Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] GIÁO TRÌNH TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG LÂM NGHIỆP (Dành cho Ngành Lâm nghiệp), THS. NGUYỄN PHƯƠNG VĂN, KHOA NÔNG LÂM NGƯ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

CHƯƠNG 1

PHÂN BỐ THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG CÁC THAM SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA TỔNG THỂ

1.1. Tổng quát về chức năng xử lý thống kê của excel

1.1.1 Tổng quát về phần xử lý thống kê trong Excel

Excel thiết kế sẵn một số chương trình để xử lý số liệu và phân tích thống kê cơ bản ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, có các chức năng cơ bản:

- Chức năng xử lý số liệu, tạo bảng tổng hợp dữ liệu: Sắp xếp, tính toán nhanh các bảng tổng hợp từ số liệu thô,...

- Chức năng của các hàm: Cung cấp hàng loạt các hàm về kỹ thuật, thống kê, kinh tế tài chính, hàm tra các chỉ tiêu thống kê như t, F, %2

- Chức năng Data Analysis: Dùng để phân tích thống kê như phân tích các đặc trưng mẫu, tiêu chuẩn t để so sánh sự sai khác, phân tích phương sai, ước lượng các tương quan hồi quy

- Phân tích mô hình tưong quan hoặc hồi quy để dự báo các thay đổi theo thời gian ngay trên đồ thị.

Lưu ý: về việc cài đặt chương trinh phân tích dữ liệu (Data Analysis) trong Excel:

+ Khi cài đặt phần mềm Excel phải thực hiện trong chế độ chọn lựa cài đặt, sau đó phải chọn mục: Add-Ins và Analysis Toolpak.

+ Khi chạy Excel lần đầu cần mở chế độ phân tích dữ liệu bằng cách: Menu Tools/Add-Ins và chọn Analysis Toolpak-OK.

Như vậy trong thực tế quản lý dữ liệu nông lâm nghiệp nói riêng, việc khai thác hết tiềm năng ứng dụng của Excel cũng mang lại hiệu quả tốt mà không nhất thiết phải tìm kiếm thêm một phần mềm chuyên dụng nào khác. Vấn đề đặt ra là xác định chiến lược ứng dụng và khai thác đúng và sâu các công cụ chức năng thống kê sẵn có ở một phần mềm phổ biến trong bất kỳ một máy vi tính cá nhân nào.

Trước hết cần lưu ý sử dụng các hàm, các tiêu chuẩn thống kê thông dụng trong Excel như sau:

Một số hàm thông dụng trong thống kê:

o Tính tổng: =Sum(..)

o Tổng bình phương: =Sumq(...)

o Trung bình: =Average(...)

o Lấy giá trị tuyệt đối: =Abs(...)

o Trị lớn nhất, nhỏ nhất: =Max(...), Min(...)

o Các hàm lượng giác: =Cos(...), =Sin(...), =tan(...)

o Hàm mũ, log: =Exp(...), =Ln(...), =Log(...)

o Căn bậc 2: =Sqrt(...)

o Sai tiêu chuẩn mẫu chưa hiệu đính: =Stdevp(...); đã hiệu đính =Stdev(...)

o Phương sai mẫu chưa hiệu đính: =Varp(...); đã hiệu đính =Var(...).

o Giai thừa: =Fact(n)

o Số Pi: =Pi()

Tra các giá trị T, F, ý2: Trong phân tích thống kê, khi áp dụng một tiêu chuẩn nào đó, cần thiết phải so sánh với giá trị tra bảng ở mức độ tin cậy nhất định để đánh giá và kết luận.

Trong Excel đã lập và tính sẵn các hàm để tra các giá trị này.

- Chọn 1 ô lấy giá trị tra.

- Kích nút fx trên thanh công cụ chuẩn. Trong hộp thoại Function Category, chọn Statistical.

- Trong mục Function name, chọn 1 trong các hàm:

Hàm Tinv: để tra T.

Hàm Chinv: để tra χ2.

Hàm Finv: để tra F.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG LÂM NGHIỆP (Dành cho Ngành Lâm nghiệp), THS. NGUYỄN PHƯƠNG VĂN, KHOA NÔNG LÂM NGƯ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo tin học ứng dụng trong lâm nghiệp, tin học trong lâm nghiệp, thống kê trong lâm nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin trong lâm nghiệp

[EBOOK] BÀI GIẢNG THỰC VẬT THỦY SINH (Dành cho ngành Nuôi trồng thủy sản), PHAN THỊ MỸ HẠNH, KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA MÔN HỌC

Thực vật thủy sinh là một môn học chuyên nghiên cứu về các loài thực vật sống trong môi trường nước, sự đa dạng của chúng cũng như mối quan hệ giữa các loài với nhau và với môi trường sống. Bài giảng này chỉ giới thiệu những đối tượng phổ biến và có vai trò quan trọng trong nghề Nuôi trồng thủy sản.

Nhiệm vụ của môn học là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học của các nhóm thực vật thủy sinh và vai trò của chúng đối với nghề Nuôi trồng thủy sản.

