Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn SINH-HOÁ TRONG BVTV. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SINH-HOÁ TRONG BVTV. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT - NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG, TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Nuôi cấy mô và tế bào thực vật đã được tiến hành ở Việt Nam từ giữa những năm bảy mươi. Hiện nay, trong cả nước đã có vài chục phòng thí nghiệm nuôi cấy mô và tế bào. Phần lớn các phòng thí nghiệm đang tiến hành những nghiên cứu ứng dụng: chủ yếu là vi nhân giống trong ống nghiệm. Nuôi cấy mô và tế bào thực vật còn có những khả năng đóng góp cho những nghiên cứu và ứng dụng xa hơn thế nữa, đặc biệt là trong cải biến di truyền (chọn dòng tế bào, đột biến tế bào, nuôi cấy bao/hạt phấn, lai tế bào, chuyển gen) và trong công nghệ thu nhận các chất có hoạt tính sinh học.


Để góp phần vào việc đào tạo cán bộ nuôi cấy mô tế bào thực vật, cung cấp những kiến thức cần thiết và hệ thống cho các nhà nuôi cấy mô và tế bào thực vật, cuốn sách "Nuôi cấy mô tế bào thực vật - Nghiên cứu và ứng dụng" sẽ giúp cho bạn đọc có được những kiến thức cơ bản về nuôi cấy mô tế bào thực vật, về các hướng nghiên cứu và ứng dụng. Đồng thời sách cũng trình bày một số phương pháp mô học, tế bào học và phân tử phục vụ cho nghiên cứu cũng như đánh giá các sản phẩm nuôi cấy mô và tế bào. Trong cuốn sách này, chúng tôi cũng giới thiệu một số qui trình nuôi cấy mô cũng như tế bào phục vụ cho nghiên cứu và ứng dụng đã được tiến hành thành công tại phòng thí nghiệm của chúng tôi.


Sách có thể sử dụng để giảng dạy chuyên đề sau đại học và làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các cán bộ đang làm việc ở các phòng thí nghiệm nuôi cấy mô và tế bào thực vật.


Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp để có thể tiếp tục hoàn thiện cuốn sách trong những lần xuất bản sau.


[EBOOK] NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT - NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG, TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Nuôi cấy mô và tế bào thực vật, kỹ thuật Nuôi cấy mô và tế bào thực vật, nghiên cứu nuôi cấy mô tế bào thực vật, ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật, sinh học ứng dụng, nuôi cấy mô

[EBOOK] HỎI - ĐÁP VỀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH, GIÁP KIỀU HƯNG (CHỦ BIÊN), NXB THANH HÓA



Từ trước tới nay, một trong những vấn đề khiến nhà nông luôn phải bận tâm lo lắng là vấn đề sâu bệnh hại cây trồng. Các loại sâu không những rất đa dạng về hình dáng, kích cỡ, màu sắc nhiều khi gây khó khăn cho người trồng cây trong việc phát hiện và phân biệt thì chúng còn có những đặc điểm sinh học cũng như cách thức phá hoại khá phức tạp và tinh vi. Vì thế, việc nắm vững những đặc điểm này để tìm ra cách phòng trừ hữu hiệu là điều hết sức quan trọng và cần thiết.


Để đáp ứng lòng mong muốn của rất nhiều bà con nông dân quan tâm đến vấn đề này thông qua những câu hỏi mà bà con đã tín nhiệm gửi về cho chúng tôi trong thời gian qua, cùng với nguyện vọng tha thiết là được giúp đỡ bà con trong việc ngăn chặn và phòng trừ các loại sâu bệnh hại cây trồng. Chúng tôi đã xin ý kiến của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực này để giải đáp những thắc mắc của bà con. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã biên soạn cuốn sách: HỎI - ĐÁP VỀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH.


Trong cuốn sách này, bà con có thể tìm hiểu về cách thức gây hại, những dấu hiệu nhận biết cũng như phương pháp phòng trừ đối với rất nhiều loại sâu khác nhau trên nhiều loại cây khác nhau. Hy vọng cuốn sách sẽ cung cấp những kiến thức thật sự bổ ích giúp cho việc trồng và chăm sóc cây thực phẩm, cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế cao.


Trong quá trình biên soạn, cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các bạn cho những lần tái bản sau được hoãn thiện hơn.


