Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA CÁC PHÉP XỬ LÝ THỐNG KÊ TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP, PGS. TS. PHAN THANH KIẾM, NXB NÔNG NGHIỆP


Thống kê toán học ra đời rất sớm và có mặt ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động của con người, từ khoa học tự nhiên, kinh tế học đến khoa học xã hội và nhân văn. A. Ketle (1796 - 1874), F. Galton (1822 - 1911), K. Pearson (1857 - 1936), w. s. Gosset (Student, 1876 - 1937), R. A. Fisher (1890 - 1962), M. Mitrel (1874 - 1948) là những người đặt nền móng cho thống kê sinh học hiện đại.

Trong quá trình phát triển, thống kê sinh học không dừng lại ở việc mô tả, suy đoán mà đã trở thành môn “khoa học về các tiêu chuẩn của việc tính toán”. Trong sự lớn mạnh của thống kê sinh học có sự đóng góp đáng kể của các nhà khoa học thực nghiệm.

Năm 1973, khi đề cập đến công tác cải cách giáo dục, UNESCO đã khẳng định rằng Xác suất - Thống kê là một trong 9 vấn đề chủ chốt để xây dựng nền học vấn hiện đại.

Để giúp cho các sinh viên, học viên cao học và những nghiên cứu viên am hiểu cơ sở toán học của các phép xử lý số liệu trong nghiên cứu khoa học nông nghiệp, cuốn sách này được biên soạn. Nội dung của sách gồm hai phần:

- Phần đầu là các phương pháp lấy mẫu, điều tra thu thập và xử lý số liệu, từ thống kê mô tả, ước lượng các tham số thống kê đến việc so sánh và phân tích mối quan hệ giữa các tham số.

- Phần hai là các kiểu bố trí thí nghiệm, các phương pháp xử lý số liệu và cách trình bày báo cáo khoa học.

Để giúp bạn đọc không chuyên ngành thống kê có thể dễ nắm bắt được các nội dung, trong phần đầu tác giả đã trình bày dưới dạng ứng dụng, hạn chế việc lạm dụng các thuật ngữ thống kê. Tuy nhiên các nội dung vẫn đảm bảo tính khoa học, tính logic và tính thực tiễn, ở phần hai tác giả đã cố gắng để làm rõ cơ sở lý luận của các kiểu bố trí thí nghiệm, phương pháp phân tích số liệu giúp cho người đọc có thể nắm bắt được và ứng dụng để bố trí và xử lý số liệu các thí nghiệm trong chậu, trong phòng và thí nghiệm đồng ruộng.

Mặc dù ngày càng có nhiều phần mềm tính toán ra đời làm cho việc xử lý các số liệu tiến hành nhanh chóng, nhưng những hiểu biết về cơ sở của các phép tính toán là rất quan trọng, nó giúp cho việc kiểm tra các kết quả tính toán, phân tích và đánh giá đúng các hiện tượng trong nghiên cứu, tránh những sai sót trong sử dụng các phần mềm thống kê.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Đình Hiền Đại học Nông nghiệp Hà Nội, người đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho nội dung của cuốn sách.

Không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức, rất mong được sự góp ý của bạn đọc. Mọi góp ý xin gửi về:

Bộ môn Di truyền - Chọn giống

Khoa Nông học, Đại học Nông Lâm Tp. HCM.

hoặc E-mail: ptkiem@hotmail.com ptkieml@gmail.com

Xin giới thiệu cùng bạn đọc.


[EBOOK] CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA CÁC PHÉP XỬ LÝ THỐNG KÊ TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP, PGS. TS. PHAN THANH KIẾM, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, di truyền chọn giống, tin sinh học, toán học trong nông nghiệp, thống kê nông nghiệp, khoa học nông nghiệp

[EBOOK] NHỮNG THIỆT HẠI CỦA RUỘNG LÚA NHIỆT ĐỚI, NHIỀU TÁC GIẢ, VIỆN NGHIÊN CỨU LÚA GẠO QUỐC TẾ IRRI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Lần xuất bản thứ nhất (1970) của quyển "Những Thiệt Hại Trên Ruộng Lúa Nhiệt Đới" đã do K.E.Mueller, chuyên viên tư vấn về nghiên cứu lúa của Tổ chức Ford soạn thảo. Lần xuất bản thứ hai này được các nhà khoa học của IRRI duyệt lại và mở rộng thêm.

Quyền sách nhỏ này được soạn ra để giúp các cán bộ nông nghiệp hoạt động thực tế dễ nhận diện những tác nhân gây hại phổ biến nhất trên ruộng lúa nhiệt đới. Nội dung được viết theo lối không chuyên môn ; danh từ thông dụng được sử dụng tối đa, nhưng tên khoa học của côn trùng, và những tác nhân gây bịnh cũng được ghi vào, cỏ được ghi nhận bằng tên khoa học vì tên thông dụng mỗi nơi gọi cách khác. Biện pháp phòng trị đối với từng thiệt hại không được đề cập đến vì mỗi địa phương sử dụng những loại phân bón và thuốc trừ sâu, trừ bịnh và trừ cỏ, và những giống lúa khác nhau.


