Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂY LÚA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂY LÚA. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI LÚA, KS. NGUYỄN HỮU DOANH, NXB THANH HOÁ

Để nâng cao năng suất, chất lượng của hạt lúa, đồng thời bảo đảm ổn định sản lượng lúa thu hoạch hàng năm ngoài áp dụng đồng bộ các biện pháp khoa học, kỹ thuật không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp như: nước, phân, cần, giống... thì khâu phòng trừ sâu bệnh cũng giữ vai trò rất lớn trong việc bảo vệ năng suất cây trồng, song biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, nhiều bà con xã viên còn lúng túng trong việc phát hiện và phòng trừ sâu bệnh.

Qua lãnh đạo, chỉ đạo, làm công tác thí thực nghiệm, trực tiếp theo dõi trên đồng ruộng, chúng tôi thấy cần đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật về bảo vệ thực vật vào đồng ruộng, chuyển giao tới các hộ nông dân làm lúa, để bà con có thể tự phát hiện và tự mình phòng trừ được các loại sâu, loại bệnh dựa trên cuốn sách này.

Cuốn sách đã dược các kỹ sư tham gia nghiên cứu và chắt lọc, sẽ giúp được nhiều cho các hộ nông dân trong việc theo dõi, phát hiện, phòng trừ sâu bệnh hại lúa, cách pha chế và nồng độ pha chế thuốc... Song cuốn sách cũng chưa thể đáp ứng được mọi yêu cầu của mỗi người sử dụng nó. Chúng tôi mong các kỹ sư nông nghiệp và bà con nông dân trực tiếp sản xuất lúa đóng góp ý kiến để lần tái bản sau sẽ đáp ứng được đầy đủ hơn sự mong mỏi của bạn đọc.

Xin chân thành cảm ơn!

[EBOOK] PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI LÚA, KS. NGUYỄN HỮU DOANH, NXB THANH HOÁ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, phòng trừ sâu bệnh hại lúa, biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa, các pha chế và nồng độ pha chế thuốc bảo vệ thực vật cho lúa, các loại dịch hại quan trọng gây hại trên lúa

[EBOOK] MẪU XẨY DỰNG HỆ THỐNG THUỶ NÔNG CHO LÚA, RAU, MÀU, PTS. ĐỖ TRỌNG HÙNG, NXB NÔNG NGHIỆP

Đối với việc trồng trọt, tưới và tiêu nước giữ một vị trí quan trọng vào bậc nhất, yêu cầu tưới tiêu nước ở mỗi cây trồng là rất khác nhau. Trong điều kiện khí hậu nước ta có hai mùa nắng và mưa rất rõ rệt, cho nên yêu cẩu tưới, tiêu ở hai mùa cũng rất khác nhau. Nhưng cũng do có hai mùa mưa và nắng rõ rệt nên việc bố trí cây trồng trong một năm cũng xuất phát từ điều kiện khí hậu hai mùa này. Tức là ở nước ta hằng năm gieo trồng được 3-4 vụ và trong đó có hai vụ lúa có nơi gieo trồng một vụ màu có nơi còn gieo trồng được hai vụ màu, có những vùng có thể còn cấy 3-4 vụ lúa. Ở vùng chuyên sản xuất rau, hoa do thời gian sinh trưởng ngắn họ còn trồng được nhiều vụ hơn. Cũng do sự canh tác một năm nhiều thời vụ nhiều cây trồng khác nhau cho nên không thể xây dựng hệ thống thuỷ nông riêng cho một loại cây nào hoặc lấy cây nào làm chủ yếu, mà phải xây dựng một hệ thống chung nhất và đồng thời phải vận dụng kiến thức không những về một lĩnh vực mà trên nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật khác nhau để phục vụ cho việc tưới tiêu và cải tạo đất.

Thuỷ nông là bộ môn khoa học và kỹ thuật bao gồm ba lĩnh vực kỹ thuật tưới tiêu, phương pháp tưới tiêu và các hệ thống tưới tiêu. Tuy nó gồm 3 lĩnh vực, nhưng nó có một mối quan hệ khăng khít: các hệ thống thuỷ nông thực hiện các phương pháp tưới tiêu khác nhau để có thể cung cấp nước, hoặc tiêu nước thuận tiện và hiệu quả nhất. Các phương pháp tưới tiêu thực hiện các kỹ thuật cần thiết theo chế độ tưới, tiêu của lừng loại cây trồng. Vì vậy, khi vận hành hệ thống thuỷ nông chúng ta cần biết cơ sở cơ bản nhất về phương pháp tưới và kỹ thuật tưới tiêu.

Trong việc xây dựng hệ thống thuỷ nông không chỉ có mục đích để tưới, tiêu nước mà hệ thống thuỷ nông còn có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo đất (đây là biện pháp quan trọng trong ba biện pháp cải tạo đất). Và có thể ở từng vùng nó lại là biện pháp cải tạo đất quan trọng nhất. Để có thể xã hội hoá nền sản xuất chúng tôi trình bày các mẫu xây dựng hệ thống thuỷ nông tưới, tiêu chung cho cả lúa, rau, màu. Tuy nhiên nếu như nhà nước có chủ trương về họp tác hoá dựa trên cơ sở tài sản đất đai liền bờ, liền thửa thì việc xây dựng cơ sở cho việc xã hội hoá nên sản xuất sẽ thuận lợi hơn. Song ta biết rằng khi sản xuất có tính riêng biệt sẽ nảy sinh mâu thuẫn thì yêu cầu xã hội hoá nền sản xuất và yêu cầu hợp tác hoá nền sản xuất sẽ xuất hiện, dẫn đến việc đổi ruộng để có thể xây dựng hệ thống thuỷ nông chung cho các cánh đồng sẽ là cơ sở đầu tiên cho xã hội hoá nền sản xuất trong nông nghiệp. Vì vậy:

Xây dựng hệ thống thuỷ nông không hoàn toàn chỉ còn là vấn đề kỹ thuật, mà nó còn là vấn đề tổ chức lại sản xuất theo con đường xã hội hoá nền sản xuất.

[EBOOK] MẪU XẨY DỰNG HỆ THỐNG THUỶ NÔNG CHO LÚA, RAU, MÀU, PTS. ĐỖ TRỌNG HÙNG, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, thuỷ nông, hệ thống thuỷ nông, thiết kế hệ thống thuỷ nông, kỹ thuật thiết kế hệ thống thuỷ nông, mẫu xây dựng hệ thống thuỷ nông, xây dựng hệ thống thuỷ nông cho lúa, xây dựng hệ thống thuỷ nông cho rau màu

[EBOOK] CHUYÊN ĐỀ KHUYẾN NÔNG 9, TỦ SÁCH BẠN NGHE ĐÀI, NXB NÔNG NGHIỆP


Cuốn "Chuyên đề khuyến nông 9" là kết quả hợp tác giữa Chi nhánh NXB Nông nghiệp, Cty NOVABTIS và Chương trình nông thôn ĐTNND TP.HCM. Sách cung cấp các kiến thức khoa học kỹ thuật về Quy trình kỹ thuật trồng giống bắp lai ngắn ngày V98-2, Các nguyên tắc chung về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây lúa, Dịch hại quan trọng và biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên ruộng lúa, Bệnh khô vằn trên lúa và biện pháp phòng trừ, Biện pháp dùng thuốc trừ cỏ cho một số cây trồng cạn, kinh nghiệm nhà nông Trồng lúa sạ khô, Kinh nghiệm trồng lúa Tài Nguyên, cùng một số câu hỏi-đáp về kỹ thuật nuôi trồng một số cây-con thường nhật của nông dân.

Kính mời quý bạn đọc tham khảo.

