Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂY DƯỢC LIỆU. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂY DƯỢC LIỆU. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] CHỮA BỆNH BẰNG CÂY LÁ QUANH NHÀ, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB VĂN HÓA DÂN TỘC

Trong thế giới thực vật phong phú quanh cuộc sống con người có rất nhiều loại cây có những khả năng chữa bệnh rất kỳ diệu. Từ lâu, việc sử dụng những cây lá "quanh nhà" để chữa bệnh đã được các thầy thuốc dân gian quan tâm chú ý. Danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cũng như nhiều thầy thuốc khác đã để lại những bài thuốc hay lây cây lá quanh nhà làm vị thuốc chủ đạo. Những thành tựu, những kinh nghiệm đúc kết được từ hàng trăm năm trước đã trở thành vốn quý cho nền y học hiện đại ngày nay.

Trong nền y học hiện đại, bên cạnh những vị thầy thuốc Tây, bên cạnh những bộ đồ phẫu thuật,... thì vẫn không thể thiếu được những bài thuốc Nam độc đáo. Có khi những bài thuốc Nam dân giã đó lại có thể chữa lành bệnh mà Tây y phải bó tay.... Qua quá trình điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp cổ truyền, chúng tôi, những lương y - bác sỹ ở Viện y học cổ truyền dân tộc đã thấy được giá trị lớn lao của những bài thuốc dân gian. Với mong muốn giúp cho mọi người có thể tận dụng những cây lá quen thuộc để chữa bệnh cho mình, chúng tôi đã tiến hành biên soạn cuốn sách "Chữa bệnh bằng cây lá quanh nhà".

Trong cuốn sách "Chữa bệnh bằng cây lá quanh nhà" này, chúng tôi trình bày tác dụng và những bài thuốc hay từ những loại cây thông thường như: bạc hà, tre, gừng, nghệ, chanh... 

Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã cố gắng tập hợp và sưu tầm nhiều bài thuốc hay lưu truyền trong dân gian cũng như ghi lại những đơn thuốc mà chúng tôi đã kiểm nghiệm trong thực tế. Hy vọng rằng đây sẽ là cuốn sách bổ sung vào tủ thuốc gia đình của tất cả mọi nhà.
[EBOOK] CHỮA BỆNH BẰNG CÂY LÁ QUANH NHÀ, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB VĂN HÓA DÂN TỘC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Chữa bệnh bằng cây lá quanh nhà, cây thuốc nam, cây thuốc quanh nhà, cây dược liệu, chữa bệnh bằng cây thuốc nam, chữa bệnh bằng cây thuốc dân gian, cây thuốc dân gian

[EBOOK] 365 MẸO VẶT DÂN GIAN TRỊ BỆNH, HỒNG HẠNH, NXB VĂN HOÁ - THÔNG TIN

1.    Chữa đái buốt bằng rau má

Trị đái buốt, đái dắt, dùng rau má tuơi giã nhuyển, chắt nước cốt uống.

2.    Chữa đái đục bằng đào

Nhựa cây đào 10 - 15g, cho dường vừa đủ, hấp cách thuỷ ăn.

3.    Chữa đái són
Ngân hạnh sao, mỗi tuổi 1 hạt, nhiều nhất không quá 7 hạt, bỏ vỏ cứng, giã nát. Mỗi sáng sớm hàng ngày uống với nuớc sữa đậu nành pha đường. Uống liên tục sẽ có tác dụng.

4.    Chữa viêm bóng đái

Đào nhân 15g, hoạt thạch 30g, tán thành bột uống với nước lã đun sôi.

5.    Chữa táo bón

- Nước mía, mật ong mỗi thứ 1 cốc nhỏ, trộn đều uống lủc đói, ngày 2 lần vào buổi sáng, buổi chiều.

[EBOOK] 365 MẸO VẶT DÂN GIAN TRỊ BỆNH, HỒNG HẠNH, NXB VĂN HOÁ - THÔNG TIN

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, 365 mẹo vặt dân gian trị bệnh, mẹo vặt dân gian trị bệnh, mẹo vặt trị bệnh, thuốc nam trị bệnh, cây dược liệu, đông y trị bệnh, thuốc đông y trị bệnh, thuốc nam dân gian

[EBOOK] 500 BÀI THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊ BÁCH BỆNH, LY. QUỐC DƯƠNG, NXB LAO ĐỘNG


Đông y được biết đến từ lâu với những bài thuốc nam chữa bệnh đơn giản, tiện lợi và hiệu quả. Thực tế đã chứng minh tính hiệu nghiệm của thuốc nam với các bệnh thông thường.

Nhà xuất bản Lao Động xin trân trọng giới thiệu cuốn sách "500 bài thuốc đông y gia truyền trị bách bệnh" tới bạn đọc. Các bài thuốc trong cuốn sách này được tập hợp từ nhiều nguồn tư liệu và những kinh nghiệm quý báu của dân gian.
Đây là tư liệu tham khảo để người đọc có thể sử dụng những cây, lá, củ, quả dể tìm ở quanh ta để chữa các bệnh thông thường. Chúng tôi cũng xin lưu ý với bạn đọc rằng cuốn sách không thay thế bác sĩ điều trị, mong rằng đây sẽ là cẩm nang cần thiết của mỗi gia đình.

[EBOOK] 500 BÀI THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊ BÁCH BỆNH, LY. QUỐC DƯƠNG, NXB LAO ĐỘNG

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, bài thuốc đông y trị bách bệnh, thuốc đông y gia truyền, thuốc nam, cây thuốc nam, cây dược liệu, 500 bài thuốc đông y gia truyền, thuốc nam gia truyền

[EBOOK] NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - CÂY CỎ, RAU CỦ VÀ SỨC KHOẺ CỦA BẠN, ĐỨC MINH, NXB HÀ NỘI

Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới với bốn miền khí hậu ở phía bắc, phía nam, miền Trung - Nam Trung bộ và biển đông. Khí hậu thay đổi theo mùa, từ thấp lên cao, từ bắc vào nam, từ đông sang tây, hình thành nên các miền và các vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các loài cây, loài hoa phát triển.

"Mùa nào, thức nấy" mỗi vùng miền đều có những loài hoa quả, rau củ đặc trưng. Thế nhưng ít ai biết rằng những loài hoa, những loài cây chúng ta trông thấy hay những những loại rau củ, quả mà chúng ta ăn hàng ngày lại là những vị thuốc quý đã được dân gian lưu truyền và sử dụng trong việc phòng và chữa nhiều chứng bệnh.

Chính vì lý do này chúng tôi đã tổng hợp và biên soạn cuốn " Những vị thuốc quanh ta - Cây cỏ, rau củ và sức khỏe của bạn". Hy vọng với những kiến thức thiết thực trong cuốn sách, bạn đọc sẽ hiểu thêm về giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị chữa bệnh của những vị thuốc này, từ đó áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả. Đây là những vị thuốc dễ kiếm, dễ áp dụng, ít gây tác dụng phụ, công dụng chữa bệnh cao. Mỗi vị thuốc có những tính năng riêng, vì vậy tuỳ theo sức khoẻ và bệnh tật của mỗi người để có sự lựa chọn phù hợp nhất.

