Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂY LƯƠNG THỰC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂY LƯƠNG THỰC. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SỔ TAY VƯỜN RAU DINH DƯỠNG, NGUYỄN XUÂN XANH VÀ NGUYỄN NGỌC SƠN, TRUNG TÂM SINH THÁI NÔNG NGHIỆP, HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Rau xanh là loại thức ăn cần thiết trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Ăn đủ các loại rau không chỉ tăng sự hấp dẫn trong bữa ăn mà còn cung cấp dinh dưỡng một cách đầy đủ và cân đối. Tuy nhiên, đa số các hộ dân còn trồng rau theo thói quen, chưa chú trọng đến cân bằng dinh dưỡng, đồng thời còn gặp nhiều khó khăn trong kỹ thuật chọn giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.

Cuốn sổ tay này được xây dựng trên cơ sở điều kiện thực tế của địa phương, với mong muốn giúp người dân ứng dụng được hiệu quả trong sản xuất rau tại nông hộ. Tuy nhiên, thực tiễn sản xuất rau rất đa dạng, sinh động và phức tạp, việc ứng dụng các kỹ thuật cần linh hoạt để phù hợp với từng điều kiện đất đai, thời tiết và đặc điểm nông hộ.

Biên soạn cuốn sổ tay này là một hoạt động trong khuôn khổ dự án "Cải thiện sự đa dạng khẩu phần dinh dưỡng trên cơ sở các giải pháp hệ thống (nông nghiệp & dinh dưỡng) - Nghiên cứu thí điểm tại huyện Mai Sơn, Sơn La, Việt Nam” do Trung tâm Sinh thái nông nghiệp - Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện dưới sự tài trợ của tổ chức Đa dạng Sinh học Quốc tế (Bioversity International).

Nếu có câu hỏi, anh/chị vui lòng liên lạc:

Anh Nguyễn Xuân Xanh

Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

ĐT:0936534212

[EBOOK] TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SỔ TAY VƯỜN RAU DINH DƯỠNG, NGUYỄN XUÂN XANH VÀ NGUYỄN NGỌC SƠN, TRUNG TÂM SINH THÁI NÔNG NGHIỆP, HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, sổ tay vườn rau dinh dưỡng, kỹ thuật trồng rau trong vườn nhà, vườn rau dinh dưỡng, kỹ thuật trồng rau, Kỹ thuật trồng cải mèo, Kỹ thuật trồng cà rốt, Kỹ thuật trồng mồng tơi, Kỹ thuật trồng đậu tương, Kỹ thuật trồng lạc, Kỹ thuật trồng bí đỏ, Kỹ thuật trồng đu đủ

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY MÀU, THỰC PHẨM, CÔNG NGHIỆP, HÀ THỊ HIẾN, NXB THANH NIÊN

Trong nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta thì lúa là cây lương thực chủ yếu. Nhờ áp dụng tiến hộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất đã đưa nền sản xuất nông nghiệp nước ta từ một nước thiếu đói phải nhập khẩu lương thực nay đã đủ ăn và dư thừa để xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới. Bên cạnh việc sản xuất cây lúa thì các cây hoa màu cũng luôn luôn được nghiên cứu để tăng sản lượng, tăng chủng loại. Với các năm mất mùa lúa do bão lũ, hạn hán hay sâu bệnh hoành hành, sản lượng lúa giảm thì cây hoa màu sẽ làm giảm khó khăn, bù đắp vào sự thiệt hại đó.

Những năm gần đây, phong trào làm cây vụ đông đã trở thành tập quán của người nông dân. Nhiều giống mới cho năng suất chất lượng cao, thời gian canh tác ngắn, kết hợp với sự chỉ đạo sản xuất đúng thời vụ, đầu tư chăm sóc tốt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Về mặt xã hội nó tận dụng được thời gian nhàn rỗi của nông dân sau thu hoạch lúa mùa, giúp người nông dân tăng thu nhập ngay trên mảnh đất của mình.

Với mong muốn giúp người nông dân sản xuất thắng lợi vụ đông, góp phần tăng nhanh tổng sản lượng lương thực, nâng cao mức sống của toàn dân, chúng tôi đã tập hợp, sưu tầm, biên soạn để giới thiệu với bà con kỹ thuật trồng một số giống cây hoa màu, cây công nghiệp có năng suất cao chủ yếu trồng vào vụ đông trên đất chuyên màu và đất trồng hai vụ lúa. Hy vọng cuốn sách sẽ giúp bà con nông dân có những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng một số cây hoa màu và cây công nghiệp phổ biến; Giúp bà con nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ngày một ấm no, hạnh phúc.

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY MÀU, THỰC PHẨM, CÔNG NGHIỆP, HÀ THỊ HIẾN, NXB THANH NIÊN

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng cây màu, kỹ thuật trồng cây lương thực, kỹ thuật trồng cây công nghiệp, kỹ thuật trồng ngô, kỹ thuật trồng bắp, kỹ thuật trồng ngô lai, kỹ thuật trồng khoai tây, kỹ thuật trồng đậu tương, kỹ thuật trồng lạc, kỹ thuật trồng đậu phộng, kỹ thuật trồng khoai lang

[EBOOK] A Guide to Identifying and Managing Nutrient Deficiencies in Cereal Crops, By Manoj Kumar Sharma and Prakash Kumar, Published by IPNI

An element ts considered essential to plants when it Is Involved In plant metabolic functions, and its absence prevents plants Irom completing their life cycle (I.e., to grow and reproduce!. Seventeen elements are most commonly identified as essential. These are. In order of relative concentration In plants: carhon (C). hydrogen <10. oxygen IO>. nitrogen (Nl. potassium 00, calcium ICa). magnesium (Mg). phosphorus IPI, sulphur (S), chloride (Cf), Iron (fe!. horon IB), manganese <Mn), zinc (Zn). copper <Cu). molybdenum (Mo), and nickel (Ni). Other elements that have been identified as beneficial, but not necessarily essential to all plants, include coball (Co), selenium (Sc), silicon (Si), sodium (Na). vanadium (VI, and aluminium (All. Among this list, N. p, and K are considered the primary macronutrients; Ca, Mg, and s are considered secondary macronutrients; and the remaining ate micronutrients. but this does not mean that they are less important. All the essential nutrients are required by plants in balanced proportions for optimum growth.

Nutrient deficiencies occur when Insufficient quantities are available to meet the requirements of a growing plant and are often manifested as visual symptoms on plan) parts. Such visual symptoms could take several forms, such as stunting, chlorosis, discoloration, or necrosis. They mav be observed In the older or younger parts of the plant depending on the mobility of the nutrient within the plant.

