Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

[EBOOK] TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP, DƯỢC LIỆU VÀ ĐẶC SẢN DƯỚI TÁN RỪNG, CỤC KHUYẾN NÔNG VÀ KHUYẾN LÂM, NXB NÔNG NGHIỆP

Cuốn sách nhằm giới thiệu kỹ thuật nuôi trồng các loài cây ngoài gỗ dưới tán rừng để tạo ra sản phẩm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi rừng.


[EBOOK] TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP, DƯỢC LIỆU VÀ ĐẶC SẢN DƯỚI TÁN RỪNG, CỤC KHUYẾN NÔNG VÀ KHUYẾN LÂM, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng cây nông nghiệp dưới tán rừng, kỹ thuật trồng cây dược liệu dưới tán rừng, kỹ thuật trồng cây đặc sản dưới tán rừng

[EBOOK] TRỒNG CÂY CẢNH TRONG NHÀ, G. GORCHINSKY VÀ G. IACOVLEV (BIÊN DỊCH: LÊ THANH HƯƠNG), NXB PHỤ NỮ

CHĂM SÓC CÂY CẢNH TRỒNG TRONG NHÀ


CÁCH GỌI TÊN CÂY


Từ thời xa xưa, khi tiếp xúc với cây cối trong thiên nhiên, con người gọi tên chúng bằng tiếng mẹ đẻ theo sự hình dung và hiểu biết của mình. Vì vậy, ở nhiều địa phương, nhiều đất nước và dân tộc khác nhau một loại cây lại mang những tên gọi khác nhau. Vài thế kỷ trước đây nảy sinh nhu cầu gắn cho cùng những giống cây giống nhau một tên gọi chung, duy nhất và mọi người đầu hiểu. Năm 1753, nhà bác học Thụy Điển K. Linnei đề xuất ý kiến gọi mỗi giống cây bằng hai từ tiếng Latinh. Từ đầu tiên chỉ loài và từ thứ hai chỉ đặc điểm giống. Trong mỗi loài có thể có nhiều giống và mỗi giống phải có đặc điểm riêng, không lặp lại ở giống khác. Sau mỗi tên gọi Latinh của cây thường ghi cả tên tác giả (phần lớn dưới dạng viết tắt). Chẳng hạn, chữ L chỉ ra rằng chính K. Linnei là tác giả của tên gọi đó.


Các loài cây quy về các họ, và các họ tập hợp thành các bậc v.v... Nguyên tắc của các tập hợp đó khác nhau.


Không có quy định nghiêm ngặt về việc gọi tên cây trong các thứ tiếng. Trong trường hợp loại cây nào được nhiều người biết đến thì có thể sử dụng các tên gọi đời thường để gọi tên chúng. Đôi khi, để tên gọi chính xác hơn, có thể bổ sung thêm đặc điểm giống. Có giống người ta không tìm được cho nó một cái tên riêng thích hợp, đành phiên âm từ tiếng Latinh.


[EBOOK] TRỒNG CÂY CẢNH TRONG NHÀ, G. GORCHINSKY VÀ G. IACOVLEV (BIÊN DỊCH: LÊ THANH HƯƠNG), NXB PHỤ NỮ


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, trồng cây cảnh trong nhà, kỹ thuật trồng cây cảnh trong nhà, kỹ thuật trồng cây cảnh trong nhà, các loại cây cảnh trong nhà

[EBOOK] TỔ CHỨC CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG, NGUYỄN DUY THIỆN, NXB XÂY DỰNG

Cuốn sách "Tổ chức công trường xây dựng" cung cấp các kiến thức cơ bản về phương pháp tổ chức, bố trí mặt bằng để thi công một công trình xây dựng, ngoài ra nó còn thông tin cho người đọc những tiến bộ kĩ thuật về thi công xây dựng, tổ chức khoa học lao động, lập kế hoạch tiến độ thi công..., và những vấn đề đặt ra hàng ngày trên công trường của một người chỉ huy thi công.


Nội dung sách gồm 8 chương:


Chương 1: Xây dựng nhà và công trình công cộng - Vấn đề tổ chức xí nghiệp.


Chương 2: Những nghiên cứu sơ bộ để mở công trường.


Chương 3: Bố trí chung mặt bằng công trường.


Chương 4: Bố trí các thiết bị chính.


Chương 5: Tư tưởng chủ đạo trong tổ chức lao động.


Chương 6: Sự phối hợp các công trường.


Chương 7: Kiểm tra công trường.


Chương 8: Tổ chức công việc.


Cuốn sách này nhằm vào các đối tượng: sinh viên theo học ngành thi công công trình ở các trường Đại học Xây dựng, Đại học Thủy Lợi, Đại học Giao thông Vận tải..., các kĩ sư cán bộ kĩ thuật thiết kế và thi công các công trình xây dựng.


Ngoài ra, có thể làm tài liệu tham khảo ở các trường Trung học, Cao đẳng có đào tạo chuyên ngành xây dựng.


Do đặc điểm xây dựng ở mỗi công trường có một đặc thù riêng, nên những nguyên tắc nêu trong cuốn sách về mặt tổ chức có thể vận dụng một cách linh hoạt mà có lợi cho từng công trường, từng nơi để giải quyết thích hợp và hiệu quả nhất cho mọi công tác.


Tác giả mong muốn cuốn sách này đến với độc giả là một tài liệu tham khảo có ích góp phần vào việc tổ chức công trường xây dựng được tốt hơn - Một lĩnh vực thực sự là vừa rộng, vừa khó.


Mong bạn đọc phê bình, góp ý cho cuốn sách này.