[EBOOK] NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - CÂY CỎ, RAU CỦ VÀ SỨC KHOẺ CỦA BẠN, ĐỨC MINH, NXB HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, những vị thuốc quanh ta, cây cỏ làm thuốc, cây rau làm thuốc, rau củ làm thuốc, cây dược liệu, cây thuốc nam, cây thảo dược, cây thuốc và sức khoẻ con người

[EBOOK] CƠ SỞ CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM, TỪ MINH KOÓNG, NXB Y HỌC


Kể từ năm 1982 khi cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm của Mỹ (FDA) cho phép sử dụng insulin (chế phẩm sản xuất nhờ kỹ thuật tái tổ hợp ADN) vào điều trị trong y học. Một cuộc cách mạng lớn trong tư duy mới về sản xuất các dược phẩm có bản chất là protein (dùng điều trị) đã nổ ra và liên tiếp sau đó là hàng loạt các chế phẩm đã được phép dùng trong điều trị như: interferon, interleukin, vaccin viêm gan B bằng kỹ thuật tái tổ hợp ADN. Đến cuối năm 2000 doanh số các dược phẩm được sản xuất bằng kỹ thuật tái tổ hợp ADN đã đạt khoảng 10 tỷ USD.

Công nghệ sản xuất dược phẩm trước đây dựa vào 3 phương pháp:

1.    Sản xuất từ nguồn dược liệu

2.    Sản xuất bằng tổng hợp hóa học

3.    Sản xuất bằng công nghệ lên men vi sinh vật (kháng sinh, vitamin, acid amin).

Hiện nay lại có thêm một công nghệ mới để sản xuất thuốc, đó là sản xuất các protein dùng điều trị bằng công nghệ gen. Các thuốc sản xuất bằng công nghệ sinh học sẽ chiếm tỷ trọng từ 40-50% trong toàn bộ các thuốc dùng để điều trị. Vì vậy, trong chương trình đào tạo dược sỹ, không thể thiếu mảng kiến thức quan trọng này. Cuốn sách nhỏ này còn cung cấp những kiến thức chọn lọc cần thiết cho chương trình cao học, chuyên ngành CNDP nhằm giúp các học viên có những kiến thức cơ bản để hiểu được ngành khoa học vừa lý thú, vừa quan trọng này, và giúp cho việc hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hoặc tham gia vào các công trình nghiên cứu có liên quan đến CNSH. Sách cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên thuộc chuyên ngành sinh học của các trường đại học khác. Công nghệ sinh học cùng với vi điện tử đang được coi là những ngành khoa học then chốt của đất nước. Nếu được đầu tư thích đáng, đất nước sẽ có cơ hội thoát nghèo và nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển.

Với thời lượng hạn chế, thông tin lại quá nhiều, vì vậy cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến bổ sung của các bạn đồng nghiệp và bạn đọc.

Xin chân thành cảm ơn.

[EBOOK] CƠ SỞ CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM, TỪ MINH KOÓNG, NXB Y HỌC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cơ sở công nghệ sinh học và sản xuất dược phẩm, dược phẩm, dược liệu, cây dược liệu, công nghệ sinh học sản xuất dược liệu, công nghệ sinh học sản xuất dược phẩm

[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC DƯỢC, GS. TS. NGUYỄN VĂN THANH, NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM

Công nghệ sinh học đã xuất hiện từ khi loài người còn chưa có hiểu biết đầy đủ về các hệ thống sống. Các công nghệ sơ khai này được hình thành nhờ kinh nghiệm và chủ yếu liên quan đến việc chế biến thực phẩm và đồ uống lên men. Đến thế kỷ XIX, khi Louis Pasteur đặt nền móng cho vi sinh học thực nghiệm, công nghệ sinh học bước vào thời kỳ mới dựa trên khoa học sinh học. Từ lúc đó, công nghệ lên men hiện đại đã được phát triển để sản xuất các chất chuyển hóa từ vi sinh vật nhằm phục vụ đời sống và các ngành công nghiệp khác. Cũng trong thời kỳ này, vaccin đã được phát minh và đây có thể coi là sản phẩm công nghệ sinh học dược đầu tiên, nhưng một ngành công nghiệp sinh học dược thực sự chưa được hình thành.

Sự ra đời của công nghiệp sinh học dược thực sự được đánh dấu bằng việc sản xuất penicillin và streptomycin nhờ công nghệ lên men vào những năm 1940. Đến cuối những năm 1970, công nghệ sinh học dược đã bước vào một giai đoạn mới với việc sản xuất insulin người bằng kỹ thuật tái tổ hợp di truyền. Chính việc áp dụng mạnh mẽ công nghệ gen trong sản xuất các protein trị liệu đã làm cho công nghệ sinh học dược trở thành động lực chính để đưa công nghệ này vào giai đoạn hiện đại với sự hội tụ của công nghệ gen và công nghệ lên men. Ngày nay, công nghê sinh học dược vẫn dựa trên nền tảng công nghệ lên men để sản xuất ra sản phẩm, nhưng việc phát triển các sản phẩm mới chủ yếu dựa vào công nghệ gen, enzym và tế bào. Mặt khác, các hệ thống sản xuất không còn là tế bào vi sinh vật nữa mà có thể là tế bào động vật, thực vật, sinh vật chuyển gen và thậm chí các hệ thống phi sinh vật.

Công nghệ sinh học dược ngày nay đóng vai trò quan trọng đối với ngành Dược. Trong các năm gần đây, thuốc công nghệ sinh học chiếm đa số các thuốc mới được phát triển và cấp phép. Các hãng dược phẩm lớn trên thế giới đều có bộ phận công nghệ sinh học rất mạnh hoặc sáp nhập với các hãng công nghệ sinh học. Công nghệ sinh học trong ngành Y-Dược chiếm đến 80-90% tổng doanh thu của công nghệ sinh học nói chung. Dược phẩm công nghệ sinh học hiện nay không còn là các sản phẩm chuyển hóa vi sinh vật mà chủ yếu là các protein tái tổ hợp, acid nucleic và tế bào.

Trong sách này, chúng tôi cố gắng khái quát các công nghệ nền tảng của công nghệ sinh học dược và cung cấp các thí dụ về công nghệ sản xuất của một số dược phẩm cụ thể. Sách được chia làm năm chương tương ứng với các công nghệ nền đó là: công nghệ lên men, công nghệ enzym, công nghệ tế bào, công nghệ gen và công nghệ miễn dịch, trong mỗi chương đều có khái quát các vấn đề chung của công nghệ và ứng dụng sản xuất một số sản phẩm cụ thể.

Sách được xuất bản lần đầu do đó không tránh khỏi thiết sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc.

[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC DƯỢC, GS. TS. NGUYỄN VĂN THANH, NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, công nghệ sinh học dược, công nghệ lên men, công nghệ enzym, công nghệ tế bào, công nghệ gen và công nghệ miễn dịch, công nghệ sinh học trong y dược, công nghệ sinh học

[EBOOK] TUỆ TĨNH TOÀN TẬP, NGUYỄN BÁ TĨNH, NXB Y HỌC

Trong thư tịch y học cổ truyền dân tộc Việt Nam, bộ sách Nam dược thần hiệu do Hòa thượng Bản Lai bổ sung và in lại năm 1761 theo bản khắc cũ của Vương Thiên Trí với nguồn tư liệu gốc của Tuệ Tĩnh, được coi là xưa nhất.