[EBOOK] CHUYÊN ĐỀ KHUYẾN NÔNG 9, TỦ SÁCH BẠN NGHE ĐÀI, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, chuyên đề khuyến nông, khuyến nông, Quy trình kỹ thuật trồng giống bắp lai ngắn ngày V98-2, Các nguyên tắc chung về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây lúa, Dịch hại quan trọng và biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên ruộng lúa, Bệnh khô vằn trên lúa và biện pháp phòng trừ, Biện pháp dùng thuốc trừ cỏ cho một số cây trồng cạn, kinh nghiệm nhà nông Trồng lúa sạ khô, Kinh nghiệm trồng lúa Tài Nguyên

[EBOOK] National Food Security Mission: Guidelines for Seed Production of Hybrid Rice, Government of India, Ministry of Agriculture, Department of Agriculture & Cooperation

Rice is an important food crop of India. Its production and productivity have increased substantially with the development of dwarf and input responsive varieties. Recently, there has been deceleration in production growth rate of this crop. Hybrid technology which has made wonders in rice production in China may give similar dividends in India in case the adequate quantity of quality seed of hybrid rice is made available at reasonable price to the farmers. This will be possible when ambitious programme on seed production is launched involving farmers and public and private sectors in a mission mode manner.

The technology of hybrid seed production in rice is quite different from that of maize, sorghum and pearl millet (Bajara.). Rice being self-pollinated, hence the cytoplasmic male sterility (CMS) is used in hybrid seed production. In order to make the farmers and seed producing organizations aware of hybrid rice seed production methodology an attempt has been made to write the “Guidelines for seed production of hybrid rice” in the form of a bulletin in seed producers' friendly language.

This bulletin is comprised of 15 chapters which include the definition of Hybrid, Chinese and Indian experience on this technology and procedure of development of hybrids. The list of 43 rice hybrids developed so far alongwith information like duration, year of release, grain quality, resistance to biotic stresses, tolerance to abiotic stresses and the organizations responsible for their development has been given. The statewise recommended hybrids have also been given which will facilitate the farmers in selecting the hybrids of their choice. The stepwise procedure on hybrid seed production right from nursery raising to harvesting has been outlined. Testing of genetic purity by modern method of genetic markers has also been outlined. The method of cultivation of hybrid rice and major challenges in their spread and possible solution have also been given.

The information contained in this bulletin will be of immense value to the farmers, seed producing and marketing agencies and ultimately will help in increasing rice production in the country through making available the quality seed of rice hybrids to the farmers.

[EBOOK] National Food Security Mission: Guidelines for Seed Production of Hybrid Rice, Government of India, Ministry of Agriculture, Department of Agriculture & Cooperation


Keyword: ebook, giáo trình, National Food Security Mission, Guidelines for Seed Production of Hybrid Rice, Seed Production of Hybrid Rice, Seed of Hybrid Rice, Hybrid Rice, an ninh lương thực, giống lúa lai, hướng dẫn sản xuất hạt giống lúa lai, lúa lai, hạt giống lúa lai, kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa lai

[EBOOK] KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC LÚA, LÊ HUY HẢO, NXB THANH HOÁ

Từ bao đời nay, người nông dân luôn là những người tạo ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho xã hội nhưng cũng đã bao đời nay, cuộc sống của người nông dân vẫn bấp bênh, thiếu thốn. Cái đói, cái hèn vẫn luôn đeo đẳng sau lưng người nông dân, dù người nông dân hết lòng chịu thương chịu khó. Thiên nhiên khắc nghiệt, cùng sự canh tác mang nặng tính truyền thống và bảo thủ đã làm cho người nông dân luôn vất vả, lam lũ.

Nhằm giúp bà con nông dân thoát cảnh đói nghèo và làm giàu ngay từ trên mảnh đất của mình, chúng tôi đã tiến hành tuyển soạn các bài báo, các bài nói chuyện phổ biến kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp để giới thiệu tới bà con nông dân những kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao nhờ đã áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ được đăng tải trên các sách, báo, các trang wed... như: Trung tâm khuyến nông Quốc Gia, Nông nghiệp, Nông thôn ngày nay, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Công ty Việt Linh, Công ty Văn hóa Bảo Thắng.... thành nhiều tập sách mỏng, với những chủ đề cụ thể. Hy vọng những cuốn sách mỏng này sẽ giúp ích bà con trong quá trình sản xuất, không chỉ xoá đói giảm nghèo mà còn làm giàu từ sản xuất nông nghiệp.

Xin trân trọng giới thiệu tới bà con nông dân cuốn: KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC LÚA.

[EBOOK] KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC LÚA, LÊ HUY HẢO, NXB THANH HOÁ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật gieo trồng lúa, kỹ thuật chăm sóc lúa, kỹ thuật canh tác lúa, kỹ thuật trồng lúa, trồng và chăm sóc lúa, phòng trừ sâu bệnh hại lúa, kỹ thuật trồng lúa đạt năng suất cao

[EBOOK] KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA Ở HỘ NÔNG DÂN, PTS. NGUYỄN VĂN HOAN, NXB NÔNG NGHIỆP

Năm năm gần đây (1991 -1995) là thời kỳ đánh dấu một sự tiến bộ vượt bậc của nền sản xuất nông nghiệp nước ta. Kết quả sản xuất lúa không những chỉ đấp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dư để xuất khẩu.

Tuy nhiên, với đà tăng dân số rất cao như hiện nay thì áp lực về lương thực cho toàn xã hội vẫn ngày một gia tăng.

Hiện nay hàng loạt giống cây trồng mới ra đời, đạc biệt là các giống lúa ngô đã đóng góp đấng kể vào việc nâng cao năng suất, tăng sản lượng cây trồng. Trong những năm đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã cho thấy bên cạnh những gia đình đạt năng suất 6 - 7 tấn/ha thì cũng còn nhiều gia đình với cùng một chi phí đầu tư, cùng khu vực mới chỉ đạt 3 - 4 tấn/ha. Ở các vùng thâm canh cao thì mức năng suất 6 - 7 tấn/ha là dễ đạt song ở mức 7 - 8 tấn/ha là điều khó làm, còn mức năng suất trên 8 tấn/ha bình quân thì vẫn là cá biệt trong khi tiềm năng năng suất của hầu hết các giống lúa cải tiến đều ớ mức 8 - 10 tấn/ha. Với các giống lúa lai thì tiềm năng năng suất còn cao hơn nữa (12 - 14 tấn/ha). Song không phải ai và cơ sớ nào cũng có đầy đủ thông tin cần thiết, không ít trường hợp bị thất bại do không nắm vững tình hình thời tiết trong năm, tính chất và độ màu mỡ của đất mùa vụ, đạc tính và yêu cầu kỹ thuật của giống để điều chỉnh sao cho phù hợp. Đồng thời phải kinh qua thực tiễn sản xuất và đúc rút kinh nghiệm phong phú của nông dân.

Được sự cộng tác chạt chẽ của các cơ quan nghiên cứu, các chương trình phát triển nông thôn tôi biên soạn cuốn sách "Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân" phục vụ bạn đọc, đạc biệt Ià nông dân và nhiều bạn trẻ ở nông thôn mong muốn trở thành người chủ thực sự, nắm bắt kịp thời những biện pháp kỹ thuật đang được phổ biến ở nhiều địa phương để sản xuất đạt hiệu quả cao.

Do sự đa dạng về tính chất và tính phức tạp của sản xuất nông nghiệp cũng như điều kiện thu thập, xử lý, trao đổi thông tin nên chắc chắn cuốn sách còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong bạn đọc lượng thứ và góp ý sửa chữa.