[EBOOK] HỎI - ĐÁP VỀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH, GIÁP KIỀU HƯNG (CHỦ BIÊN), NXB THANH HÓA


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, hỏi đáp về phòng trừ sâu bệnh hại, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại, sâu bệnh hại cây trồng, bệnh cây, côn trùng gây hại cây trồng, hỏi đáp kỹ thuật phòng trừ bệnh hại cây trồng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CƠ SỞ DI TRUYỀN CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG, TS. NGUYỄN VŨ THANH THANH VÀ PGS.TS. CHU HOÀNG MẬU, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Trong những năm gần đây, khoa học chọn giống cây trồng đã đạt được nhiều thành tựu lớn nhờ ứng dụng những tri thức và kỹ thuật hiện đại của sinh học và công nghệ sinh học. Trên cơ sở kế thừa các tri thức về di truyền học và cập nhật các tài liệu và công trình nghiên cứu trong những năm gần đây về di truyền học phân tử và công nghệ sinh học hiện đại, Giáo trình cơ sở di truyền chọn giống cây trồng được biên soạn nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản, hiện đại về cơ sở di truyền học cũng như cách tiếp cận nghiên cứu mới và những định hướng ứng dụng trong chọn giống cây trồng. Đặc biệt, cuốn giáo trình còn trình bày những vấn đề mới, như ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào thực vật trong tạo giống cây trồng, kỹ thuật RNAi và chọn giống bằng chỉ thị phân tử. Cuốn Giáo trình cơ sở di truyền chọn giống cây trồng có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy và học tập bộ môn này ở trường đại học, cao đẳng và là tài liệu tham khảo cho giáo viên của trường phổ thông.

Cuốn Giáo trình cơ sở di truyền chọn giống cây trồng được cấu trúc bởi phần mở đầu, 9 chương và tài liệu tham khảo, cụ thể như sau:

Mở đầu

Chương 1. Cơ sở của đặc tính di truyền

Chương 2. Vật liệu khởi đầu trong chọn giống cây trồng

Chương 3. Ưu thế lai và các phương pháp lai trong chọn giống cây trồng

Chương 4. Di truyền đa bội thể và chọn giống cây trồng

Chương 5. Đột biến và ứng dụng trong chọn giống cây trồng

Chương 6. Di truyền số lượng và phân tích tính trạng số lượng trong chọn giống cây trồng

Chương 7. Lai tế bào soma và nuôi cấy mô tế bào thực vật trong chọn giống cây trồng

Chương 8. Kỹ thuật chuyển gen và ứng dụng trong chọn giống cây trồng

Chương 9. Chỉ thị phân tử và chọn giống cây trồng

Tài liệu tham khảo

Các tác giả xin cảm ơn sự hỗ trợ kinh phí của Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và Dự án Giáo dục Đại học 2 (Quỹ Trig) để Giáo trình cơ sở di truyền chọn giống cây trồng được biên soạn và xuất bản. Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lương Văn Hinh và PGS.TS Nguyễn Thị Tâm đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho cuốn giáo trình này. Xin cảm ơn ý kiến của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp.

Chúng tôi đã cố gắng hoàn thành việc biên soạn và xuất bản cuốn giáo trình này để phục vụ đào tạo và nghiên cứu. Trong quá trình biên soạn chắc chắn còn có những hạn chế, rất mong nhận được những góp ý của bạn đọc. Mọi đóng góp xin gửi về đỉa chi: Khoa Khoa học Sự sống, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thải Nguyên.

Điện thoại: (84) 912664126; (84) 913383289

E-mail: thanhthanhdhkhtn@gmail.com; chuhoangmau@tnu.edu.vn;

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CƠ SỞ DI TRUYỀN CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG, TS. NGUYỄN VŨ THANH THANH VÀ PGS.TS. CHU HOÀNG MẬU, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Giáo trình cơ sở di truyền chọn giống cây trồng, Cơ sở của đặc tính di truyền, Vật liệu khởi đầu trong chọn giống cây trồng, Ưu thế lai và các phương pháp lai trong chọn giống cây trồng, Di truyền đa bội thể và chọn giống cây trồng, Đột biến và ứng dụng trong chọn giống cây trồng, Di truyền số lượng và phân tích tính trạng số lượng trong chọn giống cây trồng, Lai tế bào soma và nuôi cấy mô tế bào thực vật trong chọn giống cây trồng, Kỹ thuật chuyển gen và ứng dụng trong chọn giống cây trồng, Chỉ thị phân tử và chọn giống cây trồng