Để thừa kế y học cổ truyền và kết hợp với y học hiện đại theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, bản dịch bộ sách này đã được xuất bản năm 1960 và tái bản nãm 1972, trong thời gian kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhằm phục vụ kịp thời việc tham khảo, nghiên cứu. Nhưng vì thiếu sự khảo chứng văn bản, một số bạn đọc thắc mắc về các nguyên bản không có tên tác giả là Tuệ Tĩnh và hoài nghi về thời điểm xuất hiện bản gốc của tác phẩm do nội dung có nhiều phương thuốc đời sau thêm vào mỗi lần khắc lại bản in. Để làm sáng tỏ vấn đề này, Lương y Lê Trần Đức chuyên gia lịch sử y học dân tộc ở Viện Y học cổ truyền Việt Nam đã khảo chứng văn bản: đối chiếu nội dung của 12 bản chữ Hán hiện còn, đối chiếu các phương thuốc, vị thuốc ở Nam dược thần hiệu với Nam dược quốc ngữ phú, Trực giải chỉ nam dược tính phú cùng Dược tính phú ở Thập tam phương gia giảm, thấy có sự phù hợp và liên quan với nhau, nên xác nhận là Nam dược thần hiệu có nguồn tư liệu gốc của Tuệ Tĩnh về thế kỷ XIV. Các bài Tư liệu về nhân vật lịch sử của Tuệ Tĩnh: Khảo chứng văn bản, so sánh từ ngữ chữ nôm, đối chiếu Nam dược thần hiệu, Nam dược quốc ngữ phú với các bản thảo Trung dược các đời, của các tác giả Mai Hong, Phó Đức Thảo, Lê Trần Đức, Nguyễn Văn Bách, Nguyễn Thiện Quyến, đăng ở Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 1 (272) ngày 1-11-1994 trang 62-74, đã chứng tỏ các tác phẩm của Tuệ Tĩnh nói chung và nguồn gốc của Nam dược thần hiệu nói riêng đều thuộc về cuối đời Trần. (Xem bản dịch Thiền tông khóa hư lục của Đào Duy Anh, Lịch sử Việt Nam tập I và Từ Điển bách khoa ngành dược).

Nay in lại lần thứ tư bộ Nam dược thần hiệu, ngoài việc sửa chữa, bổ sung những thiếu sót, chúng tôi có kèm theo hình vẽ một số cây thuốc phát hiện thêm qua nội dung của tác phẩm và phụ lục thêm một số tư liệu lịch sử để phục vụ việc nghiẻn cứu về sinh thời của tác giả.

Rất mong các bạn đọc phát huy tác dụng của việc thừa kế tác phẩm này được phong phú thêm và vui lòng chi chỉnh cho chúng tôi những tồn tại, chúng tôi chân thành cảm ơn các bạn. 

[EBOOK] TUỆ TĨNH TOÀN TẬP, NGUYỄN BÁ TĨNH, NXB Y HỌC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, Tuệ Tĩnh toàn tập, Nam dược thần hiệu, cây thuốc nam, cây dược liệu, cây thuốc, cây Nam dược, Nam dược chữa bệnh, y học Tuệ Tĩnh

[EBOOK] SỬ DỤNG VI SINH VẬT CÓ ÍCH (TẬP I): NUÔI TRỒNG CHẾ BIẾN NẤM ĂN VÀ NẤM LÀM THUỐC CHỮA BỆNH, GS. TS. TRẦN VĂN MÃO, NXB NÔNG NGHIỆP

"Sử dụng vi sinh vật có ích" có thể giúp con người không chỉ biết quản lý nguồn tài nguyên vi sinh vật mà còn biết phát triển và sử dụng chúng trong sản xuất nông lâm nghiệp. Tất cả chúng đề tồn tại trong tự nhiên, là thành viên của các hệ sinh thái. Chúng biến đổi theo quy luật và giữ vai trò quan trọng trong sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của hệ sinh thái.

Tuy nhiên sử dụng vi sinh vật có ích không nêu lên những quy luật biến đổi đó mà chỉ nêu lên việc bảo vệ và phát triển chúng như thế nào cho phù hợp với lợi ích của con người.
 
"Sử dụng vi sinh vật có ích" chỉ giới thiệu công nghệ sản xuất nấm ăn, nấm làm thuốc chữa bệnh, nấm rễ cộng sinh, sản xuất các loài vi sinh vật diệt sâuhại và những biện pháp kỹ thuật phát triển chúng trong tự nhiên giúp ta biết nuôi trồng, gia công, chế biến, bảo vệ tạo ra một nguồn tài nguyên quý giá tăng thêm thu nhập, xoá đói giảm nghèo, tận dụng phế thải, bảo vệ môi trường,...

"Sử dụng vi sinh vật có ích" được chia làm 2 tập:

Tập I giới thiệu công nghệ sản xuất nấm ăn và nấm làm thuốc chữa bệnh. Trong đó giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh thông thường bằng các loài nấm thường gặp;

Tập II Giới thiệu sản xuất nấm rễ cộng sinh và một số vi sinh vật diệt sâu hại.

Trong quá trình biên soạn chúng tôi nhận được những ý kiến và sự cổ vũ nhiệt tình của các giáo sư, tiến sỹ, cán bộ lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Cục Kiểm lâm, Cục Lâm nghiệp, Cục Khuyến nông, Trường Đại học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Do thời gian và trình độ có hạn cuốn sách không sao tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Rất mong bạn đọc góp ý kiến để lần xuất bản sau được hoàn chỉnh hơn.

Quý bạn đọc có thể xem tiếp tập II của bộ sách trên TẠI ĐÂY.

[EBOOK] SỬ DỤNG VI SINH VẬT CÓ ÍCH (TẬP I): NUÔI TRỒNG CHẾ BIẾN NẤM ĂN  VÀ NẤM LÀM THUỐC CHỮA BỆNH, GS. TS. TRẦN VĂN MÃO, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, sử dụng vi sinh vật có ích, kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn, kỹ thuật sản xuất nấm ăn, kỹ thuật nuôi trồng nấm dược liệu, kỹ thuật sản xuất nấm dược liệu, kỹ thuật sản xuất nấm chữa bệnh, kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn và nấm làm thuốc chữa bệnh

[EBOOK] MUSHROOMS (Cultivation, Nutritional Value, Medicinal Effect, and Environmental Impact), SHU-TING CHANG and PHILIP G. MILES, Published by CRC PRESS

The mushroom is the fruiting body of the macrofungi. Approximately 14,000 described species of fungi produce fruiting bodies that are large enough to be considered mushrooms using our definition, which states that “the mushroom is a macrofungus with a distinctive fruiting body that can be either epigeous (aboveground) or hypogeous (underground) and large enough to be seen with the naked eye and to be picked by hand.” According to this definition, in contrast to other definitions, mushrooms can be Ascomycetes, grow underground, have a nonfleshy texture, and need not be edible. In nature, the role of the mushroom is to produce reproductive spores, to function in the protection of the tissues in which spores are formed, and to provide for spore dissemination. Current studies estimate that 1.5 million species of fungi may actually exist and that there may be 140,000 species that produce fruiting bodies of sufficient size and structure to be considered macrofungi, thus fulfilling our definition of a mushroom.

With a group of this dimension, it is to be expected that there will be great structural variation in mushrooms. Another important feature is that some species are poisonous, an aspect that is treated more extensively in this edition. The edibility of mushrooms has been known to humans since time immemorial, but the intentional cultivation of mushrooms had its beginning in China, around A.D. 600, when Auricularia auricula was first cultivated on logs. Today about 7000 species possess varying degrees of edibility, and more than 3000 species may be considered prime edible species, of which only 200 species have been experimentally grown, 100 economically cultivated, approximately 60 commercially cultivated, and about 10 species cultivated on an industrial scale. In addition, 2000 species have been suggested to possess medicinal properties. Such medicinal mushrooms produce substances that can improve biological functions and thus the health of the consumer. These products have been called by various names, including dietary supplements, functional foods, phytochemicals, nutraceuticals, and nutriceuticals. Industries providing these substances have expanded in the United States, where the supplement sales were valued at U.S. $3.3 billion in 1990. These sales have increased steadily, and in 2000 there was an estimated value of U.S. $14 billion.

The use of lignocellulosic materials, which provide a sustainable biomass resource for the growth of edible and medicinal mushrooms, is of great environmental importance by recycling organic waste, thereby playing a role in controlling problems of pollution.

