Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CHẾ BIẾN VÀ TỒN TRỮ LẠNH THỰC PHẨM, TS. NGUYỄN VĂN MƯỜI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Ngày xưa, việc tự đảm bảo nguồn thức ăn gần như là nhiệm vụ duy nhất của con người. Nhưng sau đó họ nhanh chóng hiểu rằng thiên nhiên không phải lúc nào cũng là một kho rộng mở để từ nơi đó có thể dễ dàng lấy những thứ cần thiết. Từ đó, đã diễn ra việc tìm kiếm và bảo quản thức ăn. Với việc mở rộng lao động của con người, việc bảo quản sản phẩm thực phẩm trở nên có ý nghĩa rất lớn; đặc biệt ở những vùng có sự dao động thời tiết theo mùa.

Con người đã nhanh chóng bắt đầu việc bảo quản hạt nhưng không thể tồn trữ thịt có hiệu quả mà thường dẫn đến sự ngộ độc bởi những độc tố.

Ngày nay, mọi người đều hiểu rằng, thực phẩm nếu không cất giữ kỹ thì sau một thời gian ngắn đã hư hỏng do những nguyên nhân sau:

-    Điều kiện bên trong: hệ enzym

-    Điều kiện bên ngoài:

o Sự xâm nhập của vi sinh vật

o Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, ánh sáng....

o Hóa chất

o Kim loại

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CHẾ BIẾN VÀ TỒN TRỮ LẠNH THỰC PHẨM, TS. NGUYỄN VĂN MƯỜI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình chế biến và tồn trữ lạnh thực phẩm, chế biến thực phẩm, tồn trữ lạnh thực phẩm, công nghệ thực phẩm, giáo trình chế biến thực phẩm, giáo trình tồn trữ lạnh thực phẩm

[EBOOK] BÀI GIẢNG MÔN HỌC VI SINH THỰC PHẨM

Vi sinh vật là tên gọi chung của những sinh vật có kích thước nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được, chỉ có thể quan sát chúng bằng kính hiển vi. Vi sinh vật gồm rất nhiều nhóm khác nhau: virus, vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, protozoa, tảo...

Thực phẩm là những chất mà con người có thể nuốt và tiêu hoá được để cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Thực phẩm bao gồm nhiều loại và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như: nước, thịt, cá, trứng, sữa, rau quả... Thực phẩm có thể là các vật thể sống hoặc các sản phẩm đã qua chế biến từ các nguyên liệu ban đầu.

Vi sinh vật học thực phẩm là một môn khoa học nghiên cứu về những hoạt động sinh lý của vi sinh vật có ảnh hưởng đến chất lượng của lương thực thực phẩm, tìm hiểu các quy luật phát triển của vi sinh vật trên thực phẩm để có những biện pháp ngăn ngừa tác động tiêu cực và phát huy tác động tích cực của chúng trong quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm. Không phải tất cả các nhóm vi sinh vật đều được các nhà vi sinh thực phẩm quan tâm ngang nhau. 

[EBOOK] BÀI GIẢNG MÔN HỌC VI SINH THỰC PHẨM

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình vi sinh thực phẩm, bài giảng vi sinh thực phẩm, vi sinh thực phẩm, hoạt động sinh lý của vi sinh đến thực phẩm, vi sinh học thực phẩm, công nghệ thực phẩm

[EBOOK] GIÁO TRÌNH THỰC TẬP CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN RAU QUẢ, THS. TRẦN THỊ LAN HƯƠNG, KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I - HÀ NỘI

Cuốn giáo trình này được viết để hướng dẫn cho sinh viên ngành Bảo Quản và Chế Biến Nông sản, Thực Phẩm thực hành môn Công nghê Chế biến rau quả. Khi tham dự những giờ thực tập của môn học này sinh viên sẽ được đào tạo một số kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm và chế biến một số sản phẩm từ nguyên liệu là rau quả ở qui mô nhỏ và vừa.

Tài liệu này sẽ bắt đầu với những bài thực tập rất đơn giản, giúp cho sinh viên làm quen với trang thiết bị trong phòng thí nghiệm, dụng cụ chế biến nhỏ và một số hoá chất thông dụng được dùng để đánh giá chất lượng nguyên liệu cũng như thành phẩm chế biến từ rau quả. Đồng thời cũng tạo cho họ cơ hội được thực hiện các qui trình công nghệ chế biến rau quả ở qui mô nhỏ và phân tích một số chỉ tiêu cơ bản của nguyên liệu cũng như thành phẩm.

Các sinh viên không chỉ học để biết cách sử dụng các thiết bị hay dụng cụ chế biến mà quan trọng hơn là họ còn phải học để sử dụng các thiết bị hay dụng cụ chế biến đó đúng cách và an toàn.

Tất cả những hướng dẫn viết trong quyển giáo trình này sẽ luôn phải được tuân thủ nghiêm ngặt.
Những hướng dẫn này sẽ tạo cho sinh viên cơ sở để tự thiết lập và thực hành những thí nghiệm cần thiết, ghi chép số liệu đầy đủ, khoa học và làm việc an toàn với độ chính xác cao. Sau khi kết thúc môn học sinh viên sẽ có khả năng hướng dẫn lại đồng nghiệp của mình hoặc có thể tự thực hiện những công việc tương tự.

Trong quá trình thực tập sinh viên còn được chỉ dẫn một số vấn đề khác như: tính định mức sử dụng nguyên liệu; biện pháp đảm bảo vệ sinh nơi sản xuất; bảo vệ bản thân cũng như môi trường, sử dụng đúng loại dụng cụ, thiết bị.

Thiếu thực hành thì sinh viên không thể nắm vững được lý thuyết đồng thời cũng sẽ thiếu tay nghề để có thể làm việc trong các nhà máy, phân xưởng chế biến thực phẩm.

Vì trình độ có hạn, chắc chắn về hình thức và nội dung của cuốn giáo trình này còn nhiều thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được ý kiên đóng góp của các bạn đọc để cuốn giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH THỰC TẬP CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN RAU QUẢ, THS. TRẦN THỊ LAN HƯƠNG, KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I - HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình thực tập công nghệ chế biến rau quả, công nghệ chế biến rau quả, công nghệ thực phẩm, bảo quản và chế biến nông sản, kỹ thuật chế biến rau quả

[EBOOK] HƯỚNG DẪN TRỒNG, THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN TRÁI CÂY, KS. HÀ THỊ HIẾN, NXB VĂN HOÁ DÂN TỘC

Quyển ebook "Hướng dẫn trồng, thu hoạch, bảo quản và chế biến trái cây" cung cấp cho quý bạn đọc các kiến thức về đặc tính thực vật, kỹ thuật trồng, thu hoạch, bảo quản và chế biến trái cây của một số loại cây ăn trái quan trọng như: Nhãn, Vải, Mít, Mận, Mơ, Cam, Chuối, Đu đủ, Khế, Táo ta, Xoài, Dứa, Hồng.

Kính mời quý bạn đọc tham khảo.