[EBOOK] TỔ CHỨC CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG, NGUYỄN DUY THIỆN, NXB XÂY DỰNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Tổ chức công trường xây dựng,  Xây dựng nhà và công trình công cộng - Vấn đề tổ chức xí nghiệp, Những nghiên cứu sơ bộ để mở công trường, Bố trí chung mặt bằng công trường, Bố trí các thiết bị chính, Tư tưởng chủ đạo trong tổ chức lao động, Sự phối hợp các công trường, Kiểm tra công trường, Tổ chức công việc

[EBOOK] THÚ RỪNG - MAMMALIA VIỆT NAM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC SINH THÁI MỘT SỐ LOÀI, ĐẶNG HUY HUỲNH (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

Thú - Mammalia - là một nguồn tài nguyên thiên thiên quý giá của các quốc gia và các vùng lãnh thổ, có vai trò quan trọng đối với đời sống con người và môi trường sinh thái. Từ lâu đời, con người đã biết khai thác sử dụng các loài thú để phục vụ cho đời sống hàng ngày. Chúng là nguồn cung cấp thực phẩm, nhiều sản phẩm quý giá như: sừng (tê giác, ngà voi, mật rắn, xương hổ v,v... ). Thú là nguồn gốc của nhiều loài gia súc đang được con người nuôi dưỡng.


Ở Việt Nam các sản vật của các loài thú cũng đã được sử dụng từ lâu. Các nhà bác học trong các triều đại phong kiến cũng đã thống kê nguồn lợi thú rừng phổ biến và giá trị sử dụng của chúng.


Nghiên cứu về thú ở nước ta thực sự được bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX bởi các nhà khoa học tự nhiên nước ngoài, nữa sau thế kỷ XX từ 1955 đến 1975 nghiên cứu thú ở miền Bắc được thực hiện chủ yếu bởi các nhà khoa học Việt Nam, ở miền Nam được thực hiện chủ yếu bởi các nhà khoa học Mỹ. Sau 1975 đất nước thống nhất, nghiên cứu thú được thực hiện rộng khắp trên cả nước chủ yếu bởi các nhà khoa học Việt Nam, có kết hợp với các nhà khoa học các nước và các tổ chức Quốc tế.


Các công trình mang ý nghĩa tổng kết tiêu biểu cho các thời kỳ này đáng kể là: Osgood W.H. (1932) đã ghi nhận 172 loài và phân loài thú có ở Đông Dương và Việt Nam; Van Peenen P. F. D., P . F. Ryan, R. H. Light (1969) ghi nhận 151 loài ở miền Nam Việt Nam; Đào Văn Tiến (1985) đã công bố 129 loài và phân loài, bằng những vật mẫu thu được trong những đợt điều tra khảo sát động vật nói chung, thú rừng nói riêng trong thời gian từ 1957 đến 1971 ở 12 tỉnh miền Bắc Việt Nam, tác giả đồng thời cũng phân tích quan hệ động vật - địa lý học, độ phong phú, chỉ số mật độ, đánh giá ái tính của khu hệ thú các địa phương. Ngoài ra còn các công trình nghiên cứu (trong nhóm thú riêng lẻ như: Lê Hiền Hào (1973) chuyên khảo về "Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam" tập 1 đã mô tả nhiều loài thú có giá kinh tế. Cao Văn Sung, Đặng Huy Huỳnh, Bùi Kính (1980) nghiên cứu "Những loài gậm nhấm ở Việt Nam" đã xác định được 55 loài; Phạm Trọng Anh (1982) nghiên cứu các loài thú ăn thịt (Carnivora) miền Bắc Việt Nam. Đặng Huy Huỳnh (1966) nghiên cứu các loài thú móng guốc đã xác định bộ Móng guốc ngón lẻ (Perissodactyla) có 1 loài, bộ Móng guốc ngón chẵn (Artiodactyla) có 16 loài; Phí Mạnh Hồng (2001) công bố chuyên khảo Dơi Việt Nam và vai trò của chúng trong kinh tế và sản xuất nông nghiệp đã thống kê được 95 loài dơi. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài thú ở các vùng các địa phương.


Trên cơ sở các tài liệu đã công bố và các tư liệu điều tra khảo sát trên khắp các vùng của đất nước, năm 1994 Đặng Huy Huỳnh. Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm Trọng Ảnh, Hoàng Minh Khiên đã công bố Danh lục thú Việt Nam gần 223 loài thuộc 12 bộ, 37 họ. Năm 2000, Lê Vũ Khôi công bố Danh lục thú Việt Nam gồm 14 bộ, 40 họ, 289 loài và phân loài.


Từ năm 1990 đến nay nhiều loài thú mới ở Việt Nam đã được phát hiện, đóng góp nhiều loài mới cho thế giới và nhiều loài mới bổ sung cho khu hệ thú Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về thứ đã được thực hiện ở hầu khắp các vùng rừng núi và hải đảo. Đồng thời với việc nghiên cứu khu hệ là những nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài, đánh giá mật độ và trữ lượng, quy trình nhân nuôi phục vụ cho công tác bảo tồn phục hồi và phát triển nguồn lợi thú hoang dã quý hiếm ở Việt Nam.


Hơn một thế kỷ qua, cho đến nay có thể nói rằng Khu hệ thú Việt Nam đã được các nhà khoa học trong nước và nước ngoài đi sâu nghiên cứu góp phần làm cơ sở khoa học cho việc hoàn thành soạn thảo một số bộ thú trong bộ sách Động vật chí Việt Nam.


Được sự giúp đỡ và tài trợ kinh phí của Trung tâm Thông tin Tư liệu, của Viện sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tập thể các cán bộ nghiên cứu về thú của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, tập hợp các tài liệu đã được công bố ở trong nước và nước ngoài, tư liệu của các đồng nghiệp, biên soạn chuyên khảo: Thú (Mammalia) Việt Nam - Hình thái và sinh học, sinh thái một số loài, nhằm cung cấp thêm những tư liệu góp phần cho việc nghiên cứu thú Việt Nam ngày càng hoàn chỉnh.