As is true for revisions of most scientific books, the main motivations for the second edition of Mushrooms: Cultivation, Nutritional Value, Medicinal Effect, and Environmental Impact are inclusion of material and references that have appeared since the publication of the preceding edition and consideration of the comments and suggestions of readers. The current edition includes much new material and a large number of new references. The format and organization are similar to those used in the earlier edition. Both editions provide a treatment of the following topics: overview of mushroom biology and mushroom science; nutritional attributes; medicinal values; overview of biology of fungi; substrate and mycelial growth; sexuality and the genetics of Basid-iomycetes; mushroom formation (effects of environmental, nutritional, and chemical factors, as well as genetic factors and breeding); culture preservation; and world production of edible mushrooms. In addition, the chapters on specific edible mushrooms (Agaricus, Lentinula, Volvariella, Flammulina, Pholiota, Pleurotus, Tremella, Dictyophora, Auricularia, Hericium) have been enlarged with the inclusion of more recent research findings. Chapters on the medicinal mushrooms Ganoderma lucidum, Agaricus blazei, and Grifola frondosa have been added, as well as a chapter on the effects of pests and diseases on mushroom cultivation. Finally, the chapter on technology and mushrooms has been expanded to emphasize the environmental impact of mushrooms and mushroom cultivation.

Mushroom growing processes involve living organisms, and thus it is subject to the numerous interactions that living organisms have with their environment and with one another. Mushroom cultivation methods must be modified and appropriate strains developed for use in environmentally different situations. Thus, we have stressed that it is essential for a grower to have knowledge of the basic principles as well as practical cultivation techniques. A grower not only must know the “how” but also must understand the “why” of the individual steps of the complex events that constitute mushroom cultivation. The fact that there are mushroom species that can be grown in any populated area of the world on waste materials that are available in abundance in both urban and rural areas indicates the great potential for mushrooms to supplement, in a flavorful and nutritious manner, the protein-deficient diet of people everywhere, but especially in developing countries.

Much of the information concerning mushroom cultivation has come from China where the mushroom industry has advanced more rapidly than in any other country in the past two decades. It is hoped that the information and techniques described in this edition will be useful for other developing countries where a good source of protein is urgently needed. Emphasis has been placed on direct and simple methodologies that can be useful in developing countries, rather than on extensively mechanized cultivation procedures. Frequent interpretations have been made by the authors regarding the scientific rationale for the procedures developed.

The use of mushrooms for medicinal purposes continues to expand, and it is hoped that as technology advances for the production of medicinal products, there will be increased activity in medical research and clinical studies to examine the validity of many claims that have been made for various medicinal and tonic uses of these products. Anecdotal accounts are interesting and may be useful, but scientific experimentation is essential. This book is written for growers of edible and medicinal mushrooms and also for university students and researchers of the following specialties: environmentalists concerned with solid state fermentation for conversion of waste materials to food and concomitantly with the avoidance of pollution commonly associated with disposal of wastes; microbiologists interested in thermophilic organisms, as these are important in the composting process; geneticists concerned with strain improvement, especially the breeding of strains of species of edible and medicinal mushrooms that will be suitable for different environmental conditions; horticulturalists interested in the development of efficient cultivation practices; nutritionists involved in the assay and evaluation of mushroom nutrients; pathologists studying mushroom diseases; and medical doctors concerned with the nutritional value of mushrooms as well as with the compounds produced by certain mushrooms that have demonstrated potential in the treatment of various diseases.

The aspects emphasized in this book include cultivation, nutritional value, medicinal effects, and the environmental impact of mushrooms.

As with the preceding edition, this book is not intended to be an encyclopedic review; instead, it is presented with an emphasis on worldwide trends and developments in mushroom biology from an international perspective.

[EBOOK] MUSHROOMS (Cultivation, Nutritional Value, Medicinal Effect, and Environmental Impact), SHU-TING CHANG and PHILIP G. MILES, Published by CRC PRESS


Keyword: ebook, giáo trình, MUSHROOMS, Cultivation of MUSHROOMS, Nutritional Value of MUSHROOMS, Medicinal Effect of MUSHROOMS, Environmental Impact of MUSHROOMS, nấm lớn, nấm ăn, nấm, kỹ thuật Trồng trọt nấm, Giá trị dinh dưỡng của nấm, Hiệu quả dược liệu của nấm, Tác động Môi trường của nấm

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG, CHẾ BIẾN NẤM ĂN, NẤM DƯỢC LIỆU, ĐINH XUÂN LINH - THÂN ĐỨC NHÃ - NGUYỄN HỮU ĐỐNG - NGUYỄN THỊ SƠN, NXB NÔNG NGHIỆP

Việc nghiên cứu và phát triển sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với con người. Ngoài giá trị dinh dưỡng (rất giàu protein, glucid, lipid, các axit amin, vitamin, các khoáng chất,v.v...); nấm còn có các hoạt chất sinh học (các chất đa đường, axit nucleic,v.v...) Vì vậy, có thể coi nấm như một loại “rau sạch”, “thịt sạch” và là loại “thực phẩm thuốc”. Phế thải sau thu hoạch nấm chuyển sang làm phân hữu cơ rất tốt cho đồng ruộng, góp phẩn cải tạo đất và tăng năng suất thu hoạch đối với các loại cây trồng. Sản xuất nấm là một trong những nghề rất phù hợp với nông nghiệp, nông thôn nước ta: mỗi năm, nếu tính sản lượng rơm rạ, bã mía, thân lõi ngô, mùn cưa, bông phế loại ở các nhà máy dệt, cây gỗ, cỏ, v.v... đạt trên 40 triệu tấn. Đây là nguồn nguyên liệu rất dồi dào để trồng nấm mà các nước trên thế giới không có được. Hàng triệu lao động trong nông nghiệp và cả ở các thành phố, thị xã, thị trấn đều có thể tham gia sản xuất nấm. Những điều kiện khác như: vốn đầu tư, khoa học công nghệ, thời tiết khí hậu và đặc biệt thị trường tiêu thụ cả nội tiêu và xuất khẩu hoàn toàn cho phép chúng ta nhanh chóng phát triển sản xuất nấm trên quy mô lớn (đạt sản lượng hàng triệu tấn nấm thương phẩm/năm).

Những năm gần đây, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao cho Trung tâm công nghệ sinh học thực vật thuộc Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam giúp các địa phương sản xuât, chế biến, tiêu thụ nấm đạt kết quả khá tốt.

Trung tâm là một đơn vị luôn gắn liền công tác nghiên cứu với thực tiễn sản xuất, là địa chỉ tin cậy về việc: đào tạo, chuyển giao công nghệ, cung ứng các loại giống nấm. vật tư, nguyên liệu, thiết bị chuyên dùng và bao tiêu các sản phẩm nấm ở dạng tươi, muối, sấy khô, đóng hộp,v.v...