[EBOOK] HƯỚNG DẪN TRỒNG, THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN TRÁI CÂY, KS. HÀ THỊ HIẾN, NXB VĂN HOÁ DÂN TỘC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, Hướng dẫn trồng thu hoạch bảo quản và chế biến trái cây, kỹ thuật trồng Nhãn, kỹ thuật trồng Vải, kỹ thuật trồng Mít, kỹ thuật trồng Mận, kỹ thuật trồng Mơ, kỹ thuật trồng Cam, kỹ thuật trồng Chuối, kỹ thuật trồng Đu đủ, kỹ thuật trồng Khế, kỹ thuật trồng Táo ta, kỹ thuật trồng Xoài, kỹ thuật trồng Dứa, kỹ thuật trồng Hồng, kỹ thuật thu hoạch bảo quản và chế biến Nhãn, kỹ thuật thu hoạch bảo quản và chế biến Vải, kỹ thuật thu hoạch bảo quản và chế biến Mít, kỹ thuật thu hoạch bảo quản và chế biến Mận, kỹ thuật thu hoạch bảo quản và chế biến Mơ, kỹ thuật thu hoạch bảo quản và chế biến Cam, kỹ thuật thu hoạch bảo quản và chế biến Chuối, kỹ thuật thu hoạch bảo quản và chế biến Đu đủ, kỹ thuật thu hoạch bảo quản và chế biến Khế, kỹ thuật thu hoạch bảo quản và chế biến Táo ta, kỹ thuật thu hoạch bảo quản và chế biến Xoài, kỹ thuật thu hoạch bảo quản và chế biến Dứa, kỹ thuật thu hoạch bảo quản và chế biến Hồng

[EBOOK] PHỤ GIA VÀ BAO BÌ THỰC PHẨM, TS. ĐỖ VĂN CHƯƠNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB LAO ĐỘNG

Những cơ sở lý thuyết về công nghệ chế biến và sản xuất thực phẩm bao gồm nhiều ngành chế biến khác nhau trong đó môn phụ gia và bao bì thực phẩm là rất cần thiết cho người học và người sản xuất cũng như người sử dụng sản phẩm thực phẩm.

Cuốn sách "Phụ gia và bao bì thực phẩm" được biên soạn làm tài liệu cho sinh viên khoa công nghệ thực phẩm các trường cao đẳng và đại học, làm học liệu cho các chương trình đào tạo chuyên môn về phụ gia và bao bì thực phẩm và là tài liệu tham khảo chơ các độc giả quan tâm đến phụ gia thực phẩm, bao bì thực phẩm.

Cuốn sách cung cấp cho độc giả các khái niệm cơ bản về phụ gia thực phẩm, cách hướng dẫn sử dụng phụ gia thực phẩm, giới thiệu các chất phụ gia bảo quản, cơ chế tác dụng của các chất bảo quản lên vi sinh vật, các chất chống oxy hóa, các chất chống nấm mốc. Giới thiệu sơ lược về các chất phụ gia dinh dưỡng như là: Vitamin, acid amin, chất khoáng và kim loại. Phương pháp lựa chọn thực phẩm và phụ gia làm tăng tính dinh dưỡng cho thực phẩm.

Ngoài ra cuốn sách còn cung cấp các kiến thức về phụ gia tạo mùi, màu cho thực phẩm, phụ gia làm tăng vị cho thực phẩm, các loại gia vị dùng cho thực phẩm thông dụng. Giới thiệu một số loại phụ gia đặc biệt như: các chất tạo nhũ tương, các polysaccharide,...

Cuốn sách trình bày những kiến thức cơ bản về bao bì thực phẩm: Giới thiệu chức năng, cách phân loại cũng như các yêu cầu đối với bao bì thực phẩm. Các nguyên vật liệu và tầm quan trọng của nó khi dùng để sản xuất bao bì chứa đựng thực phẩm. Giới thiệu mã số, mã vạch hàng hóa trên bao bì thực phẩm, qui định về việc ghi nhận bao bì hàng hóa thực phẩm.

Cuốn sách cũng cung cấp cho độc giả kiến thức về những nguy cơ làm hỏng thực phẩm khi chứa đựng trong bao bì, hư hỏng do tác động cơ học, môi trường xung quanh, enzyme, tác nhân vi sinh vật.... Tài liệu này cũng đề cập đến vấn để về an toàn vệ sinh bao bì thực phẩm.

Những nội dung trên được thể hiện trong 2 phần, 12 chương của cuốn sách này:

PHẦN 1: PHỤ GIA THỰC PHẨM

Chương 1: Mở đầu;

Chương 2: Phụ gia bảo quản;

Chương 3: Phụ gia dinh dưỡng;

Chương 4: Phụ gia làm tăng các tính chất;

Chương 5: Phụ gia đặc biệt;

Chương 6: Giữ vị thực phẩm;

PHẦN 2: BAO BÌ THỰC PHẨM

Chương 1: Nguyên lý chung về bao bì thực phẩm;

Chương 2: Nguyên vật liệu sản xuất bao bì thực phẩm;

Chương 3: Mã số mã vạch hàng hóa;

Chương 4; Nhãn bao bì;

Chương 5: Những nguy cơ làm hỏng thực phẩm chứa trong bao bì;

Chương 6: An toàn vệ sinh bao bì thực phẩm.

Tuy tập thể tác giả chúng tôi đã cố gắng tập hợp tư liệu và kinh nghiệm trong và ngoài nước nhưng chắc chắn chưa hoàn toàn đầy đủ và không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi mong có những đóng góp quý báu của các bạn sinh viên, độc giả gần xa và học viên để cuốn sách ngày càng hoàn chỉnh hơn.

[EBOOK] PHỤ GIA VÀ BAO BÌ THỰC PHẨM, TS. ĐỖ VĂN CHƯƠNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB LAO ĐỘNG

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, phụ gia và bao bì thực phẩm, công nghệ thực phẩm, Phụ gia bảo quản, Phụ gia dinh dưỡng, Phụ gia làm tăng các tính chất, Phụ gia đặc biệt, Giữ vị thực phẩm, Nguyên lý chung về bao bì thực phẩm,  Nguyên vật liệu sản xuất bao bì thực phẩm, Mã số mã vạch hàng hóa, Nhãn bao bì, Những nguy cơ làm hỏng thực phẩm chứa trong bao bì, An toàn vệ sinh bao bì thực phẩm

[EBOOK] LÀM SẠCH NƯỚC MÍA BẰNG PHƯƠNG PHÁP SUNFIT HÓA, GS. LÊ VĂN LAI (CHỦ BIÊN), NXB NÔNG NGHIỆP

Công nhân kỹ thuật là người trực tiếp vận hành thiết bị nhà máy đường, kiến thức cơ bản về công nghệ và nắm vững yếu lĩnh thao tác của họ là yếu tố chủ yếu quyết định hiệu quả kinh tế của nhà máy.