Recognizing nutrient deficiency In crop plants Is often difficult fot even the most experienced eyes. Multiple nutrient deficiencies can occur at the same lime and some symptoms are similar for different elements, making it even more confusing. Nutrient deficiencies can also be confused with symptoms of disease, drought, excess water, genetic abnormalities, herbicide and pesticide damages, and Insect attack. However, each defi-ciency symptom is related to some function of the nutrient in the plant, for example, stunting of plants occurs w hen a nutrient Involved In plant functions such as stem elongation, photosynthesis and protein production is deficient. So understanding the basics of nutrient deli-clency and sufficient field experience can make the task of nutrient deficiency identification easier.

Mulll-nutrlent deficiencies In Indian soils are a major concern. Besides the obvious implication of yield loss of crops, such deficiencies. If not corrected with adequate external Inputs, could cause serious damage to the soil quality. Along with the dependence on soil and plant testing, emphasis must be given to walking Ihe fields and developing d trained eye to detect and interpret nutrient deficiency symptoms. Early detection of nutritional disorders through recognition of visual symptoms can allow quick correction of opted nutrient management strategies and prevent yield loss.

This booklet on nutrient deficiencies of cereal crops, developed by the International Plant Nutrition Institute (IPNII and International Maize and Wheat Improvement Center (CLMMVTI. Is designed as a field guide to identify nutrient deficiency symptoms of the major cereal crops in the field, to understand the underlying causes of such deficiencies and how they might be prevented or remedied Excellent deficiency photographs provided by Dr Manoj Kumar Sharma and Dr. Prakash Kumar of Depart-ment of Agriculture. Government of Rajasthan, and IPNI, win allow the user of this field guide to understand the development of nutrient deficiency symptoms Ihrough the growth stages of the crop. We expea that this book will be a useful reference for researchers and extension staff Involved In cereal production and knowledge dlv semination and will help minimize cereal yield losses due to nutrient deficiencies.

Dr. Kaushlk Majumdar

[EBOOK] A Guide to Identifying and Managing Nutrient Deficiencies in Cereal Crops, By Manoj Kumar Sharma and Prakash Kumar, Published by IPNI


Keyword: ebook, giáo trình, A Guide to Identifying and Managing Nutrient Deficiencies in Cereal Crops, Nutrient Deficiencies in Cereal Crops, Hướng dẫn xác định và quản lý sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cây trồng ngũ cốc, sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cây trồng ngũ cốc

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY MÀU, PGS. TS. NGUYỄN THẾ HÙNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB HÀ NỘI

Với vai trò là cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp, từ trước đến nay ngô - khoai - sắn... (cây màu) không thể thiếu vắng trên mặt trận sản xuất nông nghiệp. Không chỉ là nhóm cây lương thực có thể thay thế được cho lúa gạo, sản phẩm cây màu còn là nguồn nguyên liệu cung cấp cho một số ngành công nghiệp chế biến thực phẩm khác. Ngày nay, nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp đã mở ra bước tiến trong kỹ thuật thâm canh cây màu: đó là cách chọn tạo giống mới có giá trị về mặt dinh dưỡng, là các phương thức trồng mới cho năng suất thoả đáng... Nhờ đó mà vai trò của cây màu ngày một nâng cao hơn, có ý nghĩa thực tiễn đối với đời sống con người, đáp ứng được nhu cầu về thị hiếu, về giá trị sử dụng và có một vị thế vững chắc trên trường kinh tế.

Để mở ra hướng đi kế tiếp của cây màu trong tương lai, trước hết cần đào tạo nên những cán bộ kỹ thuật trồng trọt có tay nghề và trình độ kiến thức chuyên môn cơ bản, hiểu biết về nghề trồng màu. Chính vì lẽ đó mà môn học “Kỹ thuật trồng cây màu” trở thành một trong những môn học cơ bản dành cho học sinh chuyên ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

Dựa theo khung chương trình đã được xây dựng và thông qua, giáo trình "Kỹ thuật trồng cây màu" gồm 2 phần chính:

-    Phần lý thuyết (3 chương): Trình bày các kiến thức cơ bản về đặc điểm thực vật học, các biện pháp kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc ngô - khoai - sắn.

-    Phần thực hành (3 bài): Nhằm củng cố thêm phần lý thuyết đã học, học sinh cần thực hiện thành thạo một số công đoạn gieo trồng và chăm sóc cây màu (ngô, khoai lang), đổng thời rèn luyện tay nghề, phát huy tính sáng tạo của học sinh.

Cả giáo trình có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, giảng dạy trong trường Trung học chuyên nghiệp chuyên ngành hoặc các ngành liên quan.

Tham gia biên soạn giáo trình "Kỹ thuật trồng cây màu" là nhóm các tác giả:

-    Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng - Phó Trưởng khoa “Nông học ” trường Đại học Nông nghiệp I.

-    PGS. TS. Đinh Thế Lộc - Giảng viên trường Đại học Nông nghiệp I.

-    Th.S. Trịnh Thị Phương Loan - Cán bộ nghiên cứu Trung tâm “Cây có củ’’ Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

-    Cộng sự: Trần Thị Thuý - Giáo viên trường Trung học Nông nghiệp Hà Nội.

Trong quá trình biên soạn, dù đã cố gắng hết sức, song giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung quý báu của bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.

Trường Trung học Nông nghiệp Hà Nội chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia, các quý ban - ngành, các thầy cô giáo và các đồng nghiệp đã tham gia giúp đỡ chúng tôi xây dựng giáo trình này.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY MÀU, PGS. TS. NGUYỄN THẾ HÙNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình kỹ thuật trồng cây màu, giáo trình cây màu, đặc điểm thực vật học cây màu, đặc điểm thực vật học ngô, đặc điểm thực vật học khoai, đặc điểm thực vật học sắn, các biện pháp kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc ngô, các biện pháp kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc khoai lang, các biện pháp kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc sắn

[EBOOK] GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NHÂN GIỐNG KHOAI LANG, SẮN (MĐ01) NGHỀ TRỒNG KHOAI LANG, SẮN, THS. HOÀNG THỊ CHẤP (CHỦ BIÊN) ET AL., BỘ NN&PTNT

Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 - 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện.

Chương trình đào tạo nghề Trồng khoai lang, sắn được xây dựng trên cơ sở nhu cầu người học và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ DACUM. Chương trình được kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về kỹ thuật trồng.

Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế linh hoạt có thể giảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường. Sau khi đào tạo, người học có khả năng tự sản xuất, kinh doanh qui mô hộ gia đình, nhóm hộ.

Mô đun nhân giống khoai lang, sắn (MDD01) sẽ cung cấp những kiến thức và kỹ năng cho học viên về một số giống khoai lang, sắn mới trồng phổ biến ở Việt Nam, nhận biết giống khoai lang, sắn thông qua đặc điểm thực vật học, phục tráng giống khoai lang và bảo quản hom sắn giống.