II. phương pháp nghiên cứu phân loại thực vật

1. Phương pháp sinh học

- Phương pháp nghiên cứu hình thái (hay phương pháp so sánh hình thái)

Đây là phương pháp nghiên cứu hình dạng bên ngoài của thực vật, bao gồm cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Phương pháp này được sử dụng phổ biến, đơn giản, ít tốn kém nhưng số liệu thu được khó chính xác vì những các cơ quan của cơ thể luôn biến đổi tùy theo điều kiện môi trường bên ngoài. Ví dụ sự tiêu giảm sừng ở tảo lục Scenedesmus trong môi trường pH thấp và hàm lượng đạm giảm. Do vậy phương pháp này cần có sự hỗ trợ của những phương pháp khác để đảm bảo đem lại kết quả chính xác nhất.

- Phương pháp giải phẫu

- Phương pháp bào tử phấn hoa: nghiên cứu về bào tử và hạt phấn.

- Phương pháp tế bào học: nghiên cứu về số lượng, hình thái tế bào và cấu tạo bộ nhiễm sắc thể.

- Phương pháp nuôi cấy: sử dụng rộng rãi đối với tảo và nấm. Dựa vào đặc tính của mỗi loài chỉ có thể sinh trưởng trên những môi trường chọn lọc.

2. Phương pháp địa cư

- Phương pháp địa lý thực vật: nghiên cứu khu phân bố của thực vật. Mỗi loài có một phạm vi phân bố riêng. Vùng phân bố ảnh hưởng đến tính thích nghi và lịch sử phát triển của mỗi loài thực vật.

- Phương pháp sinh thái học: nghiên cứu sự thay đổi, biến dị của loài do ảnh hưởng của các điều kiện môi trường sống.

3. Những quy định quốc tế về hệ thống phân loại thực vật

Taxon và bậc phân loại

Taxon là một nhóm cá thể được coi như đơn vị hình thức ở bất kỳ mức độ nào của thang chia bậc hay nói cách khác taxon là một nhóm sinh vật có thật được chấp nhận làm đơn vị phân loại ở bất kỳ mức độ nào.

Bậc phân loại dùng để chỉ mức độ của taxon, là một tập hợp mà các thành viên của nó là các taxon ở một mức nhất định trong thang chia bậc đó.

Các bậc phân loại cơ bản của giới thực vật:

Giới: Regnum
    Ngành: Divisio
        Lớp: Classis
            Bộ: Ordo
                Họ: Familia
                    Chi: Genus
                        Loài: Species
                            Thứ: Varietas
                                Dạng: Form

Trong các bậc phân loại nói trên, loài được xem là bậc cơ sở vì duy nhất chỉ có bậc này quan hệ tương ứng với các chủng quần có thật trong tự nhiên. Các bậc khác chỉ mang ý nghĩa độ xa gần trong quan hệ họ hàng của lịch sử phát sinh thế giới thực vật.


[EBOOK] BÀI GIẢNG THỰC VẬT THỦY SINH (Dành cho ngành Nuôi trồng thủy sản), PHAN THỊ MỸ HẠNH, KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Thực vật thủy sinh, giáo trình thực vật thủy sinh, nuôi trồng thủy sản, phân loại thực vật thủy sinh, đa dạng thực vật thủy sinh

[EBOOK] GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, PGS. TS. NGUYỄN BẢO VỆ VÀ THS. NGUYỄN HUY TÀI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Chương 1

KHÁI NIỆM KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1.1. Khoa học

Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, ... về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới nầy, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận.

Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.

- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình nầy giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.

- Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các họat động nầy có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,.

1.2. Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,. đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lãnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, PGS. TS. NGUYỄN BẢO VỆ VÀ THS. NGUYỄN HUY TÀI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học, phương pháp tiếp cận khoa học, khái niệm khoa học, thí nghiệm và bố trí thí nghiệm

[EBOOK] SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG, NGUYỄN NHƯ HIỀN, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Mở đầu

SINH H ỌC ĐẠI CƯƠNG

Thế giới sinh vật rất đa dạng biểu hiện ở các loài và các cấp độ tổ chức từ thấp lên cao. Sự sống có cấu tạo vật chất phức tạp, thu nhận và biến đổi năng lượng tinh vi, chứa và truyền đạt thông tin di truyền cùng nhiều biểu hiện như sự tăng trưởng, vận động, trao đổi chất, sinh sản, thích nghi, tiến hóa và các mối quan hệ với môi trường...Do đó trước tiên chúng ta tìm hiểu các đặc tính và biểu hiện của sự sống.

I. Sự đa dạng và thống nhất của sự sống.

1. Sự đa dạng.

Quanh ta có rất nhiều sinh vật : cây cỏ, tôm, cá, ếch nhái, rắn, chim thú... và các vi sinh vật. Có kho ảng hơn hai triệu loài sinh vật trên trái đất mà con người chỉ là một trong số đó.