Có thiết bị tốt và công nhân kỹ thuật lành nghề là mong muốn của cả hai bên cung cấp và tiếp nhận máy.

Chúng ta hy vọng bộ Sách phổ cập cho công nhân ngành mía đường này sẽ giúp cho công nhân Các nhà máy nhanh chóng nắm được kiến thức cơ bản công nghệ và yếu lĩnh thao tác, giúp cho các nhà máy mía đường sớm đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Chúc ngành mía đường Việt Nam thành công.

[EBOOK] LÀM SẠCH NƯỚC MÍA BẰNG PHƯƠNG PHÁP SUNFIT HÓA, GS. LÊ VĂN LAI (CHỦ BIÊN), NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hoá, công nghệ làm sạch nước mía, công nghệ mía đường, công nghệ thực phẩm, kỹ thuật làm sạch nước mía


[EBOOK] CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG MÍA, PGS. NGUYỄN NGỘ, VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI, NXB BÁCH KHOA - HÀ NỘI

Năm 1995, nhà nước triển khai chương trình mía đường Quốc gia với nhiều đề án phát triển tích cực, nhờ vậy, chỉ sau 5 năm thực hiện, ngành công nghiệp đường nước ta đã phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Toàn quốc xây dựng được 44 nhà máy đường mía và hai nhà máy đường luyện, sản xuất đủ tiêu dùng trong nước, chấm dứt hoàn toàn việc nhập khẩu đường. Hiện nay, nhiều nhà máy đã được trang bị những thiết bị hiện đại mang tính tự động hóa cao, đồng thời áp dụng nhiều công nghệ mới trên thế giới vào sản xuất. Có thể nói, một số nhà máy đường ở nước ta đã có thể sánh ngang tầm với những nhà máy hiện đại ở khu vực Châu Á.

Ngành đường phát triển nhanh chóng tất yếu đòi hỏi một đội ngũ lao động có trình độ cao. Vì vậy, các cán bộ ngành đường cần trang bị cho mình một nền tảng kiến thức khoa học công nghệ vững vàng, đồng thời tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn phong phú để có thể phục vụ hiệu quả cho ngành công nghiệp đường nước nhà.

Đáp ứng một phần yêu cầu đó, chúng tôi biên soạn cuốn Công nghệ đường mía dùng làm tài liệu học tập và giảng dạy môn Công nghệ đường mía cho giảng viên và sinh viên các trường Đại học, đồng thời là tài liệu tham khảo cho các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý của Viện nghiên cứu và các nhà máy đường.

Nội dung chủ yếu của cuốn sách được chia làm 5 phần, mỗi phần giới thiệu một khâu trong quy trình sản xuất đường hiện đại từ khâu nguyên liệu mía đến chế luyện đường. Tất cả những lý luận cơ bản, những công nghệ mới và thiết bị mới của quy trình đều được trình bày một cách rõ ràng và có hệ thống.

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng tham khảo tài liệu ngành đường trong nước và trên thế giới, đồng thời dựa vào kinh nghiệm trong những năm giảng dạy ở trường đại học và kinh nghiệm thực tiễn phong phú thu thập được qua nhiều năm làm tư vấn cho một số nhà máy đường ở nước ta.

Tuy nhiên, việc biên soạn giáo trình học tập, tham khảo cho một công nghệ đang trên đà phát triển và hoàn thiện chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc trên cả nước để cuốn sách được hoàn chỉnh hơn. Mọi ý kiến phản hồi xin được gửi về NXB Bách Khoa - Hà Nội, hoặc Bộ môn Quản lý Chất lượng và Công nghệ Thực phẩm Nhiệt đới, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Xin chân thành cảm ơn!

[EBOOK] CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG MÍA, PGS. NGUYỄN NGỘ, VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI, NXB BÁCH KHOA - HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, công nghệ đường mía, kỹ thuật công nghệ đường mía, quy trình kỹ thuật sản xuất đường hiện đại, nguyên liệu sản xuất đường mía, tinh luyện đường mía, chế luyện đường mía

[EBOOK] Microbiology and Technology of Fermented Foods, Robert W. Hutkins, IFT PRESS and Blackwell Publishing

This project started out innocent!)' enough, with the simple goal of providing a resource to students interested in the microbiology of fermented foods. Since 1988, when I first developed a course in fermentation microbiology at the University of Nebraska, there has not been a suitable student text OI1 this subject that I could recommend to my students. Pederson's Microbiology' of Pood Fermentations had last been published in 1979 and Fermented Foods, by A.H. Rose, was published in 1982. Brian Wood's two volume Microbiology of Fermented Foods, published in 1998 (revised from an earlier 1985 edition), is an excellent resource and is considered to be one of the most thorough texts on fermented foods, but it and other handbooks arc generally beyond the scientific scope (and budget) of most students in a one-semester-long course. Finally, there arc many excellent resources devoted to specific fermented foods. The recently published (2004) Cheese Chemistry, Physics and Microbiology' (edited by Fox, McSwccncy. Cogan, and Guincc) is an outstanding reference text, as arc Jack-son's Wine Science Principles, Practice, and Perceptions and Stcinkraus' Industrialization of Indigenous fermented Foods. However, their coverage is limited to only those particular foods.

I hope this effort achieves the dual purposes for which it is intended, namely to be used as a text book for a college course in fermentation microbiolog)' and as a general reference on fermented food microbiology for researchers in academia, industry, and government.
In organizing this book, I have followed the basic outline of the course I teach, Microbiology of Fermented Foods. Students in this course, and hopefully readers of this text, arc expected to have had a basic course in microbiology, at minimum, as well as courses in food microbiology and food science. An overview of microorganisms involved in food fermentations, their physiological and metabolic properties, and how they are used as starter culture provides a foundation for the succeeding chapters. Nine chapters arc devoted to the major fermented foods produced around the world, for which I have presented both microbiological and technological features for the manufacture of these products. I confess that some subjects were considered, but then not included, those being the indigenous fermented foods and the natural fermentations that occur during processing of various “noil-fermented foods, such as cocoa beans and coffee beans. These topics are thoroughly covered in the above mentioned texts.

One of my goals was to provide a historical context for how the manufacture of fermented foods evolved, while at the same time emphasizing the most current science. To help accomplish this goal 1 have included separate entries, called “Boxes," that describe, in some detail, current topics that pertain to the chapter subjects. Some of these boxes arc highly technical, whereas others simply provide sidebar information on topics somewhat apart from microbiology or fermentation. Hopefully, the reader will rind them interesting and a pleasant distraction from the normal text.

Finally, in an effort to make the text easier to read. I made a conscious decision to write the narrative portion of the hook with minimal point-by-point referencing.
Each chapter includes a bibliography from which most source materials were obtained. The box entries, however, arc fully referenced.

