutrient is limiting. The same can be said for soil moisture. Plant nutrients, alone, are not sufficient to grow or sustain plant growth without water, and vice versa. And in this day and age of increasing economic and physical water scarcity and an increasing portion of farm expenses attributed to chemical fertilizer, farmers must manage both inputs very closely to ensure they achieve high yields and obtain good returns on their investments, while reducing the possible negative impacts of water and nutrient use on the environment and ecosystem services.

Those of us working in academia, research institutes, and donor organizations must continue to enhance our understanding of agronomy, soil fertility and crop nutrition, and water management to feed the 9 billion people we are expecting by 2050. We need to increase adoption of existing techniques and develop new technologies and crop varieties, if we are to achieve the gains in food production needed. Affordable improvements in nutrient and water management will be especially crucial for the millions of smallholder households that struggle to produce sufficient food and income to sustain their precarious livelihoods in both rain-fed and irrigated settings. Sound agricultural development will remain the backbone for the achievement of many of the proposed Sustainable Development Goals from poverty alleviation to food security.

This book is a timely contribution as it cuts across the water and fertilizer sectors and summarizes the state-of-the-art knowledge on plant nutrition and water management and the challenges we face in achieving the food security component of the Sustainable Development Goals. The authors describe our current understanding of plant nutrient and water interactions, while looking ahead to the best management practices and innovations that will propel crop production to higher levels. The authors also address the issue of sustainability, as only those options that achieve food security and livelihood goals, while also protecting ecosystem services, will be acceptable in the 21st century.

We have come a long way since the remarkable insights and innovation provided by research pioneers in the 19th and 20th centuries. The fundamental principles of agronomy, plant science, and hydrology are well established and timeless. Yet, with increases in population and advances in economic growth, we face new challenges in each century, with regard to food security, livelihoods, and the environment. We can meet the challenges ahead, provided we continue to innovate and integrate our research programmes and transfer new knowledge effectively to farmers and other agriculturists seeking to optimize the interactions between plant nutrients, water, and other agricultural inputs in a sustainable manner. The same integration of efforts is required for those working on sustainable agricultural development at different scales. This book will inform and inspire those engaged in this pursuit.


[EBOOK] Managing Water and Fertilizer for Sustainable Agricultural Intensification, Edited by Pay Drechsel - Patrick Heffer - Hillel Magen - Robert Mikkelsen - Dennis Wichelns



Keyword: ebook, giáo trình, Managing Water and Fertilizer for Sustainable Agricultural Intensification, Managing Water and Fertilizer, Managing Fertilizer, Managing Water, Managing Water for Sustainable Agricultural Intensification, Managing Fertilizer for Sustainable Agricultural Intensification, Sustainable Agricultural Intensification, Sustainable Agricultural, Agricultural Intensification, Quản lý nước và phân bón, Quản lý phân bón, Quản lý nước, Quản lý nước để thâm canh nông nghiệp bền vững, Quản lý phân bón để thâm canh nông nghiệp bền vững, Thâm canh nông nghiệp bền vững, Nông nghiệp bền vững, Thâm canh nông nghiệp

[EBOOK] Fertilizers and their Efficient Use, Harold F. Reetz, Jr., International Fertilizer Industry Association (IFA)

This book is intended to serve as a reference guide to people throughout the world who need a general understanding of fertilizers and how they are most efficiently used to maintain or improve soil productivity, crop yields, farmers’ profits, and environmental services. The focus of the book is around nutrient stewardship, which addresses nutrient management from economic, environmental, and social perspectives.

A brief outline of the 17 essential plant nutrients and their sources and functions in plants sets the stage for the discussion. The general soil nutrient management approaches of maintenance, build-up, and sufficiency are described. Characteristics and management of individual macro-nutrients (nitrogen, phosphorus, and potassium) most often needed as fertilizers are discussed in detail, and secondary nutrients and micro-nutrients are briefly reviewed, with some important examples.

The book should prove valuable for understanding the role of improved management practices on the efficient use of fertilizer. It is not a “how to...” guide, but more of a “why...?” guide to nutrient management.

The Global Framework for Nutrient Management-the 4R Approach is used to show how agronomic, economic, environmental, and social aspects of fertilizer use interact, and how changes in management practices affect all of these areas. Details of each of the components are discussed along with some of the performance indicators that can be used to monitor and evaluate these practices.