[EBOOK] NHỮNG THIỆT HẠI CỦA RUỘNG LÚA NHIỆT ĐỚI, NHIỀU TÁC GIẢ, VIỆN NGHIÊN CỨU LÚA GẠO QUỐC TẾ IRRI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, những thiệt hại của ruộng lúa nhiệt đới, kỹ thuật trồng lúa, kỹ thuật canh tác lúa nước, sâu hại cây lúa, bệnh hại cây lúa, cỏ dại trong ruộng lúa

[EBOOK] GIÁO TRÌNH DI TRUYỀN SỐ LƯỢNG, BÙI CHÍ BỬU VÀ NGUYỄN THỊ LANG, ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


Sự phát triển của khoa học di truyền bắt đầu từ những khám phá lại công trình của Mendel vào những năm 1900. Tuy nhiên lúc bấy giờ cũng có những nghiên cứu di truyền khác hoạt động rất tích cực: những nghiên cứu nầy đã góp phần vào sự phát triển ngành di truyền học. Đầu tiên là Francis Galton, ông cho xuất bản một công trình khái quát về phương pháp những phát hiện về "Tính di truyền tự nhiên" vào năm 1889. Sau đó Karl Pearson và các học trò của ông đã tiếp tục công trình nầy. Nhờ công trình của họ, ngành toán thống kê được áp dụng vào trong sinh học, điều nầy được xem như là một sự kiện vĩ đại đánh dấu một bước phát triển vô cùng có ý nghĩa về sự trưởng thành của ngành sinh học số lượng (di truyền số lượng).

Sự thành công không trọn vẹn của công trình nầy trong vài trường hợp đã thừa nhận mục tiêu mà sự quan hệ giữa bố mẹ và con cái về tính di truyền khá rõ ràng. Chính Mendel tự thấy sự thất bại của mình do các thí nghiệm không xác định được số lượng mô hình khác nhau của những con lai, hoặc không sắp xếp được những mô hình theo các thế hệ phân ly của nó, hoặc khẳng định một cách chắc chắn các quan hệ có tính thống kê. Trong khi công trình của Galton có thể được xem như khắc phục được những vấn đề thuộc về thống kê, bản chất của những vật liệu mà ông chọn lựa giúp ông thành công trong việc xác định số lượng mô hình con lai, và các thế hệ phân ly của nó. Việc áp dụng của ông về các số liệu trên con người của một số gia đình và tổ tiên có quan hệ huyết thống cho thấy hết sức khó khăn, nhưng điều phải lựa chọn là những tính trạng đo lường được (tính trạng số lượng) như kích thước của một người cho phép ông xây dựng một quan điểm về các định luật di truyền. Những tính trạng nầy cho thấy có những biến thiên liên tục (continuous gradations) biểu thị trong một quãng khá rộng, ở giữa nó tập hợp một biểu thị chung nhất của gia đình hay quần thể, và tần suất của nó cao nhất so với hai cực biên. Sự phân bố tần suất của các biến số, đôi khi có dạng của phân bố chuẩn (normal), nhưng trong vài trường họp khác nó có dạng phân bố không đối xứng (asymmetrical). Tỷ lệ phân ly Mendel trong tính chất không liên tục về mặt kiến trúc di truyền và sự truyền tín hiệu tùy thuộc vào việc sử dụng những tính trạng di truyền mà cá thể trong con lai thể hiện tính trạng đó thuộc vào nhóm rất hiếm, vì nó không do sự biến thiên liên tục mà ra. Thực vậy Mendel đã phủ nhận loại biến dị như thế trong các vật liệu của ông với lý do: đó chỉ là một ảnh hưởng có tính chất bất thường (distracting influences) trong phân tích.

Sự biến thiên liên tục nầy không thể dự kiến một cách hoàn toàn. Chính Darwin đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các giai đoạn tích lũy rất nhỏ trong quá trình tiến hóa, đặc biệt là đối với con người, có rất nhiều liên tục biến dị đã tồn tại. Do đó, tính chất toán sinh học trong khảo cứu càng ngày càng bức thiết hơn đối với các nhà di truyền, Galton và Pearson đã chứng minh biến dị như vậy là một phần của di truyền học. Ngay cả lúc bấy giờ, họ vẫn chưa thành công trong việc giải thích cách truyền lại tính trạng như thế nào. Cả hai phương pháp của Galton và Mendel đều chưa mang lại một kết quả rõ ràng. Sự hiểu biết về các biến dị liên tục phải chờ một sự phối hợp kết quả của hai phương pháp di truyền học và toán sinh học, cái nầy bổ sung cái kia. Di truyền Mendel cho chúng ta những nguyên tắc phân tích có cơ sở, toán sinh học cho chúng ta cách xử lý biến dị liên tục, cách biểu hiện nó trong mô hình để phân tích có hiệu quả.