Chuyên khảo được biên soạn thành 3 tập, do thời gian có hạn, tập 1 chắc chắn sẽ chưa thật đầy đủ và còn nhiều thiếu sót, các tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quí báu của đồng nghiệp và bạn đọc để bổ sung, sửa chữa hoàn chỉnh tập 1 và tiếp tục biên soạn tập 2, 3 trong thời gian tới.


[EBOOK] THÚ RỪNG - MAMMALIA VIỆT NAM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC SINH THÁI MỘT SỐ LOÀI, ĐẶNG HUY HUỲNH (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ


Quý bạn đọ có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Thú (Mammalia) Việt Nam, Hình thái Thú (Mammalia) Việt Nam, sinh học Thú (Mammalia) Việt Nam, sinh thái một số loài Thú (Mammalia) Việt Nam, Danh lục thú Việt Nam

[EBOOK] TRỒNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC, TS. ĐINH VĂN BÌNH VÀ THS. NGUYỄN THỊ MÙI, NXB VĂN HÓA DÂN TỘC

Chăn nuôi đại gia súc là một lợi thế so sánh của vùng miền núi nước ta. Để phát triển chăn nuôi, cùng với công tác cải tạo giống gia súc và áp dụng kỹ thuật chăn nuôi mới thì việc giải quyết thức ăn gia súc, trong đó có vấn đề cây thức ăn gia súc cho động vât ăn cỏ (trâu, bò, dê..,) là rất quang trọng.


Hiện nay các hộ gia đình đã được giao đất lâu dài và ổn định, nên việc chăn thả gia súc tự do ngày càng khó khăn, để giải quyết mâu thuẫn giữa mở rộng chăn nuôi với thu hẹp nơi chăn thả thì việc trồng cây thúc ăn gia súc ở mỗi hộ gia đình được đặt ra rất cấp thiết. Ngoài việc trồng các cây thức ăn gia súc với phương thức xen canh, luân canh còn có ý nghĩa to lớn để phòng chống xói mòn và cải tạo đất trong hệ thống sản xuất nông lâm nghiệp bền vững trên đất dốc.

[EBOOK] TRỒNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC, TS. ĐINH VĂN BÌNH VÀ THS. NGUYỄN THỊ MÙI, NXB VĂN HÓA DÂN TỘC


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, trồng cây thức ăn gia súc, kỹ thuật trồng cây thức ăn gia súc, kỹ thuật trồng cỏ nuôi trâu bò dê, phương pháp chế biến cỏ cho gia súc

[EBOOK] TRỒNG BÈO DÂU Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM, PTS. NGÔ KẾ SƯƠNG VÀ PTS. PHẠM VĂN BIÊN, NXB TP. HỒ CHÍ MINH


Cây bèo dâu từ lâu đã là nguồn phân xanh quan trọng cho đồng ruộng ở miền Bắc. Hiện nay đã có tới hàng chục vạn hecta bèo dâu được nhân thả ở nhiều nơi. Thái Bình là tỉnh đạt năng suất bình quân toàn tỉnh 5 tấn/ha trong nhiều năm cũng chính là nơi có kỹ thuật trồng bèo dâu cao.


Nhiều nước trên thế giới đã khẳng định giá trị to lớn của cây bèo dâu trong việc nâng cao năng suất câỵ trồng. Người ta nhận thấy hằng năm tổng số đạm mà bèo cố định được khoảng 80kg trên mỗi hecta, trong đó cây lúa trực tiếp sử dụng làm thức ăn chiếm đến 80% số đạm cố định được của bèo.


Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) cũng cho thấy trồng bèo dâu để bón ruộng đã nâng năng suất lúa tăng 4 tấn/ha/năm.


Ngoài ra, trồng bèo dâu trong ruộng lúa còn hạn chế sự phát triển của cỏ dại.


Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang có xu hướng đưa bèo dâu vào thành phần thức ăn cho gia súc, vì ở bèo có hàm lượng đạm và vitamin khá cao.


Do khả năng to lớn của bèo dâu, nên việc phổ biến kỹ thuật trồng và chăm sóc bèo dâu trong cả nước, nhất là ở các tỉnh miền Nam, là cần thiết.


Hội nghị về "cây họ Đậu và bèo dâu" ở các tỉnh phía Nam họp vào tháng 5/1980 tại thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định "với điều kiện khí hậu và thời tiết các tỉnh phía Nam có thể nuôi trồng bèo dâu quanh năm, nếu có đủ nước ngọt và được cung cấp đầy đủ phân lân".


Với lòng mong muốn giúp bạn đọc tìm hiểu về sinh học, cách sản xuất đạt năng suất cao, khả năng sử dụng trong trồng trọt và chăn nuôi của bèo dâu, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu cùng bạn đọc cuốn "Trồng bèo dâu ở các tỉnh phía Nam" của phó tiến sĩ Ngô Kế Sương và phó tiến sĩ phạm Văn Biên.

Rất mong được bạn đọc đóng góp ý kiến.


[EBOOK] TRỒNG BÈO DÂU Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM, PTS. NGÔ KẾ SƯƠNG VÀ PTS. PHẠM VĂN BIÊN, NXB TP. HỒ CHÍ MINH


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, trồng bèo dâu ở các tỉnh phía Nam, kỹ thuật trồng bèo dâu, trồng và chăm sóc bèo dâu, sinh học cây bèo dâu, cách sản xuất bèo dâu đạt năng suất cao, khả năng sử dụng trong trồng trọt và chăn nuôi của bèo dâu

[EBOOK] TÌM HIỂU VỀ KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HỒ TIÊU, PGS. TS. PHAN QUỐC SỦNG, NXB NÔNG NGHIỆP

Cây hồ tiêu (Piper nigrum).