The development of site-specific precision agriculture over the past two decades has greatly improved the management of nutrients, our ability to practice nutrient stewardship, and the tools for monitoring and evaluation of the results. The technology and its role in both developed and developing economies is a critical component of improving nutrient management. Use of sensors, from hand-held data collectors to satellite imagery, have opened some new possibilities for fine-tuning nutrient applications. New formulations of fertilizer and various additives have created a variety of fertilizer options from which a farmer and his advisers can develop an integrated nutrient management plan.

Nutrient use efficiency (NUE) is a central component of the book, with an outline of different definitions of NUE, and the kind of data and analytical processes needed to evaluate NUE. Approaches used by governmental bodies, academics, industry, NGOs, and farmers are discussed with a specific review of the site-specific nutrient management (SSNM) approach developed for rice by the International Rice Research Institute (IRRI).

Having the right data is a critical factor in efficient use of fertilizer. Collection of data, managing and interpreting it with proper analysis and modeling, and communication with various advisers and stakeholders rounds out a solid fertilizer program.

Farmers, advisers, input suppliers can use this book to make better-informed decisions on crop nutrient management. Reviewing these concepts will help government agencies and NGOs better understand the “why...?” of nutrient management. Further, this information can be used to help the non-agriculture community to better understand the importance of fertilizer to their well-being in supporting the food, feed, fiber, and fuel production industries that depend upon a viable and sustainable agriculture worldwide.

Soil fertility and plant nutrition constitute a dynamic system. While it has been studied for over 100 years, there is still much to be learned. As global requirements for crop production continue to grow, fine-tuning of the nutrient management systems becomes more and more critical. Involvement of soil microbiology and interactions among plants and microbes need to be better understood and managed whenever possible. It has been attempted to introduce these interactions and learn how to manage them to enhance crop nutrition. Environmental stewardship related to nutrient management has also been discussed in terms of making decisions about fertilizer products, rates, timing, and placement.


[EBOOK] Fertilizers and their Efficient Use, Harold F. Reetz, Jr., International Fertilizer Industry Association (IFA)



Keyword: ebook, giáo trình, Fertilizers and their Efficient Use, Fertilizers, Fertilizers Efficient Use, Sử dụng hiệu quả phân bón, Phân bón và việc sử dụng hiệu quả chúng, phân bón, dinh dưỡng cây trồng, sử dụng phân bón hiệu quả

[EBOOK] TIẾP TỤC CHUYẾN HÀNH TRÌNH TRONG RỪNG NGẬP MẶN, BARRY CLOUGH, NGƯỜI DỊCH: PHAN VĂN HOÀNG, HIỆP HỘI HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN QUỐC TẾ (ISME)

Vào năm 1995, Hiệp hội Hệ sinh thái rừng ngập mặn Quốc tế (ISME) và Tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế (ITTO) đã xuất bản quyển sách Chuyến hành trình trong rừng ngập mặn của tác giả C.D. Field nhằm mục đích giới thiệu giá trị và tầm quan trọng của rừng ngập mặn đến nhiều đối tượng độc giả. Quyển sách này chính là bước tiếp nối hướng đến các mục tiêu ấy với nhan đề Tiếp tục chuyến hành trình trong rừng ngập mặn.


Đây cũng là quyển đầu tiên trong một bộ gồm ba quyển sách được xuất bản cùng một lúc. Các quyển còn lại có nhan đề là cấu trúc, Chức năng và Quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn của các tác giả Jin Eong Ong và Wooi Khoon Gong và Các sản phẩm hữu dụng của rừng ngập mặn và Thực vật ven biển của Shigeyuki Baba, Hung Tuck Chan và Sanit Aksornkoae.


Ở góc độ là cuốn đầu tiên của bộ sách, quyển sách này nhằm giới thiệu bao quát về rừng ngập mặn, không viết quá nhiều về kỹ thuật, mở đề cho hai quyển còn lại vốn sẽ đề cập đến các chuyên đề này ở mức độ chi tiết hơn. Xuất phát từ mục tiêu này, tôi cố gắng hạn chế dùng các biệt ngữ khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, vẫn còn có những biệt ngữ không thể tránh được thì tôi cố dùng tiếng Anh thông dụng để giải thích. Nhiều tài liệu tham khảo được trích dẫn có thể còn thấy và tải được trên mạng nhưng tôi không cung cấp đường dẫn trong phần nguồn tham khảo để tránh những phiền phức về quyền tác giả có thể xảy ra.