Tôi xin chân thành cám ơn Nhà xuất bản Nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lọi để cuốn sách ra mắt bạn đọc.

[EBOOK] KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA Ở HỘ NÔNG DÂN, PTS. NGUYỄN VĂN HOAN, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân, kỹ thuật trồng lúa, kỹ thuật thâm canh lúa nước, trồng và chăm sóc lúa, phòng trừ sâu bệnh hại lúa, kỹ thuật canh tác lúa nước

[EBOOK] GIỐNG LÚA VÀ SẢN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA TỐT, PGS.TS. BÙI CHÍ BỬU VÀ TS. NGUYỄN THỊ LANG, NXB NÔNG NGHIỆP

Đồng Bằng Sông Cửu Long, có diện tích canh tác lúa chiếm 40% và sản lượng lúa chiếm 50% so với cả nước. Đây cũng là vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng, hoạt động lúa gạo xuất khẩu thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhưng cơ sở vật chất cho công nghệ sau thu hoạch nói chung và lúa gạo nói riêng vẫn được xếp vào trình độ yếu so với các khu vực sản xuất nông nghiệp trong và ngoài nước.

Nhiều năm tới, Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ phát triển thành thị khá nhanh, tạo ra một sự diễu chinh mới về đất đai cho sản xuất, lúa, mía, cây ăn trái và khu dân cư. Có thể diện tích lúa sẽ bị thu hẹp lại, nhưng chỉ tiêu về sản lượng vẫn phải tiếp tục gia tăng. Đó là một bài toán khó cho chiến lược an toàn lương thực của khu vực và của cả nước. Chúng ta phải có những giống lúa mới năng suất đột phá ngưỡng năng suất cao hiện nay. Chúng ta phải nâng trình độ sản xuất giữa vùng khó khăn và thuận lợi đồng đều nhau. Nâng cao độ đồng đều trong sản xuất là một thắng lợi rất lớn trong điều chỉnh chiến lược ổn định sản lượng lương thực.

Những tiến bộ kỹ thuật về chuyển nạp gen, ứng dụng marker phân tử trong chọn lọc giống lúa cho phép chúng ta nghĩ đến một giống lúa dạng hình mới đột phá ngưỡng năng suất hiện nay, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại ổn định, chống chịu phèn, khô hạn tốt, có phẩm chất gạo tốt về xay chà, phẩm chất cơm, phẩm chất dinh dưỡng. Những tiến bộ kỹ thuật hiện nay và tương lai gần cho phép chúng ta thực hiện việc đa dạng hóa sinh học trong sản xuất lương thực. Chúng ta phải giải quyết vấn đề khó nhất của vùng là: hiệu quả sản xuất trên một ha canh tác lúa còn quá thấp, ngay trong những nơi có điều kiện thâm canh tốt nhất. Bên cạnh đó, hiện tượng năng suất giảm dần, đặc biệt trong vùng canh tác ba vụ lúa đã được ghi nhận, nhưng chưa được giải thích có cơ sở khoa học. Chúng ta đã sử dụng một lượng nước khá lớn để tưới cho lúa xuân hè, trong điều kiện mặn xâm nhập ở các tỉnh ven biển ngày càng trầm trọng [trung bình sản xuất 1 kg thóc cần 5 mét khối nước (Lampe, 1993)]. Đồng bằng Sông Cửu Long còn là điểm nóng thường xuyên của bệnh bạc lá trong vụ mùa, rầy nâu và đạo ôn trong vụ đông xuân, hè thu.

Hệ thống sản xuất hạt giống chúng ta tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều việc cần hoàn thiện về chính sách trợ giá, về mạng lưới cấp cơ sở (huyện, xã, ấp), đặc biệt chúng ta chưa có cơ quan có tính pháp lý về kiểm định chất lượng hạt giống.

Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn phải tiếp tục làm tốt nhiệm vụ an toàn lương thực trong chiến lược chung của quốc gia, đổng thời phải giải quyết việc nâng cao đời sống của nông dân, phát triển nông thôn mới có cuộc sống văn minh, công bằng, hạnh phúc.

Việc xác định đúng đắn các trở ngại chính cho từng chuyên đề về cây lúa, sẽ giúp cho chúng ta hoạch định một chương trình phát triển hợp lý đến năm 2020, với sự đầu tư nghiên cứu có trọng điểm, bởi vì nhu cầu của chúng ta thì quá lớn, mà ngân sách thì hạn chế.

Kết quả điều tra cả nước năm 2000-2001 về giống lúa, do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương cho thấy:
 
1. Nhóm giống lúa tạo chọn trong nước chiếm 42% diện tích, trong đó 75 giống lúa được công nhận giai đoạn 1984-2000 chiếm tỉ lệ 29,9% diện tích, và 295 giống chưa được công nhận chiếm 12,3% diện tích.

2.    Nhóm giống lúa nhập nội chiếm 43,8% diện tích, trong đó 19 giống lúa được công nhận giai đoạn 1984-2000 chiếm 29,0% diện tích và 101 giống chưa công nhận chiếm 14,8% diện tích.

3.    Nhóm giống lúa địa phương chiếm 6,5% diện tích, bao gồm 190 giống được điều tra.

Trong số 137 giống lúa được công nhận (1984-2000), chỉ có 94 giống có mặt trong sản xuất, 43 giống không có trong sản xuất, và 27 giống còn trong sản xuất với diện tích rất ít (nhỏ hơn 500 ha).

Trong số các giống lúa được công nhận (1984-2000), có 33 giống chủ lực chiếm diện tích trên 10 nghìn ha/giống. Những giống lúa có diện tích gieo trồng lớn nhất trong 2000-2001 là Khang Dân 18 (477.189 ha) OM1490 (421.329 ha) IR50404 (384.664 ha) Q5 (339.055 ha) VNĐ95-20 (284.370 ha) OM576 (230.650 ha) IR64 (210.511 ha) QMCS2000 (207.130 ha).

Ngày 10 tháng 12 năm 1999, Thủ Tướng Chính Phủ ra quyết định 225/1999/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp thời kỳ 2000-2005.

[EBOOK] GIỐNG LÚA VÀ SẢN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA TỐT, PGS.TS. BÙI CHÍ BỬU VÀ TS. NGUYỄN THỊ LANG, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cây lúa, kỹ thuật sản xuất giống lúa, giống lúa, sản xuất hạt giống lúa tốt, kỹ thuật sản xuất hạt giống láu tốt, kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa chất lượng cao

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CÁC GIỐNG LÚA MỚI, PGS.TS. TRƯƠNG ĐÍCH (CHỦ BIÊN), NXB NÔNG NGHIỆP

Lúa là cây lương thực quan trọng số một của Việt Nam. Giống lúa tốt là yếu tố đầu tư tốn kém ít nhưng lại có hiệu quả kinh tế rất cao.

Trong những năm gần đây hàng loạt giống lúa mới ra đời, đặc biệt là các giống lúa tốt năng suất cao kháng sâu bệnh, lúa lai đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao năng suất và tổng sản lượng lúa.

Tuy vậy, không phải ai và cơ sở nào cũng có đầy đủ thông tin cần thiết, không ít trường hợp bị thất bại do không nắm vững đặc tính và yêu cầu kỹ thuật của giống mới.