Để giúp những người trực tiếp nuôi trồng, học tập và nghiên cứu có những thông tin cần thiết về các quy trình công nghệ nuôi trồng cũng như phân tích hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất một số loại nấm; các nhà khoa học của Trung tâm công nghệ sinh học thực vật - Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam đã cho ra cuốn sách “Kỹ thuật trồng, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu". Đây là cuốn sách được viết dựa trên những kiến thức rất cơ bản về khoa học công nghệ và kinh nghiệm nhiều năm đã được các tác giả tích lũy. Hy vọng bạn đọc sẽ có những tư liệu bổ ích khi đọc cuốn sách này. Chúc các bạn thành công và tích cực góp phần vào việc phát triển ngành sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG, CHẾ BIẾN NẤM ĂN, NẤM DƯỢC LIỆU, ĐINH XUÂN LINH - THÂN ĐỨC NHÃ - NGUYỄN HỮU ĐỐNG - NGUYỄN THỊ SƠN, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng nấm ăn, kỹ thuật trồng nấm dược diệu, kỹ thuật chế biến nấm ăn, kỹ thuật chế biến nấm dược liệu, sâu bệnh hại nấm và biện pháp phòng trừ, kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ, kỹ thuật nuôi trồng nấm sò, kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm, kỹ thuật nuôi trồng nấm mộc nhĩ, kỹ thuật nuôi trồng nấm hương, kỹ thuật nuôi trồng nấm linh chi, kỹ thuật nuôi trồng nấm trân châu, kỹ thuật nuôi trồng nấm kim châm, kỹ thuật nuôi trồng nấm đầu khỉ

[EBOOK] STUDIES OF AMERICAN FUNGI, MUSHROOMS, EDIBLE, POISONOUS, ETC., by GEORGE FRANCIS ATKINSON

Since the issue of my "Studies and Illustrations of Mushrooms," as Bulletins 138 and 168 of the Cornell University Agricultural Experiment Station, there have been so many inquiries for them and for literature dealing with a larger number of species, it seemed desirable to publish in book form a selection from the number of illustrations of these plants which I have accumulated during the past six or seven years. The selection has been made of those species representing the more important genera, and also for the purpose of illustrating, as far as possible, all the genera of agarics found in the United States. This has been accomplished except in a few cases of the more unimportant ones. There have been added, also, illustrative genera and species of all the other orders of the higher fungi, in which are included many of the edible forms.

The photographs have been made with great care after considerable experience in determining the best means for reproducing individual, specific, and generic characters, so important and difficult to preserve in these plants, and so impossible in many cases to accurately portray by former methods of illustration.

One is often asked the question: "How do you tell the mushrooms from the toadstools?" This implies that mushrooms are edible and that toadstools are poisonous, and this belief is very widespread in the public mind.

The fact is that many of the toadstools are edible, the common belief that all of them are poisonous being due to unfamiliarity with the plants or their characteristics.

Some apply the term mushroom to a single species, the one in cultivation, and which grows also in fields (_Agaricus campestris_), and call all others toadstools. It is becoming customary with some students to apply the term mushroom to the entire group of higher fungi to which the mushroom belongs (_Basidiomycetes_), and toadstool is regarded as a synonymous term, since there is, strictly speaking, no distinction between a mushroom and a toadstool. There are, then, edible and poisonous mushrooms, or edible and poisonous toadstools, as one chooses to employ the word.

A more pertinent question to ask is how to distinguish the edible from the poisonous mushrooms. There is no single test or criterion, like the "silver spoon" test, or the criterion of a scaly cap, or the presence of a "poison cup" or "death cup," which will serve in all cases to distinguish the edible from the poisonous. Two plants may possess identical characters in this respect, i. e., each may have the "death cup," and one is edible while the other is poisonous, as in _Amanita cssarea_, edible, and _A. phalloides_, poisonous. There are additional characters, however, in these two plants which show that the two differ, and we recognize them as two different species.

To know several different kinds of edible mushrooms, which occur in greater or less quantity through the different seasons, would enable those interested in these plants to provide a palatable food at the expense only of the time required to collect them. To know several of the poisonous ones also is important, in order certainly to avoid them. The purpose of this book is to present the important characters which it is necessary to observe, in an interesting and intelligible way, to present life-size photographic reproductions accompanied with plain and accurate descriptions. By careful observation of the plant, and comparison with the illustrations and text, one will be able to add many species to the list of edible ones, where now perhaps is collected "only the one which is pink underneath." The chapters 17 to 21 should also be carefully read.
 
The number of people in America who interest themselves in the collection of mushrooms for the table is small compared to those in some European countries. The number, however, is increasing, and if a little more attention were given to the observation of these plants and the discrimination of the more common kinds, many persons could add greatly to the variety of their foods and relishes with comparatively no cost.

The quest for these plants in the fields and woods would also afford a most delightful and needed recreation to many, and there is no subject in nature more fascinating to engage one's interest and powers of observation.

There are also many important problems for the student in this group of plants. Many of our species and the names of the plants are still in great confusion, owing to the very careless way in which these plants have usually been preserved, and the meagerness of recorded observations on the characters of the fresh plants, or of the different stages of development. The study has also an important relation to agriculture and forestry, for there are numerous species which cause decay of valuable timber, or by causing "heart rot" entail immense losses through the annual decretion occurring in standing timber.

If this book contributes to the general interest in these plants as objects of nature worthy of observation, if it succeeds in aiding those who are seeking information of the edible kinds, and stimulates some students to undertake the advancement of our knowledge of this group, it will serve the purpose the author had in mind in its preparation.

I wish here to express my sincere thanks to Mrs. Sarah Tyson Rorer for her kindness in writing a chapter on recipes for cooking mushrooms, especially for this book; to Professor I. P. Roberts, Director of the Cornell University Agricultural Experiment Station, for permission to use certain of the illustrations (Figs. 1--7, 12--14, 31--43) from Bulletins 138 and 168, Studies and Illustrations of Mushrooms; to Mr. F.

R. Rathbun, for the charts from which the colored plates were made; to Mr. J. F. Clark and Mr. H. Hasselbring, for the Chapters on Chemistry and Toxicology of Mushrooms, and Characters of Mushrooms, to which their names are appended, and also to Dr. Chas. Peck, of Albany, N. Y., and Dr. G. Bresadola, of Austria-Hungary, to whom some of the specimens have been submitted.

[EBOOK] STUDIES OF AMERICAN FUNGI, MUSHROOMS, EDIBLE, POISONOUS, ETC., by  GEORGE FRANCIS ATKINSON


Keyword: ebook, giáo trình, STUDIES OF AMERICAN FUNGI, MUSHROOMS, EDIBLE, POISONOUS, fungi, nghiên cứu về giới nấm, nghiên cứu về nấm ăn, nghiên cứu về nấm lớn, nghiên cứu về nấm độc

[EBOOK] THU THẬP, TUYỂN CHỌN VÀ NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH NUÔI TRỒNG HAI LOẠI NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU HOANG DẠI TỪ VÙNG THẤT SƠN, AN GIANG, HỒ THỊ THU BA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Luận án “Thu thập, tuyển chọn và nghiên cứu quy trình nuôi trồng hai loại nấm ăn và nấm dược liệu hoang dại từ vùng Thất Sơn, An Giang ” được thực hiện với mục tiêu xây dựng quy trình tối ưu nuôi trồng một loại nấm ăn và một loại nấm dược liệu mới. Luận án được hoàn thành với bốn nội dung. Nội dung thứ nhất là thu thập được 28 mẫu nấm hoang dại từ tự nhiên trong đó có 5 mẫu nấm ăn, 7 mẫu nấm dược liệu, 5 mẫu nấm độc và 11 mẫu chưa xác định. Dựa theo kết quả điều tra và khảo sát từ nguời dân địa phuơng , đồng thời dựa theo đặc điểm hình thái và trình tự gen Internal Transcribed Spacer, các loài nấm được xác định là nấm thượng hoàng (Phellinus sp.), linh chi tầng (Ganoderma applanatum), nấm vân chi (Trametes sp.), nấm dai (Lentinus squarrosolus). Nội dung thứ hai là xác định độc tính cấp cả năm mẫu nấm đều không gây độc tính cấp trên chuột, tiến hành phân lập trên bốn loài thượng hoàng, linh chi tầng, nấm dai và nấm vân chi. Nội dung tiếp theo là xác định thành phần dinh duỡng và dược tính của bốn loài nấm được chọn ở trên. Kết quả cho thấy hai loài nấm là nấm thượng hoàng Phellinus sp. và nấm dai Lentinus squarrosolus có giá trị dinh duỡng và dược tính cao , do đó hai loài nấm này được chọn để tiếp tục các nghiên cứu. Xác định độc tính bán trường diễn nấm thượng hoàng trên chuột, kết quả chuột hoàn toàn bình thường trong thời gian thử nghiệm. Tiếp tục thử tác dụng của nấm thượng hoàng trên dòng tế bào ung thư máu K562 và ung thư đại trực tràng HCT116 cơ chế apoptosis được kích hoạt, tế bào ung thư không gia tăng và giảm đáng kể khi gia tăng nồng độ. Nội dung cuối cùng là nghiên cứu quy trình nuôi trồng nấm ăn là nấm dai Lentinus squarrosolus và nấm dược liệu là nấm thượng hoàng Phellinus sp. Quy trình nuôi trồng nấm dai Lentinus squarrosolus: Môi trường nhân giống cấp một tốt nhất với 6 ngày gồm PDA bổ sung nước dừa, môi truờng nhân giống cấp hai gồm lúa bổ sung 5% cám được chọn với thời gian 12 ngày và môi truờng nuôi trồng đuợc chọn là 90% mùn cưa cây cao su bổ sung 5% cám và 5% bột bắp với 70 ngày ăn trắng bịch và ra thể quả sau 28 ngày. Đối với quy trình nuôi trồng nấm thượng hoàng Phellinus sp. môi truờng nhân giống cấp một tốt nhất với 6 ngày là PDA, môi trường nhân giống cấp hai gồm lúa bổ sung 5% cám được chọn với thời gian 12 ngày và môi truờng nuôi trồng được chọn là 90% mùn cưa cây cao su bổ sung 5% cám và 5% bột bắp với 50 ngày ăn trắng bịch và nấm ra thể quả sau 70 ngày.
 