Tuy nhiên việc phối hợp hai phương pháp nầy phải kéo dài mãi đến khi công trình của Mendel được mọi người tái phát hiện. Bấy giờ, vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn với nhiều ý kiến khác nhau về biến dị liên tục và biến dị không liên tục trong quá trình tiến hóa. Nhiều cuộc bút chiến đã xảy ra giữa đôi bên. Cùng lúc ấy, mọi nổ lực nhằm hòa giải hai quan điểm đều tỏ ra kính trọng đối với cả hai nhóm. Sự bất đồng cơ bản xuất phát từ sự biểu hiện chưa biết về nội dung căn bản của Mendel đối với việc khẳng định ảnh hưởng cả kiểu gen và kiểu hình. Các nhà toán sinh học dường như chỉ quan tâm đến biến dị liên tục của tế bào soma như là điểm đặc sắc của sự biến dị di truyền liên tục. Các nhà thuộc trường phái Mendel xem xét sự biến dị di truyền không liên tục như một tính chất không tương hợp (incompatible) với bất cứ cái gì, ngoại trừ sự biến dị không liên tục của tế bào soma. Thật vậy, de Vries đã lấy sự liên tục của biến dị trong kiểu hình làm chỉ tiêu khẳng định sự không di truyền (non-heritability).

Như vậy có hai giai đoạn xảy ra trước khi kết hợp hai phương pháp di truyền học và toán học xích lại với nhau. Vào năm 1909, Johansen xuất bản quyển Elemente der exakten Erblichkeitslehre. Trong đó ông mô tả các thí nghiệm trên cây đậu và ông đã đề ra lý thuyết chọn dòng thuần. Đặc biệt là ông đã nhận thấy các tính trạng di truyền và không di truyền đều đáp ứng với sự biến dị ở trọng lượng hạt mà ông rất quan tâm. Sự tương quan giữa kiểu gen và kiểu hình trở nên rõ ràng hơn. Ảnh hưởng của sự không liên tục của kiểu gen có thể ít hơn và sự biến dị không liên tục của kiểu hình do ảnh hưởng ngoại cảnh xảy ra nhiều hơn.

Cũng trong năm 1909, Nilsson - Ehle đã thực hiện một công trình khác. Các yếu tố di truyền có những hoạt động rất giống nhau trong thí nghiệm đối với lúa mì và kiều mạch. Thí dụ có ba yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi màu hạt đỏ trở thành trắng và ngược lại. Một trong ba yếu tố khi phân ly đơn độc đều cho tỉ lệ 3 đỏ : 1 trắng ở F2. Hai trong ba yếu tố, khi phân ly sẽ cho tỉ lệ 15 đỏ : 1 trắng, và khi cả ba phối hợp với nhau, sự phân ly sẽ có ti lệ 63 đỏ : 1 trắng. Cây có hạt đỏ trong thể F2 có thể cho biết cấu trúc di truyền khác nhau, bằng cách trông thế hệ F3. Một vài cây hạt đỏ cho tỷ lệ 3 đỏ : 1 trắng, số khác cho tỷ lệ 15 đỏ : 1 trắng, và 63 đỏ : 1 trắng, còn lại chỉ có hạt đỏ hoàn toàn. Như vậy không có sự khác biệt dự đoán về màu sắc giữa những cây có hạt màu đỏ đối với yếu tố khác nhau. Chắc chắn có vài khác biệt nào đó trong tính trạng màu đỏ, nhưng nó xuất hiện với nhiều yếu tố hơn là yếu tố được biết. Mức độ thứ nhất giữa tính trạng màu đỏ xảy ra đồng thời với ba kiếu gen Aabbcc, aaBbcc và aabbCc. Mức độ thứ hai là 6 kiểu gen AAbbcc, aaBBcc, aabbCC, AaBbcc, AabbCc, và aaBbCc. Cứ như thế tiếp tục. Các yếu tố khác nhau có thể có những hoạt động giống nhau và những hoạt động ấy tích lũy lại thành số lượng.

Các yếu tố giống nhau của hoạt động cá thể nhỏ hơn có thể là biến dị số lượng liên tục trong khi phân ly. Mỗi yếu tố này vẫn được di truyền theo luật Mendel và sự thay đổi của nó sẽ không liên tục (discontinuous) hoặc sẽ thay đổi chất lượng (qualitative). Với hàng loạt các yếu tố như vậy, và có sự hoạt động tích luỹ như nhau, sẽ có các lượng đổi (dosages) khác nhau trong đó cái trung bình là cái phổ biến nhất. Qua phân số biểu hiện kiểu hình đối với số lượng yếu tố (factor dosage), biến dị trở nên có tính trạng số lượng (quantitative), theo đường biểu diễn tần suất của Galton và nó trở nên liên tục (continuous). Sự liên tục sẽ hoàn toàn do ảnh hưởng của các đặc tính không di truyền, những đặc tính nầy sẽ tạo ra các mức độ về kiểu hình (phenotype range) của sự trùng lắp những kiểu gen khác nhau.

Muời năm sau đó, giả thuyết đa yếu tố này được áp dụng trong sinh vật do East và cộng tác viên của ông. Họ cho rằng di truyền của một số tính trạng có biến số liên tục trong thuốc lá và bắp có thể được tính toán (East 1915, Emerson và East 1913). Còn Fisher thực hiện sự tổng hợp của toán sinh học và di truyền. Ông chứng minh rằng: kết quả của toán sinh học, phần nào đó có quan hệ khi xem xét mối liên hệ bà con họ hàng của loài người, là quan điểm rất mới mẽ (Fisher 1918). Từ số liệu của các nhà toán sinh học ông có thể chứng minh tính chất trội (dominance) của đa yếu tố.