- Mỗi loài sinh vật có những đặc tính riêng của nó về bên ngoài, bên trong và các biểu hiện sống đặc thù. Như hình dáng, kích thước, màu s ắc, tuổi thọ... các loài khác nhau

Ví dụ : vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) có kích thước 1-2 micromet và mỗi thế hệ chỉ dài 20 phút, trong khi đó nhiều cây cổ thụ cao trên 50-60m có thể sống nghìn năm.

Một nét đặc thù nữa của thế giới sinh vật là sự sống được biểu hiện ở nhiều mức độ tổ chức từ thấp đến cao nhất (từ phân tử cho đến toàn bộ sinh quyển trên hành tinh chúng ta). Có thể kể các mức tổ chức chủ yếu như sau:

• Các đại phân tử sinh học,
• Tế bào - đơn vị cơ sở của sự sống,
• Cá thể - đơn vị của sự tồn tại độc lập của một sinh vật,
• Quần thể - đơn vị cơ sở của tiến hoá, gồm nhiều cá thể của một loài,
• Loài - đơn vị căn bản của tiến hoá và phân loại,
• Quần xã - sự cùng tồn tại của nhiều loài sinh vật với nhau trên một vùng nhất định,
• Hệ sinh môi (ecosystems) - đơn vị căn bản của sinh môi,
• Sinh quyển - sự sống trên hành tinh chúng ta.

Trong mỗi mức tổ chức còn có thể chia nhỏ như cơ thể gồm các mô, các cơ quan và các hệ cơ quan. Các thành phần của mỗi mức tổ chức liên quan với nhau thành một khối thống nhất kể cả sinh quyển. Sự đa dạng các loài là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài.


[EBOOK] SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG, NGUYỄN NHƯ HIỀN, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, sinh học đại cương, giáo trình sinh học đại cương, sinh học ứng dụng, công nghệ sinh học, hệ sinh thái, xếp loại sinh vật

[EBOOK] ĐẮC NHÂN TÂM DỤNG NHÂN (ĐỂ NHÂN VIÊN NỖ LỰC HẾT MÌNH), JANE CATHERINE, NXB TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA

Hiện nay có một vấn đề đang được đặt ra cho các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo là: nhân viên không hăng hái làm việc ở chúc vụ công tác của mình, họ hoặc là không có chí tiến thủ, được sao hay vậy; hoặc là qua loa, đại khái cho xong chuyện; hoặc là chọn việc nhẹ tránh việc nặng, trốn tránh trách nhiệm... Dẫn đến năng suất giảm sút, thành tích không mấy khởi sắc, thậm chí còn có những người “leo cái cột cao khác”, bỏ việc của ông chủ và người quản lý chính. Cứ như thế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh và lợi ích của doanh nghiệp.


Nếu bạn là cấp trên, tôi tin rằng bạn thật sự rất mong muốn những nhân viên của mình tập trung vào công việc với một tinh thần sung mãn và lòng nhiệt tình vô hạn; bạn mong muốn nhân viên có sự nỗ lực không ngừng và sụ theo đuổi tự giác tự nguyện đối với việc thực hiện những mục tiêu và triển vọng của doanh nghiệp; bạn vô cùng mong muốn mỗi một nhân viên có thể cố gắng hết sức mình để cống hiến cho doanh nghiệp. Vấn đề là, làm thế nào mới có thể làm cho nhân viên cống hiến hết-mình!


Giáo sư William James thuộc Đại học Harvard phát hiện: Những nhân viên được trả lương đúng hạn thường chỉ phát huy 20-30% năng lực, để giữ được công việc và không bị sa thải; nếu nhận được sự động viên khích lệ đầy đủ, thì năng lực của nhân viên có thể phát huy 80-90%, trong đó sự chênh lệch 50-60% lại là do sự khích lệ dẫn đến.


Đối với một doanh nghiệp, con người là nguồn tài nguyên quý báu. Ông vua hãng sắt thép của Mỹ là Carnegie đã từng nói: “Doanh nghiệp của tôi bị cháy trụi rồi, nhưng lưu giữ người lại, 20 năm sau tôi vẫn là ông vua của hãng thép”. Nếu không thể động viên khích lệ tốt nhân viên công hiến, vậy thì, nhân viên có nhiều hơn nữa cũng chỉ có thể là một tập thể ròi rạc, thậm chí là đám đông ô hợp!


Có thể nói, việc động viên khích lệ nhân viên là một yêu cầu trong quản lý doanh nghiệp hiện đại. Quản lý mà không có sự động viên khích lệ, thì nhất định sẽ thất bại.


Cấp trên luôn biết động viên khích lệ nhân viên của mình cống hiến cho doanh nghiệp mới là một người cấp trên thành công, mới có thể lãnh đạo nhân viên không ngừng sáng tạo, đạt được những thành tích nổi bật, từ đó giúp doanh nghiệp đứng vững trong cuộc cạnh tranh thị trường khốc liệt.