[EBOOK] Microbiology and Technology of Fermented Foods, Robert W. Hutkins, IFT PRESS and Blackwell Publishing


Keyword: ebook, giáo trình, Microbiology and Technology of Fermented Foods, Technology of Fermented Foods, Technology of Foods, Vi sinh và Công nghệ thực phẩm lên men, công nghệ thực phẩm, công nghệ thực phẩm lên men

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CƠ SỞ KỸ THUẬT THỰC PHẨM, THS. PHAN THỊ BÍCH NGỌC

PHẦN I : ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

CHƯƠNG I : những khái niệm về công nghệ

I. Công nghệ và các yếu tố công nghệ :

1.1 Công nghệ :


Theo quan niệm thông thường, khái niệm "công nghệ" được hiểu là phương pháp, thủ tục hay qui trình sản xuất. Trên quan niệm này người ta nói rõ hơn là phương pháp công nghệ hay qui trình công nghệ.

Trên thế giới đã có nhiều cuộc thảo luận về phạm trù "công nghệ học" nói chung và phạm trù "công nghệ thực phẩm" nói riệng. Dù phát biểu các khái niệm đó dưới dạng nào thì các nhà công nghệ cũng đã khẳng định: khái niệm "công nghệ" không còn bó hẹp trong phạm vi trên nữa mà là 1 phạm trù rộng hơn đó là phạm trù vẫn dùng các qui luật khoa học tự nhiện vào các quá trình sản xuất. Phạm trù công nghệ đó bao gồm 4 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là:

*    Vật liệu và biến đổi của vật liệu (đối tượng sản xuất) - đó là phạm trù khoa học vật liệu

*    Phương pháp hay qui trình sản xuất.

*    Công cụ hay phương tiện sản xuất.

*    Điều kiện kinh tế, chủ yếu là tổ chức sản xuất.

Trong phạm trù công nghệ còn có nhiều quan điểm cho rằng cần phải kể đến yếu tố con người tức là quan hệ sản xuất, tình trạng ( năng lực, tâm lí ...) của người sản xuất.

Căn cứ vào 4 vấn đề cơ bản của công nghệ kể trên, xét mối tương quan giữa các vấn đề đó, có thể mô tả khái niệm công nghệ theo quan điểm hệ thống và biểu thị bằng sơ đồ sau:

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CƠ SỞ KỸ THUẬT THỰC PHẨM, THS. PHAN THỊ BÍCH NGỌC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình cơ sở kỹ thuật thực phẩm, cơ sở kỹ thuật thực phẩm, công nghệ thực phẩm, kỹ thuật thực phẩm, công nghệ kỹ thuật thực phẩm

[EBOOK] A Dictionary of JAPANESE FOOD - INGREDIENTS and CULTURE, RICHARD HOSKING, TUTTLE Publishing

I was ordered to write a book on Japanese food by Dr. Max Lake, the great Australian authority on wine and food. But it wasn’t until Nicholas Ingleton, president of Charles E. Tuttle Publishing Company, invited me to write this dictionary that I had the possibility of obeying the order. It has given me enormous pleasure and stimulation to do so.

Several people have helped me greatly and 1 wish to give them my sincerest thanks.

Caroline Davidson, my agent, got the project started by introducing me to Nicholas Ingleton and has kept me going with valuable advice ever since. Yokichi and Hiroko Okamoto have constantly helped and stimulated me with their invaluable friendship and their remarkable knowledge of Japanese food. Richard c. Parker produced his delightful, extremely appropriate line drawings at short notice. Richard B. Parker and Patricia have sustained me with their constant encouragement and enthusiasm for the project. Above all, my old friend and mentor, Professor Naomichi Ishige of the National Museum of Ethnology, Osaka, has kept a watchful eye on this effort and has made many valuable corrections and suggestions, for which 1 am deeply grateful.

I owe a special debt of gratitude to Hiroshima Shudo University, which has employed me for the last twenty-two years. Not only has the university encouraged me by putting me in charge of graduate-school teaching in food anthropology, but also 1 was given six months’ leave to work on this book at the National Museum of Ethnology. Former dean Masayuki Ishiguro has been especially helpful.

Finally, 1 wish to acknowledge the immense value of the Chõri yõgo jiten, a most remarkable dictionary of cookery terms, with its eight hundred contributors and 1,275 pages. Published by the Zenkoku Chõrishi Yõsei Shisctsu Kyõkai, it is a mine of useful and interesting information, which the Japanese are indeed fortunate to have. I have not hesitated to seek in it an authoritative source of the information I needed.

[EBOOK] A Dictionary of JAPANESE FOOD - INGREDIENTS and CULTURE, RICHARD HOSKING, TUTTLE Publishing


Keyword: ebook, giáo trình, A Dictionary of JAPANESE FOOD - INGREDIENTS and CULTURE, từ điển thức ăn nhật bản, từ điển ẩm thực nhật bản, từ điển thành phần thức ăn nhật bản, từ điển văn hoá ẩm thực nhật bản

[EBOOK] THE OLIVE OIL AND VINEGAR, EMILY LYCOPOLUS, PHOTOGRAPHY BY DL ACKE

When my husband, Stephen, and I were first married, we stuffed two suitcases to capacity and jumped on 0 plane to the lovely city of Mainz, Germany We had been Invited there by our close mends to help them start a caré. While we were in the middle of learning a new language, starting a new business, making new friends, and getting acquainted with our new home, we often visited some very close family friends who lived In Italy. Aunt Maria and her daughter, Aunt Grace (who is one of Stephen's mother's closest friends from childhood), lived in their ancestral family home, a small olive grove just outside of Fano, Italy.

Fano is a quaint, old city in the region of Marche This little-known and often-forgotten region has since become very close to our hearts. It's set right along the coast of the Adriatic Sea. bordered by Emilia-Romagna on the north and Arbruzzo to the south, and shares Inland borders with both Tuscany and Umbria. It epitomizes the pastoral landscape we all think of when we picture Italy—rolling hills dotted with little yellow houses (these are made from local clay soil and are characteristic of the region) divided by rows of oak trees. The town of Fano itself is incredibly charming. Its bustling markets offer such a wonderful variety of amazing food: fresh local produce, cured meats like prosciutto (which Is sliced right there by the lovely local butcher), and bread and cheese to die for (and the cheese sits on carts with wheels the same size as me!). While Germany was becoming our new home. Fano was becoming our new home away from home.

The aunties have their own olive grove, and so Aunt Grace harvests their olives every year. And what an event! All of their friends and family would come and help pick olives, and then everyone would head over to the franroio (a local olive oil press) to celebrate the harvest. A huge party would follow: there was food, wine, and music, all the hallmarks of a lively Italian-style get-together.

And how delicious this olive oil was! We ate it on absolutely everything we drizzled It over toast for breakfast, we ate it with charcuterle and cheese, we Tossed pasta In It, and we bathed potatoes and roasts In It. To be honest, we would even drink it straight. But where had this elixir been all my life? It was absolutely nothing like the exưa virgin olive oil I was able to buy at the grocery store back home in North America.

When we moved back home, we were disappointed and frustrated by the greasy, flat, and mostly plastic-tasting olive oil that was available TO us. And we tried a lot of them. Why did the flfty-dollar bottle and the eight-dollar bottle taste basically the same? And. more importantly, why did neither of them taste anything like the Olive oil we enjoyed back in Marche. Italy?