Để có được tài liệu này, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quí báu và góp ý trân tình của các chuyên gia chương trình, các nhà chuyên môn, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ chúng tôi.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NHÂN GIỐNG KHOAI LANG, SẮN (MĐ01) NGHỀ TRỒNG KHOAI LANG, SẮN, THS. HOÀNG THỊ CHẤP (CHỦ BIÊN) ET AL., BỘ NN&PTNT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, nhân giống khoai lang sắn, kỹ thuật nhân giống khoai lang, kỹ thuật nhân giống sắn, kỹ thuật trồng khoai lang, kỹ thuật trồng sắn, nhân giống cây có củ, kỹ thuật trồng cây có củ

[EBOOK] CHUYÊN ĐỀ KHUYẾN NÔNG 8, TỦ SÁCH BẠN NGHE ĐÀI, NXB NÔNG NGHIỆP

Cuốn "Chuyên đề khuyến nông 8" là kết quả hợp tác giữa Chi nhánh NXB Nông nghiệp, Cty NOVABTIS và Chương trình nông thôn ĐTNND TP.HCM. Sách cung cấp các kiến thức khoa học kỹ thuật về kỹ thuật canh tác đậu nành, quy trình kỹ thuật trồng khổ qua theo hướng sản xuất an toàn, có nên chọn gà để làm giống từ các đàn gà thả vườn mua ở các trung tâm giống, sử dụng thuốc ADE chích cho heo, tại sao cần chích chất sắt cho heo con bú mẹ, kỹ thuật trồng mãng cầu ghép, cùng một số câu hỏi-đáp về kỹ thuật nuôi trồng một số cây-con thường nhật của nông dân.

Kính mời quý bạn đọc tham khảo.

[EBOOK] CHUYÊN ĐỀ KHUYẾN NÔNG 8, TỦ SÁCH BẠN NGHE ĐÀI, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, chuyên đề khuyến nông, khuyến nông, kỹ thuật canh tác đậu nành, quy trình kỹ thuật trồng khổ qua theo hướng sản xuất an toàn, có nên chọn gà để làm giống từ các đàn gà thả vườn mua ở các trung tâm giống, sử dụng thuốc ADE chích cho heo, tại sao cần chích chất sắt cho heo con bú mẹ, kỹ thuật trồng mãng cầu ghép

[EBOOK] KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG MỘT SỐ CÂY - CON DƯỚI TÁN RỪNG, TS. VÕ ĐẠI HẢI (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Đã từ lâu đời, đồng bào các dân tộc ít người sống ở ven rừng hoặc  xen kẽ với rừng và có tập quán, kinh nghiệm khai thác nguồn sản vật của rừng vô cùng quý giá do thiên nhiên ban tặng để nuôi sống mình. Nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng của rừng đã góp phần nuôi sống con người, giúp con người vượt lên khó khăn, trở ngại để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.

Nhưng dân số ngày càng tăng nhanh, nhu cầu của con người ngày một to lớn, trong khi đó diện tích rừng ngày một thu hẹp, phương thức khai thác sản phẩm có sẵn ở rừng đã không còn đáp ứng được yêu cầu.

Do vậy, phương thức nuôi trồng dưới tán rừng đã được hình thành và phát triển nhằm kết hợp việc tận dụng tiềm năng sẵn có với việc nuôi trồng thêm các loài cây, con để thu được lợi ích cao hơn. Đây cũng chính là phương thức canh tác nông lâm kết hợp hoàn thiện và tổng hợp nhất, nâng cao được hiệu quả kinh tế và môi trường.
 
Để giúp nông dân, đồng bào các dân tộc có kiến thức về kỹ thuật nuôi trồng một số cây, con dưới tán rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản cuốn “Kỹ thuật nuôi trồng một số cây - con dưới tán rừng” của Cục Lâm nghiệp do TS. Võ Đại Hải, GS.TS Nguvễn Xuân Quát và TS. Hoàng Chương biên soạn. Các tác giả đã giới thiệu kỹ thuật trồng 15 loài cây và kỹ thuật nuôi 5 loài động vật dưới tán rừng. Đồng thời giới thiệu tóm tắt một số câv trồng - vật nuôi và sản phẩm có giá trị ở dưới tán rừng.

Nhà xuất bản Nông nghiệp trân trọng giới thiện với bạn đọc.

[EBOOK] KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG MỘT SỐ CÂY - CON DƯỚI TÁN RỪNG, TS. VÕ ĐẠI HẢI (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, nông lâm kết hợp, hệ thống nông lâm kết hợp, kỹ thuật nuôi trồng dưới tán rừng, kỹ thuật trồng Dong riềng, kỹ thuật trồng Khoai nưa, kỹ thuật trồng Khoai ráy, kỹ thuật trồng Khoai sọ dồi, kỹ thuật trồng Khoai mài, kỹ thuật trồng cây dược liệu thân thảo, kỹ thuật trồng Gừng, kỹ thuật trồng Nghệ, kỹ thuật trồng Riềng, kỹ thuật trồng Hoàng tinh, kỹ thuật trồng cây dược liệu thân leo, kỹ thuật trồng Hà thủ ô đỏ, kỹ thuật trồng Một lá, kỹ thuật trồng Bình vôi, kỹ thuật trồng Kim cang, kỹ thuật trồng Kim ngân, kỹ thuật trồng Mắt nai, kỹ thuật nuôi Sầu cánh kiến đỏ, kỹ thuật nuôi Ong mật, kỹ thuật nuôi Tắc kè, kỹ thuật nuôi Dê cỏ, kỹ thuật nuôi Hươu sao

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CÁC GIỐNG LẠC, ĐẬU ĐỖ, RAU QUẢ VÀ CÂY ĂN CỦ MỚI, PGS. TS. TRƯƠNG ĐÍCH (CHỦ BIÊN), NXB NÔNG NGHIỆP

Nông nghiệp sinh thái bền vững và đa dạng là chiến lược phát triển của mọi quốc gia. Điều đó càng có ý nghĩa hơn đối với các nước nhiệt dới, nắng nóng mưa nhiều và lắm thiên tai như Việt Nam.

Mặt khác, sau gần 15 năm đổi mới, nước ta đã khởi sắc, kinh tế- xã hội ngày càng nâng cao, nhu cầu cuộc sống của dân cư ngày càng phong phú, đa dạng và chất lượng hơn, bởi vậy ngoài lúa gạo thì rau và các cây thực phẩm khác cũng đòi hỏi phải được cải thiện để có sản phẩm hàng hóa chất lượng cao thoả mãn nhu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng trong nước cũng như để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh xuất khẩu.

Được sự giúp đỡ của Nhà xuất bản Nông nghiệp của Tổng Công ty phát hành sách Việt Nam, các tác giả giống và cộng sự, chúng tôi biên soạn cuốn “Kỹ thuật trồng các giống lạc, đậu đỗ, rau quả và cây ăn củ mới" nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin cập nhật về các loại giống cây trồng trên.

Nông nghiệp vốn rất rộng lớn đa dạng và phức tạp, cây trồng gồm rất nhiều loại, nhiều giống trong đó còn nhiều cây chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, rất khó khăn để thu thập lựa chọn và xử lý thông tin nên chắc chắn sách còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong bạn đọc lượng thứ và góp ý sửa chữa để nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ của sách. Xin trân trọng cảm ơn.