Cuốn sách "Đắc nhân tâm dụng nhân - để nhân viên nỗ lực hết mình" sẽ phân tích tác dụng to lớn của việc khích lệ động viên nhân viên làm việc, cống hiến, nghiên cứu cụ thể và chỉ rõ những nguyên tắc cơ bản cần phải tuân thủ khi khích lệ nhân viên cống hiến, phân tích trong những trường hợp nào nhân viên muốn được cống hiến nhất và trong những trường hợp nào nhân viên không muốn cống hiến nhất; chỉ ra các phương pháp và sách lược độc đáo để khích lệ động viên nhân viên cống hiến.


Cuốn sách còn tập trung giới thiệu ba mô hình thành công trong việc động viên khích lệ nhân viên cống hiến đã được các doanh nghiệp hiện đại áp dụng là: khích lệ về vật chất, khích lệ về tình cảm, khích lệ về sự nghiệp.


Cuốn sách đưa ra những tư tưởng, quan niệm mới mẻ, có tính thời đại rất rõ rệt; những vấn đề được nói tới và các biện pháp giải quyết được đưa ra trong cuốn sách, đều kết hợp chặt chẽ với thực tế quản lý của các doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay, có tính định hướng rõ ràng, tính thực tế rất cao.


Qua sự chỉ dẫn của cuốn sách, bạn sẽ phát hiện thấy rằng chính là nhờ sự khích lệ động viên của bạn, nhân viên sẽ trở nên tích cực tiến thủ, có trách nhiệm, khả năng tiềm ẩn và sức sáng tạo của họ sẽ được phát huy đến mức chưa từng có, năng suất làm việc của họ được nâng cao rất nhiều, thành tích trong công việc của những nhân viên cũng không ngừng được tăng lên; thêm vào đó điều khiến bạn vui mừng là họ coi việc đảm nhiệm chức-vụ trong doanh nghiệp của bạn là một niềm vinh hạnh lớn nhất, là sự may mắn suốt đời! Nếu được như vậy, chẳng phải sự thành công của cá nhân bạn, của doanh nghiệp bạn đã ở trong tầm tay rồi sao?

[EBOOK] ĐẮC NHÂN TÂM DỤNG NHÂN (ĐỂ NHÂN VIÊN NỖ LỰC HẾT MÌNH), JANE CATHERINE, NXB TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, đắc nhân tâm dụng nhân, để nhân viên nỗi lực hết mình, kỹ năng quản lý nhân sự, kỹ năng nhìn người, kỹ năng dùng người, tâm lý, kỹ năng sống

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÂY LƯƠNG THỰC CÂY BẮP - CÂY NGÔ (Zea mays L.- Gramineae), KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Chương 1

ĐẠI CƯƠNG

1. GIÁ TRỊ KINH TẾ

Bắp là loại cây lương thực chính được trồng rộng rãi trên thế giới. về diện tích, nó đứng hàng thứ III sau lúa mì và lúa nhưng về sản lượng, nó đứng hàng thứ II sau lúa mì và chiếm khoảng 1/4 tổng sản lượng mễ cốc của thế giới, trong đó khoảng 70% sản lượng bắp được dung cho chăn nuôi.


Nhờ khả năng sử dụng đa dạng và việc áp dụng những kỹ thuật canh tác tiến bộ kết hợp với các giống cải thiện, diện tích và sản lượng bắp trên thế giới đã gia tăng nhanh chóng.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÂY LƯƠNG THỰC CÂY BẮP - CÂY NGÔ (Zea mays L.- Gramineae), KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Quý  bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình cây bắp, giáo trình cây ngô, kỹ thuật trồng bắp, kỹ thuật trồng ngô, cây bắp (Zea mays L.- Gramineae), cây ngô (Zea mays L.- Gramineae), cây thức ăn gia súc gia cầm

[EBOOK] UNITS, SYMBOLS, AND TERMINOLOGY FOR PLANT PHYSIOLOGY (A Reference for Presentation of Research Results in the Plant Sciences), Frank B. Salisbury, New York Oxford Oxford University Press




When one person wishes to communicate some information directly to another person, it is essential that the two speak the same language; that is, the words and symbols must have the same meaning for both persons. Such a thought provides one motivation for the preparation of this book, which is designed to be a reference source for plant physiologists and other plant scientists who are preparing their research results for publication or other presentation. The primary goal is to provide information about the use of units, symbols, and terminology in the plant sciences, especially plant physiology. In addition, we also provide some hints and instructions about writing and the preparation of posters and slide presentations for scientific meetings, including a format for presentation of growth-chamber data.


Section I introduces the basics. Its three chapters consider the use of SI units, rules for botanical nomenclature, and basic principles of statistics. Sections II, III, and IV present more detail in the fields of plant biophysics, biochemistry, and growth and development. These sections emphasize SI units whenever that is appropriate, but they also contain many lists of terms that are used in the plant sciences. The appendices contain the hints and instructions for writing and for preparing posters and slide presentations, plus a summary of guidelines for reporting environmental parameters for plant experiments in controlled environments. The chapter on biochemistry was modified from The Journal of Biological Chemistry; it is included here as a handy reference. Appendix c was also prepared for another publication. All other sections were originally prepared for this volume.