What we found out is that olive oil (as It's meant to be enjoyed) is an evolving, changing, fresh juice that should be consumed well within a year of its harvest date There realty isn't much difference between squeezing juice from an orange and extracting oil from an olive, yet in North America, olive oil is viewed as more of a shelf-stable condiment. As a result, the olive oil we’re used to consuming is fusty and tastes nothing like it's meant TO taste. Nor do these fusty and old versions have any of the health benefits we've all heard about. At the time that we came back from Europe, finding fresh, real, authentic extra virgin olive oil in Nortn America wasn't that easy.

Stephen and I have now put our hearts into educating people about real, fresh olive oil by opening up a small retail store in Victoria, BC. Canada. We teach people how to taste it, how to enjoy It. and how to integrate it into everyday life. We are supported by an incredible supplier who has taught US and supported US on our search for knowledge about olive oil. They only deal with the absolute best-quality, fresh olive oils and balsamic vinegars.

I talk to customers daily about all the fun things they can do with their hew additions to their pantry. It's not uncommon for many of those customers to come back to the store only to tell me they’ve forgotten my suggestions. At first I Typed up my own recipes and printed them out on pages to give away, but there was no way to keep up with the demand. People wanted more ideas and more ways to use more types of olive oil and vinegar. Customers eventually asked us to start offering cooking classes. ’Which we do. Writing a cookbook seemed like the next logical step.

The table really is where loved ones meet. And the table is where we found olio nuovo, "new" or "fresh oil" on the dinner table at Aunt Marla and Grace's home in Fano. I hope that you'll join me on the adventure of discovering how good-quality olive oil is the everyday ingredient that can transform every meal into something fruly special.

[EBOOK] THE OLIVE OIL AND VINEGAR, EMILY LYCOPOLUS, PHOTOGRAPHY BY DL ACKE


Keyword: ebook, giáo trình, THE OLIVE OIL AND VINEGAR, OLIVE OIL, dầu ô liu và giấm ăn, dầu ô liu, giấm ăn, sách dạy nấu ăn

[EBOOK] GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM (THE LANGUAGE OF TECHNO-FOOD PROCESSING IN ENGLISH), GS. TS. NGUYỄN THỊ HIỀN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB LAO ĐỘNG

Cuốn sách Tiếng Anh “The language of Food Techno - Food Processing in English" (TACN) được biên soạn để cung cấp những kiến thức cơ bản thuộc các chuyên ngành Công nghệ thực phẩm. Cuốn sách này có thể dùng làm tài liệu cho sinh viên và các bạn đọc quan tâm đến các chuyên ngành trên. Cuốn sách được biên soạn lại dựa trên cuốn sách đã dùng dạy cho sinh viên là "The language of Chemistry -Food and Biological in English” được chia làm 4 phần chính theo kinh nghiệm các giáo trình tiếng Anh chuyên ngành Hóa, Thực phẩm của các trường Đại học kỹ thuật Hóa Thực phẩm Praha Tiệp Khắc, Ba Lan, Nga, Úc, Anh. Qua thời gian viết gần 30 năm và được xuất bản ở Nhà xuất bản KHKT để đưa ra giảng dạy cho sinh viên hơn 10 năm nay ở Đại học Bách khoa Hà Nội và các Trường khác có đào tạo hệ Cao đẳng và Đại học khá hiệu quả. Tuy nhiên qua thời gian đó chúng tôi đã đúc rút kinh nghiệm và biên soạn lại Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành thành 3 giáo trình khác nhau phục vụ riêng cho ngành CNTP, CNSH và CN Hóa học phù hợp hơn.

Chúng tôi đã chọn lựa những bài khóa gồm các kiến thức tổng hợp nhất và kết cấu khoa học hay gặp nhất cho mỗi bài khóa với nội dung chính của ngành Công nghệ thực phẩm.

Mỗi bài có kết cấu như sau:
 
1. Bài khóa giới thiệu chủ đề từng phần cơ sở và chuyên môn của ngành Công nghệ thực phẩm tương ứng.

2.    Phần từ vựng của bài khóa có cả phần phiên âm quốc tế kèm theo để dễ dàng cho người học cần dịch, đọc và hiểu bài khóa.

3.    Phần ngữ pháp hay gặp và nhắc lại phần chủ yếu dùng trong văn phong khoa học để học viên nhớ lại và vận dụng dịch hiểu cụ thể hơn vào chuyên ngành.

4.    Bài tập để củng cố bài học và làm ở nhà

a.    Đọc và dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt các từ mới của bài khóa

b.    Trà lời câu hỏi theo nội dung bài khóa.

c.    Dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh.

d.    Bài tập ngữ pháp tương ứng nếu cần thiết cho vận dụng.

Các câu hỏi theo nội dung bài học nhằm giúp người học phát triển kỹ năng nghe nói nếu có thời gian ôn luyện đầy đủ theo bài tập đưa ra. Các câu dịch bước đầu chuẩn bị cho người học hình thành kỹ năng viết theo văn phong khoa học của ngành.

Cuốn sách “The language of Food Techno - Food Processing in English ” biên soạn mới này gồm 40 bài khóa.

Việc biên soạn cuốn sách này cũng không tránh khỏi khiếm khuyết, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của người học và người dạy để hoàn chỉnh cho lần xuất bản sau được tốt hơn.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM (THE LANGUAGE OF TECHNO-FOOD PROCESSING IN ENGLISH), GS. TS. NGUYỄN THỊ HIỀN (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB LAO ĐỘNG

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, The language of Food Techno - Food Processing in English, giáo trình tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thực phẩm, anh văn chuyên ngành công nghệ thực phẩm, thuật ngữ anh văn chuyên ngành công nghệ thực phẩm

[EBOOK] GIÁO TRÌNH VỆ SINH VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM, TS. NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG VÀ TS. PHẠM MINH TÂM, ĐẠI HỌC KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Xã hội càng phát triển, nhu cầu vật chất và tinh thần ngày cảng cao và càng đa dạng, trong đó các yêu cầu về giá trị dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm ngày càng được quan tâm ở tất cả các nước và mọi thành viên trong xã hội.

Những năm gần đây, hiện tượng ngộ độc thực phẩm ngày càng nhiều và rất phổ biến. Việc trang bị những kiến thức cơ bản về vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các trường học từ đó nâng cao ý thức về vấn đề cho toàn xã hội là điều cần thiết.

Giáo trình vệ sinh và an toàn thực phẩm được biên soạn nhằm cung cấp các kiến thức về vệ sinh thực phẩm cho sinh viên ngành công nghệ thực phẩm. Đồng thời sách cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên kỹ sư và cán bộ khoa học có liên quan đến ngành công nghệ thực phẩm.

Lần xuất bản đầu tiên, khó tránh khỏi những sai sót hoặc chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bạn đọc. Chung tôi sẽ rất biết ơn nếu được góp ý chân thành để những lần tái bản sau hoàn chỉnh hơn. 