Được sự cộng tác chặt chẽ của các cơ quan nghiên cứu và trạm trại giống, chúng tôi biên soạn cuốn sách "Kỹ thuật trồng các giống lúa mới" phục vụ bạn đọc, đặc biệt là nông dân và nhiều bạn trẻ. Ở nông thôn mong muốn nắm bắt kịp thời những giống lúa mới vừa được công nhận, những giống có triển vọng và giống đang được sản xuất phổ biến ở các địa phương để sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi cố gắng tổng hợp khái quát sinh trưởng phát triển, nhu cầu sinh thái và sinh dưỡng của cây lúa, cung cấp những thông tin tin cậy về nguồn gốc, phương pháp chọn tạo, những đặc tính, ưu điểm và nhược điểm chủ yếu của giống, sơ bộ đề xuất phương hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật đối với từng giống, hiện trạng và sự cần thiết phải cải thiện chất lượng lúa gạo, chất lượng hạt giống và một số văn bản pháp lý về giống lúa. Ở chương III để dễ theo dõi, chúng tôi lần lượt giới thiệu các giống lúa theo miền; mùa vụ và thời gian sinh trưởng.

Đương nhiên, hiểu tường tận và thấu đáo những đặc tính của giống, tính chất củng như tác động qua lại giữa cây trồng và môi trường để sản xuất thành công giống mới là một quá trình khó khăn, phức tạp. Để sử dụng đúng và khai thác tối đa hiệu quả của giống mới, nhất thiết phải nắm vững đặc tính nhu cầu sinh thái vả dinh dưỡng của lúa củng như yêu cầu kỹ thuật của giống, phải kinh qua thực tế sản xuất giống mới, cũng như biết phân tích tổng hợp và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn vô cùng phong phú của nông dân.

Do sự đa dạng và tính chất phức tạp của sản xuất nông nghiệp cũng như điều kiện thu thập, xử lý thông tin khó khăn và năng lực hạn chế nên chắc chắn sách còn nhiều khiếm khuyết, mong bạn đọc lượng thứ và góp ý sửa chữa để nâng cao hiệu quả của sách.

Chúng tôi chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Nông nghiệp, các cơ quan hữu quan, các tác giả và cộng sự đã tích cực phối hợp tạo điều kiện thuận lợi để cuốn sách sớm ra mắt bạn đọc.

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG CÁC GIỐNG LÚA MỚI, PGS.TS. TRƯƠNG ĐÍCH (CHỦ BIÊN), NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng các giống lúa mới, kỹ thuật trồng lúa, kỹ thuật canh tác lúa, kỹ thuật sản xuất giống lúa, kỹ thuật canh tác các giống lúa mới

[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỪ RẦY NÂU TRUYỀN BỆNH VÀNG LÙN, LÙN XOẮN LÁ HẠI LÚA, NHIỀU TÁC GIẢ, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Rầy nâu và dịch vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL) đang bùng phát mạnh khắp các tỉnh phía Nam, đe dọa trực tiếp đến lúa Đông Xuân (ĐX) 2006-2007 và có thể các vụ lúa tiếp theo.

Nếu không tích cực phòng trừ một cách quyết liệt và đồng bộ thì vụ ĐX này có thể bị mất mùa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia, đến đời sống hàng triệu nông dân nghèo, làm gia tăng tỷ lệ hộ nghèo và phát sinh nhiều vấn đề xã hội khác.

Để giúp bà con nông dân, cán bộ lãnh đạo, cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật nắm vững về dịch hại này và các giải pháp đồng bộ để phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trong tình hình cấp bách hiện nay, Ban Chỉ đạo phòng trừ rầy nâu - VL - LXL, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã tập hợp ý kiến của các nhà khoa học biên soạn quyển “Sổ tay hướng dẫn phòng trừ rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa”.

Đây là tài liệu được phát hành chính thức của Bộ Nông nghiệp và PTNT nhằm phục vụ công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn, tổ chức chỉ đạo phòng trừ dập dịch rầy nâu truyền bệnh VL-LXL hại lúa.

Rất mong được sự hưởng ứng tích cực của bà con nông dân, cán bộ và toàn bộ hệ thống chính trị vào việc phòng chống rầy nâu, bệnh VL-LXL một cách quyết liệt để đạt hiệu quả cao, bảo vệ thành công vụ lúa ĐX 2006-2007 và các vụ lúa tiếp theo.

[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỪ RẦY NÂU TRUYỀN BỆNH VÀNG LÙN,  LÙN XOẮN LÁ HẠI LÚA, NHIỀU TÁC GIẢ, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, Rầy nâu và dịch vàng lùn, lùn xoắn lá, phòng trừ rầy nâu, phòng bệnh vàng lùn lùn xoắn lá hại lúa, hướng dẫn phòng trừ rầy nâu truyền bệnh vàng lùn lùn xoắn lá hại lúa

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG LÚA XUẤT KHẨU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, KS. NGÔ VĂN PHIẾU, NXB NÔNG NGHIỆP

Phẩm chất hạt gạo do nhiều yếu tố quyết định: giống, môi trường, kỹ thuật canh tác, công nghệ chế biến... trong đó giống là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng hạt gạo. Hướng chọn giống để có gạo phẩm chất cao xuất khẩu là chọn giống hạt dài, ít hoặc không bạc bụng, hàm lượng amyloze trung bình vì loại gạo này hiện chiếm trên 80% lượng gạo hàng hóa trên thế giới. Cũng chú ý đến một số giống có gạo thơm, gạo hạt tròn thích hợp với một vài nước châu Á.

Hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hàng chục giống đạt yêu cầu trên. Tuy vậy qua nhiều vụ sản xuất không được chọn lựa thường xuyên, một số giống đã lẫn tạp cần phục tráng chọn lọc lại. Trong những năm trước mắt có thể chọn lọc, mở rộng sản xuất những giống lúa xuất khẩu có sẵn ở ĐBSCL sau đây : ...[tải ebook để xem tiếp]

[EBOOK] KỸ THUẬT TRỒNG LÚA XUẤT KHẨU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, KS. NGÔ VĂN PHIẾU, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng lúa xuất khẩu, kỹ thuật trồng lúa chất lượng cao để xuất khẩu, kỹ thuật trồng lúa xuất khẩu ở đồng bằng sông cửu long, trồng lúa chất lượng cao

[EBOOK] KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA Ở HỘ NÔNG DÂN, PTS. NGUYỄN VĂN HOAN, NXB NÔNG NGHIỆP

Trong quan niệm cổ truyền của nghề trồng lúa ở đồng bằng và trung du Bắc bộ, khái niệm thâm canh được người nông dân hiểu là : làm đất kỹ, nếu để ảí càng tốt, đầu tư phân bón nhiểu nhằm có năng suất lúa cao hơn. Khái niệm này đúng trong quá khứ khi các giống lúa cũ cổ truyền cấy ở vụ mùa chủ yếu là các giống phản ứng ánh sáng ngày ngắn, các giống lúa chiêm đều là các giống địa phương, nhà nông để giống theo kiểu chọn bông lấy hạt đầu cối, giống lúa chậm thay đổi và nếu có được thay bằng giống khác thì cũng không khác nhiều so với các giống đã cấy ; mặt khác do các giống địa phương nên áp dụng cách để giống truyền thống (chọn bông, đập lấy hạt đầu cối) thì ở các thế hệ tiếp theo chất lượng hạt giống ổn định bởi thế yếu tố giống rất lu mờ trong quan niệm thâm canh của nông dân ta trước đây. Ở cách làm mạ cũng vậy, trải qua hàng ngàn năm cách làm mạ không mấy thay đổi, mật độ cấy được giữ nguvên. Trong hoàn cảnh như vậy thì thâm canh lúa chi còn là Vấn đề làm đất và bón phân.