Each chapter was first prepared by one or more specialists in the field, and the authors then sent their chapters to several colleagues. As a result, the present chapters represent at least the beginnings of a consensus about the terms and sometimes symbols within each subfield. Although the time when all plant scientists agree on all units, symbols, terminology, and presentation techniques may be in the distant future (if it ever arrives), it is hoped that this book will bring us closer to such a meeting of the minds. After I had edited the manuscripts sent by the various authors, the entire book was sent to each author, who often commented about some chapters besides his or her own. This process was repeated several times over a period exceeding a decade (mostly because the project was set aside several times while other projects were being completed). During this long gestation period, two authors died and several others retired! In spite of the long period from conception to birth, every chapter includes significant changes made shortly before publication. The book presents the most current thinking of its authors and editor.


The chapters that include definitions of terms follow two different approaches: In some chapters, terms are arranged alphabetically; in others they follow an order in which one term builds upon the preceding term or terms (a mini-review of the subject). The choice of approach depended upon the author and the subject matter. In the non-alphabetical cases, the number of terms is rather limited so that it should be relatively easy to find a term by scanning the lists.


A few references are presented, especially where definitions are somewhat controversial. And controversy remains in plant physiology! Please submit suggestions for future editions to me or to the appropriate chapter author.


We have tried to remove inconsistencies and contradictions although some seem to be inevitable. We are aware of considerable redundancy, which should make the booklet easier to use as a reference source. An editorial inconsistency that I have decided to allow concerns the use of references. Many show only initials of authors, but when given names were known to me, I included them. We have followed a reference style that includes written-out journal names rather than abbreviations and more punctuation than is used in many current journals. This takes a little more space, but we believe it will make it easier for a reader to use the references.


Several secretaries were involved with the manuscript, but Laura Wheelwright did much formatting, and Mary Ann Clark must have spent the equivalent of an intense, full-time year working on the final formatting of camera-ready copy with much dfrection from Kirk Jensen, a Senior Editor at the Oxford University Press. The authors and I wish to express much appreciation to those diligent secretaries; their efforts were often “above and beyond the call of duty.”


[EBOOK] UNITS, SYMBOLS, AND TERMINOLOGY FOR PLANT PHYSIOLOGY (A Reference for Presentation of Research Results in the Plant Sciences), Frank B. Salisbury, New York Oxford Oxford University Press



Keyword: ebook, giáo trình, units in the plant sciences, symbols in the plant sciences, terminology in the plant sciences,  plant physiologists, plant scientists, các đơn vị trong khoa học thực vật, ký hiệu trong khoa học thực vật, thuật ngữ trong khoa học thực vật, nhà sinh lý học thực vật, nhà khoa học thực vật

[EBOOK] PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỀN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG, TS. LÊ ANH TUẤN, VIỆN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ




Biến đổi khí hậu là một thực thể diễn tiến trong quá khứ cũng như hiện tại và được phỏng đoán là có thể biến động nhanh hơn trong tương lai. Sự phát thải quá nhiều chất khí như CO2, CH4, N2O, CFCs, ... vào bầu khí quyển gây nên hiệu ứng nhà kính, hệ quả tạo nên hiện tượng nóng lên toàn cầu làm băng ở Bắc và Nam cực, cũng như các dải băng ở các dãy núi cao tan nhanh hơn khiến mực nước biển đang có xu thế dâng cao, cán cân tuần hoàn nước thay đổi làm đe dọa toàn bộ hệ sinh thái hiện hữu, đặc biệt là các vùng đất thấp, vùng ven biển. Tại Việt Nam, phần lớn cư dân sống tập trung với mật độ cao ở các vùng đất có độ cao dưới 10 mét so với mực nước biển, nhất là các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đồng bằng sông Hồng và một số vùng duyên hải miền Trung. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai và thời tiết bất thường, đặc biệt là bão lũ.


Việc xây dựng các kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu là một yêu cầu thực tế mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đang đặt ra tương ứng với các kịch bản thay đổi lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu và điều kiện thời tiết biến động ở từng địa phương. Những ngành nghề có đặc điểm nhạy cảm với biến đổi khí hậu như nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, y tế, quản lý tài nguyên nước, rừng, biển và đa dạng sinh học, ... cần có những biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng phù hợp. Việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương có nhiều ý nghĩa cho sự phát triển bền vững.


Hiện nay đã có một số công cụ để giúp cho các địa phương thực hiện việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển cụ thể của địa phương với sự hỗ trợ của các nhà khoa học, các cấp chính quyền và các tổ chức Phi chính phủ khác. Để giúp cho cán bộ lãnh đạo địa phương, cán bộ kỹ thuật và các tổ chức xã hội dân sự địa phương một phương pháp tiếp cận tương đối phù hợp với cộng đồng, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nước (WARECOD), Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ (Viện DRAGON), Mạng lưới Bảo vệ Môi trường và Ứng phó với Biến đổi Khí hậu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (MekongNet) với sự tài trợ của Tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung (CHLB Đức) đã liên kết xuất bản quyển sách này như một cẩm nang hướng dẫn cho các bước thực hành việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cuốn cẩm nang này do Tiến sỹ Lê Anh Tuấn biên soạn.