Cuối cùng, nhiều dẫn chứng dùng cho quyển sách này được lấy ở Châu Á và Tây Thái Bình Dương. Có thể một số độc giả cảm thấy rằng rừng ngập mặn của Thế giới Mới ở Châu Mỹ và Châu Phi không được đề cập sâu trong sách này. Những điển hình nghiêng về Thế giới Cũ được viết ra đây chỉ là vì tôi am hiểu chúng và có nhiều thông tin về chúng hơn, chứ không có nghĩa là rừng ngập mặn của Thế giới Mới ít quan trọng hơn hoặc ít được nghiên cứu rộng rãi hơn. [Khái niệm "Thế giới Cũ" và "Thế giới Mới" có ý nghĩa về mặt lịch sử nhằm mục đích phân biệt các vùng sinh thái lớn trên thế giới và để phân loại các loài động vật và thực vật theo xuất xứ. Xem chi tiết ở Chương 2. Phân bố và Môi trường rừng ngập mặn - ND].


[EBOOK] TIẾP TỤC CHUYẾN HÀNH TRÌNH TRONG RỪNG NGẬP MẶN, BARRY CLOUGH, NGƯỜI DỊCH: PHAN VĂN HOÀNG,  HIỆP HỘI HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN QUỐC TẾ (ISME)


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Tiếp tục chuyến hành trình trong rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cấu trúc rừng ngập mặn, Chức năng rừng ngập mặn, Quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn, Các sản phẩm hữu dụng của rừng ngập mặn, Thực vật ven biển

[EBOOK] CHO ĐƯỢC CÓ HOA LỢI NHIỀU HƠN VÀ TỐT HƠN, P. BRAEMER, DỊCH GIẢ: NGUYỄN CÔNG TIỂU, SỞ CANH NÔNG


Vai trò, vị trí của nông nghiệp. Vấn đề cải tiến nông nghiệp ở Bắc Kỳ: cải tạo đất, chọn giống cây trồng và kĩ thuật trồng trọt. Cách phòng trừ các loại sâu, bệnh cho hoa màu.

- Nghề nông tiến bộ

- Làm thế nào mà cải lương được nghề nông ở Bắc Kỳ

- Những cuộc thí nghiệm

- Cải lương về đất

- Cải lương về cây

- Đem cây nơi khác về trồng

- Cải lương cách cấy trồng và đồ điền khí

- Cách trừ những loại làm hại hoa màu

- Kết luận


[EBOOK] CHO ĐƯỢC CÓ HOA LỢI NHIỀU HƠN VÀ TỐT HƠN, P. BRAEMER, DỊCH GIẢ: NGUYỄN CÔNG TIỂU, SỞ CANH NÔNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, cho được có hoa lợi nhiều hơn và tốt hơn, cải tạo đất, chọn giống cây trồng và kĩ thuật trồng trọt, Cách phòng trừ các loại sâu bệnh cho hoa màu, Nghề nông tiến bộ, Làm thế nào mà cải lương được nghề nông ở Bắc Kỳ, Cải lương về đất, Cải lương về cây, Đem cây nơi khác về trồng, Cải lương cách cấy trồng và đồ điền khí

[EBOOK] CÂY CỎ THƯỜNG THẤY Ở VIỆT NAM (Tập VI): Cây hại trần và Dương xỉ, LÊ KHẢ KẾ (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHAO HỌC VÀ KỸ THUẬT


GS. Võ Văn Chi là tác giả và đồng tác giả của hàng loạt tác phẩm như: Từ điển cây thuốc Việt Nam (NXB Y học - 1997), Từ điển thực vật và khoáng vật làm thuốc Việt Nam (NXB Y học - 1998), Từ điển thực vật thông dụng (2 tập, NXB Khoa học - 2003, 2004), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (NXB Giáo dục, 1999 - 2001), Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam (NXB Giáo dục, 2007), Các cây cỏ thường thấy ở Việt Nam (6 tập), Phân loại thực vật, Từ điển tác giả tên thực vật, Từ điển sinh học Anh - Việt, Từ điển thực vật học, Từ điển sinh vật Nga - Việt, Cây rừng chữa bệnh, Hệ cây thuốc Tây Nguyên, Cây thuốc Đồng Tháp Mười và cách dùng để trị bệnh thông thường, Cây rau làm thuốc, Rắn làm thuốc và điều trị rắn cắn, 200 cây thuốc thông dụng, Từ điển động vật và khoáng vật làm thuốc Việt Nam...