Tóm lại:

Di truyền số lượng có thể được hiểu: tính trạng di truyền của những khác biệt giữa các cá thể với nhau ở mức độ số lượng hơn là chất lượng. Theo Darwin, đây là sự khác biệt giữa các cá thể trong chọn lọc tự nhiên đã xảy ra và tích tụ dần trong quá trình tiến hóa. Sự khác biệt về chất lượng, phân chia những cá thể bằng những dạng hình khác nhau, bởi mức độ ít hoặc không có kiểu liên kết do các dạng trung gian. Tỉ lệ Mendel chỉ được xem xét khi có sự khác biệt một gen ở một locus đơn độc.

Sự khác biệt về số lượng tùy thuộc vào số gen mà ảnh hưởng của nó trong mối quan hệ với biến dị gây nên từ các lý do khác. Sự khác biệt về số lượng bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt gen ở nhiều loại, đặc biệt ảnh hưởng của môi trường có tác động mạnh mẽ. Do đó các gen riêng biệt không thể được xác định bằng sự phân ly của nó, phương pháp phân tích của Mendel không áp dụng được trong trường họp nầy.

Việc triển khai di truyền Mendel vào di truyền số lượng có thể thực hiện được qua hai bước:

- Đưa các khái niệm mới có quan hệ đến độ phong phú di truyền của quần thể.

- Đưa các khái niệm về các tính trạng di truyền đo đếm được (the inheritance of measurements).

Trong thí nghiệm di truyền số lượng, có ba định luật:

1. Nghiên cứu về quần thể: cho phép xác định mức độ phong phú của các gen phối hợp ra sự biến đổi số lượng.

2. Lai phân tích: cho phép chúng ta thử nghiệm giá trị của lý thuyết.

3. Một vài kết quả về quy trình chọn giống: nhiều cái không thể dự đoán bằng lý thuyết, mà phải bằng kết quả của sự chọn lọc trong thí nghiệm.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH DI TRUYỀN SỐ LƯỢNG, BÙI CHÍ BỬU VÀ NGUYỄN THỊ LANG, ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình di truyền số lượng, sinh học di truyền, di truyền số lượng, di truyền quần thể, lai phân tích, chọn giống cây trồng

[EBOOK] CƠ SỞ DI TRUYỀN HỌC, LÊ ĐÌNH LƯƠNG VÀ PHAN CỰ NHÂN, NXB GIÁO DỤC


Cuốn sách "Cơ sở di truyền học" này được biên soạn theo chương trình môn học giai đoạn I và giai đoạn II của Đại học Quốc gia Hà Nội. Sách dùng làm giáo trình cho sinh viên các trường Đại học Tổng hợp, Đại học Sư phạm và làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường Đại học Nông, Lâm, Ngư nghiệp, Y, Dược và cho các ngành liên quan.

Phân công biên soạn :

* Giáo sư Lê Đình Lương biên soạn :

Chương II - Mã di truyền

Chương III - Di truyền thực khuẩn thể

Chương IV- Di truyền vi khuẩn

Chương V - ADN tái tổ hợp

Chương VI - Di truyền nhiễm sắc thể

Chương VII - Di truyền vi nấm

Chương VIII - Di truyền ngoài nhiễm sắc thể

Chương IX - Di truyền quần thể

Chương XI - Cơ sở di truyền của chọn giống

Thuật ngữ chuyên dụng

* Giáo sư Phan Cự Nhân biên soạn :

Chương I - Vật chất di truyền

Chương X - Di truyền học người và di truyền y học.

Cuốn sách ra mắt bạn đọc, chắc không thể tránh khỏi một số thiếu sót. Các tác giả xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp xây dựng để lần xuất bản sau cuốn sách được hoàn chỉnh hơn.

Ý kiến đóng góp xin gửi về Nhà xuất bản Giáo dục 81 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.


[EBOOK] CƠ SỞ DI TRUYỀN HỌC, LÊ ĐÌNH LƯƠNG VÀ PHAN CỰ NHÂN, NXB GIÁO DỤC


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, cơ sở di truyền học, sinh học di truyền, Mã di truyền, Di truyền thực khuẩn thể, Di truyền vi khuẩn, ADN tái tổ hợp, Di truyền nhiễm sắc thể, Di truyền vi nấm, Di truyền ngoài nhiễm sắc thể, Di truyền quần thể, Cơ sở di truyền của chọn giống, thuật ngữ chuyên dụng di truyền, Vật chất di truyền, Di truyền học người và di truyền y học

[EBOOK] CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT LÚA Ở VIỆT NAM, TS. LÊ VĂN BẢNH, NXB NÔNG NGHIỆP


Cơ giới hóa canh tác lúa là “cốt lõi” của công nghiệp hóa và hiện đại hóa nghề trồng lúa ở Việt Nam, đưa nền sản xuất lúa gạo hàng hóa ở nước ta lên tầm cao mới, góp phần quyết định làm cho đất nước ta đến năm 2020 thành nước công nghiệp. Cơ giới hóa sản xuất lúa cũng là biện pháp khoa học kỹ thuật “then chốt” cho an ninh lương thực và tăng thu nhập cho người nông dân sản xuất lúa, trong khi diện tích và người lao động sản xuất lúa giảm dần theo xu thế chung.