Hy vọng cuốn sách này là một tài liệu thực hành cho các cộng đồng địa phương, đặc biệt vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi được xem là một trong ba đồng bằng chịu tác động của biến đổi khí hậu cực kỳ lớn nhất trên thế giới lên sinh kế của người dân. Tài liệu khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong được sự đóng góp của người đọc để có những chỉnh sửa và cải tiến tốt hơn cho các lần xuất bản sau.


Trân trọng giới thiệu.

[EBOOK] PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỀN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG, TS. LÊ ANH TUẤN, VIỆN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, biến đổi khí hậu, kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu, lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thích nghi với biến đổi khí hậu, phát triển nông thôn

[EBOOK] THỰC VẬT CHÍ VIỆT NAM (FLORA OF VIETNAM): HỌ NA - ANNONACEAE Juss., GS. TSKH. NGUYỄN TIẾN BÂN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Thực vật chíĐộng vật chí là những tài liệu cơ bản về khu hệ thực vật, động vật, nguồn lợi sinh vật của mỗi nước, được coi như tài liệu chính thống để sử dụng vào công tác nghiên cứu, giảng dạy, khai thác và bảo vệ nguồn lợi sinh vật, tính đa dạng sinh học của nước đó. Đây cũng là kết quả của quá trình hoạt động điều tra, khảo sát, nghiên cứu về khu hệ thực vật, động vật được tổng hợp, thẩm định và công bố.


Ở nước ta, công tác điều tra Cơ bản về khu hệ thực vật, động vật trên đất liền và ở biển đã được tiến hành từ lâu, đặc biệt được đẩy mạnh từ năm 1954 tới nay; khối lượng tư liệu thu được là rất lớn. Một số kết quả điều tra khảo sát đã được công bố ở trong nước và nước ngoài từ thời kỳ trước Cách mạng tháng 8-1945 tới nay. Tuy nhiên, các tài liệu công bố đó còn mang tính chất riêng lẻ của từng tác giả về từng nhóm thực vật, động vật với sự hiểu biết và cách suy nghĩ riêng của từng người về nội dung cũng như hình thức, chưa có được ý kiến thẩm định chính thức của giới khoa học về nội dung cũng như sự thống nhất về quy phạm soạn thảo nhằm đảm bảo tính chất chính thống quốc gia của tài liệu Thực vật chí, Động vật chí nước ta.


Để thực hiện yêu cầu trên đây, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia đã xây dựng Đề án soạn thảo Thực vật chí, Động vật chí Việt Nam, thành lập các Hội đồng biên tập và qua hội thảo đề xuất quy phạm soạn thảo thống nhất và tổ chức thực hiện từ năm 1996. Đề án được đông đảo cán bộ khoa học các ngành trong nước hưởng ứng và tích cực tham gia. Kết quả soạn thảo của Đề án sẽ được lần lượt công bố theo từng tập Thực vật chí, Động vật chí Việt Nam, do Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xuất bản.


Việc hoàn thành và xuất bản các tập Thực vật chí, Động vật chí Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, khoa học công nghệ nước ta trong giai đoạn mới, là một thành tựu thể hiện một bước phát triển của ngành sinh học cũng như khoa học công nghệ nước ta.


[EBOOK] THỰC VẬT CHÍ VIỆT NAM (FLORA OF VIETNAM): HỌ NA - ANNONACEAE Juss., GS. TSKH. NGUYỄN TIẾN BÂN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, thực vật chí Việt Nam, FLORA OF VIETNAM, phân loại thực vật Việt Nam, phân loại thực vật HỌ NA,  ANNONACEAE Juss., phân loại học

[EBOOK] NẤM ĂN - CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG, TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA, NXB NÔNG NGHIỆP

Sản xuất rau an toàn, rau sạch là một trong các mục tiêu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm chỉ đạo. Từ nhiều năm nay ngành Nông nghiệp dành nguồn kinh phí đáng kể để xây dựng chương trình khuyến nông như: xây dựng mô hình trình diễn, tuyên truyền, vận động, mở các lớp tập huấn về sản xuất rau an toàn, chất lượng.


Nấm ăn được Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (thuộc Viện Di truyền nông nghiệp) nghiên cứu đưa vào sản xuất từ những năm 1980. Nấm được xem như là một loại "rau sạch" và "thịt sạch". Hiện nay các món ăn chế biến từ nấm đã trở nên quen thuộc trong các bữa ăn không chỉ của người dân các thành phố, mà bà con nông dân ở nhiều nơi cũng đã có thói quen “ăn nấm”.


Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật biên soạn cuốn sách "Nấm ăn - Cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng" giới thiệu kỹ thuật về công nghệ sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu nhằm giúp các cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông và bà con nông dân trong sự nghiệp phát triển nghề sản xuất nấm của Việt Nam.


Ngoài ra trong cuốn sách này, chúng tôi còn giới thiệu một số khái niệm chung về các loại nấm ăn, nấm dược liệu và quy trình kỹ thuật sản xuất các loại nấm: rơm, mộc nhĩ, sò, mỡ, hương, trân châu, linh chi...


Trong quá trình biên soạn tài liệu này, chúng tôi không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Kính mong được bạn đọc, bà con nông dân góp ý bổ sung.


[EBOOK] NẤM ĂN - CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG, TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Nấm ăn - Cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn, kỹ thuật nuôi trồng nấm dược liệu, nấm ăn, nấm dược liệu,  kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm, kỹ thuật nuôi trồng nấm mộc nhĩ, kỹ thuật nuôi trồng nấm sò, kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ, kỹ thuật nuôi trồng nấm hương, kỹ thuật nuôi trồng nấm trân châu, kỹ thuật nuôi trồng nấm linh chi

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI CÁ BIỂN, TS. TRẦN NGỌC HẢI VÀ PGS. TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG, KHOA THỦY SẢN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI CÁ BIỂN


1.1. TỔNG QUAN


Theo thống kê của FAO, sản lượng nuôi thủy sản thế giới đang tiếp tục tăng. Năm 2004, sản lượng nuôi thủy sản đạt 59,4 triệu tấn, trong đó, sản lượng nuôi biển đạt 30,2 triệu tấn (Hình 1.1). Mười nước đứng đầu về sản lượng nuôi thủy sản gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Bangladesh, Thái Lan, Nauy, Chilê, Việt Nam và Mỹ.


Đối với nuôi biển, nhuyễn thể và rong biển có sản lượng lớn nhất, tuy nhiên, giáp xác và cá biển lại có giá trị cao. Sản lượng cá biển nuôi không ngừng tăng lên với tốc độ nhanh, trung bình 9,5 %/năm, chỉ sau giáp xác 11,0 %/năm trong giai đoạn 1970-2002. Đặc biệt, sản lượng cá biển tăng 12,3 %/năm trong giai đoạn 1990-2000. Theo FAO, năm 2004, sản lượng cá biển đạt gần 2,7 triệu tấn và giá trị gần 10 trịêu USD (Hình 1.2). Trong số này, sản lượng cá hồi chiếm ưu thế với gần 2 triệu tấn (Hình 1.3). Các nhóm cá khác chiếm tỷ lệ khá nhỏ, tuy nhiên rất phong phú về thành phần đối tượng nuôi và tập trung chủ yếu vùng nhiệt đới. Đối với Việt nam, nghề nuôi cá biển còn khá mới mẻ, chỉ mới được bắt đầu từ những năm đầu 1990. Năm 2005, cả nước đạt 3.500 tấn cá biển và sản xuất giống được 2 triệu con giống với 6 loài cá biển như cá bớp (Rachycentron canadum), cá mú (Epinephelus coioides), cá hồng Mỹ (Scyaenops ocellatus), cá dìa (Siganus canaliculatus), cá chẽm (Lates calcarifer) và cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis).


[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI CÁ BIỂN, TS. TRẦN NGỌC HẢI VÀ PGS. TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG, KHOA THỦY SẢN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển, kỹ thuật sản xuất giống cá biển, kỹ thuật nuôi cá biển, SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHẼM, SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI CÁ MÚ, SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI CÁ GIÒ, SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHÌNH, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI CÁ MĂNG, SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI CÁ ĐỐI, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi CÁ RÔ PHI, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi CÁ KÈO, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi CÁ NÂU, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi CÁ DÌA, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi CÁ HỒNG, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi CÁ TRÁP, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi CÁ CAM, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi CÁ NGÁT

[EBOOK] HƯỚNG DẪN BÓN PHÂN HỢP LÝ CHO CÂY TRỒNG, NGUYỄN LÂN HÙNG VÀ PGS. TS. NGUYỄN DUY MINH, NXB NÔNG NGHIỆP




MỞ ĐẦU: SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỢP LÝ NÂNG CAO NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG

Nông nghiệp Việt Nam đang từng bước thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa canh, đa dạng hoá sản phẩm. Chúng ta đang tập trung mọi biện pháp kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao tính trên đơn vị diện tích, theo đơn vị lao động và trên đồng vốn đầu tư.