[EBOOK] CÂY CỎ THƯỜNG THẤY Ở VIỆT NAM (Tập VI): Cây hại trần và Dương xỉ, LÊ KHẢ KẾ (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHAO HỌC VÀ KỸ THUẬT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, phân loại thực vật, hình thái thực vật, Cây hại trần, Dương xỉ

[EBOOK] CÂY CỎ THƯỜNG THẤY Ở VIỆT NAM (TẬP III): Cây Hạt kín hai lá mầm (Từ họ Nelumbonaceae đến họ Rutaceae), LÊ KHẢ KẾ (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


GS. Võ Văn Chi là tác giả và đồng tác giả của hàng loạt tác phẩm như: Từ điển cây thuốc Việt Nam (NXB Y học - 1997), Từ điển thực vật và khoáng vật làm thuốc Việt Nam (NXB Y học - 1998), Từ điển thực vật thông dụng (2 tập, NXB Khoa học - 2003, 2004), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (NXB Giáo dục, 1999 - 2001), Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam (NXB Giáo dục, 2007), Các cây cỏ thường thấy ở Việt Nam (6 tập), Phân loại thực vật, Từ điển tác giả tên thực vật, Từ điển sinh học Anh - Việt, Từ điển thực vật học, Từ điển sinh vật Nga - Việt, Cây rừng chữa bệnh, Hệ cây thuốc Tây Nguyên, Cây thuốc Đồng Tháp Mười và cách dùng để trị bệnh thông thường, Cây rau làm thuốc, Rắn làm thuốc và điều trị rắn cắn, 200 cây thuốc thông dụng, Từ điển động vật và khoáng vật làm thuốc Việt Nam...


[EBOOK] CÂY CỎ THƯỜNG THẤY Ở VIỆT NAM (TẬP III): Cây Hạt kín hai lá mầm (Từ họ Nelumbonaceae đến họ Rutaceae), LÊ KHẢ KẾ (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, phân loại thực vật, hình thái thực vật, phân loại cây hạt kín hai lá mầm, họ Nelumbonaceae, họ Rutaceae

[EBOOK] Bộ công cụ PRA cho VDP (Bộ công cụ đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia trong lập kế hoạch Phát triển thôn bản)


Bộ công cụ PRA này ban đầu do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La và Dự án Phát triển Lâm nghiệp xã hội Sông Đà hợp tác xây dựng cho tỉnh Sơn La từ năm 1995 đến năm 2001. Năm 2003, Bộ công cụ này được Dự án Hỗ trợ Phổ cập và đào tạo trong Nông nghiệp và Lâm nghiệp vùng cao - ETSP (Helvetas) chỉnh sửa và mở rộng, cùng với Dự án Phát triển Nông thôn Đaklak - RDDL, để áp dụng cho tỉnh Đaklak.

Sự đóng góp của ETSP cho tài liệu này đặc biệt quan trọng. ETSP đã bổ sung và hoàn thiện bộ công cụ PRA trên cơ sở tham khảo từ:

Sontheimer, S. et al., 1999, PRA toolbox, Joint Back to Office Report, Technical Backstopping to the Preparatory Phase of GCP/ETH/056/BEL, Ethiopia

Guijt, I., 1998, Participatory monitoring and impact assessment of sustainable agriculture initiatives, SARL discussion paper 1, IIED, London

Bộ công cụ PRA tạo điều kiện cho người dân thảo luận và phân tích tình hình của thôn bản. Đây cũng là một hình thức của Lập kế hoạch phát triển thôn bản. Kết quả từ nhóm làm việc PRA sẽ được nhập trực tiếp vào kế hoạch thôn bản.


[EBOOK] Bộ công cụ PRA cho VDP (Bộ công cụ đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia trong lập kế hoạch Phát triển thôn bản)


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, bộ công cụ PRA, VPD, quy hoạch đất đai, phát triển nông thôn, đánh giá nông thôn, đánh giá đất đai, phát triển thôn bản, lập kế hoạch phát triển nông thôn