Đã có một số ấn phẩm về cơ giới hóa sản xuất lúa, như gần đây những phần về cơ giới hóa sản xuất lúa trong 6 tập sách Nhà nước đặt hàng về CÂY LÚA Việt Nam trong thập kỉ đầu của thế kỷ 21, một số ấn phẩm khác có nội dung rất tốt, mang tính chung và chuyên đề... Tuy nhiên, những ấn phẩm về đến tay nông dân, cán bộ khuyến nông và cán bộ quản lý cần thiết thì còn khá khiêm tốn.


Việc xuất bản cuốn sách “Cơ giới hóa sản xuất lúa ở Việt Nam” với nội dung đầy đủ, hình thức “bắt mắt” lúc này là đáp ứng kịp thời nhu cầu hiện nay. Quá trình cơ giới hóa sản xuất từng khâu, từ chuẩn bị ruộng, làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch và sau thu hoạch đã được trình bày mạch lạc một cách có hệ thống, từ dụng cụ thô sơ cổ xưa, như chọc lổ bỏ hạt, đến máy móc tự hành hiện đại, giúp cho người đọc dễ dàng hơn hình dung chung và nhận biết kỹ thuật cụ thể đến mức có thể áp dụng vào sản xuất.


Cuốn sách “Cơ giới hóa sản xuất lúa ở Vỉệt Nam” được soạn thảo bởi TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL. Đến nay, TS. Bành đã trải qua bốn thập kỷ nghiên cứu từ ngay sau khi tốt nghiệp kỹ sư cơ khi nông nghiệp ở Đại học Cần Thơ, lấy bằng tiến sỹ Cơ khí Nông nghiệp ở Viện Cơ điện Nông nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình bởi GS. TSKH. Phạm Văn Lang, là một trong 10 nhà khoa học của Viện Lúa ĐBSCL được Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000. Tài trợ xuất bản cuốn sách là Công ty CP Phân bón Bình Điền, in ấn và phát hành bởi Nhà xuất bản Nông nghiệp.


Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách "Cơ giới hóa sản xuất lúa ở Việt Nam".


[EBOOK] CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT LÚA Ở VIỆT NAM, TS. LÊ VĂN BẢNH, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Cơ giới hóa sản xuất lúa ở Việt Nam, máy nông nghiệp, máy nông nghiệp trong sản xuất lúa, ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa

[EBOOK] BÀI GIẢNG CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG CHỐNG CHỊU ĐIỀU KIỆN BẤT LỢI, VŨ VĂN LIẾT (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP


Bài giảng “Chọn giống cây trồng chống chịu điều kiện bất thuận” được biên soạn dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Di truyền và Chọn giống cây trồng, Khoa học cây trồng tham khảo.


Nhóm tác giả biên soạn bài giảng với mong muốn cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về phản ứng của cây trồng với điều kiện bất thuận, những thành tựu và phương pháp chọn tạo giống cây trồng chống chịu điều kiện bất thuận.


Cuốn bài giảng được biên soạn gồm 7 chương, bao gồm những khái niệm cơ bản về môi trường bất thuận, cơ chế di truyền tính chống chịu điều kiện bất thuận và phương pháp chọn tạo giống một số cây trồng như lúa, ngô,... chống chịu điều kiện bất thuận.


Nhóm tác giả đã cố gắng biên soạn và cập nhật những kiến thức mới nhất về di truyền và chọn giống chống chịu điều kiện bất thuận. Tuy nhiên, bài giảng được biên soạn lần đầu nên khó tránh khỏi nhũng khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến quý báu của các nhà khoa học, người học, bạn đọc để dần hoàn thiện bài giảng này thành giáo trình, giảng dạy trong các trường Đại học trong tương lai.


Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học phản biện cuốn bài giảng đã có những góp ý quí báu để chúng tôi sửa chữa, bổ sung và hoàn chỉnh cuốn bài giảng trước khi xuất bản.


Cuối cùng chúng tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Nông học, Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp và Lãnh đạo Trường Đại học. Nông nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ để Bài giảng được xuất bản.


Xin trân trọng cảm ơn.