Thuộc Họ Hồ tiêu – Piperaceae

Thuộc Bộ Hồ tiêu - Piperales

Các vùng trồng hồ tiêu tại Việt Nam:

Nguồn gốc: Ở Việt Nam, đến thế kỷ XVII mới được đưa vào trồng (Chevalier, 1925). Đến cuối thế kỷ XIX, hồ tiêu được trồng với diện tích tương đối khá ở Phú Quốc, Hòn Chồng và Hà Tiên (Kiên Giang), chủ yếu do người Hoa gốc ở đảo Hải Nam di cư, lập nghiệp tại đây. Đầu thế kỷ XX, cây tiêu theo chân các chủ đồn điền người Pháp phát triển lên Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Trị và Quảng Nam; cây tiêu chỉ mới được phát triển nhiều ở Đồng Nai, Tây Nguyên sau năm 1975.

Năng suất bình quân của các giống tiêu: 2,35-3,80 tấn/ha

Diện tích trồng hồ tiêu : 52.171 ha/năm (năm 2011)

Sản lượng hồ tiêu gần như không thay đổi từ năm 2006-2011: 105.000 tấn/năm

[EBOOK] TÌM HIỂU VỀ KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HỒ TIÊU, PGS. TS. PHAN QUỐC SỦNG, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng hồ tiêu, tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc hồ tiêu, trồng và chăm sóc hồ tiêu, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây hồ tiêu

[EBOOK] THÚ CHƠI MAI CỦA NGƯỜI XƯA, VIỆT CHƯƠNG VÀ KS. NGUYỄN VIỆT THÁI, NXB MỸ THUẬT


Từ xưa đến nay, Tết Nguyên Đán đối với người Việt mình là ngày lễ lớn nhất trong năm. Ngày Tết được coi là ngày thiêng liêng nhất, lại trùng với mùa hoa mai nở, nên hoa mai từ lâu được coi là biểu tượng Tết cổ truyền của người dân Nam Bộ, cũng giống như hoa Đào là biểu tượng ngày Tết của đồng bào ngoài Bắc.


Sắc vàng tươi tắn của hoa mai đã góp phần làm tăng thêm ý nghĩa đậm đà của ngày Tết, đồng thời với màu vàng thân thương đó cũng mang lại cho mọi người, mọi nhà niềm hạnh phúc, nhiều niềm tin yêu hơn về cuộc sống trong tương lai.


Tết đến, dù giàu hay nghèo, dù sang hay hèn ai ai cũng đều có chung một điều mơ ước thiết tha là mong đất nước được thanh bình, nhà nhà được ấm no hạnh phúc, gặp muôn vàn thuận lợi từ sức khoẻ đến mọi công việc mưu sinh.


Vì vậy, ngay từ giờ phút đầu tiên làm lễ đón giao thừa chào mừng năm mới, nếu trong nhà may mắn có cây mai đơm hoa rực rỡ thì mọi người đều mừng, coi đó là điềm lành báu trước những ước mơ của mình sẽ có nhiều hy vọng biến thành hiện thực.


Điều đó gần như là một tập tục, hễ Tết đến thì nhà nào cũng có sự hiện diện của một vài cây mai với dáng thế đẹp và nhiều hoa trưng bày trong phòng khách. Nếu không, thì cũng có một bình hoa mai rực rỡ sắc vàng, màu của hạnh phức và thịnh vượng, đặt chưng cúng trên bàn thờ Ông Vải.


Do đó nên xưa nay vẫn như nhà nào ở... vùng đất phương Nam, nhất là tại các tỉnh thành thuộc đồng bằng sông Cửu Long đều có trồng mai, không ít thì nhiều...


Ngay vào thời buổi cây mai chưa được coi là một thứ "hàng hóa" như ngày nay, có thể bán, mua như các món hàng hóa khác trên thị trường, thì ngày xưa, ông bà ta vẫn thích thú với việc trồng mai, nếu đất nhà có hẹp thì trồng vào chậu Kiểng.


Ngày xưa, ông bà mình trồng mai, cũng không khác mấy với cách trồng của chúng ta ngày nay. Đó là điều dễ hiểu vì chúng ta đã thừa hưởng được những kinh nghiệm và kỹ thuật trồng trọt quý giá của các đời cha ông trước đây truyền lại, có điều... vì vô tâm nên không hay biết mà thôi! Nhà nào có sân vườn tược rộng rãi mà lại bận rộn không có thì giờ để tưới bón chăm sóc thì trồng mai với số lượng nhiều đôi ba chục cây vào chổ đất... đầu thừa đuôi thẹo, mặc cho mai tự sống như... cây rừng. Đến rằm tháng chạp mới ra lặt lá mai, và Tết đến ra lựa những cành nhiều hoa về chưng cúng. Còn với những ai có đời sống sung túc, dư ăn thừa để lại có nhiều thì giờ nhàn rỗi thì bứng mai trồng vào chậu kiểng để tiện chăm sóc và trổ tài uốn sữa thành kiểng thế, lấy đó làm thú tiêu sầu giải muộn, vui vẻ tuổi già.


Thực ra, trồng mai ngoài việc dùng hoa để chưng cúng trong ngày Tết, với con mắt của người biết thưởng thức, với con mắt nhà nghề của các nghệ nhân hoa kiểng xưa, nó cũng có vẻ đẹp đặc trưng riêng, tìm hiểu càng sâu càng thấy thích...

Vẻ đẹp dễ thấy nhất ở cây mai là thân gầy và cành nhánh lại mềm mại, ẻo lả như dáng điệu của người con gái hiền hậu nhu mì. Vì vậy mới có câu: “Vô nữ bất thành mai" nên uốn sửa mai theo thế "mai nữ" xưa nay ai cũng công nhận là đúng cách, là xứng hợp.


Với cây mai ở trong thời kỳ còn sung sức thì cành nhánh vừa thanh tú vừa uyển chuyển linh động, tán lá xanh tươi. Đến mùa hoa nở, cành nào cũng chi chít những hoa, chứng tỏ cây đang ở giai đoạn căng tràn nhựa sống.