[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC CÂY TRỒNG, TS. ĐỖ NĂNG VỊNH, NXB NÔNG NGHIỆP

Trong quyển sách này chúng tôi chỉ đề cập đến những vấn đề cốt lõi nhất, ấn tượng nhất mà chúng tôi cảm nhận được. Lĩnh vực công nghệ sinh học quả là rộng lớn giống như sự sống vậy. Mỗi gen đã là một thế giới riêng, huống hồ là 30.000 gen trong một tế bào, với ngần ấy phân tử protein (30.000 protein) và gấp bội con số ấy là các sự kiện sinh học khác nhau xảy ra trong cơ thể sống. Đó là chưa kể các sự kiện tinh thần - xúc cảm, trí nhớ, khả năng sáng tạo,... mà bản chất sinh học của nó chưa rõ. Thếgiới sống thật là rộng lớn và ly kỳ.

Kể từ khi con người nhận thức được vũ trụ là vô tận. Họ vẫn chưa biết được rằng sự vô tận của những "bí mật" còn tồn tại ngay trong mỗi tế bào sống. Có sự vô tận vĩ mô và có cả sự vô tận vi mô, có sự vô cùng lớn và có sự vô cùng nhỏ.

Kể từ khi Anbe Einsteins phát minh ra công thức E = mc^2 , chúng ta hiểu ra rằng thế giới vật chất và năng lượng có thể chuyển hoá, rằng không có vật chất ngoài năng lượng và năng lượng ngoài vật chất. Trao đổi chất và năng lượng là một quá trình thâu suốt toàn vũ trụ. Năng lượng sống trên Trái đất không tách rời năng lượng mặt trời và các quy luật vận hành của hệ thiên hà. Các sự cố vũ trụ có thể gây dấu ấn trong các quá trình sống trên Trái đất.

Sự tiến hoá của vật chất từ thời Big Bang (vụ nổ lớn) cho đến nay thật quả là một lịch sử lâu dài. Mọi sự kỳ diệu ra đời đều phải cần đến thời gian, tuy thời gian luôn cần để thai nghén các sự cố vĩ đại. Chỉ có sự vô tận của thời gian, của sự tiến hoá mới giải thích được sự tuyệt mỹ, hài hoà của thế giới hôm nay.

Kể từ khi các nhà vật lý thiên văn sáng chế ra các kính viễn vọng và đo được vận tốc vũ trụ, chúng ta nhận biết rằng Trái đất của chúng ta chỉ là một hạt cát trong các thiên hà với hàng triệu triệu các vì sao, trong đó mỗi vì sao là cả một mặt trời. Nhưng hạt cát của chúng ta là hạt cát màu xanh, hạt cát trí tuệ mang trong nó sự dịu ngọt của hơi thở sự sống.

Kể từ khi Watson và Cric phát hiện ra cấu trúc xoắn kép của ADN và sau khi các nhà khoa học khám phá ra mã di truyền chúng ta đã biết được rằng: cội nguồn của vẻ đẹp thiên nhiên, của sự sống, cội nguồn của sự đa dạng màu sắc và kiến trúc ở mỗi đại phân tử, ở mỗi tế bào sống, ở mỗi con người trong thế giới sinh vật xuất phát từ những thuộc tính của phân tử ADN. Chúng ta sáng tác các bài ca với 7 nốt nhạc. Chúng ta viết ra hàng triệu cuốn sách với khoảng 30 chữ cái. Còn thiên nhiên, thiên nhiên vận động đến một thế giới sống đa dạng, hài hòa, hoàn thiện và hoàn mỹ bằng các thử nghiệm và đào thải đầy bi kịch như Darwin đã phát hiện: di truyền, biến dị và chọn lọc tự nhiên là quy luật của tiến hóa. Vật liệu di truyền của thế giới sống được tạo ra từ 64 codon - các chữ cái của tác phẩm sự sống (mã di truyền). Với 64 "codon" thiên nhiên đã và sẽ tạo ra biết bao nhiêu các dạng thức khác nhau nữa của sự sống. Cần đến bao nhiêu các thử nghiệm, thiết kế khác nhau để tạo ra gen và hệ gen như ngày nay?