[EBOOK] BÀI GIẢNG CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG CHỐNG CHỊU ĐIỀU KIỆN BẤT LỢI, VŨ VĂN LIẾT (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Chọn giống cây trồng chống chịu điều kiện bất thuận, giáo trình Chọn giống cây trồng chống chịu điều kiện bất thuận, bài giảng Chọn giống cây trồng chống chịu điều kiện bất thuận, môi trường bất thuận, cơ chế di truyền tính chống chịu điều kiện bất thuận và phương pháp chọn tạo giống một số cây trồng

[EBOOK] PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG CHUYỂN GEN Ở VIỆT NAM, LÊ TRẦN BÌNH, NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ


Các kỹ thuật tạo giống truyền thống như lai tạo và chọn lọc nhân tạo đã được con người sử dụng hàng ngàn năm qua để tạo ra các cây trồng có đặc tính nông học thích hợp và riêng biệt. Tuy nhiên, những kỹ thuật này đòi hỏi nhiều thời gian và có thể phải trải qua nhiều thế hệ mới có được những tính trạng mong muốn và loại bỏ những tính trạng không mong muốn. Công nghệ sinh học (CNSH) sử dụng kỹ thuật di truyền để biến đổi cây trồng bằng cách đưa trực tiếp những gen có giá trị vào bộ gen của cây nhận (kể cả gen của các loài vốn không có quan hệ họ hàng) và nhanh chóng tạo ra cây trồng biến đổi gen (GMC) mang những đặc tính mong muốn. Hiện nay, CNSH hiện đại và các cây trồng biến đổi gen đang được ứng dụng rộng rãi và đã có những đóng góp đáng kể. Theo thông báo tóm tắt của tổ chức Tổ chức Dịch vụ Quốc tế ứng dụng Công nghệ sinh học vào Nông nghiệp (International Service for the Acquisition of the AgriBiotech Applications, ISAAA) chỉ mới trong thời gian chưa đầy 10 năm, bắt đầu từ 1995 với 0,5 triệu ha cây trồng chuyển gen đầu tiên được gieo trồng, đến năm 2003 đã có đến trên 67 triệu ha và cuối năm 2005 có tới gàn 100 triệu ha cây chuyển gen được trồng trên qui mô toàn cầu. Riêng trong giai đoạn 1986 -1997, trên toàn cầu có tới 25000 thử nghiệm trên đồng ruộng đối với các cây trồng biến đổi di truyền. Trong đó, gần 3/4 các cuộc thử nghiệm được tiến hành tại Mỹ, tiếp đến là Canada, châu Âu, châu Mỹ la tinh và châu Á. Các thử nghiệm này tập trung vào 10 loại tính trạng trên đối tượng là 60 loại cây trồng. Đến nay phần lớn các quốc gia ở Đông Nam Á cũng đang nhập cuộc.


Ở Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu tạo sinh vật GM đang được tiếp cận, đầu tư và triển khai nghiên cứu. Nhiều gen quý có giá trị ứng dụng như năng suất, chất lượng, chống chịu được phân lập và nghiên cứu nhằm chuyển vào cây trồng. Những vấn đề như: thiết kế vector, hoàn thiện hệ thống tái sinh cây khởi đầu cho nghiên cứu chuyển gen cũng nhận được sự quan tâm của nhiều nhóm tác giả. Một số công trình nghiên cứu chuyển gen chọn lọc và sàng lọc như gen kháng kanamycine, hygromycine, gen mã hóa p-glucuronidase (GƯS) vào thuốc lá, lúa cũng được tiến hành nhằm mục đích hoàn thiện các quy trình chuyển gen làm cơ sở cho các bước chuyển gen có giá trị vào các đối tượng cây trồng này v...v... Các phương pháp chuyển gen khác nhau như dùng súng bắn gen, chuyển gen thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens đã được áp dụng thành công trên một loạt các đối tượng cây trồng quan trọng như: lúa, khoai lang, cà chua, thuốc lá v...v...


Cụ thể là trong Chương trình CNSH giai đoạn 1996 - 2000, Viện Công nghệ sinh học đã thực hiện đề tài cấp Nhà nước có nội dung về chuyển gen ở cây trồng trong đó gen Xa21 kháng bạc lá ở lúa và gen cry đã được chuyển thành công vào giống lúa C71. Trong khuôn khổ chương trình Nghiên cứu và phát triển Công nghệ sinh học giai đoạn 2001 - 2005 Viện CNSH lại tiếp tục chủ trì và thực hiện đề tài KC.04.13 với nội dung "Nghiên cứu áp dụng công nghệ gen để tạo cây chuyển gen nâng cao sức chống chịu sâu bệnh và ngoại cảnh bất lợi". Ngoài ra, trong khuôn khổ các đề án hợp tác trong nước Viện Công nghệ sinh học đã tiến hành thực hiện với Viện Nghiên cứu và Phát triển cây Bông nội dung chuyển gen kháng sâu vào cây bông vải, với Viện Di truyền Nông nghiệp về phân lập và chuyển gen kháng bọ hà vào cây khoai lang. Cũng trong khuôn khổ hợp tác khoa học với nước ngoài Viện Công nghệ sinh học cùng Trường Đại học Tự do Brussel, Bỉ; Trường Đại học Tổng hợp Valencia, Tây Ban Nha và Viện CIRAD Monpellier, Pháp nghiên cứu chuyển gen chịu hạn vào cây lúa, với Viện Max Plank về Sinh lý thực vật phân tử Golm, Đức chuyển gen chất lượng vào lúa; hợp tác với các quốc gia ASEAN là Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippin về chuyển gen kháng virus đốm vòng vào cây đu đủ v...v...