Ngày nay với sự tiến bộ của công tác cải lượng giống cây trổng, các giống lúa mới với tiềm năng năng suất khác nhau, thời gian sinh trưởng đa dạng, tính chóng chịu sâu bệnh, rét, hạn, úng... khác biệt được đưa vào sản xuất với tốc độ nhanh thì khái niệm thâm canh lúa không chỉ là làm đất, bón phân nữa. Giờ đây chúng ta nói thâm canh lúa cần đồng bộ tiến hành các khâu sau đây:

1.    Sử dụng các giống lúa phù hợp với khí hậu của vùng và đất đai của gia đình trong một tổng thể hoà hợp.

2.    Sử dụng các giống có khả năng cho năng suất phù hợp với khả năng đầu tư của giạ đình và khả năng tưới tiêu ở địa phương.
 
3. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây lúa sinh trưởng, phát triển bao gồm các khâu:

-    Mạt tốt

-    Bố trí thời vụ thích hợp

-    Cấy đúng kỹ thuật

-    Bón phân đúng và đủ

-    Phòng trừ sâu bệnh kịp thời

Các vấn đề đã nêu trên được tập trung ở hai khâu chính là thâm canh mạ, thâm canh lúa cấy và thâm canh lúa gieo thẳng.

[EBOOK] KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA Ở HỘ NÔNG DÂN, PTS. NGUYỄN VĂN HOAN, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật thâm canh lúa nước, kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân, kỹ thuật cây lúa, kỹ thuật bón phân hợp lý cho lúa, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại lúa

[EBOOK] DỊCH HẠI CÂY TRỒNG, NGUYỄN VĂN THIỆU, CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ AGPPS

Áp dụng “3 giảm, 3 tăng” trên cây lúa (giảm giống, phân bón, thuốc BVTV; tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế) kết hợp sử dụng giống lúa xác nhận để gia tăng hiệu quả sản xuất và phòng chống rầy nâu.

[EBOOK] DỊCH HẠI CÂY TRỒNG, NGUYỄN VĂN THIỆU, CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ AGPPS

Quý bạn độc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, dịch hại cây trồng, “3 giảm, 3 tăng” trên cây lúa, giảm giống, giảm phân bón, giảm thuốc BVTV, tăng năng suất, tăng sản lượng, tăng hiệu quả kinh tế, sử dụng giống lúa xác nhận, phòng chống rầy nâu

[EBOOK] GIÁO TRÌNH BIỆN PHÁP SINH HỌC TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT, NGUYỄN VĂN ĐĨNH (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Bước sang thế kỷ XXI loài người càng nhận thức rõ ràng hơn với những thách thức về an ninh lương thực, ô nhiễm và sự nóng lên của trái đất, sự giảm sút đa dạng sinh học và an toàn lương thực thực phẩm. Trong sản xuất nông nghiệp cần áp dụng tốt hơn những tiến bộ về công nghệ sinh học và sinh thái tổng hợp.

Biện pháp sinh học, một biện pháp chủ lực trong quản lý dịch hại tổng hợp ngày càng được coi trọng hơn. Số liệu minh chứng rằng, hàng năm chi phí về về thuốc bảo vệ thực vật vào khoảng hơn 8,5 tỷ đô la Mỹ, là con số rất nhỏ so với tổng giá trị 400 tỷ đô la Mỹ của biện pháp sinh học (Van Lenteren, 2005). Điều này càng cho chúng ta thấy nguồn tài nguyên sinh vật là vô cùng phong phú thực sự chưa khai thác hết, thậm chí do hiểu biết chưa đầy đủ về các mối quan hệ trong sinh giới, con người đã vô tính huỷ hoại nguồn tài nguyên này, làm cho chúng ngày một cạn kiệt, rất nhiều loài thiên địch bị biến mất.

Biện pháp sinh học đã được con người sử dụng từ thế kỷ thứ 3, bắt đầu bằng việc dẫn dụ kiến để phòng trừ sâu hại cam quýt. Trong gần 2000 năm qua, biện pháp sinh học có rất nhiều thành tựu. Chỉ tính riêng hơn 100 năm lại đây, nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu sinh học và sinh thái học, đã có 2000 loài chân khớp thiên địch được giới thiệu và hiện nay có trên 150 loài ký sinh, bắt mồi và vi sinh vật đang được nuôi nhân thương mại để sử dụng trong các chương trình trong trừ dịch hại trên toàn thế giới. Với những ưu thế to lớn, trong tương lai chắc chắn biện pháp sinh học ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao kiến thức của sinh viên chuyên ngành Bảo vệ thực vật về nhóm sinh vật vô cùng quan trọng trong sinh giới, về thành phần, tầm quan trọng và các biện pháp nhằm duy trì cũng như nhân nuôi và ứng dụng chúng trong sản xuất nông nghiệp.

Thuật ngữ biện pháp sinh học là rất rộng. Trong bảo vệ thực vật các nhóm gây hại lại rất phong phú, chúng gồm côn trùng, cỏ dại, vi sinh vật... Giáo trình này đề cập nhiều hơn tới các nhóm côn trùng, virut, vi khuẩn và nấm gây hại côn trùng hại. Ngoài ra, mối quan hệ giữa các biện pháp nông học và biện pháp sinh học, các nhóm vi sinh vật đối kháng và tuyến trùng cũng được giới thiệu. Biện pháp sinh học sâu hại lúa là bài học điển hình về nghiên cứu và thành tựu trong thực tiễn hiện nay.

Giáo trình bao gồm 4 phần:

- Phần A: Mở đầu

o Chương I. Định nghĩa và nội dung: PGS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội

o Chương II. Lịch sử biện pháp sinh học: PGS.TS. Phạm Văn Lầm, Viện Bảo vệ thực vật và Nguyễn Văn Đĩnh, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội

- Phần B: Cơ sở khoa học của biện pháp sinh học

o Chương III. Cân bằng sinh học: PGS.TS. Phạm Bình Quyền, Đại học Quốc gia Hà Nội

o Chương IV. Một số thành tựu của Biện pháp sinh học: GS.TS. Hà Quang Hùng, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội o Chương V. Các biện pháp nông học và biện pháp sinh học: PGS.TS. Phạm Văn Lầm, Viện Bảo vệ thực vật.

- Phần C. Kẻ thù tự nhiên của dịch hại: Vai trò và Đặc điểm ứng dụng

o Chương VI. Các tác nhân gây bệnh côn trùng

■ Nhóm virút côn trùng: PGS.TS. Phạm Văn Lầm, Viện Bảo vệ thực vật

■ Nhóm vi khuẩn và nấm côn trùng: PGS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh, TS. Đỗ Tấn Dũng, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội

■ Nhóm vi khuấn và nấm đối kháng: TS. Đỗ Tấn Dũng, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội

■ Nhóm tuyến trùng: TS. Ngô Thị Xuyên, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội

o Chương VII. Nhóm côn trùng: PGS.TS. Phạm Văn Lầm, Viện Bảo vệ thực vật.

- Phần D. Nhân nuôi và sử dụng kẻ thù tự nhiên

o Chương VIII. Nhân nuôi và sử dụng kẻ thù tự nhiên: PGS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh và GS.TS. Hà Quang Hùng, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội

o Chương IX. Biện pháp sinh học sâu hại lúa: PGS. TS. Phạm Văn Lầm, Viện Bảo vệ thực vật.

Hình vẽ trang bìa và sắp xếp bản thảo giáo trình do KS Nguyễn Đức Tùng, Trường Đại học Nông nghiệp I thực hiện.

Cuối các phần có danh lục các tài liệu tham khảo chính, sinh viên có thể tra cứu để mở rộng hiểu biết của mình. Ngoài ra, sinh viên cần đọc thêm các tài liệu:

- DeBach, P., 1974. Biological control by natural enemies. Cambridge University Press, Cambridge: 323 pp.

- Driesche, R.G., & T.S. Bellows, 1996. Biological Control. Chapman & Hall, New York: 539 pp.