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CÁC GIỐNG LẠC, ĐẬU ĐỖ, RAU QUẢ VÀ CÂY ĂN CỦ MỚI, PGS. TS. TRƯƠNG ĐÍCH (CHỦ BIÊN), NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồgn lạc, kỹ thuật trồng đậu đỗ, kỹ thuật trồng rau ăn quả, kỹ thuật trồng rau ăn củ mới, kỹ thuật trồng rau củ quả, kỹ thuật trồng rau màu

[EBOOK] CÂY KHOAI LANG - CÁC CÔN TRÙNG GÂY BỆNH VÀ NHỮNG RỐI LOẠN DINH DƯỠNG CHỦ YẾU, MAI THẠCH HOÀNH, NXB VĂN HOÁ DÂN TỘC

CÁC CÔN TRÙNG PHÁ HOẠI KHOAI LANG VÀ VIỆC QUẢN LÝ CHÚNG
 
Có rất nhiều loài côn trùng tấn công vào khoai lang và tầm quan trọng của các loài khác nhau thì khác nhau giữa các vùng sinh thái nông nghiệp. Trong cùng một vùng, tầm quan trọng của một loài phụ thuộc vào mùa ; nhiều côn trùng phá hoại là một vấn đề khó khăn chủ yếu trong thời gian khô hạn.

Trong cuốn hướng dẫn này, chúng tôi chia các loài gây hại ra thành 3 nhóm dựa theo hư hại gây ra cho lá, thân hay rễ. Sự rụng lá làm giảm năng suất phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự tàn phá và vào giai đoạn sinh trưởng của cây khoai lang khi xảy ra sự phá hoại, ở một số nơi, việc trồng khoai lang để lấy thân lá chăn nuôi có thể sẽ gặp khó khăn. Cùng với việc dinh dưỡng, những côn trùng đích xác như bọ cây và ruồi trắng sẽ truyền lan virus. Hư hại thân rộng lớn có thể dẫn đến héo hoặc thậm chí là chết cây. Hư hại đối với hệ thống mạch của các mô bào tổn thương do côn trùng dinh dưỡng, đào đường hầm và lan tràn yếu tố sinh bệnh (pathogen) có thể làm giảm kích thước và số lượng rễ dinh dưỡng (rễ củ). Hư hại đối với các rễ củ, là phần cây phổ biến được con người tiêu thụ, gồm hai loại. Hư hại bên ngoài dẫn tới giảm sút chất lượng. Mặc dù những củ bị hư hỏng bên ngoài có thể chỉ được bán với giá thấp hơn hoặc không bán được, nhưng chúng vẫn có thể được tiêu thụ thường xuyên ở các hộ nông dân. Hư hỏng bên trong thường gây tổn thất hoàn toàn.

[EBOOK] CÂY KHOAI LANG - CÁC CÔN TRÙNG GÂY BỆNH VÀ NHỮNG RỐI LOẠN DINH DƯỠNG CHỦ YẾU, MAI THẠCH HOÀNH, NXB VĂN HOÁ DÂN TỘC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cây khoai lang, kỹ thuật trồng khoai lang, các côn trùng gây bệnh trên cây khoai lang, những rối loạn dinh dưỡng chủ yếu trên cây khoai lang, phòng trừ sâu bệnh hại khoai lang

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU XANH, KS. NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG, NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

Đậu xanh (Vigna radiata Wilczek) là cây họ đậu ngắn ngày có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Trong hệ thống sản xuất cây lương thực và cây thực phẩm của nước ta hiện nay, cây đậu xanh có vị trí quan trọng trong cơ cấu luân canh, xen canh và gối vụ. Trồng quanh năm ở hầu khắp miền đất nước ta trừ vùng ngập mặn, nước lợ, đặc biệt ở các tỉnh Bắc Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên, cây đậu xanh đã trở thành cây trồng chính trong sản xuất vụ Hè.
 
Đậu xanh còn gọi là Lục đậu, Thanh tiểu đậu. Cây thường cao từ 65 - 90cm, cành, lá đều xanh lục, cho hạt chưa chín xanh lục, khi chín vàng lục. Chứa nhiều lipid, glucid, protid. Ngoài ra ở phần nhân hạt màu vàng chiết xuất dược chất Pycnogenol có giá trị chống ô-xy hóa mạnh gấp 50 lần vitamin E và 20 lẩn vitamin C, giúp bảo vệ da luôn hồng tươi và săn chắc.
 
Đậu xanh sử dụng cả cây, lá, rể và hạt, tính mát, vị ngọt, mùi tanh tanh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải cảm nắng, lợi thuỷ. Đậu xanh để cả vỏ tính hàn.

Các nhà chế biến thức ăn chăn nuôi lấy nguyên cây kết hợp thêm cây so đũa, thơm và me keo xay xát làm thức ăn cho thủy sản, gia súc hiệu quả, kinh tế cao.

Thành phần chính của đậu xanh có: Anbumin 22,1%, chất béo 0,8%, cacbua hydro 59%, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2. Trong 100g đậu xanh có thể cho 332 KCal nhiệt lượng. Anbumin chủ yếu là anbumin khối, một số ít axit amin anbymunoit, trytophan, tyrosin, axitnicotinic và axit béo có phốt pho. Vỏ hạt đậu cứng có thể dùng làm dược liệu.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và chế biến đậu xanh ở nước ta đang có chiều hướng gia tăng nhờ khai thác được một số ưu điểm quan trọng của đậu xanh. Đó là khả năng cung cấp dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, khả năng cải tạo đất nhờ sự cộng sinh của vi khuẩn nốt sần với hệ rễ. Cây đậu xanh là cây trồng ngắn ngày dễ luân canh, xen canh. Tuy nhiên, năng suất đậu xanh của nước ta còn thấp, chỉ đạt khoảng 4,5 - 6,8 tạ/ha do bộ giống đậu xanh còn nghèo nàn, đồng thời các biện pháp kỹ thuật cũng chưa được nông dân áp dụng và đầu tư.

Để góp phần giúp bà con nông dân có thêm tư liệu về cây đậu xanh, áp dụng kỹ thuật trồng mới; bộ giống mới đầy tiềm năng; bón phân, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây đậu xanh đạt năng suất cao hơn chúng tôi biến soạn cuốn sách: "Kỹ thuật trồng đậu xanh". Sách trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, hy vọng sẽ giúp được nhiều điều bổ ích cho đông đảo bạn đọc.

Trân trọng giới thiệu cuốn sách và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung để cuốn sách ngày một hoàn thiện.