[EBOOK] THU THẬP, TUYỂN CHỌN VÀ NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH NUÔI TRỒNG HAI LOẠI NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU HOANG DẠI TỪ VÙNG THẤT SƠN, AN GIANG, HỒ THỊ THU BA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Nấm hoang dại vùng Thất Sơn, nấm thượng hoàng , nấm linh chi tầng, nấm dai , nấm vân chi, kỹ thuật nuôi trồng Nấm hoang dại vùng Thất Sơn, kỹ thuật nuôi trồng nấm thượng hoàng , kỹ thuật nuôi trồng nấm linh chi tầng, kỹ thuật nuôi trồng nấm dai , kỹ thuật nuôi trồng nấm vân chi

[EBOOK] XÁC ĐỊNH MÔI TRƯỜNG VÀ KỸ THUẬT PHÂN LẬP GIỐNG GỐC NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (Cordyceps militaris) THU THẬP TẠI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN SƠN, LÀO CAI, NGUYỄN THỊ HỒNG - LÊ MINH SẮT - NGUYỄN THỊ HỒNG GẤM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

Cordyceps militaris là loài nấm thuộc họ Cordycipitaceae, giống Cordyceps. Loài này được Carl Linnaeus mô tả vào năm 1753 với tên gọi Clavaria militaris [1]. C. militaris là một loài nấm ký sinh trên côn trùng và ấu trùng của côn trùng. Loài này chủ yếu lây nhiễm ở giai đoạn nhộng của các loài bướm khác nhau, rồi nhân lên trong cơ thể ký chủ vào mùa đông. Bào tử nấm theo gió dính vào bên ngoài ký chủ, sau đó từ bào tử hình thành các ống, nảy mầm có các thể bám. Các ống này tiết ra các enzyme như lipase, chitinase, protease làm tan vỏ ngoài của ký chủ và xâm nhập vào bên trong cơ thể. Sau đó, hệ sợi nấm hút dinh dưỡng và sinh trưởng mạnh mẽ chiếm toàn bộ cơ thể và gây chết ký chủ. Đến mùa hè quả thể nhô ra ngoài để phát tán bào tử vào không khí [1].

Các hợp chất dược liệu của nấm C. militaris đã được ứng dụng trong điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe con người. Hợp chất cordycepin (3'-deoxyadenosine) từ nấm cho thấy có hoat tính kháng vi sinh vật, ung thư, ngừa di căn, điều hòa miễn dịch [2]. Hợp chất CM-hs-CPS2 có tính kháng DPPH, hoạt tính khử và tạo phức ở nồng độ (8 mg/ml) là 89% [3]. Acidic polysaccharide (APS) có khả năng ứng dụng trong điều trị cúm A và góp phần điều hòa hoạt động miễn dịch của các đại thực bào [4]. Protein (CMP) có kích thước 12 kDa, pl 5,1 và có hoạt tính trong khoảng pH 7^9, ức chế nấm Fusarium oxysporum và gây độc đối với tế bào ung thư bàng quang [5]. Hợp chất cordycepin có khả năng kháng vi khuẩn Clostridium. Các hợp chất dẫn xuất từ nấm được ứng dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột [6]. Cordycepin ngăn sự biểu hiện của gen T2D chịu trách nhiệm điều hòa bệnh tiểu đường thông qua việc ức chế các đáp ứng phản ứng viêm phụ thuộc NF-kB, hy vọng sẽ ứng dụng được như một chất điều hòa miễn dịch dùng trong điều trị các bệnh về miễn dịch [7]. Enzyme tiêu sợi huyết tách chiết từ nấm C. militaris có hoạt tính gắn fibrin, xúc tiến việc phân hủy fibrin. Enzyme này có khả năng sử dụng trong điều trị tan huyết khối tương tự như các enzym fibrinolytic mạnh khác như nattokinase và enzyme chiết từ giun đất. Khi enzyme này có thể sản xuất ở quy mô lớn sẽ là một giải pháp thay thế hữu hiệu cho các enzym fibrinolytic giá thành cao hiện đang được sử dụng cho bệnh tim lão hóa ở người.

[EBOOK] XÁC ĐỊNH MÔI TRƯỜNG VÀ KỸ THUẬT PHÂN LẬP GIỐNG GỐC NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (Cordyceps militaris) THU THẬP TẠI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN SƠN, LÀO CAI, NGUYỄN THỊ HỒNG - LÊ MINH SẮT - NGUYỄN THỊ HỒNG GẤM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, nấm đông trùng hạ thảo, Cordyceps militaris, xác định môi trường sống nấm đông trùng hạ thảo, kỹ thuật phân lập giống gốc nấm đông trùng hạ thảo, kỹ thuật sản xuất giống nấm trùng hạ thảo

[EBOOK] BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC, KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI, NXB Y HỌC

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, với phương châm "Kết hợp chặt chẽ y học hiện đại với y học cổ truyền của dân tộc, xây dựng nên y học Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có đầy đủ tính chất khoa học dân tộc đại chúng".

Y học ngày nay là do thành quả việc bảo vệ sức khoẻ của nhân dân thế giới và do những thành tựu về khoa học kỹ thuật tạo ra. Nền y học cổ truyền của nước ta gồm những kinh nghiệm phong phú của ông cha kết hợp với kinh nghiệm cổ truyền của y học các nước láng giềng áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể về đất nước, con người và bệnh tật của dân tộc ta. Những phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh có nhiều hiệu quả, để áp dụng, ít tốn kém như: dưỡng sinh, xoa bóp, châm cứu, thuốc Nam v.v... cần được phỗ biến rộng rãi cho nhân dân để tự phòng bệnh, tự chữa bệnh thực hiện được tính chất dự phòng của nền y học cách mạng. Cần phải làm cho mọi người, nhất là cán bộ y tế thấy ra sự cần thiết, sự ích lợi của việc xây dựng nền y học Việt Nam kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. Nhất là trong điều kiện hiện nay đang phải tăng cường phục vụ sức khỏe tuyến cộng đồng, tuyến cơ sở và vùng sâu, vùng xa, đòi hỏi người thầy thuốc phải có nhiều cách điều trị, phòng bệnh tích cực, đơn giản, có hiệu quả.