Nhằm giới thiệu những kết quả ban đầu của quá trình nghiên cứu về lĩnh vực nêu trên, cuốn sách này được biên soạn như một tài liệu chuyên khảo dành cho cán bộ nghiên cứu, sinh viên và giảng viên, cán bộ quản lý và những người quan tâm đến lĩnh vực phát triển cây trồng chuyển gen ở Việt Nam.


[EBOOK] PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG CHUYỂN GEN Ở VIỆT NAM, LÊ TRẦN BÌNH, NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, cây trồng biến đổi gen, phát triển cây trồng biến đổi gen, phát triển cây trồng chuyển gen, cây trồng GMC, công nghệ sinh học, công nghệ gen thực vật

[EBOOK] GIÁO TRÌNH XÁC XUẤT THỐNG KÊ NGÀNH DỊCH VỤ THÚ Y, THS. CAO THANH HOÀN, TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP


Thống kê phép thí nghiệm: Thống kê thường được chia thành hai lãnh vực: - Thống kê mô tả (Descriptive Statistics): bao gồm các phương pháp thu thập số liệu, mô tả và trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng đo lường. - Thống kê suy diễn (Inferential Statistics): bao gồm các phương pháp như ước lượng, kiểm định, phân tích mối liên hệ, dự đoán. trên cơ sở các thông tin thu thập từ mẫu.


Một số thuật ngữ dùng trong bố trí thí nghiệm n đơn vị thí nghiệm (experimental unit): vật liệu à tác động một hoặc một số nhân tố là đo lường các ảnh hưởng của nó. nhân tố (factor) là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến các giá trị quan sát là bao gồm các mức độ khác nhau. nghiệm thức (treatment) có thể bao gồm các mức độ khác nhau của một nhân tố hoặc một phối hợp các mức độ của các nhân tố khác nhau mà ta muốn khảo sát ảnh hưởng của nó trên vật liệu thí nghiệm. sai số thí nghiệm (experimental error) là tổng cộng các nguồn biến động không kiểm soát được. Nguồn biến động luôn hiện hữu trong vật liệu thí nghiệm do phương pháp thực hiện thí nghiệm hoặc do người làm thí nghiệm.


Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các bạn và đồng nghiệp để cuốn giáo trình hoàn thiện hơn.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH XÁC XUẤT THỐNG KÊ NGÀNH DỊCH VỤ THÚ Y, THS. CAO THANH HOÀN, TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình xác xuất thống kê, thống kê mô tả, thống kê suy diễn, nghiệm thức, bố trí thí nghiệm

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG VÀ BẢO TỒN MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP


Việt Nam với 3/4 diện tích tự nhiên là vùng đồi núi, chịu sự ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chính điều kiện khí hậu và địa hình như vậy đã tạo nên cho đất nước chúng ta một hệ thực vật rừng phong phú và đa dạng, có nhiều loại gỗ và lâm đặc sản có giá trị cao, trong đó có các loài cây dược liệu. Tuy nhiên, người dân sống ở miền núi mới chủ yếu khai thác nguồn tài nguyên dược liệu từ tự nhiên, mà chưa quan tâm nhiều tới giải pháp phát triển chúng vì mục đích sử dụng bền vững.


Trên cơ sở kế thừa một số kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước về cây dược liệu cùng với việc tổng kết lại các nghiên cứu của nhóm, các tác giả của cuốn sách này mong muốn cung cấp cho người dân những thông tin về đặc điểm nhận biết, kỹ thuật gây trồng cũng như sơ chế một số loài cây thuốc nam có giá trị kinh tế nhằm giúp người dân có thể nâng cao được thu nhập từ rừng.


Mặc dù đã cố gắng biên soạn cuốn sách một cách dễ hiểu để người dân có thể sử dụng được, nhưng do đây là lần đầu tiên cuốn sách được xuất bản nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc.


[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG VÀ BẢO TỒN MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng cây thuốc nam, kỹ thuật bảo tồn cây thuốc nam, cây dược liệu, kỹ thuật trồng cây dược liệu, kỹ thuật bảo tồn cây dược liệu

[EBOOK] HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY LÂM NGHIỆP, TS. PHẠM ĐỨC TUẤN VÀ KS. NGUYỄN HỮU LỘC, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT VÀ NXB NÔNG NGHIỆP


Trong sản xuất lâm nghiệp, ngoài sự thích hợp về điều kiện đất đai, khí hậu thì việc chọn loại cây trồng, xác định mật độ - khoảng cách trồng, thời vụ trồng, kỹ thuật làm đất, đào hố trồng, phân bón và cách bón, kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng, quản lý bảo vệ hợp lý và đúng kỹ thuật là vấn đề rất quan trọng quyết định đến sản lượng và hiệu quả kinh tế của cây trồng. Vì lẽ đó, việc cung cấp cho người nông dân những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong việc trồng và chăm sóc cây lâm nghiệp cho kết quả cao, từ đó nâng cao kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo là một việc làm cần thiết.


Thực hiện Đề án sách trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản cuốn sách Hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây lâm nghiệp của hai tác giả: Tiến sĩ Phạm Đức Tuấn và Kỹ sư Nguyễn Hữu Lộc.