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU XANH, KS. NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG, NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng đậu xanh, tư liệu về cây đậu xanh, áp dụng kỹ thuật mới trồng đậu xanh; bộ giống đậu xanh mới đầy tiềm năng, kỹ thuật bón phân cho đậu xanh, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây đậu xanh đạt năng suất cao

[EBOOK] CÂY ĐẬU TƯƠNG: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM, PHẠM VĂN THIỀU, NXB NÔNG NGHIỆP

Cây đậu tương một cây thực phẩm vừa dể trồng lại vừa có hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm của cây đậu tương được sử dụng hết sức đa dạng như sử dụng trực tiếp bằng hạt thô hoặc qua chế biến ép thành dầu, làm bánh kẹo, đậu phụ, sữa, nước giải khát, nước chấm... đáp ứng nhu cầu tăng thêm chất đạm trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhân dân và tham gia xuất khẩu; không những thế cây đậu tương còn có tác dụng cải tạo đất tăng năng suất các cây trồng khác.

Đặc biệt những năm gần đây với việc chuyển đổi cơ chế quản lý sản xuất nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, lương thực một vấn đề cơ bản của người dân Việt Nam đã được giải quyết, từ đó người nông dân có nhiều điều kiện chủ động sản xuất những ngành, những cây có giá trị kinh tế cao mà trong đó cây đậu tương là một trong những mũi nhọn chiến lược kinh tế trong việc bố trí sản xuất và khai thác lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới.

Tuy nhiên, muốn trồng, sản xuất chế biến cây đậu tương có hiệu quả kinh tế cao chúng ta cần nắm được những đặc trưng nông học, sinh lý, sinh thái... của cây đậu tương để làm cơ sở cho việc xây dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật gieo trồng chăm sóc thích hợp.

Để giúp các bạn và bà con nông dân hiểu thêm về kỹ thuật trồng, sản xuất và chế biến sản phẩm cây đậu tương nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, Nhà xuất bản Nông nghiệp cho xuất bản cuốn sách "Cây đậu tương - kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm” của kỹ sư Phạm Văn Thiều. Hy vọng cuốn sách nhỏ này sẽ giúp ích được nhiều nhà nông trong việc trồng, sản xuất cây đậu tương.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc và mong nhận được ý kiến phê bình đóng góp của các bạn.

[EBOOK] CÂY ĐẬU TƯƠNG: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM, PHẠM VĂN THIỀU, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cây đậu tương, kỹ thuật trồng cây đậu tương, trồng và chăm sóc cây đậu tương, phòng trừ sâu bệnh hại cây đậu tương, kỹ thuật chế biến đậu tương, kỹ thuật trồng đậu nành

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI TÂY, KS. NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG, NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

Khoai tây có cội nguồn từ châu Mỹ. Tuy khoai tây đã được dân bản xứ trồng từ 7 ngàn năm, nhưng nó mới chỉ thâm nhập vào châu Âu và cả thế giới ở thế kỷ 18. Ngày nay, khoai tây trở thành cây lương thực quan trọng, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, được cả thế giới ưa thích.

Hiện nay, trên khắp thế giới, từ khoai tây, người ta đã chế biến ra hàng trăm món ăn khác nhau, thơm ngon, rẻ tiền, rất bổ dưỡng. Trong củ khoai tây có 2% protein bao gồm cả lysine (một axít amin thường không có trong protein thực vật) nên phối hợp tốt với ngũ cốc.

Trong protein khoai tây còn có một số axít amin tự do và các chất kiềm purin. Giá trị sinh học của khoai tây tương đối cao lên tới 75% (theo phương pháp Mittchell). Chất đường hấp thu chậm trong khoai tây đem lại cảm giác no và cung cấp năng lượng trong một thời gian dài. Chất kali có nhiều trong khoai tây giúp cho các vận động viên TDTT tăng sức mạnh cơ bắp.

Người ta cho rằng khoai tây không chỉ là lương thực, mà còn là dược phẩm, trong khoai tây có nhiều chất chống ôxy hóa. Nó có khả năng ngăn ngừa quá trình lão hóa, hạn chế sự phát triển của ung thư và một số bệnh khác. Và các nhà nghiên cứu tại Đại học y Harvard, Mỹ, đã phát hiện ra rằng những người thường xuyên ăn khoai tây có khả năng giảm ung thư tuyến tiền liệt.

Nước ép củ khoai tây tươi có tác dụng trung hòa độ axít cao trong dạ dày, kích thích tiêu hóa và chữa viêm tuyến dịch vị. Do vậy nhân dân Nga từ xưa đã có kinh nghiệm dùng nước ép khoai tây để uống chữa đau dạ dày. Ở Việt Nam theo kinh nghiệm dân gian dùng củ khoai tây rửa sạch, thái lát mỏng dán lên vết bỏng nhẹ cho mau khỏi, hoặc bóc lấy vỏ củ khoai tây đã luộc, giã nát rồi đắp.

Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy khoai tây rất giàu sterol, giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Cây khoai tây không yêu cầu phải gấp rút thời vụ như một số loại cây trổng khác phải trồng ngay sau khi thu hoạch lúa mùa. Do đó, khoai tây được trồng ở nhiều vùng ở nước ta. ở phía Bắc, tỉnh nào cũng trồng được khoai tây. Các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là vùng Đà Lạt - Lâm Đồng khoai tây được trồng nhiều và đạt năng suất khá cao.

Cây khoai tây có những đặc điểm sinh lý khá đặc biệt. Trong canh tác, cây khoai tây rất nhạy cảm với tác động của các yếu tố sinh thái nên bà con nông dân rất cần có sự hiểu biết cơ bản nhất về cây khoai tây (cơ sở sinh học, yêu cầu sinh thái, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại,...)

Chúng tôi biên soạn cuốn: “Kỹ thuật trồng khoai tây” nhằm cung cấp cho bà con những kiến thức nêu trên với mục đích giúp bà con trồng, sản xuất cây khoai tây đạt năng suất cao.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bà con nông dân cả nước và mong nhận được ý kiến phê bình đóng góp của bạn đọc gần xa.

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI TÂY, KS. NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG, NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng khoai tây, trồng và chăm sóc khoai tây, sâu bệnh hại khoai tây, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại khoai tây, cơ sở sinh học cây khoai tây, yêu cầu sinh thái cây khoai tây, kỹ thuật canh tác cây khoai tây

[EBOOK] THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM: CẢI CÁCH ĐỂ HỘI NHẬP - CÁCH TIẾP CẬN CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG, TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH VÀ ĐINH TUẤN MINH, VIỆN NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH (VEPR), NXB HỒNG ĐỨC

Kể từ cuối thập niên 1980 đến nay, ngành lúa gạo của Việt Nam đã phát triển liên tục theo định hướng gia tăng sản lượng. Sự gia tăng này đã giúp Việt Nam không những đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn liên tục là một trong ba nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế' giới trong suốt một thập kỷ qua.