Còn đối với cây mai đã già, vẻ đẹp của nó càng được tôn lên nhiều lần, giá trị không kém gì tùng, bách, cần thăng, kim quít,... Ở cây mai già, đoạn gốc cũng phình ra với lớp vỏ bên ngoài sần sùi, meo mốc bám đầy, thể hiện rõ nét phong sương. Đã thế, trên mặt đất chậu, từ gốc bắn ra nhiều đoạn rễ với nhiều thăng bằng cho thân cây già lão bên trên khỏi bị ngã đỗ...


Thân cây đã già thì dáng cong như thân người cao tuổi cơ hồ sắp gãy gập, cơ hồ chỗ nào cũng mang nhiều chứng tích của sự đào thải của thời gian: lớp vỏ sần sùi nứt nẻ, điểm tô những hốc lõm trông rất tang thương. Cành cây mai già thường mang tán lá xác xơ, đây là nơi biểu lộ rõ nét nhất về sức sống của cây... Cành tươi nương tựa với cành khô, cành nguyên xen kẽ bên cành gãy, là những... thương tật khiến người đa cảm không tránh được mủi lòng!


Thế nhưng, nét đẹp của cây mai không chỉ có thế, không thể dừng lại ở đó. Trong cây mai có những nét linh diệu hơn, đáng để cho ta ngưỡng vọng nhiều hơn..


Chúng ta thấy trong Kinh thi, cây mai được đề cao là giống cây có tiết tháo trong sạch, không khác gì Tùng, Bách, vì đời sống nó kéo dài đến một vài trăm năm, hơn cả kiếp người, lại hiên ngang đứng trong trời đất mặc cho gió táp mưa sa bốn mùa quần thảo. Đó phải chăng là hình ảnh của kẻ nam nhi chi khí đầy tiết tháo kiên cường?


Vì thế, người xưa đã ghép cây mai vào bộ "Mai-Tùng-Trúc", vì ba cây này có những nét tương đồng: nào là tàn lá xanh tươi cả năm, nào là cứng cỏi có sức chịu đựng giỏi trước sương gió bão táp... Vì vậy cả ba cây này được coi là hiện thân đức tính của người quân tử biết tự lực cánh sinh, và lúc nào cũng sẵn sàng nhập thế hành đạo giúp đời.


Được biết, trong Đạo giáo cây mai được cho là do âm dương phối hợp mà thành.

Như vậy, với người xưa Vũ trụ quan và Nhân sinh quan đều thể hiện đủ trong cây mai cả.

Một loài cây có những đặc tính quá tốt như vậy nên xưa nay mới được nhiều người ưa chuộng và chọn trồng.


[EBOOK] THÚ CHƠI MAI CỦA NGƯỜI XƯA, VIỆT CHƯƠNG VÀ KS. NGUYỄN VIỆT THÁI, NXB MỸ THUẬT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, thú chơi mai của người xưa, kỹ thuật trồng mai vàng, kỹ thuật chăm sóc mai vàng, thú chơi mai vàng, trồng và chăm sóc mai vàng, mai vàng bonsai

[EBOOK] TIẾN TỚI QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI CỎ BIỂN VIỆT NAM (APPROACHES TO MANAGEMENT OF SEAGRASS ECOSYSTEM IN VIETNAM), NGUYỄN VĂN TIẾN (CHỦ BIẾN) ET AL., NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Ebook "Tiến tới quản lý hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam" do Nguyễn Văn Tiến (chủ biên) biên soạn trình bày các nội dung sau: Mở đầu, tình hình nghiên cứu hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam, sinh thái và sinh thái cỏ biển, hiện trạng sử dụng và đánh giá giá trị kinh tế. Những mối đe dọa đối với hệ sinh thái cỏ biển và những vấn đề đặt ra cho quản lý; đề xuất kế hoạch hành động tiến tới bảo vệ, phục hồi và phát triển hệ sinh thái cỏ biển; định hướng nhiệm vụ phát triển hệ sinh thái cỏ biển ở một số vùng trọng điểm; kết luận.

Mời quý bạn đọc tham khảo.


[EBOOK] TIẾN TỚI QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI CỎ BIỂN VIỆT NAM (APPROACHES TO MANAGEMENT OF SEAGRASS ECOSYSTEM IN VIETNAM), NGUYỄN VĂN TIẾN (CHỦ BIẾN) ET AL., NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Tiến tới quản lý hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam, APPROACHES TO MANAGEMENT OF SEAGRASS ECOSYSTEM IN VIETNAM, hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam, hệ sinh thái, hệ sinh thái cỏ biển, quản lý hệ sinh thái cỏ biển

[EBOOK] TẠO HÌNH NGHỆ THUẬT HOA THỦY TIÊN, ĐỨC HIỆP, NXB NÔNG NGHIỆP


Hoa Thủy Tiên là thứ hoa đẹp nổi tiếng, nhiều người ưa thích. Hoa mọc ở nhiều nơi trên thế giới nhưng chỉ Thủy Tiên Chương Châu - một vùng á nhiệt đới của Trung Quốc, là tương đối phù hợp với môi sinh Việt Nam.


Thú chơi hoa Thủy Tiên là một thú chơi tao nhã. Khi xưa, các bậc cao niên của dân tộc, do quan hệ giao lưu văn hóa, có một thời gian dài phổ biến rộng rãi bộ môn tạo hình nghệ thuật hoa Thủy Tiên, chuẩn bị đón năm mới mỗi khi xuân về.


Thật ít có hoa nào sánh kịp, hoa Thủy Tiên đẹp cả hương lẫn sắc. Kỹ thuật chăm sóc, gọt tỉa tạo hình hoa cũng là cả một bộ môn nghệ thuật cần được quan tâm đúng mức, nếu không muốn phải thất vọng hoặc không mấy vừa ý khi sử dụng hoa.


Nhiều bậc lão thành các giải hoa xuân đã lần lượt ra đi, mang theo những bí mật lẽ ra phải truyền cho hậu thế vì những năm qua, mấy ai còn nghĩ đến Thủy Tiên?