Trong nội dung cuốn sách, các tác giả giới thiệu giá trị kinh tế, đặc tính sinh thái học, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh, thu hoạch, chế biến sản phẩm một số cây lâm nghiệp chủ yếu ở miền núi như Dẻ ván ghép, Cà ổi lá đỏ, Trám ghép vỏ vàng, Chè đắng, v.v..


Xin giới thiệu cuôn sách cùng bạn đọc.


[EBOOK] HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY LÂM NGHIỆP, TS. PHẠM ĐỨC TUẤN VÀ KS. NGUYỄN HỮU LỘC, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT VÀ NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây lâm nghiệp, kỹ thuật trồng cây Dẻ ván ghép, kỹ thuật trồng cây Cà ổi lá đỏ, kỹ thuật trồng cây Trám ghép vỏ vàng, kỹ thuật trồng cây Chè đắng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN NẤM, THS. NGUYỄN THỊ SÁU, KHOA MÔI TRƯỜNG & CNSH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG (4 tiết)

LI Nấm trong thế giới sinh vật

Nấm là một ngành thực vật bậc thấp không có diệp lục, sống dị dưỡng bằng cách hoại sinh, ký sinh, hoặc cộng sinh trên xác của thực vật, hoặc các chất hữu cơ rữa nát. Đã có hơn 74.000 loài nấm đã được định danh trong số ước tính có tới 1,5 triệu loài, đứng thứ hai sau nhóm côn trùng. Nấm có vai trò vô cùng to lớn, cùng với vi khuẩn dị dưỡng nấm là vật phân hủy chủ yếu của sinh quyển nhờ đó mà ổn định được chu trình vật chất trong thiên nhiên. Ngoài ra nấm cũng có nhiều tác hại đối với mùa màng và đời sống con người. Nấm cũng quan trọng về mặt kinh tế và y học; ngoài ra nấm còn là tác nhân cộng sinh quan trọng.

Trong tự nhiên và môi trường nhân tạo, căn cứ vào mục đích sử dụng và ý nghĩa kinh tế của nấm, có thể chia ra các loại sau:

- Các nấm có chứa độc tố (gi mọc tự nhiên. Con người khi thu h; thường gặp nguy hiểm. Có một số loại nấm ăn chứa độc tố Cholin, Muscarin... rất độc. Với liều lượng ăn phải 3-5 mg có thể làm chết người.

- Các loại nấm không chứa độc tố được con người sử dụng làm thức ăn (gọi chung là nấm ăn): những loại nấm 1 dụng ngày càng nhiều, người ta đã nghiên cứu các phương pháp nuôi trồng nhân tạo để tạo ra sản lượng ngày càng lớn nhtr nấm rơm, nấm rạ, nấm mỡ, nấm hương, nấm sò, nấm mộc nhĩ, nấm linh chi... Hiện 1 đang được nuôi trồng, chế biến thành nguồn thực phẩm rất có giá trị.

- Các loại nấm gây hại chủ yi nấm gây bệnh xoăn lá ở khoai tây, cà chua, nấm gây bệnh rỉ sắt ở đậu tương, bệnh đạo ôn ở lúa, một số loại nấm phá hoại cây ăn quả, cây lâm nghiệp... Trong sản xuất, người ta đã có nhiêu biện pháp phòng trừ các loại nâm gây hại đê thu được năng suât cây trồng ngày càng cao.

- Trong y học có nhiều loại n súc. Một số nấm quý được dùng để sản xuất chất kháng sinh như Penicilline, Streptomycine... nấm còn khả năng phòng và chữa được nhiều bệnh như làm hạ huyết áp, chống béo phì, trị một số bệnh đường ruột. Nấm lim, nấm ngân nhĩ có nhiều ở miền núi được sử dụng để chế các loại tỊiuốc chống lão hóa. Mộc nhĩ được dùng với lá mơ lông hay lá đinh lăng dùng để chữa bệnh lị.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN NẤM, THS. NGUYỄN THỊ SÁU, KHOA MÔI TRƯỜNG & CNSH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, giáo trình kỹ thuật trồng và chế biến nấm, giáo trình trồng nấm, kỹ thuật trồng nấm, kỹ thuật chế biến nấm

[EBOOK] ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VIỆT NAM, NGUYỄN QUANG HÙNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Cuốn ebook này gồm có 9 chương:


Chương I. Một số khái niệm và vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn


Chương II. Tình hình nghiên cứu đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn


Chương III. Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng ngập mặn


Chương IV. Nguồn lợi thủy sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn


Chương V. Mối liên quan giữa rừng ngập mặn, môi trường và nguồn lợi thủy sản


Chương VI. Hiện trạng và khả năng khai thác nguồn lợi thủy sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn


Chương VII. Hiện trạng kinh tế - xã hội của cộng đồng ngư dân có đời sống gắn liền với rừng ngập mặn


Chương VIII. Lượng giá kinh tế nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng ngập mặn


Chương IX. Khai thác hợp lý và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn


Trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc!


[EBOOK] ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VIỆT NAM, NGUYỄN QUANG HÙNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn, nguồn lợi thủy sản rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng ngập mặn