Tuy nhiên, sự mở rộng quy mô của ngành lúa gạo Việt Nam, thay vì được hồ hởi chào đón như trước đây, giờ lại trở thành mối lo lắng trong chính sách phát triển bền vững cho ngành lúa gạo, đặc biệt khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào thị trường quốc tế. Sản lượng lúa tăng không những không kèm theo sự cải thiện thu nhập của người nông dân, mà còn là nguy cơ khiến đất trồng bị thoái hoá và ô nhiễm môi trường tăng cao. Việc quá chú trọng đến tăng sản lượng dẫn đến chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam không cao, thị trường xuất khẩu tập trung vào phân đoạn gạo cấp thấp, kém đa dạng, và đặc biệt đang tập trung rất nhanh vào thị trường Trung Quốc. Khi những thị trường xuất khẩu này gặp khó khăn, sức ép giảm giá lập tức được tạo ra lên toàn bộ thị trường nội địa, gây thiệt hại cho các thành phần trong chuỗi sản xuất lúa gạo trong nước. Hơn nữa, xu hướng tự túc lúa gạo gần đây của các quốc gia nhập khẩu gạo, đi kèm với đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu của một số quốc gia như Campuchia và Ấn Độ cũng tạo ra áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt tới các quốc gia xuất khẩu, khiến Việt Nam cần phải suy xét lại định hướng lớn về đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu của toàn ngành.

Chúng tôi thấy rằng đã có sự đồng thuận chung trong giới hoạch định chính sách về vấn đề này. Đó là mong muốn ngành lúa gạo Việt Nam cần chuyển dịch sang sản xuất các loại gạo chất lượng cao hơn; đa dạng hoá các thị trường xuất khẩu; và cung ứng gạo chất lượng cao cho tiêu thụ trong nước. Vấn đề ở đây là làm thế' nào để đạt được những mục tiêu này? Chúng tôi cho rằng dù là giải pháp nào, để đạt được mục tiêu, thì đều phải dựa vào các lực lượng của thị trường. Chỉ có lực lượng thị trường mới có thể giúp cho các hoạt động sản xuất và tiêu thụ của ngành lúa gạo theo định hướng mới được bền vững. Điều chúng ta có thể làm là tìm được xu hướng mà các lực lượng thị trường sẽ định hình cấu trúc thị trường lúa gạo trong tương lai, và qua đó đưa ra các giải pháp để việc định hình này có thể diễn ra nhanh hơn.

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các đặc điểm cấu trúc thị trường lúa gạo Việt Nam trên cơ sở so sánh với các nước khác, qua đó xác định được tính hiệu quả và công bằng của cấu trúc thị trường hiện tại và ảnh hưởng của các đặc điểm cấu trúc thị trường đến quyền lợi của người sản xuất lúa gạo nhỏ. Đây là cơ sở để chúng tôi đưa ra các khuyến nghị cải cách cấu trúc thị trường trong tương lai, hướng tới việc nâng cao hiệu quả chung của toàn bộ chuỗi giá trị và đem lại vị thế công bằng hơn cho người sản xuất nhỏ trong chuỗi giá trị này.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, chúng tôi sẽ dựa trên lý thuyết về cấu trúc - hành vi - kết quả (SCP) trong lý thuyết ngành. Cụ thể chúng tôi phân thị trường lúa gạo thành 2 phân đoạn: phân đoạn mua bán lúa để xay xát và phân đoạn mua bán gạo để tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu. Tại mỗi phân đoạn chúng tôi sẽ xác định các đặc điểm cấu trúc thị trường. Đó là các chủ thể tham gia, chức năng và vị thế ảnh hưởng của mỗi chủ thể, khả năng lựa chọn chiến lược tham gia của mỗi chủ thể, lợi ích và chi phí gắn với mỗi lựa chọn chiến lược.

Về nghiên cứu thực nghiệm, trước tiên chúng tôi tiến hành so sánh cấu trúc thị trường lúa gạo của Việt Nam với hai nước Thái Lan và Ấn Độ dựa trên các nghiên cứu của các đồng nghiệp khác. Trên cơ sở những phát hiện khi so sánh cấu trúc thị trường lúa gạo của Việt Nam với của Ấn Độ và Thái Lan, chúng tôi xây dựng một số giả thuyết về hành vi của các chủ thể trong cấu trúc thị trường lúa gạo Việt Nam, phỏng đoán các kết quả của thị trường khi có các thay đổi về các đặc điểm cấu trúc thị trường và thực hiện quá trình thực địa phỏng vấn sâu ở hai tỉnh An Giang và Cần Thơ. Căn cứ vào kết quả phỏng vấn sâu cộng với một số giả thiết phụ trợ, chúng tôi đưa ra những kết luận về xu hướng điều chỉnh cấu trúc thị trường lúa gạo tại ĐBSCL trong tương lai.

Do giới hạn về mặt thời gian, nguồn lực, cũng như tính khai mở của nghiên cứu, nghiên cứu này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, nhóm nghiên cứu mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản biện, đề xuất về phương pháp để cải thiện trong những nghiên cứu sâu hơn về đề tài này về sau.

[EBOOK] THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM: CẢI CÁCH ĐỂ HỘI NHẬP - CÁCH TIẾP CẬN CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG, TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH VÀ ĐINH TUẤN MINH, VIỆN NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH (VEPR), NXB HỒNG ĐỨC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cây lúa, lúa gạo, thị trường lúa gạo Việt Nam, cải cách thị trường lúa gạo để hội nhập, cách tiếp cận cấu trúc thị trường lúa gạo, cấu trúc thị trường lúa gạo

[EBOOK] KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM SẠCH, NHIỀU TÁC GIẢ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


Quyển sách tổng hợp các bài báo cáo nghiên cứu khoa học về an toàn thực phẩm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thực phẩm an toàn.

[EBOOK] KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM SẠCH, NHIỀU TÁC GIẢ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, sản xuất thực phẩm sạch, chế biến thực phẩm sạch, nông nghiệp sạch, nông nghiệp tiên tiến, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thực phẩm sạch

[EBOOK] BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH, PGS. TRẦN MINH TÂM, NXB NÔNG NGHIỆP

Cuốn sách “Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch” có thể sử dụng làm giáo trình cho sinh viên ngành trồng trọt thuộc khoa cây trồng trong các trường Đại học Nông nghiệp, cho sinh viên ngành kinh tế nông nghiệp sau khi đã học các môn chuyên môn của ngành. Nó có vị trí quan trọng trong quá trình đào tạo kỹ sư trồng trọt và kỹ sư kinh tế nông nghiệp phục vụ tại các cơ sở sản xuất, trạm trại nghiên cứu.

Sách nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về bảo quản giống cây trồng, bảo quản nông sản phẩm (cây lương thực, cây công nghiệp, rau quả...) và chế biến một số sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới... Học sinh sẽ có những hiểu biết về cấu tạo giải phẫu, đặc trưng hình thái, tính chất vật lý, đặc tính sinh lý, sinh hóa của nông sản, hiểu được nông sản phẩm bảo quản là một cơ thể sống và mối quan hệ khăng khít với môi trường, nghiên cứu sâu sắc các yếu tố ảnh hưởng của môi trường và từ đó tìm ra những biện pháp khống chế các mặt tác hại, phát huy mặt có lợi, tạo ra điều kiện ngoại cảnh mới thích hợp cho từng loại nông sản phẩm.