[EBOOK] GIÁO TRÌNH VỆ SINH VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM, TS. NGUYỄN ĐỨC LƯỢNG VÀ TS. PHẠM MINH TÂM, ĐẠI HỌC KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình vệ sinh và an toàn thực phẩm, vệ sinh và an toàn thực phẩm, an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, công nghệ thực phẩm, vệ sinh thực phẩm, thực phẩm an toàn

[EBOOK] CÂY ĐẬU TƯƠNG: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM, PHẠM VĂN THIỀU, NXB NÔNG NGHIỆP

Cây đậu tương một cây thực phẩm vừa dể trồng lại vừa có hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm của cây đậu tương được sử dụng hết sức đa dạng như sử dụng trực tiếp bằng hạt thô hoặc qua chế biến ép thành dầu, làm bánh kẹo, đậu phụ, sữa, nước giải khát, nước chấm... đáp ứng nhu cầu tăng thêm chất đạm trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhân dân và tham gia xuất khẩu; không những thế cây đậu tương còn có tác dụng cải tạo đất tăng năng suất các cây trồng khác.

Đặc biệt những năm gần đây với việc chuyển đổi cơ chế quản lý sản xuất nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, lương thực một vấn đề cơ bản của người dân Việt Nam đã được giải quyết, từ đó người nông dân có nhiều điều kiện chủ động sản xuất những ngành, những cây có giá trị kinh tế cao mà trong đó cây đậu tương là một trong những mũi nhọn chiến lược kinh tế trong việc bố trí sản xuất và khai thác lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới.

Tuy nhiên, muốn trồng, sản xuất chế biến cây đậu tương có hiệu quả kinh tế cao chúng ta cần nắm được những đặc trưng nông học, sinh lý, sinh thái... của cây đậu tương để làm cơ sở cho việc xây dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật gieo trồng chăm sóc thích hợp.

Để giúp các bạn và bà con nông dân hiểu thêm về kỹ thuật trồng, sản xuất và chế biến sản phẩm cây đậu tương nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, Nhà xuất bản Nông nghiệp cho xuất bản cuốn sách "Cây đậu tương - kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm” của kỹ sư Phạm Văn Thiều. Hy vọng cuốn sách nhỏ này sẽ giúp ích được nhiều nhà nông trong việc trồng, sản xuất cây đậu tương.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc và mong nhận được ý kiến phê bình đóng góp của các bạn.

[EBOOK] CÂY ĐẬU TƯƠNG: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM, PHẠM VĂN THIỀU, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cây đậu tương, kỹ thuật trồng cây đậu tương, trồng và chăm sóc cây đậu tương, phòng trừ sâu bệnh hại cây đậu tương, kỹ thuật chế biến đậu tương, kỹ thuật trồng đậu nành

[EBOOK] HƯỚNG DẪN TRỒNG, THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN TRÁI CÂY, KS. HÀ THỊ HIẾN, NXB VĂN HOÁ DÂN TỘC

Quyển sách này cung cấp một số thông tin về kỹ thuật trồng, thu hoạch và chế biến một số loại cây ăn trái thông dụng như Nhãn, Vải, Mít, Mận, Mơ, Cam, Chuối, Đu đủ, Khế, Táo ta, Xoài, Dứa, Hồng.

Trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc!

[EBOOK] HƯỚNG DẪN TRỒNG, THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN TRÁI CÂY, KS. HÀ THỊ HIẾN, NXB VĂN HOÁ DÂN TỘC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật trồng thu hoạch bảo quản và chế biến Nhãn, kỹ thuật trồng thu hoạch bảo quản và chế biến Vải, kỹ thuật trồng thu hoạch bảo quản và chế biến Mít, kỹ thuật trồng thu hoạch bảo quản và chế biến Mận, kỹ thuật trồng thu hoạch bảo quản và chế biến Mơ, kỹ thuật trồng thu hoạch bảo quản và chế biến Cam, kỹ thuật trồng thu hoạch bảo quản và chế biến Chuối, kỹ thuật trồng thu hoạch bảo quản và chế biến Đu đủ, kỹ thuật trồng thu hoạch bảo quản và chế biến Khế, kỹ thuật trồng thu hoạch bảo quản và chế biến Táo ta, kỹ thuật trồng thu hoạch bảo quản và chế biến Xoài, kỹ thuật trồng thu hoạch bảo quản và chế biến Dứa, kỹ thuật trồng thu hoạch bảo quản và chế biến Hồng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SẤY NÔNG SẢN THỰC PHẨM, NGUYỄN VĂN MAY, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Kỹ thuật sấy nông sản - thực phẩm là môn học quan trọng của sinh viên ngành Máy và thiết bị công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học. Ngoài ra nó còn là tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học của các ngành có liên quan đến kỹ thuật sấy. Nó cũng rất cần cho những người nghiên cứu thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành và sửa chữa các loại máy sấy.

Nội dung giáo trình đề cập đầy đủ và sâu sắc lý thuyết sấy nói chung và kỹ thuật sấy nông sản thực phẩm nói riêng. Sau phần lý thuyết là các hệ thống sấy được đề cập rất phong phú đa dạng. Nó còn đưa ra những cấu tạo cụ thể của các loại tủ sấy, buồng sấy, hầm sấy, tháp sấy, máy sấy băng tải, máy sấy phun, v.v..., cùng những ưu, nhược điểm của mỗi loại. Vì vậy nó cũng giúp ích cho những nhà đầu tư, kinh doanh lựa chọn và sử dụng tốt các loại máy sấy hiện có trên thương trường.

Mặc dù rất cố gắng trong biên soạn giáo trình này, nhưng cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, mong độc giả xa gần góp ý để những lần tái bản được tốt hơn.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SẤY NÔNG SẢN THỰC PHẨM, NGUYỄN VĂN MAY, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình kỹ thuật sấy nông sản thực phẩm, kỹ thuật sấy nông sản, kỹ thuật sấy thực phẩm, bản quản nông sản sau thu hoạch, công nghệ thực phẩm, máy nông nghiệp, cơ khí chế tạo máy nông nghiệp

[EBOOK] BẢO QUẢN RAU QUẢ TƯƠI VÀ BÁN CHẾ PHẨM, HÀ VĂN THUYẾT VÀ TRẦN QUANG BÌNH, NXB NÔNG NGHIỆP

Do khí hậu đa dạng nên nước ta có nhiều chủng loại rau quả với chất lượng đặc trưng và tiềm năng phát triển đầy hứa hẹn.

Không chỉ người Việt Nam ưa thích rau quả Việt Nam, mà nhiều nước trên thế giới đã và đang sẳn sàng trở thành bạn hàng lớn của chúng ta. Tiếc thay chúng ta mải chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của người tiêu dùng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến nay sản lượng rau quả Việt Nam mới đạt gần 10 triệu tấn thu hoạch từ những diện tích manh mún, nhỏ lẻ; tỷ lệ hư hao sau thu hoạch trên 20%, chế biến được khoảng 6%, xuất khẩu 1,3% tổng sản lượng hàng năm. Những con số trên nói lên sự hạn chế không những trong sản xuất nông nghiệp mà cả trong công nghệ bảo quản, chế biến rau quả.