Không biết có phải vì đã nghĩ lại hoặc tiếc nuối một loài hoa, mấy mùa xuân gần đây, người ta lại nhập bán Thủy Tiên? Muốn bớt hẳn những khâu "cầu kỳ" và cho gần gũi tự nhiên hơn, họ để cho hoa tùy ý phát triển, tiếc thay hoa đẹp mà chưa đẹp. Điều này không hiểu có đúng với nhận xét cho rằng số người biết gọt tỉa hoa còn không nhiều?


Vậy phải làm gì nếu còn quá nhiều người muốn được thưởng thức hoa, thứ hoa "Danh bất hư truyền" này ?


Những giò Thủy Tiên sẽ đẹp, tươi tắn hơn rất nhiều nếu ta nắm được bí quyết gọt tỉa và cách chăm sóc hoa.


Là một trong những người yêu hoa, chúng tôi không muốn một kỹ thuật hay độc đáo trong nghề trồng tỉa hoa bị thất truyền đi vào quên lãng.


May mắn có tài liệu nghiên cứu về hoa Thủy Tiên, chúng tôi mạnh dạn biên soạn cho hợp với nhu cầu các bạn ưa thực hành, mong muốn giới thiệu với bạn đọc và những người thích tham khảo cuốn sách này dưới cái tên "Tạo hình nghệ thuật hoa Thủy Tiên", tạo điều kiện phương tiện cho hoa mùa Xuân, mỗi Xuân mới thêm đẹp hơn.


Chúc bạn một Xuân mới hạnh phúc giữa muôn hoa rực rở.


[EBOOK] TẠO HÌNH NGHỆ THUẬT HOA THỦY TIÊN, ĐỨC HIỆP, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Tạo hình nghệ thuật hoa Thủy Tiên, kỹ thuật trồng hoa thủy tiên, kỹ thuật tạo hình hoa thủy tiên, kỹ thuật tỉa gọt nghệ thuật hoa thủy tiên, trồng và chăm sóc hoa thủy tiên

[EBOOK] TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN VIỆT NAM: SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ BẢO VỆ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, GS. TS. ĐƯỜNG HỒNG DẬT, NXB LAO ĐỘNG XÃ HỘI

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của nước ta được Đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam thông qua năm 2001 đã xác định quan điểm là: "Phát triển nhanh, hiệu quả bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" (Văn kiện Đại hội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, trang 162).


Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã viết: "Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở môi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới.


Những năm vừa qua, hoạt động bảo vệ môi trường ở nước ta đã đạt những kết quả bước đầu tương đối tốt. Đã xuất hiện những kết quả bước đầu tương đối tốt. Đã xuất hiện những đơn vị, xí nghiệp làm tốt công tác môi trường nhiều địa phương đã chú ý đến việc giữ gìn tài nguyên, sử dụng tài nguyên hợp lý và tiết kiệm hơn. Nhiều gương người tốt, việc tốt về công tác môi trường đã có ở một số địa phương. Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường tương đối kịp thời có hiệu quả.


Tuy vậy, các hoạt động tài nguyên môi trường ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Ở nhiều nơi môi trường vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, có nơi suy thoái nghiêm trọng. Một số địa phương thi hành pháp luật bảo vệ môi trường chưa nghiêm minh, ý thức tự giác bảo vệ và gìn giữ môi trường công cộng chưa trở thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư.


Rừng tiếp tục bị tàn phá, nạn cháy rừng vẫn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều diện tích rừng ngập mặn bị chặt phá để mở rộng diện tích nuôi tôm. Khoáng sản bị khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch, gây lãng phí tài nguyên và huỷ hoại môi trường.


Đất đai bị rữa trôi, xói mòn. Nhiều diện tích đất rừng và đất nông nghiệp bị thoái hoá. Một số diện tích đất nông nghiệp bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân hoá học. Nhiều diện tích đất canh tác bị thoái hoá, suy giảm các chất dinh dưỡng, giảm sút độ phì nhiêu.


Nhiều diện tích mặt nước, nhiều nguồn nước ngầm đang ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt. Ở nhiều vùng, nước sinh hoạt cung cấp cho nhân dân ít nhiều có được cải thiện, nhưng nhiều nơi đang thiếu nước nghiêm trọng. Một số vùng, nước biển đã có hiện tượng bị ô nhiễm.


Nhiều đô thị và khu công nghiệp bị ô nhiễm do nước thải, khí thải, chất thải rắn...Việc thu gom, xử lý các loại chất thải làm chưa được nhiều và chưa thường xuyên.


Điều kiện vệ sinh môi trường ở nông thôn quá thấp kém. Nhiều vấn đề môi trường ở nông thôn có liên quan đến việc gìn giữ bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, an toàn lao động và an toàn thực phẩm, ngày càng tăng và có nơi trở nên nghiêm trọng.


Các sự cố môi trường ngày càng tăng. Những năm gần đây lũ ống, lũ quét gây nhiều thiệt hại ở các tỉnh miền núi. Nước sông dâng cao gây úng ngập ở nhiều tỉnh miền Trung. Lũ dâng cao ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại cho mùa màng, tài sản, nhà cửa và tính mạng của nhân dân. Sự cố tràn dầu xảy ra ở một số cảng biển, cảng sông.


Việc gia tăng dân số, việc di cư tự do diễn ra ồ ạt và không kiểm soát được, làm cho môi trường sinh thái ở một số vùng bị suy kiệt. Việc khai thác có tính chất hủy diệt các nguồn lợi sinh vật trên cạn và dưới nước đang là vấn đề gay cấn, những thách thức gay gắt về tài nguyên, môi trường ở một số địa phương.