- Helle, W. & M.W. Sabelis eds. 1985. Spider mites. Their biology, natural enemies and control. 2 Vols., Elsevier, Amsterdam: 405, 458 pp.

- Huffaker, C.B. & P.S. Messenger eds. 1976. Theory and Practice of Biological Control. Academic Press, New York: 788 pp.

- Julien, M.H. ed. 1987. Biological control of weeds: a world catologue of agents and their target weeds. CAB International, Wallingford, Oxon: 150 pp.

- Lenteren J.C. van (ed) 2005. IOBC internet book of biological control. www.IOBC-Global.org

- Lenteren, J.C. van (ed.), 2003. Quality Control and Production of Biological Control Agents: Theory and Testing Procedures. CABI Publishing, Wallingford, UK: 327 pp.

- Hoàng Đức Nhuận 1979. Đấu tranh sinh học và ứng dụng. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 147 trang.

- Samuel S. Gnanamanickam, 2002. Biological control of crop diseases.

Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên và các đồng nghiệp. 

[EBOOK] GIÁO TRÌNH BIỆN PHÁP SINH HỌC TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT, NGUYỄN VĂN ĐĨNH (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật, ứng dụng côgn nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật, biện pháp sinh học, thiên địch, Cơ sở khoa học của biện pháp sinh học, Kẻ thù tự nhiên của dịch hại, Nhân nuôi và sử dụng kẻ thù tự nhiên, Biện pháp sinh học sâu hại lúa

[EBOOK] KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA TIÊN TIẾN, TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG - KHUYẾN NGƯ, SỞ NN&PTNT TỈNH QUẢNG NAM

Cây lúa (Oryza spp.) là một trong năm loại cây lương thực hàng đầu thế giới, cùng với ngô (Zea mays L.), lúa mì (Triticum sp.), sắn (Manihot esculenta Crantz) và khoai tây (Solanum tuberosum L.).

I. Đặc điểm thực vật học

Các giống lúa Việt Nam có những đặc điểm như chiều cao, thời gian sinh trưởng (dài hay ngắn), chịu thâm canh, chụi chua mặn, chống chụi sâu bệnh ... khác nhau. Song cây lúa Việt Nam đều có những đặc tính chung về hình thái, giải phẫu và đều có chung các bộ phận rễ, thân, lá bông và hạt.
 
Hình thái cây lúa
 
1. Rễ lúa
Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.

-    Thời kỳ mạ: Nếu mạ gieo thưa, rễ mạ có thể dài 5-6 cm. Tiêu chuẩn của mạ tốt là bộ rễ ngắn, nhiều rễ trắng.

-    Thời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng
 
-    Thời kỳ trỗ bông: Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ trỗ bông. Số lượng rễ có thể đạt tới 500 - 800 cái. Chiều dài rễ đạt 2- 3 km/ cây khi cây được trồng riêng trong chậu.

Trên đồng ruộng, phạm vi ra rễ chỉ ở những mắt gần lớp đất mặt (0 -20 cm là chính). Khi cấy lúa quá sâu (>5 cm), cây lúa sẽ tạo ra 2 tầng rễ, trong thời gian này cây lúa chậm phát triển giống như hiện tượng lúa bị bệnh ngẹt rễ. Cấy ở độ sâu thích hợp (3-5cm) sẽ khắc phục được hiện tượng trên.

Để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, cần làm cỏ sục bùn điều chỉnh lượng nước hợp lí, tạo điều kiện cho tầng đất vùng rễ thông thoáng, bộ rễ phát triển mạnh, cây lúa sinh trưởng tốt, chống chịu được sâu bệnh, nâng xuất cao.

2. Thân lúa

a. Hình thái
-    Thân gồm nhiều mắt và lóng. Trước thời kỳ lúa trỗ, thân lúa được bao bọc bởi bẹ lá.

-    Tổng số mắt trên thân chính bằng số lá trên thân cộng thêm 2. Chỉ vài lóng ở ngọn dài ra, số còn lại ngắn và dày đặc. Lóng trên cũng dài nhất. Một lóng dài hơn 5 mm được xem là lóng dài.

[EBOOK] KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA TIÊN TIẾN, TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG - KHUYẾN NGƯ, SỞ NN&PTNT TỈNH QUẢNG NAM

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cây lúa, kỹ thuật trồng lúa, kỹ thuật thâm canh cây lúa, kỹ thuật thâm canh lúa tiên tiến, sinh lý thực vật cây lúa, hình thái học cây lúa, giải phẩu cây lúa

[EBOOK] ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH, SỔ TAY PHỔ BIẾN KIẾN THỨC, NXB VĂN HOÁ DÂN TỘC

Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, đời sống người dân cũng đang ngày càng được nâng cao. Trong cơ chế thị trường, với sự cạnh tranh đầy nghiệt ngã, mỗi con người đều lựa chọn cho mình một cách làm giàu chính đáng. Đối với bà con nông dân, tài sản quý giá trong tay không có gì hơn ngoài những tấc đất, mảnh vườn, mẫu ruộng. Nhưng thực tế cho ta thấy nhiều người đã giàu lên nhanh chóng vì biết cách làm ăn, biết cách tận dụng một cách triệt để và sáng tạo những gì mà mình sẳn có. Có người dùng mảnh vườn của mình để trồng các loại cây ăn quả, có người áp dụng phương thức chăn nuôi kết họp VAC, lại có người chăn nuôi thú, chăn nuôi gia súc, gia cầm v.v... Tất cả những hình thức làm ăn kinh tế nêu trên đã phần nào cải thiện đáng kể đời sống của bà con nông dân trong suốt thời kỳ đã qua.

Nhằm đáp ứng mong muốn tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống ngày càng cao, càng phong phú đa dạng của bà con nông dân, chúng tôi mạnh dạn biên soạn bộ sách "LÀM GIÀU TỪ CHĂN NUÔI" gồm 2 phần: "LÀM GIÀU TỪ CHĂN NUÔI" và "ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH".

Ở phần II này của tập sách: "ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH" được chia làm hai phần:

Phần I: Phương pháp chăn nuôi cá- vịt - lúa.

Trong phần này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bà con những kiến thức cơ bản về phương pháp, đặc điểm cũng như những kết quả thu được từ việc áp dụng phương thức chăn nuôi cá - vịt - lúa vào điều kiện địa hình và điều kiện tự nhiên ở đất nước ta.

Phần II: Thức ăn để nuôi gà chóng lớn ở hộ gia đình.

Trong phần này, chúng tôi cung cấp cho bà con những hiểu biết cơ bản về thức ăn chăn nuôi gà để đạt hiệu quả kinh tế cao. Chẳng hạn như : Vai trò của thức ăn, giá trị dinh dưõng thức ăn, công thức phối trộn thức ăn, cách bảo quản thức ăn v...v...

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc thu thập tài liệu cũng như biên soạn cuốn sách làm sao cho bạn đọc dễ dàng tiếp thu, tiếp nhận. Song cuốn sách chắc chắn sẽ còn những thiếu sót. Chúng tôi rất mong bạn đọc đóng góp ý kiến để lần tái bản sau sẽ đáp ứng được đầy đủ hơn sự mong mỏi của bạn đọc gần xa.