Bên cạnh những yếu tố ảnh hưởng của môi trường là những ảnh hưởng của vi sinh vật, sâu bệnh, chuột, mối... đến nông sản cũng như những tác động của con người về kiểm nghiệm, về gia công chất lượng hạt, sấy khô, thiết kế kho tàng... đều là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng sản phẩm.

Tất cả những hiểu biết về bản chất của nông sản và môi trường, cho phép đề xuất những biện pháp kỹ thuật bảo quản từng loại hạt giống, từng loại nông sản phẩm một cách chắc chắn.

Cuối cùng người sản xuất phải biết thương mại hóa những sản phẩm nông nghiệp trong xã hội, nhằm đạt hiệu quả cao nhất sau khi bảo quản những sản phẩm nông nghiệp đã làm ra.

Trong quá trình biên soạn cuốn sách này, chúng tôi đã cố gắng biên soạn những nội dung cơ bản nhất dựa trên những tài liệu tham khảo trong và ngoài nước và những kinh nghiệm thực tế trong sản xuất.

Tuy nhiên cuốn sách vẫn chưa thỏa mãn được các bạn đọc vì trình độ hạn chế của tác giả nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến bổ sung của các bạn đọc để cho cuốn sách có thể giúp cho việc học tập và tham khảo của nhiều đối tượng trong ngành nông nghiệp.
[EBOOK] BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH, PGS. TRẦN MINH TÂM, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình bảo quản nông sản, bảo quản nông sản, bảo quản sau thu hoạch, chế biến nông sản, bảo quản và chế biến nông sản, kỹ thuật bảo quản nông sản, kỹ thuật chế biến nông sản

[EBOOK] CÂY LƯƠNG THỰC - CÁCH CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN, NGUYỄN THỊ HƯỜNG, NXB THANH HOÁ

Cuốn "Cây lương thực: cách chế biến và bảo quản" cung cấp một số thông tin về các chế biến, bảo quản sau thu hoạch một số lạoi nông sản là cây lương thực như sắn, ngô, khoai, đậu, ...

Ứng với mỗi loại nông sản cũng có trình bày thêm về đặc tính thực vật, giá trị kinh tế và biện pháp can tác nhằm giúp quý đọc giả có cái nhìn tổng quát đối với đối tượng cây trồng đang theo dõi.

Trân trọng giới thiệu tới quý bạn đọc!

[EBOOK] CÂY LƯƠNG THỰC - CÁCH CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN, NGUYỄN THỊ HƯỜNG, NXB THANH HOÁ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, bảo quản nông sản, bảo quản sau thu hoạch, chế biến nông sản, bảo quản cây lương thực, chế biến cây lương thực, kỹ thuật bảo quản và chế biến sắn, kỹ thuật bảo quản và chế biến ngô, kỹ thuật bảo quản và chế biến bắp, kỹ thuật bảo quản và chế biến khoai, kỹ thuật bảo quản và chế biến đậu đỗ

[EBOOK] BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN SẮN (KHOAI MÌ), THS. CAO VĂN HÙNG, VIỆN CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH, NXB NÔNG NGHIỆP

Cây sắn có nguồn gốc ở Nam Mỹ. sắn được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19. Sắn phát triển tốt trên các vùng đất cát ven biển, phù sa ở mọi miền đất nước. Sắn được trồng ở châu Phi, châu Á và Mỹ La Tinh. Năm cao nhất, thế giới sản xuất hơn 160 triệu tấn sắn củ, cung cấp lương thực cho khoảng 300 triệu người ở nhiều nước khác nhau.

Xu hướng sử dụng sắn làm lương thực ngày càng giảm. Sắn được dùng trong nhiều ngành công nghiệp: thực phẩm (bánh, mì sợi, xúp, tương, kem, đồ uống, mặt hàng thịt, kẹo, mứt, đồ hộp rau quả, bia, thức ăn nhanh, hương liệu, chất màu thực phẩm, phối liệu chất béo của các món ăn kiêng, chất ngọt), thức ăn chăn nuôi, bánh, kẹo, giấy, dệt vải, kết dính, dextrin, glucose, lysine, monosodium glutamate (mì chính), sorbitol, axit citric, axit oxalic, gồ dán, xà phòng, dung dịch khoan giếng dầu, kết tủa khoáng sản, bột băng bó phẫu thuật, kết dính đồ gốm....

Củ sắn có thể có độc tố axit cyanhydric. Hàm lượng axit cyanhydric trong sản phẩm sắn làm phối liệu thức ăn chăn nuôi không được quá 0,01%,

Sắn lát và sắn viên là các mặt hàng chính trên thi trường thế giới. Tinh bột sắn, bột đen, bột sắn, trân châu, gari là các sản phẩm thương mại phổ biến song khối lượng không thực sự nhiều.

Hàng năm, thị trường thế giới trao đổi hơn chín triệu tấn các loại sản phẩm sắn khô. Các nước đang phát triển là nguồn xuất khẩu sản phẩm sắn, trong đó Thái Lan và Indonesia là hai nguồn chính cung cấp gần bảy triệu tấn sắn viên cho công nghiệp thức ăn chăn nuôi châu Âu thay cho sắn lát và bột sắn trước đây. Các nước phát triển nhập hầu hết lượng sắn: Châu Âu nhập 6.397.000 tấn, Trung Quốc 763.000 tấn, Hàn Quốc 633.000 tấn, Nhật Bản 477.000 tấn. ở Thái Lan, giá sắn củ tươi là 28,67 USD/tấn, lát 85,70 USD/tấn, viên 80 - 190 USD/tấn, tinh bột 233,34 USD/tấn, Giá FOB Rotterdam 120 - 175 USD/tấn sắn viên, sắn Việt Nam đạt sản lượng khoảng hai triệu tấn/năm nhưng sản phẩm sắn thương mại hóa còn nhiều hạn chế, khối lượng rất nhỏ tham gia thị trường thế giới.