Với mục đích phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân, nâng cao kiến thức đối với các thầy thuốc, để công tác đào tạo cán bộ Y học cổ truyền, tập thể cán bộ giảng dạy và cán bộ khoa học của Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội đã tổ chức biên soạn 30 giáo trình tuyên truyền và giảng dạy về y học cổ truyền, trong đó có phần Dược học y học cổ truyền bao gồm:

Phần Đông dược.

Phần thuốc Nam.

Phần các bài thuốc.

Phần bào chế đông dược.

Cách sử dụng thuốc y học cổ truyền...

Để học sinh, sinh viên, học viên, và những cán bộ ngành y tế nắm được tính năng và tác dụng chung của các vị thuốc, phương pháp bào chế và quy chế thuốc độc của y học cổ truyền; nhớ được tên, tác dụng, ứng dụng lâm sàng các vị thuốc chia theo từng loại tác dụng, đặc biệt là các vị thuốc có trong nước, các vị thuốc có tác dụng chữa bệnh tốt và thường dùng nhất. Không những vậy cần nắm được cách cấu tạo và sự biến hóa của từng bài thuốc, các dạng thuốc hay gặp, tác dụng chung và cách cấu tạo từng loại bài thuốc, nhớ được một số các bài thuốc gồm các vị thuốc trong nước và một số bài thuốc cố phương có tác dụng tương ứng với các hội chứng bệnh tật đã học ở phần chẩn đoán thuộc phần lý luận cơ bản để làm cơ sở cho việc kê đơn thuốc chữa bệnh, phòng bệnh phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tuyến cộng đồng, tuyến cơ sở, vùng sâu, vùng xa và nâng cao hơn nữa về nhận thức của các thầy thuốc đối với nền y học cổ truyền. Giảm đi việc coi nhẹ giá trị nền y học cổ truyền của dân tộc trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh do tư tưởng hoài nghi của một số cán bộ ngành y tế chưa được biết, chưa được học và chưa được thực hiện các phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh của nền Y học cổ truyền dân tộc.

Nền y học cổ truyền dân tộc gồm những kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha ta với nguồn dược liệu phong phú kết hợp với kinh nghiệm Y học cổ truyền của nhân dân các nước láng giềng chưa áp dụng vào điều kiện thiên nhiên, sức khỏe bệnh tật của nhân dân và đất nước ta.

Cần nhận thức đầy đủ được tầm quan trọng của công tác đào tạo cán bộ và phổ cập nền y học cổ truyền dân tộc cho các cán bộ ngành Y tế, chỉ khi nào đội ngũ nầy đông đảo làm nòng cốt thì các nghị quyết của Đảng, các chỉ thị của Chính phủ mới được thực hiện nghiêm chỉnh và sáng tạo.

Tài liệu tái bản lần này đã được sửa chữa và bổ sung nhưng không khỏi còn thiếu sót. Chúng tôi rất mong sự tham gia góp ý của các lương y, các thầy thuốc y học cổ truyền, các đồng nghiệp, các anh chị em học sinh, sinh viên, học viên sau đại học của các loại hình đào tạo về y học cổ truyền đóng góp ý kiến cho chúng tôi để tài liệu ngày càng hoàn chỉnh, góp phần nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo cho toàn ngành.

[EBOOK] BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC, KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI, NXB Y HỌC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, bào chế đông dược, cây đông dược, cây dược liệu đông y, cây thảo dược đông y, vị thuốc đông dược, vị thuốc đông y, y học cổ truyền, cây dược liệu, vị thuốc cây thuốc

[EBOOK] NGHIÊN CỨU NUÔI TẠO QUẢ THỂ NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (CORDYCEPS MILITARIS) TẠI TRÀ VINH (INVESTIGATION ON FRUITING BODY OF CORDYCEPS MILITARIS CULTIVATION IN TRA VINH), NHIỀU TÁC GIẢ, TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis là loại dược liệu truyền thống được sử dụng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, C. sinensis chỉ mọc trong điều kiện tự nhiên với sản lượng rất thấp trong khi quả thể nấm Cordyceps militaris có thể được nuôi trồng trong môi trường ngũ cốc. C. militaris chứa thành phần dược chất tương tự nấm C. sinensis, đặc biệt là cordycepin-chất có khả năng chống ung thư. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, lượng nhộng tằm xay bổ sung vào môi trường gạo lức, tuổi nhộng tằm lên sự hình thành quả thể nấm C. militaris. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ tối ưu cho sự hình thành quả thể là 25oC dưới điều kiện chiếu sáng 500 lux. Hộp nuôi với 50 g gạo lức được bổ sung 50 ml nước cất và 5 g nhộng tằm xay sau 60 ngày chủng giống, số lượng quả thể đạt được là 20,11 quả thể và đạt trọng lượng 10,14-g, hàm lượng Cordycepin và Adenosine phân tích được trong quả thể lần lượt là 10,08 mg/g và 0,57mg/g. Nhộng tằm 9 ngày tuổi là tốt nhất cho việc gây nhiễm và phát triển quả thể nấm C. militaris với số quả thể đạt trung bình 1,69 quả thể/nhộng.

[EBOOK] NGHIÊN CỨU NUÔI TẠO QUẢ THỂ NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (CORDYCEPS MILITARIS) TẠI TRÀ VINH  (INVESTIGATION ON FRUITING BODY OF CORDYCEPS MILITARIS CULTIVATION IN TRA VINH), NHIỀU TÁC GIẢ, TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Cordyceps militaris, nhộng tằm, quả thể, gạo lức, nấm dược liệu, nuôi tảo quả thể nấm đông trùng hạ thảo, kỹ thuật nuôi tạo quả thể nấm đông trùng hạ thảo

[EBOOK] Polyherbal and Combination Medicines for Diabetes Mellitus

Numerous polyherbal formulations are in use in different parts of the world in traditional medicine from ancient time onward to control or treat diabetes. They are also used in well-organized traditional systems of medicine such as Ayurveda, Siddha, and Chinese medicine. Even in the recent years, there has been a great interest toward phytomedicines including polyherbal formulations not only for diabetes but also for other diseases like arthritis and cancer; since the shortcomings of conventional chemical entity medicines have started getting more apparent, many anti-diabetes mellitus (anti-DM) herbal formulations available in the markets are immensely used by diabetic patients on the advice of physicians in India and elsewhere (Srivastava et al. 2012).

When products from more than one herb (plant) are used in a medicinal preparation, it is generally considered as a polyherbal formulation. In most of the cases, products from many plants (along with or without nonplant materials) are used as ingredients in a polyherbal formulation. These polyherbal formulations contain products from plant species as ingredients with specific methods of preparation. Polyherbal formulations could be better than single chemical entity drugs in many medical conditions. The multivalent and multitarget actions of mixtures of phytochemicals could provide therapeutic superiority compared with single compound drugs in the treatment of DM. Now, it is increasingly recognized that, in many complex disease conditions (e.g., DM, arthritis, liver diseases, and old-age-related diseases), combination therapy is more suitable compared with monosubstance therapy. It is considered that complex physiological and pathophysiological processes of the body can be influenced more effectively with less adverse side effects by a combination of several low-dose compounds than by a single high-dose compound. Low doses of several phytochemicals acting on multiple targets involved in a complex disease such as DM may prove better and safer compared with a high dose of a pure chemical entity drug acting on a major target. This gives relevance to phytomedicines (generally containing standardized extracts/ fractions/crude homogenates). In this chapter, the advantages of rational polyherbal formulations are projected with an emphasis to develop rational and standardized polyherbal/combination medicines for DM.