Trong cơ cấu các ngành chủ yếu của nông nghiệp thì chăn nuôi và trồng trọt có vai trò chủ chốt. Ở nền sản xuất nông nghiệp, trồng trọt bao gồm nhiều mặt: về lương thực, sản xuất lúa luôn là ngành quan trọng nhất. Nó đảm bảo vững chắc và ổn định cho an toàn lương thực, tăng khối lượng lương thực dự trữ. Các sản phẩm ngô, khoai, sắn còn làm thức ăn cho chăn nuôi. Các cây công nghiệp như cà phê, cao su, bông, chè... cần được thâm canh và tăng năng suất, mở rộng diện tích gieo trồng. Rau, hoa, quả là ngành sản xuất mà nước ta có nhiều tiềm năng. Nó có nhu cầu thường xuyên trong đời sống của nhân dân và góp phần cho xuất khẩu. Vì vậy việc tập trung nhân giống, trồng mới các cây có năng suất cao và chất lượng tốt trên cơ sở áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng trọt tiên tiến là điều cấp thiết.


Trong các biện pháp kỹ thuật trồng cây, việc sử dụng phân bón hữu cơ và vô cơ có ý nghĩa quyết định. Phân bón chiếm 50% các yếu tố cấu thành năng suất: Các yếu tố sinh thái như nhiệt độ, ánh sáng, nước, pH, đặc điểm của đất, chất khoáng, chất khí và các yếu tố bên trong của cây như bản chất di truyền của giống, đặc điểm sinh học của loài có sự liên quan chặt chẽ với nhau và có ý nghĩa quyết định tới năng suất cây trồng.


Các chất khoáng ở trong phân bón có ý nghĩa đến quá trình tạo nên các chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin... ở sản phẩm nông nghiệp và tham gia vào các hệ men thúc đẩy sự tổng hợp chất hữu cơ trong cây.


Các chất khoáng làm cho chất lượng của sản phẩm thay đổi một cách rõ rệt. Ví dụ, các hương vị, các màu sắc khác nhau trong các bộ phận của cây đều do các yếu tố khoáng quyết định. Các đặc sản nông nghiệp ở từng vùng địa lý khác nhau do chất đất (có các yếu tố khoáng riêng biệt) quyết định. Giá trị dinh dưỡng của các loại cây lương thực, thực phẩm đều do sự tham gia của chất khoáng.


Bón phân hợp lý cho cây trồng chẳng khác nào sử dụng hợp lý thức ăn đối với động vật và người. Vì vậy, muốn phát huy được tác dụng của phân bón cần biết chi tiết và cụ thể những yếu tố liên quan như: đặc điểm giống cây với khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, đặc tính di truyền, khả năng chịu bệnh, khả năng chịu phân bón đến mức độ cần thiết, cây ngày dài hay ngày ngắn, cây thuộc loại chín sớm, chín muộn hay loại trung tính. Những sự hiểu biết đó cần cho sự bón phân.


Môi trường không khí, ánh sáng và độ ẩm liên quan trực tiếp tới sinh trưởng và phát triển của cây. Chính ánh sáng sẽ cung cấp năng lượng cho cây, giúp cây tạo nhiều chất bột. Cây có bộ lá mọc thẳng sẽ tiếp nhận được nhiều ánh sáng. Cây sử dụng thán khí (CO2) để tạo thành chất hữu cơ trong quá trình quang hợp.


Nước cần thiết để hoà tan các chất khoáng. Nước là thành phần quan trọng để tạo chất bột. Khi thiếu nước thì lỗ khí trên lá không mở để đón nhận thán khí và oxi vào lá cây và tiến hành quá trình tổng hợp. Độ ẩm của không khí và của đất có liên quan trực tiếp tới mọi hoạt động của cây.


Đất là nơi rễ cây lấy nước và chất khoáng. Cấu trúc của lớp đất mặt quyết định sự phát triển của rễ cây. Chất khoáng và nước là thức ăn trong đất được rễ cây lấy vào. pH của đất cũng phản ánh đặc tính của đất nơi chứa chất khoáng.


Rõ ràng, sự hấp thụ thức ăn của cây qua việc bón phân hợp lý có sự liên quan chặt chẽ với môi trường đất và không khí. Sự liên quan đó biểu hiện giống như ở động vật và người: nếu khoẻ mạnh, việc hấp thụ thức ăn mới có hiệu quả.


Vì vậy, khi thực hiện bón lót hay bón thúc ở thời điểm thích hợp là cách cung cấp chất dinh dưỡng cho cây hợp lý và đạt hiệu suất sử dụng cao.


Ngoài các yếu tố ảnh hưởng và liên quan tới sự hấp thụ chất dinh dưỡng nêu trên, cần quan tâm đến biện pháp duy trì cho cây phát triển bình thường, cân đối và chú ý phòng bệnh, trị bệnh.


Một cơ thể khoẻ trong điều kiện môi trường sống thuận lợi sẽ tiếp nhận thức ăn dễ dàng, giúp cây sinh trưởng, và phát triển tốt.


[EBOOK] HƯỚNG DẪN BÓN PHÂN HỢP LÝ CHO CÂY TRỒNG, NGUYỄN LÂN HÙNG VÀ PGS. TS. NGUYỄN DUY MINH, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, hướng dẫn bón phân hợp lý cho cây trồng, bón phân khoa học cho cây trồng, dinh dưỡng cây trồng, khoa học đất, thổ nhưỡng, độ phì nhiêu của đất, phì nhiêu đất