[EBOOK] BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN SẮN (KHOAI MÌ), THS. CAO VĂN HÙNG, VIỆN CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, bảo quản săn, chế biến sắn, bảo quản khoai mì, chế biến khoai mì, kỹ thuật chế biến sắn, kỹ thuật chế biến khoai mì, kỹ thuật bảo quản sắn, kỹ thuật bảo quản khoai mì, bảo quản nông sản, bảo quản sau thu hoạch, chế biến nông sản

[EBOOK] SÂU BỆNH HẠI NGÔ, CÂY LƯƠNG THỰC TRỒNG CẠN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ, GS. TS. ĐƯỜNG HỒNG DẬT, NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

Nhóm cây lương thực trồng cạn ở nước ta gồm nhiều loài cây trồng khác nhau. Trong số đó có những loại cây lấy hạt như; ngô, lúa mỳ, lúa mạch, cao tương, kê v.v..., có những loại cây lấy củ như khoai lang, sắn v.v... Nhóm cây lương thực trồng cạn có vị trí quan trọng trong việc cung cấp lương thực chủ yếu và là nguồn thức ăn gia súc chủ yếu để phát triển chăn nuôi cho nhiều vùng của nước ta, đặc biệt là những vùng đất cao, đất dốc, thiếu nước, khô hạn.
Cây lương thực trồng cạn bị nhiều loại sâu bệnh khác nhau gây hại. Nhiều trường hợp do mất mùa ngô mà một số địa phương miền núi rơi vào tình trạng thiếu lương thực cục bộ. Vì vậy, hạn chế tác hại của sâu bệnh hại cây lương thực trồng cạn không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội. Mặt khác, các loại cây lương thực trồng cạn là những loài cây có khả năng chịu đựng cao đối với các điều kiện khí hậu và môi trường ngặt nghèo. Ở các vùng cao đá vôi như các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), Mộc Châu (Sơn La), một số huyện ở Cao Bằng, Bắc Cạn, v.v... cây ngô phát triển vừa cung cấp lương thực cho người dân, vừa phủ xanh một phần các triền núi đá vôi, mang lại nhiều hiệu quả môi trường - sinh thái. Các loại cây như lúa mỳ, lúa mạ mạch hoa là những loài cây giúp khai thác các điều kiện khí hậu ôn đới và á nhiệt đới ở các độ cao lớn các tỉnh miền núi phía Bắc, tạo điều kiện để khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, tài nguyên khí hậu.

[EBOOK] SÂU BỆNH HẠI NGÔ, CÂY LƯƠNG THỰC TRỒNG CẠN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ, GS. TS. ĐƯỜNG HỒNG DẬT, NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, sâu bệnh hại ngô, sâu bệnh hại cây lương thực, kỹ thuật trồng ngô, phòng trị sâu bệnh hại ngô, sâu bệnh hại lúa mì, sâu bệnh hại lúa mạch, sâu bệnh hại khoai lang, sâu bệnh hại hạt kê, sâu bệnh hại cao lương, sâu bệnh hại mạch hoa, sâu bệnh hại sắn

[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC CHO NÔNG DÂN (QUYỂN 1): CÂY KHOAI TÂY VÀ CÂY NGÔ, GS. NGUYỄN QUANG THẠCH, NXB HÀ NỘI

Công nghệ sinh học là một bước tiến mới nhất trong nỗ lực lâu dài chinh phục tự nhiên để nâng cao đời sống của con người.

Mục tiêu của công nghệ sinh học là nâng cao năng suất và những đặc tính tốt của các sản phẩm lương thực có nguồn gốc động vật và thực vật góp phần giảm nạn đói và đáp ứng nhu cầu lương thực của một hành tinh với dân số đang gia tăng về số lượng và tuổi thọ trong khi vẫn giảm được những tác động tiêu cực đối với môi trường.

Đến năm 2007 đã có 23 quốc gia canh tác cây trồng công nghệ sinh học bao gồm 12 nước đang phát triển và 11 nước công nghiệp. Trong đó Hoa Kỳ, Achentina, Braxin, Canada, Ấn Độ và Trung Quốc đưa cây trồng công nghệ sinh học vào nhiều nhất. Tổng diện tích đất trồng cây công nghệ sinh học từ năm 1996 đến năm 2007 đạt 690 triệu ha (1,7 tỷ mẫu) tăng 67 lần so với năm 1996 với giá trị thị trường cây trồng công nghệ sinh học theo ước tính của Cropnosis là 6,9 tỉ đô la, đưa công nghệ sinh học trở thành thành tựu đáng được ứng dụng nhanh nhất trong nông nghiệp. Việc nông dân đưa cây trồng công nghệ sinh học vào canh tác với tốc độ rất cao đã cho thấy cây trồng công nghệ sinh học đang phát triển rất tốt, mang lại lợi ích về kinh tế, môi trường, sức khoẻ và xã hội cho người nông dân ở các nước phát triển và đang phát triển.

Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 vừa được Thủ tựớng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Giai đoạn 2006 - 2010, Chương trình sẽ tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số nông nghệ sinh học hiện đại và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, chọn tạo được một số giống cây trồng, vật nuôi bằng kỹ thuật sinh học phân tử và áp dụng vào sản xuất; chọn tạo được một số dòng cây trồng biến đổi gen trong phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên đồng ruộng.

Nhằm góp phần đầy nhanh quá trình sử dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp Trung tâm Tin học và thông tin Khoa học công nghệ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ xuất bản tổ chức biên soạn và xuất bản bộ sách “Công nghệ sinh học cho nông dân”.

Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cho phép chúng tôi sử dụng hình ảnh, tư liệu tham khảo trong việc biên soạn. Trong quá trình biên soạn chắc chắn khó tránh khỏi có những thiếu xót, mong bạn đọc thông cảm và góp ý, chỉnh sửa để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn!

[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC CHO NÔNG DÂN (QUYỂN 1): CÂY KHOAI TÂY VÀ CÂY NGÔ, GS. NGUYỄN QUANG THẠCH, NXB HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, công nghệ sinh học, công nghệ sinh học trong nông nghiệp, sinh học ứng dụng, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, công nghệ sinh học cho nông dân, kỹ thuật trồng khoai tây, kỹ thuật trồng ngô, trồng và chăm sóc khoai tây, trồng và chăm sóc ngô

[EBOOK] A Comprehensive Guide to Soybean Management In Kentucky, University of Kentucky Soybean Science Group

Soybean is used to produce hundreds of consumer, industrial, and feedstock produc ts. Some of the most recognized products include vegetable oil, sovmilk, animal teed products, and biodiesel. Other products made from soybean, which mav lx- less well known, includesprav foam insulation, plastics, paint, ink, wax, and wood adhesive.

Soybean is an important crop to Kentucky's rotation. Among the four most common crops in Kentucky, It has remained the second most valuable crop tor Kentucky from the mid-2(XM)s until 2016, when it was the most valuable crop in Kentucky {Figure 1-1).

In general, most Kentucky producers maintain either a soybean com or sovbean com winter wheat rotation. Since 1%0, sovbean acreage has increased from about 200,000 acres to about 1.8 million acres in 2016. During that same time period, Kentucky's average soybean yield, which includes both full-season and double-crop yield, has steadily increased from about 20bu/A to about so bu/A (figure* 1-2).

This publication provides information on sovbean growth and development, principle's of variety selection, and management practices to maximize sovbean profit ability in Kentucky.

[EBOOK] A Comprehensive Guide to Soybean Management In Kentucky, University of Kentucky Soybean Science Group


Keyword: ebook, giáo trình, A Comprehensive Guide to Soybean Managemen, soybean, đậu tương, đậu nành, kỹ thuật trồng đậu tương, quản lý dịch hại đậu tương, kỹ thuật chăm sóc đậu tương