[EBOOK] Polyherbal and Combination Medicines for Diabetes Mellitus


Keyword: ebook, giáo trình, Polyherbal and Combination Medicines for Diabetes Mellitus, bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường, cây thuốc trị bệnh đái tháo đường, nhiều loại cây thuốc trị bệnh đái tháo đường

[EBOOK] ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO TẠI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN VÀ NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG LOÀI ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO BÔNG TUYẾT (ISARIA TENUIPES), HOÀNG QUỐC BẢO, VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM



Nấm Đông trùng hạ thảo (còn gọi là Đông trùng thảo, Trùng thảo hay Hạ thảo Đông trùng) là các loài nấm ký sinh trên sâu non hoặc nhộng hoặc sâu trưởng thành của một số loại côn trùng. Sâu non, sâu trưởng thành của một số loài côn trùng nằm dưới đất hoặc ở trên mặt đất bị nấm ký sinh, xâm nhiễm và sử dụng các chất trong cơ thể côn trùng làm thức ăn, làm cho côn trùng chết. Mùa đông, giai đoạn này nhiệt độ và ẩm độ không khí thấp, nấm ký sinh ở dạng hệ sợi. Đến mùa hè, nhiệt độ và ẩm độ không khí cao đã hình thành thể quả và nhú lên khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào thân sâu. Vì mùa đông nấm tồn tại ở dạng hệ sợi trên sâu, mùa hạ mọc thành cây nấm nên có tên là đông trùng hạ thảo. Nấm Đông trùng hạ thảo là loài nấm được đánh giá cao về giá trị dược liệu, nhờ có hợp chất cordycepin trong thành phần hoá học của thể quả nấm. Đây là hợp chất có khả năng ức chế hoạt động của quá trình sinh tổng hợp mới của các tế bào ung thư. Tác dụng kìm hãm của các tế bào ung thư vú, ung thư phổi, ung thư máu cũng được nhiều nhà khoa học như: Yoo et al., (2004) [107]; Ahn et al., (2000) [48] đã nghiên cứu và phát hiện. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, nấm Đông trùng hạ thảo được dùng để điều trị các chứng rối loạn lipit máu, rối loạn nhịp tim, viêm thận mạn tính, cao huyết áp, ung thư phổi, thiểu năng sinh dục và viêm gan B mạn tính. Nấm Đông trùng hạ thảo đã được Nan et al., (2001) [89] chứng minh có hiệu quả chữa trị bệnh rối loạn chức năng gan. Ngoài ra nấm này còn có tác dụng chống viêm và kìm hãm sự oxy hoá của lipit và lipoprotein. Không chỉ vậy loài nấm Đông trùng hạ thảo còn được phát hiện có hàm lượng dinh dưỡng cao: giàu các vitamin A, vitamin B6, vitamin B12, vitamin B3, vitamin B1… và có hàm lượng protein khá cao, nhiều nguyên tố khoáng như Zn, Se, Cu... Như vậy giá trị của loài nấm Đông trùng hạ thảo là vô cùng quý giá.

Được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên cùng với hệ động thực vật phong phú, Vườn Quốc gia Hoàng Liên còn có nguồn dược liệu vô cùng quý giá như: Tam thất hoang, nấm Linh chi, Ba kích cùng nhiều loài thảo dược quý khác đã góp phần xây dựng Sa Pa trở thành điểm du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh yêu thích của du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên những sản vật của địa phương mới chỉ dừng lại ở việc khai thác, thu hái từ rừng, một phần nhỏ do nhân dân nuôi trồng mà chưa có nhiều sản phẩm khoa học công nghệ cao phục vụ khách du lịch và đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương. Bằng các nghiên cứu chuyên đề các nhà khoa học bước đầu phát hiện Vườn Quốc gia Hoàng Liên có các loài nấm Đông trùng hạ thảo phân bố tự nhiên, trong đó có loài “Bông tuyết Đông trùng hạ thảo - Isaria tenuipes” được phát hiện, nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong y học… loài này chứa hàm lượng một số hoạt chất (Adenosine, Cordycepin…) cao và giá trị nó mang lại vô cùng lớn với việc điều trị ung thư, tiểu đường và một số bệnh lý khác. Tuy nhiên khu hệ nấm ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên còn chưa có nhiều nghiên cứu. Những hiểu biết về đa dạng thành phần loài, đặc điểm sinh học và giá trị sử dụng còn đang rất hạn chế. Với mong muốn được đóng góp vào việc xây dựng danh mục nguồn gen các loài nấm Đông trùng hạ thảo tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất biện pháp sử dụng bền vững, nhân nuôi nguồn dược liệu quý bằng phương pháp nhân tạo. Mở ra một hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Lào Cai, tạo sản phẩm du lịch đặc trưng mang thương hiệu Đông trùng hạ thảo Sa Pa. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Điều tra thành phần loài nấm Đông trùng hạ thảo tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, nghiên cứu nuôi trồng loài Đông trùng hạ thảo bông tuyết (Isaria tenuipes) đặt ra là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

[EBOOK] ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO TẠI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN VÀ NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG LOÀI ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO BÔNG TUYẾT (ISARIA TENUIPES), HOÀNG QUỐC BẢO, VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, đông trùng hạ thảo, nấm đông trùng hạ thảo, thành phần loài nấm đông trùng hạ thảo, nuôi trồng loài nấm đông trùng hạ thảo bông tuyết, nấm đông trùng hạ thảo bông tuyết isaria tenuipes

[EBOOK] VƯỜN NHÀ, HUỲNH THỊ DUNG VÀ NGUYỄN VŨ, NXB PHỤ NỮ

Hiện nay trên thị trường sách có rất nhiều tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng các loại hoa, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm với mục đích nâng cao sản lượng, chất lượng, cải thiện đời sống kinh tế cho các gia đình trên mảnh vườn rộng, các trang trại... Còn phần lớn các gia đình ở thành phố, các đô thị, các khu tập thể, nhà cao tầng, sau ngày làm việc căng thẳng rất cần được hít thở bầu không khí trong lành của thiên nhiên ở nhà mình thì thật là lúng túng. Mảnh “vườn" của họ có thể là nơi hiên nhà, bệ cửa sổ, góc sân thượng hay bức tường giáp giữa hai nhà, khoảnh sân bé nhỏ thì nên đặt cây gì, nuôi con gì cho hợp lý ít được đề cập đến. Để đáp ứng phần nào nhu cầu ấy, chúng tôi mạo muội viết "Vườn nhà" với dụng ý cung cấp cho người đọc những hiểu biết cần thiết nhất để nhận biết các loài cây, các con vật hay được nuôi trong gia đình, cách chăm sóc, nuôi dạy... và một số "bí mật" khi chọn, mua cây - con ở thị trường, cũng như một ít kinh nghiệm các cụ ta xưa để lại.

Qua đó tạo cho gia đình mình một khoảnh “vườn nhà" xinh xắn, hợp sở thích, vừa cải thiện môi trường sống xung quanh, vừa có một góc thư giản, giải tỏa phần nào những căng thẳng thường ngày và không khí bụi bặm của cuộc sống đô thị, vừa có lợi cho sức khỏe.

Tuy rất cố gắng song chắc chắn vẫn còn những khiếm khuyết, rất mong bạn đọc vui lòng bỏ qua và đóng góp ý kiến để lần xuất bản sau được tốt hơn.

[EBOOK] VƯỜN NHÀ, HUỲNH THỊ DUNG VÀ NGUYỄN VŨ, NXB PHỤ NỮ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, vườn nhà, kỹ thuật xây dựng vườn nhà, trồng cây rau trong vườn nhà, trồng cây hoa trong vườn nhà, trồng cây cảnh trong vườn nhà, trồng cây ăn trái trong vườn nhà, trồng cây dược liệu trong vườn nhà