[EBOOK] ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH, SỔ TAY PHỔ BIẾN KIẾN THỨC, NXB VĂN HOÁ DÂN TỘC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kinh tế nông hộ, kinh tế hộ gia đình, kinh tế nông nghiệp, kinh tế NN&PTNT, Phương pháp chăn nuôi cá- vịt - lúa, Thức ăn để nuôi gà chóng lớn ở hộ gia đình

[EBOOK] THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM: CẢI CÁCH ĐỂ HỘI NHẬP - CÁCH TIẾP CẬN CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG, TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH VÀ ĐINH TUẤN MINH, VIỆN NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH (VEPR), NXB HỒNG ĐỨC

Kể từ cuối thập niên 1980 đến nay, ngành lúa gạo của Việt Nam đã phát triển liên tục theo định hướng gia tăng sản lượng. Sự gia tăng này đã giúp Việt Nam không những đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn liên tục là một trong ba nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế' giới trong suốt một thập kỷ qua.

Tuy nhiên, sự mở rộng quy mô của ngành lúa gạo Việt Nam, thay vì được hồ hởi chào đón như trước đây, giờ lại trở thành mối lo lắng trong chính sách phát triển bền vững cho ngành lúa gạo, đặc biệt khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào thị trường quốc tế. Sản lượng lúa tăng không những không kèm theo sự cải thiện thu nhập của người nông dân, mà còn là nguy cơ khiến đất trồng bị thoái hoá và ô nhiễm môi trường tăng cao. Việc quá chú trọng đến tăng sản lượng dẫn đến chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam không cao, thị trường xuất khẩu tập trung vào phân đoạn gạo cấp thấp, kém đa dạng, và đặc biệt đang tập trung rất nhanh vào thị trường Trung Quốc. Khi những thị trường xuất khẩu này gặp khó khăn, sức ép giảm giá lập tức được tạo ra lên toàn bộ thị trường nội địa, gây thiệt hại cho các thành phần trong chuỗi sản xuất lúa gạo trong nước. Hơn nữa, xu hướng tự túc lúa gạo gần đây của các quốc gia nhập khẩu gạo, đi kèm với đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu của một số quốc gia như Campuchia và Ấn Độ cũng tạo ra áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt tới các quốc gia xuất khẩu, khiến Việt Nam cần phải suy xét lại định hướng lớn về đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu của toàn ngành.

Chúng tôi thấy rằng đã có sự đồng thuận chung trong giới hoạch định chính sách về vấn đề này. Đó là mong muốn ngành lúa gạo Việt Nam cần chuyển dịch sang sản xuất các loại gạo chất lượng cao hơn; đa dạng hoá các thị trường xuất khẩu; và cung ứng gạo chất lượng cao cho tiêu thụ trong nước. Vấn đề ở đây là làm thế' nào để đạt được những mục tiêu này? Chúng tôi cho rằng dù là giải pháp nào, để đạt được mục tiêu, thì đều phải dựa vào các lực lượng của thị trường. Chỉ có lực lượng thị trường mới có thể giúp cho các hoạt động sản xuất và tiêu thụ của ngành lúa gạo theo định hướng mới được bền vững. Điều chúng ta có thể làm là tìm được xu hướng mà các lực lượng thị trường sẽ định hình cấu trúc thị trường lúa gạo trong tương lai, và qua đó đưa ra các giải pháp để việc định hình này có thể diễn ra nhanh hơn.

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các đặc điểm cấu trúc thị trường lúa gạo Việt Nam trên cơ sở so sánh với các nước khác, qua đó xác định được tính hiệu quả và công bằng của cấu trúc thị trường hiện tại và ảnh hưởng của các đặc điểm cấu trúc thị trường đến quyền lợi của người sản xuất lúa gạo nhỏ. Đây là cơ sở để chúng tôi đưa ra các khuyến nghị cải cách cấu trúc thị trường trong tương lai, hướng tới việc nâng cao hiệu quả chung của toàn bộ chuỗi giá trị và đem lại vị thế công bằng hơn cho người sản xuất nhỏ trong chuỗi giá trị này.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, chúng tôi sẽ dựa trên lý thuyết về cấu trúc - hành vi - kết quả (SCP) trong lý thuyết ngành. Cụ thể chúng tôi phân thị trường lúa gạo thành 2 phân đoạn: phân đoạn mua bán lúa để xay xát và phân đoạn mua bán gạo để tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu. Tại mỗi phân đoạn chúng tôi sẽ xác định các đặc điểm cấu trúc thị trường. Đó là các chủ thể tham gia, chức năng và vị thế ảnh hưởng của mỗi chủ thể, khả năng lựa chọn chiến lược tham gia của mỗi chủ thể, lợi ích và chi phí gắn với mỗi lựa chọn chiến lược.

Về nghiên cứu thực nghiệm, trước tiên chúng tôi tiến hành so sánh cấu trúc thị trường lúa gạo của Việt Nam với hai nước Thái Lan và Ấn Độ dựa trên các nghiên cứu của các đồng nghiệp khác. Trên cơ sở những phát hiện khi so sánh cấu trúc thị trường lúa gạo của Việt Nam với của Ấn Độ và Thái Lan, chúng tôi xây dựng một số giả thuyết về hành vi của các chủ thể trong cấu trúc thị trường lúa gạo Việt Nam, phỏng đoán các kết quả của thị trường khi có các thay đổi về các đặc điểm cấu trúc thị trường và thực hiện quá trình thực địa phỏng vấn sâu ở hai tỉnh An Giang và Cần Thơ. Căn cứ vào kết quả phỏng vấn sâu cộng với một số giả thiết phụ trợ, chúng tôi đưa ra những kết luận về xu hướng điều chỉnh cấu trúc thị trường lúa gạo tại ĐBSCL trong tương lai.

Do giới hạn về mặt thời gian, nguồn lực, cũng như tính khai mở của nghiên cứu, nghiên cứu này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, nhóm nghiên cứu mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản biện, đề xuất về phương pháp để cải thiện trong những nghiên cứu sâu hơn về đề tài này về sau.

[EBOOK] THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM: CẢI CÁCH ĐỂ HỘI NHẬP - CÁCH TIẾP CẬN CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG, TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH VÀ ĐINH TUẤN MINH, VIỆN NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH (VEPR), NXB HỒNG ĐỨC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cây lúa, lúa gạo, thị trường lúa gạo Việt Nam, cải cách thị trường lúa gạo để hội nhập, cách tiếp cận cấu trúc thị trường lúa gạo, cấu trúc thị trường lúa gạo

[EBOOK] LỊCH SỬ TRỒNG LÚA VIỆT NAM, TS. TRẦN VĂN ĐẠT, NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Từ thời đại lập quốc đến ngày nay, dân tộc Việt trường tồn là nhờ lúa gạo. Thực vậy, câu tục ngữ „Sống vì gạo, bạo vì tiền đã nói lên hai nhu cầu thiết yếu trong nền kinh tế. Xưa kia, giống lúa là các giống cổ truyền, loại ‘rơm nhiều thóc ít’. Lúc đó dân số không đông thế mà đã xảy ra nhiều nạn đói. Ngày nay, với đô thị hóa, diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp nên phải tăng năng suất trên diện tích canh tác.

Với sự biến đổi khí hậu do khí nhà kính gây nên, nhiều hệ sinh thái sẽ bị biến đổi: nơi này cường độ khô nóng kéo dài hơn, nơi kia nước mặn sẽ xâm nhập sớm hơn, sâu hơn và cao hơn với nhiều vùng đất thấp bị ngập. Như vậy, cây lúa cũng phải có giống thích nghi với các điều kiện sinh thái khác: cần giống thích nghi với nước sâu, cần giống lúa kháng hạn hơn, ít nhu cầu về nước hơn. Tóm lại, vẫn còn nhiều thách thức về lúa gạo trước mắt.