Nhận thấy tầm quan trọng và tiềm năng to lớn của ngành rau quả, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có đề án phát triển đến năm 2010 với các chi tiêu cụ thể như: Tổng sản lượng rau quả đạt 20 triệu tấn; giảm tỷ lệ hư hao xuống còn 15%; nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các cơ sở bảo quản, chế biến rau quả. Nếu đề án trên thành công thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội không nhỏ cho đất nước, quan trọng hơn cả là góp phẩn nâng cao đáng kể đời sống vật chất của hơn 70% dân số đang sống chủ yếu bằng nghề nông, thực hiện thắng lợi chủ trương xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.

Đề thực thi đề án nêu trên, một trong những việc cần làm trước tiên là chuẩn bị lực lượng sản xuất, tức là tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên nghiệp, đồng thời nâng cao kiến thức về trổng trọt, bảo quản và chế biến rau quả cho người dân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tạo ra một mạng lưới đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ sản phẩm.

Cuốn sách Bảo quản rau quả tươi và bán chế phẩm giới thiệu với bạn đọc những hiểu biết cơ bản về tính chất, nguyên lý, phương pháp bảo quản tươi và bảo quản dưới dạng sơ chế các loại rau quả có ở Việt Nam. Hy vọng bạn đọc sẽ ứng dụng thành công những kiến thức thu nhận được từ cuốn sách này. Thành công đó sẽ là nguồn động viên lớn, là niềm tự hào của chúng tôi vì đã đóng góp được một phẩn nhỏ sức lực của mình vào việc thực hiện một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

Chúng tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của bạn đọc để nội dung cuốn sách ngày hoàn thiện hơn.

[EBOOK] BẢO QUẢN RAU QUẢ TƯƠI  VÀ BÁN CHẾ PHẨM, HÀ VĂN THUYẾT VÀ TRẦN QUANG BÌNH, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, bảo quản rau quả tươi và bán chế phẩm, bảo quản rau quả tươi, bảo quản sau thu hoạch, bảo quản nông sản, kỹ thuật bảo quản nông sản sau thu hoạch, công nghệ bảo quản rau quả tươi

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SẤY NÔNG SẢN, GS.TS. PHẠM XUÂN VƯỢNG (CHỦ BIÊN) VÀ TS. TRẦN NHƯ KHUYÊN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I HÀ NỘI

Giáo trình “Kỹ thuật sấy nông sản” đề cập tới nguyên lý làm việc, lý thuyết tính toán các quá trình kỹ thuật sấy, làm cơ sở cho việc thiết kế các thiết bị sấy. Mặt khác sấy là một quá trình công nghệ được sử dụng rộng rãi trong các ngành của sản xuất nông nghiệp. Sấy là công đoạn quan trọng của công nghệ sau thu hoạch trước khi thực hiện bảo quản sản phẩm. Đối tượng sử dụng là sinh viên năm cuối của ngành cơ khí bảo quản chế biến của trường đại học Nông Nghiệp. Đổng thời cũng có thể sử dụng cho sinh viên cơ khí nông nghiệp, công thôn, .v.v. và các kỹ sư làm việc liên quan tới lĩnh vực này.

Sinh viên trong quá trình học cần nắm vững quá trình sấy là một quá trình công nghệ, không đơn thuần là tách nước ra khỏi vật liệu. Yêu cầu sau khi sấy vật liệu phải đạt chất lượng cao, chi phí năng lượng sấy thấp.

Giáo trình được trình bày trong 6 chương.

-    Chương 1 Cơ sở lý thuyết quá trình sấy. Trong chương này trình bày các khái niệm và lý thuyết chung của quá trình sấy.

-    Chương 2: Thiết bị sấy đối lưu.

-    Chương 3: Thiết bị sấy tiếp xúc.

-    Chương 4: Thiết bị sấy bức xạ.

-    Chương 5: Thiết bị sấy thăng hoa.

-    Chương 6: Các thiết bị phụ trợ hệ thống sấy.

Trong từng chương đã đề cập tới một số vấn đề mới cập nhật trong thời gian gần đây, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản giúp sinh viên nắm bắt dễ dàng. Sau mỗi chương có câu hỏi ôn tập và một số bài tập ứng dụng.

Trong quá trình biên soạn tác giả đã được đổng nghiệp góp ý. Tác giả chân thành cảm ơn Bộ môn Máy nông nghiệp và khoa Cơ Điện trường Đại học Nông Nghiệp I - Hà Nội.

Cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc. Các ý kiến xin gửi về Phòng đào tạo, khoa Cơ Điện trường đại học Nông Nghiệp I.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SẤY NÔNG SẢN, GS.TS. PHẠM XUÂN VƯỢNG (CHỦ BIÊN) VÀ TS. TRẦN NHƯ KHUYÊN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật sấy nông sản, giáo trình kỹ thuật sấy nông sản, giáo trình kỹ thuật sấy, kỹ thuật sấy, bảo quản nông sản, bảo quản sau thu hoạch, công nghệ thực phẩm, Cơ sở lý thuyết quá trình sấy, Thiết bị sấy đối lưu, Thiết bị sấy tiếp xúc, Thiết bị sấy bức xạ, Thiết bị sấy thăng hoa, Các thiết bị phụ trợ hệ thống sấy

[EBOOK] KỸ THUẬT CHẾ BIẾN ĐẬU TƯƠNG, KS. HÀ ĐỨC HỒ (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn trên các lĩnh vực bảo quản, chế biến nông, lâm sản, tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, cơ điện nông nghiệp... ở quy mô vừa và nhỏ, kết hợp công nghệ cổ truyền với hiện đại là hướng chiến lược quan trọng. Một mặt tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, mặt khác góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao năng suất, chất lượng nông, lâm sản, cũng như tạo ra nhiều hàng hóa có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu. Không những thế, việc phát triển ngành nghề còn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến và dịch vụ.

Trong khuôn khổ chương trình khuyến nông, Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối đã tổ chức biên soạn bộ sách "Khuyến công", nhằm giúp người nông dân có thêm thông tin để tìm hiểu, chọn lọc và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật về công nghệ, thiết bị trong phát triển một số ngành nghề ở nông thôn.

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận dược sự hợp tác nhiệt tình của các tác giả, nhiều nhà khoa học và nhiều cơ quan, đơn vị, nhất là của các Viện nghiên cứu trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chúng tôi xin cảm ơn và rất mong nhận được sự hợp tác, giúp đỡ ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn trong lĩnh vực này.

Đây là những cuốn sách nằm trong chương trình khuyến nông hàng năm của Hộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phục vụ nông dân. Hy vọng bộ sách sẽ được chuyển tới tay bà con nông dân, được sử dụng một cách có hiệu quả nhất.

Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của người sử dụng để bộ sách ngày càng được hoàn thiện hơn.

[EBOOK] KỸ THUẬT CHẾ BIẾN ĐẬU TƯƠNG, KS. HÀ ĐỨC HỒ (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật chế biến đậu tương, kỹ thuật chế biến đậu xanh, sơ chế đậu tương, công nghệ chế biến đậu tương, công nghệ thực phẩm, bảo quản sau thu hoạch đậu tương

[EBOOK] KỸ THUẬT CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC (TẬP 2), BÙI ĐỨC HỢI (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Lương thực giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người và trong chăn nuôi gia súc. Trên 75% năng lượng dùng cho hoạt đông sống của con người và gia súc là do lương thực cung cấp. Tổng sản lượng lương thực của toàn thế giới hiện nay vào khoảng 14000 triệu tấn/năm. Ở Việt Nam sản lượng lương thực của toàn quốc năm 1980 là 21 triệu tấn/năm, nhưng đến năm 2005 con số này đã lên đến gần 40 triệu tấn/năm, trong đó gạo xuất khẩu là 5 triệu tấn. Song song với sự tăng sản lượng lương thực, theo nhịp độ phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, nhiều khu công nghiệp được xây dựng, nhiều vùng kinh tế mới sẽ được hình thành, và tất nhiên yêu cầu cung cấp sản phẩm chế biến của lương thực ngày càng tăng lên nhiều. Ngoài ra, lương thực còn phải được cung cấp cho mạng lưới các xí nghiệp sản xuất thức ăn gia súc từ trung ương đến địa phương, có như vậy mới đảm bảo đưa chăn nuôi thành một ngành sản xuất chính của xã hội. Sự tăng sản lượng lương thực đòi hỏi phải tăng số lượng và tăng năng suất các xí nghiệp chế biến, đồng thời phải không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Công nghiệp chế biến lương thực đã trải qua một quá trình phát triển rất dài trước khi hình thành các xí nghiệp chế biến lương thực như ngày nay. Quy trình chế biến ngày càng được cải tiến, từ cối chày bằng đá tiến đến các máy móc có động cơ điện và dâv chuyền sản xuất tự động hoá toàn bộ.

Những công trình nghiên cứu về mặt lý luận làm cơ sở cho kỹ thuật chế biến lương thực đã được tiến hành song song với công tác hoàn thiện quá trình kỹ thuật sản xuất các sản phẩm lương thực.

Lômônôxốp, trong quá trình nghiên cứu lý thuyết về thuỷ lực học đã đi tới công trình nghiên cứu động cơ chạy bằng sức nước trong nhà máy xay bột (giữa thế kỷ XVIII), Năm 1811, Lepxin cho ra đời công trình nghiên cứu về làm ẩm hạt trước khi nghiền. Tiếp theo đó Menđêlêep, Zvorukin, Kozmin... đã có nhiều công trình nghiên cứu về quá trình kỹ thuật chế biến hạt lương thực. Đầu thế kỷ XIX, Zukopski (người đặt nền móng cho ngành hàng không Xô Viết) cũng bắt đầu công trình nghiên cứu của mình bằng những khảo sát sự chuyển động của các vật liệu trên sàng. Tiếp theo đó các công trình nghiên cứu về lĩnh vực hoá sinh học lương thực được phát triển mạnh mẽ vào đầu thế kỷ XX, trong đó Oparin và Krêtôvic đóng góp khá nhiều công trình nổi tiếng.

Nói chung, các xí nghiệp lương thực trong cả nước ta có trình độ trang bị và quản lý thấp, phần lớn chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định. Trong những năm tới, theo kế hoạch của Nhà nước, chúng ta tiếp tục mở rộng mạng lưới các xí nghiệp chế biến lương thực và sản xuất lương thực hỗn hợp cho gia súc, đồng thời không ngừng nâng cao trình độ cơ khí hoá cho các xí nghiệp này để dảm bảo cung cấp đầy đủ theo yêu cầu của đời sống nhân dân, phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm và xuất khẩu.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người kỹ sư công nghệ trong xí nghiệp lương thực là đảm bảo ổn định chất lượng của sản phẩm và tận dụng đến mức cao nhất năng suất của xí nghiệp. Muốn đáp ứng được nhiệm vụ ấy, thì cần nắm vũng các yếu tố có tác dụng quyết định đến năng suất của xí nghiệp và chất lượng của thành phẩm. Ảnh hưởng đến năng suất của xí nghiệp và chất lượng của thành phẩm có mấy yếu tố sau đây:

1.    Chất lượng của nguyên liệu.

2.    Mức độ hợp lý hoá của quy trình công nghệ.

3.    Trình độ trang bị và hiệu suất của máy móc.

4.    Trình độ quản lý kỹ thuật của cán bộ và công nhân.

Giáo trình “Kỹ thuật chế biến lương thực” nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản để quản lý sản xuất và thiết kế kỹ thuật các xí nghiệp chế biến lương thực.

Giáo trình gồm có các phần sau đây:

Phần thứ nhất: Cơ sở lý thuyết của các quá trình chế biến lương thực do Bùi Đức Hợi và Lương Hồng Nga viết.

Phần thứ hai: Kỹ thuật sản xuất các loại gạo do Lê Hồng Khanh và Bùi Đức Hợi viết.

Phần thứ ba: Kỹ thuật sản xuất các loại bột do Lê Thị Cúc và Bùi Đức Hợi viết.

Phần thứ tư: Kỹ thuật sản xuất tinh bột do Mai Vân Lể, Lê Ngọc Tú và Bùi Đức Hợi

viết.

Phân thứ năm: Kỹ thuật sản xuất bánh mì và mì sợi do Bùi Đức Hợi và Lương Hổng Nga viết.

Phẩn thứ sáu: Kỹ thuật sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gia súc do Hoàng Thị Ngọc Châu và Bùi Đức Hợi viết.

Giáo trình “Kỹ thuật chế biến lương thực” được in thành 2 tập. Tập 1 gổm các phần 1, 2, 3. Tập 2 gổm các phần 4, 5, 6. Các tác giả bày tỏ sự biết ơn chân thành đối với các độc giả đã và sẽ đóng góp những ý kiến cho nội dung của cuốn sách này.

Quý bạn đọc có thể xem lại Tập 1 của cuốn ebook "Kỹ thuật chế biến lương thực" của cùng nhóm tác giả TẠI ĐÂY.

[EBOOK] KỸ THUẬT CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC (TẬP 2), BÙI ĐỨC HỢI (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, ebook, cây lương thực, chế biến lương thực, kỹ thuật chế biến lương thực, Kỹ thuật sản xuất các loại gạo, Kỹ thuật sản xuất các loại bột, Kỹ thuật sản xuất tinh bột, Kỹ thuật sản xuất bánh mì và mì sợi, Kỹ thuật sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gia súc