Các vấn đề môi trường toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ô dôn, mực nước biển dâng cao, ô nhiễm xuyên biên giới, suy giảm chất lượng nước các dòng sông lớn và các thảm rừng chung biên giới, các trận mưa axit, hiện tượng Elnino, Lanina... ngày càng có những ảnh hưởng xấu đến môi trường ở các địa phương nước ta.


Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng đạt nhiều kết quả to lớn, quá trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng, nhiều vần đề tài nguyên môi trường được đặt ra, đòi hỏi có những giải quyết thỏa đáng.


Cuốn sách nhỏ "Tài nguyên môi trường nông thôn Việt Nam - sử dụng hợp lý, bảo vệ và phát triển bền vững" không có tham vọng trình bày đầy đủ các vấn đề và khía cạnh rộng lớn của môi trường, mà chỉ nêu lên những đặc điểm cần được lưu ý và đề xuất một số vấn đề để gợi ý cho các nhà quản lý, các nhà sản xuất kinh doanh cũng như các cộng đồng nông thôn thấy được tính chất cấp bách và ý nghĩa to lớn của công tác bảo vệ môi trường, góp phần phát triển đất nước.


[EBOOK] TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN VIỆT NAM: SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ BẢO VỆ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, GS. TS. ĐƯỜNG HỒNG DẬT, NXB LAO ĐỘNG XÃ HỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Tài nguyên môi trường nông thôn Việt Nam, sử dụng hợp lý Tài nguyên môi trường nông thôn Việt Nam, bảo vệ và phát triển bền vững Tài nguyên môi trường nông thôn Việt Nam

[EBOOK] SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT AN TOÀN, HIỆU QUẢ, PGS. TS. NGUYỄN VĂN VIÊN, NXB NÔNG NGHIỆP

Nông nghiệp Việt Nam có tập đoàn các loài cây trồng phong phú, trong đó có nhiều loại cây trồng có giá trị cao. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của các loài cây trồng trên đồng ruộng, vườn và bảo quản nông sản trong kho, một số loài dịch hại đã xuất hiện và gây hại. Có nhiều biện pháp phòng trừ dịch hại đã được áp dụng, trong đó có biện pháp dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Từ 2010 tới nay, trung bình hằng năm có khoảng 85 ngàn tấn thuốc BVTV thành phẩm được sử dụng. Để việc sử dụng thuốc BVTV đạt hiệu quả về kỹ thuật và kinh tế cao, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, an toàn cho người, gia súc, gia cầm và môi sinh, người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần phải có sự hiểu biết cơ bản về độc chất học, thuốc bảo vệ thực vật, biết quản lý tốt và sử dụng hợp lý, góp phần bảo vệ cây trồng, nông sản và môi trường sống.


Với những kiến thức và kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng với những thông tin, tư liệu từ một số tài liệu của các nhà chuyên môn về bảo vệ thực vật nói riêng và một số nhà khoa học nói chung, tác giả đã biên soạn tài liệu "Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả" gồm 3 tập:


Tập 1. Thuốc bảo vệ thực vật đại cương

Tập 2. Thuốc trừ sâu và động vật khác hại cây trồng và nông sản

Tập 3. Thuốc trừ bệnh hại thực vật, thuốc trừ cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng thực vật


Do khuôn khổ cuốn sách nên tác giả chỉ trình bày những kiến thức cơ bản về thuốc BVTV một cách hệ thống để sinh viên, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp và người sử dụng thuốc BVTV tiện tham khảo.


Tuy có nhiều cố gắng, nhưng do thu thập thông tin còn chưa đầy đủ, nên cuốn sách này không thể tránh được thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc cho nội dung của cuốn sách để việc xuất bản trong những lần sau được tốt hơn.


[EBOOK] SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT AN TOÀN, HIỆU QUẢ, PGS. TS. NGUYỄN VĂN VIÊN, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả, giáo trình hóa bảo vệ thực vật, giáo trình bảo vệ thực vật, giáo trình BVTV

[EBOOK] SỔ TAY KỸ THUẬT BẢO QUẢN LƯƠNG THỰC, VŨ QUỐC TRUNG (CHỦ BIÊN) VÀ LÊ THẾ NGỌC, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Bảo quản lương thực là một công tác quan trọng của công nghệ sau thu hoạch, góp phần bảo đảm an toàn lương thực quốc gia — vấn đề Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Trong bảo quản lương thực, vấn đề công nghệ và kỹ thuật bảo quản là khâu then chốt nhất, quyết định chất lượng và hiệu quả của công tác bảo quản lương thực.


Cuốn "Sổ tay Kỹ thuật bảo quản lương thực" do các kỹ sư Vũ Quốc Trung và Lê Thế Ngọc là những chuyên gia hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực bảo quản lương thực biên soạn, trên cơ sở tư liệu tương đối đầy đủ. Cuốn sổ tay này ra đời nhằm đáp ứng những yêu cầu của công tác bảo quản lương thực dự trữ quốc gia. Sách có tác dụng thiết thực đối với cán bộ, viên chức trong các ngành có liên quan đến công tác bảo quản lương thực.


Tôi nhiệt liệt hoan nghênh các tác giả đã biên soạn cuốn sổ tay này và giới thiệu với bạn đọc. Mong rằng thông qua hoạt động thực tế, tiếp thu những ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài ngành để hoàn chỉnh và nâng cao hơn nữa chất lượng của cuốn sổ tay này vào những lần xuất bản sau.


[EBOOK] SỔ TAY KỸ THUẬT BẢO QUẢN LƯƠNG THỰC, VŨ QUỐC TRUNG (CHỦ BIÊN) VÀ LÊ THẾ NGỌC, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, sổ tay kỹ thuật bảo quản lương thực, kỹ thuật bảo quản lương thực, bảo quản lương thực sau thu hoạch, bảo quản nông sản, bản quản sau thu hoạch

[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHÂN BÓN, GS. TS. ĐƯỜNG HỒNG DẬT, NXB NÔNG NGHIỆP


Phân bón là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Ại cũng biết phân bón có tác dụng to lớn trong vịệc làm tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng phân bón hợp lý để vừa đạt năng suất cây trồng cao, vừa thu được hiệu quả kinh tế lớn, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái.