Điều này đòi hỏi các nhà nông học phải lai tạo các giống mới thích nghi với các điều kiện sinh thái khác. Với công nghệ di truyền ngày càng tinh vi, khoa học đã khảo cứu bản đồ genome của cây lúa và từ đó biết tính chất của mỗi gen trong tế bào cây lúa, kéo theo triễn vọng lai giống với ít bất trắc hơn, nhanh chóng hơn. Nếu không có các giống lúa „rơm ít, thóc nhiều như ngày nay thì nhân loại đã phải chịu đựng những nạn đói khủng khiếp.

Tôi đã gặp tác giả lúc còn làm việc ở Phi châu, cùng đi thăm các ruộng lúa và cũng có gặp tác giả ở Rome, lúc Tiến sĩ Đạt làm việc tại cơ quan Lương Nông Quốc Tế. Ở cương vị sau này, tác giả đã đi nhiều nơi trên thế giới nên đã tiếp xúc được nhiều nguồn tư liệu về lúa trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiện nay, tác giả về hưu, nhưng vẫn muốn cống hiến những gì thu thập trong đời mình, thực là một việc văn hoá thiết thực và bổ ích. Bổ ích vì truyền lại các tri thức cho thế hệ tiếp nối; thiết thực vì lúa gạo là lương thực chủ chốt con người Á đông. Sách này dẫn chứng nhiều tài liệu, nhiều hình ảnh nên rất phong phú và đóng góp các kiến thức tích lũy trong cuộc đời chuyên viên.

Xin trân trọng giới thiệu với độc giả bốn phương một quyển sách rất giá trị.

[EBOOK] LỊCH SỬ TRỒNG LÚA VIỆT NAM, TS. TRẦN VĂN ĐẠT, NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cây lúa, lịch sử cây lúa, lịch sử trồng lúa, lịch sử trồng lúa VIệt Nam, văn hoá trồng lúa nước Việt Nam, lịch sử cây lúa nước

[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỪ RẦY NÂU TRUYỀN BỆNH VÀNG LÙN, LÙN XOẮN LÁ HẠI LÚA, NHIỀU TÁC GIẢ, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Rầy nâu và dịch vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL) đang bùng phát mạnh khắp các tỉnh phía Nam, đe dọa trực tiếp đến lúa Đông Xuân (ĐX) 2006-2007 và có thể các vụ lúa tiếp theo.

Nếu không tích cực phòng trừ một cách quyết liệt và đổng bộ thì vụ ĐX này có thể bị mất mùa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia, đến đời sống hàng triệu nông dân nghèo, làm gia tăng tỷ lệ hộ nghèo và phát sinh nhiều vấn đề xã hội khác.

Để giúp bà con nông dân, cán bộ lãnh đạo, cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật nắm vững về dịch hại này và các giải pháp đồng bộ để phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trong tình hình cấp bách hiện nay, Ban Chỉ đạo phòng trừ rầy nâu - VL - LXL, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã tập hợp ý kiến của các nhà khoa học biên soạn quyển “Sổ tay hướng dẫn phòng trừ rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa”.

Đây là tài liệu được phát hành chính thức của Bộ Nông nghiệp và PTNT nhằm phục vụ công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn, tổ chức chỉ đạo phòng trừ dập dịch rầy nâu truyền bệnh VL-LXLhại lúa.

Rất mong được sự hưởng ứng tích cực của bà con nông dân, cán bộ và toàn bộ hệ thống chính trị vào việc phòng chống rầy nâu, bệnh VL-LXL một cách quyết liệt để đạt hiệu quả cao, bảo vệ thành công vụ lúa ĐX 2006-2007 và các vụ lúa tiếp theo.

[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỪ RẦY NÂU TRUYỀN BỆNH VÀNG LÙN, LÙN XOẮN LÁ HẠI LÚA, NHIỀU TÁC GIẢ, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, sổ tay phòng trừ rầy nâu, phòng trừ rầy nâu, rầy nâu truyền bệnh, rầy nâu hại lúa, phòng bệnh vàng lùn lùn xoắn lá, quản lý rầy nâu hại lúa

[EBOOK] KỸ THUẬT PHƠI VÀ BẢO QUẢN KÍN LÚA GIỐNG, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP

Sổ tay "Kỹ thuật phơi và bảo quản kín lúa giống" là sản phẩm của một trong những hoạt động của chiến dịch truyền thông sau thu hoạch chi phi thấp cho đối tượng nông dân nghèo, phụ nữ và dân tộc thiểu số tại Đồng bằng sông Cửu Long được Hợp phần xử lý sau thu hoạch (PHHC) thuộc Chương trình Hỗ trợ ngành nông nghiệp Việt Nam (ASPS) do Tổ chức Hỗ trợ và Phát triển quốc tế của Đan Mạch (DANIDA) tài trợ nhằm góp phần giảm thiểu những thất thoát sau thu hoạch lúa, ngô, đậu đỗ...

Mục đích của cuốn sổ tay này là hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân với các thông tin được trình bày đơn giản, rõ ràng, hết sức cụ thể và nhiều hình ảnh để bạn đọc dễ hiểu, làm đúng kỹ thuật và làm giàu thêm kinh nghiệm về công nghệ sau thu hoạch.

Đây là lần xuất bản đầu tiên, do vậy cuốn sách không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vụ Khoa học & Công nghệ (Bộ Nông nghiệp và PTNT), Hợp phần xử lý sau thu hoạch mong được sự góp ý của đông đảo bạn đọc để cuốn sách có chất lượng tốt hơn trong lần tái bản sau.

[EBOOK] KỸ THUẬT PHƠI VÀ BẢO QUẢN KÍN LÚA GIỐNG, NHIỀU TÁC GIẢ, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, bảo quản nông sản, bảo quản sau thu hoạch, kỹ thuật phơi lúa giống, kỹ thuật bảo quản kín lúa giống, bảo quản kín lúa giống, bảo quản sau thu hoạch lúa giống

[EBOOK] KỸ THUẬT BẢO QUẢN LÚA THƯƠNG PHẨM, TS. TRẦN THỊ MAI VÀ VŨ ĐỨC HƯNG, NXB NÔNG NGHIỆP

Sổ tay "Kỹ thuật bảo quản lúa thương phẩm" là sản phẩm của một trong những hoạt động của chiến dịch truyền thông sau thu hoạch chi phí thấp cho đối tượng nông dân nghèo, phụ nữ và dân tộc thiểu sổ tại Đồng bằng sông Cửu Long được Hợp phần xử lý sau thu hoạch (PHHC) thuộc Chương trình Hỗ trợ ngành nông nghiệp Việt Nam (ASPS) do Tổ chức Hỗ trợ và Phát triển quốc tế của Đan Mạch (DANIDA) tài trợ nhằm góp phần giảm thiểu những thất thoát sau thu hoạch lúa, ngô, đậu đỗ...

Mục đích của cuốn sổ tay này là hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân vứoi các thông tin được trình bày đơn giản, rõ ràng, hết sức cụ thể và nhiều hình ảnh để bạn đọc dễ hiểu, làm đúng kỹ thuật và làm giàu thêm kinh nghiệm về công nghệ sau thu hoạch.

Đây là lần xuất bản đầu tiên, do vậy cuốn sách không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vụ Khoa học & Công nghệ (Bộ Nông nghiệp và PTNT), Hợp phần xử lý sau thu hoạch mong được sự góp ý của đông đảo bạn đọc để cuốn sách có chất lượng tốt hơn trong lần tái bản sau.

[EBOOK] KỸ THUẬT BẢO QUẢN LÚA THƯƠNG PHẨM, TS. TRẦN THỊ MAI VÀ VŨ ĐỨC HƯNG, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật bảo quản lúa thương phẩm, bảo quản lúa thương phẩm, bảo quản sau thu hoạch lúa thương phẩm, giảm thất thoát sau thu hoạch, bảo quản nông sản