"Sổ tay hướng dẫn sử dụng phân bón" là cuốn sách nhỏ được viết dưới dạng phổ thông, với mục đích khiêm tốn là cung cấp một số kiến thức cơ bản giúp nông dân có thêm hiểu biết để sử dụng phân bón tiết kiệm đạt hiệu quả cao về kinh tế cũng như về xã hội.


Sách được viết thành hai phần:


Phần I. Bón phân hợp lý cho cây trồng. Phần này trình bày những nguyên tắc, những điều cần chú ý và một số công việc cần làm để thực hiện việc bón phân hợp lý.


Phần II. Các loại phân bón và cách sử dụng. Giới thiệu các loại và dạng phân bón hiện đang được sử dụng ở nước ta trình bày các công thức bón phân và cách bón cho một số cây trồng phổ biến. Phần này cung cấp cho người đọc những tư liệu đã được đúc kết từ thực tế sản xuất. Người đọc tìm thấy trong sách những công thức bón phân tiêu biểu và phổ biến đối vớị những cây trồng ở nước ta. Những tư liệu này giúp cho người đọc có những căn cứ và cơ sở khoa học cho việc vận dụng có hiệu quả vào điều kiện cụ thể ở từng địa phương.


Vì khuôn khổ sách có hạn, cuốn cẩm nang này không có tham vọng trình bày đầy đủ các vấn đề có liên quan đến sử dụng phân bón mà chỉ nêu tóm gọn những nội dung cần thiết giúp nông dân trong các hoạt động bón phân của mình.


Để viết cuốn sách này, chúng tôi có sử dụng nhiều tư liệu của những cuốn sách của các tác giả khác đã xuất bản. Xin được gửi đến các tác giả lời cám ơn chân thành.


[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHÂN BÓN, GS. TS. ĐƯỜNG HỒNG DẬT, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, sổ tay hướng dẫn sử dụng phân bón, cẩm nang sử dụng phân bón, hướng dẫn sử dụng phân bón, Bón phân hợp lý cho cây trồng, Các loại phân bón và cách sử dụng, thổ nhưỡng, dinh dưỡng cây trồng

[EBOOK] SỔ TAY CÂY THUỐC VIỆT NAM, DS. ĐỖ HUY BÍCH VÀ DS. BÙI XUÂN CHƯƠNG, NXB Y HỌC


"Sổ tay Cây thuốc Việt Nam" này là một cuốn sách nhỏ, đơn giản, nhằm mục đích giới thiệu cách tổ chức điều tra sưu tầm dược liệu, phương pháp thu thập và sử dụng những cây thuốc thông thường. Nội dung cuốn sách có tính chất đại chúng, thiết thực, mọi người có thể hiểu và áp dụng được, nhất là phần tranh vẽ được chuẩn bị và thể hiện khá công phu làm cho việc nhận dạng cây được dễ dàng, đỡ nhầm lẫn.


Giá trị của cuốn sách này không chỉ ở chỗ được xây dựng trên cơ sở thực tế những cây thuốc mọc dại và được trồng ở miền Bắc Việt Nam, kể cả một số cây nhập trồng từ lâu đời, những kinh nghiệm sử dụng của nhân dân các dân tộc từ đồng bằng đến miền núi, mà còn được đối chiếu, tham khảo có chọn lọc nhiều tài liệu của nước ngoài.


Trong tình hình hiện nay, trước yêu cầu cấp thiết của việc nghiên cứu tìm hiểu dược liệu Việt Nam, cuốn "sổ tay Cây thuốc Việt Nam" của dược sĩ Đỗ Huy Bích và dược sĩ Bùi Xuân Chương chắc sẽ đem lại cho bạn đọc những điều hữu ích. Mong rằng nó sẽ được đông đảo cán bộ, bộ đội và nhân dân sử dụng thường xuyên và phổ biến rộng rãi.


Cuốn sổ tay này còn có sự đóng góp của anh em làm công tác điều tra ở Phòng Sưu tầm — Viện Dược liệu.


Đặc biệt sự quan tâm, khuyến khích và góp ý của Tiến sĩ Nguyễn Văn Đàn, Quyền Viện trưởng Viện Dược liệu, đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuốn sách được hình thành.


Chúng tôi xin cảm ơn Trại thuốc Văn Điền (Viện Dược liệu), Dược sĩ Vũ Văn Chuyên (Trường Đại học Dược khoa), đồng chí Võ Văn Chi (Trường Đại học Tổng hợp) đã giúp đỡ nhiệt tình trong việc xây dựng cuốn sổ tay này. Đồng thời, chúng tôi cũng xin cảm ơn Nhà xuất bản Y học đã giúp chúng tôi sớm hoàn thành cuốn sách để kịp thời phục vụ cho việc nghiên cứu, phổ biến và sử dụng. Mặc dầu chúng tôi đã cố gắng tập hợp các tên thường gọi của một số dân tộc cho mỗi cây thuốc, giới thiệu những công dụng thông thường, lưu ý một số cây thuốc có chất độc và thể hiện hình vẽ các cây đúng thực tế, song còn ít so với yêu cầu; hơn nữa, do trình độ có hạn, cuốn sách này không tránh khỏi những điểm sơ xuất, mong các bạn đọc góp thêm nhiều ý kiến xây dựng.


[EBOOK] SỔ TAY CÂY THUỐC VIỆT NAM, DS. ĐỖ HUY BÍCH VÀ DS. BÙI XUÂN CHƯƠNG, NXB Y HỌC


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Sổ tay Cây thuốc Việt Nam, sổ tay cây dược liệu Việt Nam, cây thuốc Việt Nam, cây dược liệu Việt Nam, cây thuốc nam, cây dược liệu