Trong lịch sử phát triển của sự sống chỉ có thời gian mới có thể cho phép thiên nhiên thiết kế, thử nghiệm, loại trừ để cuối cùng đạt đến các cơ thể sống hoàn thiện mà hôm nay chúng ta có được hạnh phúc để nghiên cứu, để yêu thương và để chiêm ngưỡng với những cảm hứng vô tận.

Kể từ khi phát hiện ra gen, hệ thống gen và mã di truyền, con người đã khám phá ra bí quyết của sự tiến hoá và bản chất của sự sống. Giờ đây con người đang trở thành chủ thể sáng tạo ra các phương thức sống mới. Nhưng cũng từ nay hệ sinh thái của Trái đất đang bị đe dọa. Sự ô nhiễm đã và đang trở thành đối kháng với sự sinh tồn. Sự thăng hoa phát triển văn minh của nhân loại có thể dẫn đến sự hủy diệt các nguồn năng lượng, sự gia tăng hán khí, sự nóng lên của Trái đất và các thảm họa sinh thái khác. Con người trí tuệ phải nhận thức rõ được những nguy cơ đó để vượt lên những ham muốn làm giàu nhanh chóng, bảo tồn cho được thế giới tuvệt mỹ mà thiên nhiên đã dâng tặng cho loài người. Trong hoàn cảnh đó, Công nghệ sinh học cây trồng có thể và phải trở thành vũ khí để khôi phục màu xanh và các nguồn năng lượng sống của Trái đất. Do vậy, người ta gọi công nghệ sinh học cây trồng là "Công nghệ xanh", "Công nghệ sạch". Nó tạo ra nguồn năng lượng tái sinh, tạo ra thức ăn, tạo ra vẻ đẹp, hấp thụ thán khí và tạo thêm dưỡng khí cho nhịp thở của nhân loại.

Trên đất nước ta, nền đại công nghiệp mới chỉ bắt đầu, ô nhiễm không khí và nguồn nước chưa đến nỗi ngạt thở. Chúng ta cần phải có những đột phá trong tư duy để khai thác những lợi thế sinh học và lợi thế của người đi sau trong phát triển công nghiệp để xây dựng đất nước. Công nghệ sinh học cây trồng không chỉ là phương tiện để chúng ta nhận thức và mê say. Công nghệ sinh học cần phải cho chúng ta một tầm nhìn, một loại vũ khí hữu hiệu để tạo ra hàng loạt các giống cây trồng mới và nhân nhanh cây trồng ở quy mô công nghiệp nhằm  xanh hoá đất nước.

Các nhà khoa học công nghệ sinh học có thể và phải là chủ thể sáng tạo ra các dạng thức sống mới. Tất cả niềm say mê sáng tạo của chúng ta hướng về một nền nông nghiệp phát triển, một hệ sinh thái bền vững, một đất nước giàu đẹp sau những thương tổn chiến tranh:

"Việt Nam xanh, Việt Nam nước sạch và không khí trong lành"

"Trồng một cây xanh là làm một điều thiện"

Đó là ước muốn và cũng là một trong các nguyên nhân thôi thúc chúng tôi biên soạn cuốn sách này.

Thật khó tránh khỏi sai sót khi đề cập đến những vấn đề công nghệ sinh học phức tạp đang trong quá trình phát triển để tiến tới chân lý. Do vậy, chúng tôi mong được độc giả lượng thứ và góp ý.

Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu của các nhà khoa học, nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp cùng sự nhiệt tình giúp đỡ của các cộng sự và Nhà xuất bản Nông nghiệp. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.

[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC CÂY TRỒNG, TS. ĐỖ NĂNG VỊNH, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, công nghệ sinh học cây trồng, nhân giống cây trồng, công nghệ gen, công nghệ tế bào, nuôi cấy mô thực vật, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp

[EBOOK] CÔNG NGHỆ GEN, GS.TS. NGUYỄN THỊ LANG VÀ GS.TS. BÙI CHÍ BỬU, NXB NÔNG NGHIỆP



CHƯƠNG1

GIỚI THIỆU CHUNG MỘT VÀI NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG

1.1. Vén bức màn bí mật về di truyền của cây đậu Hà Lan

Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Nông Nghiệp Quốc Gia (INRA) của Pháp đã phát triển một công cụ để nghiên cứu di truyền ở cây đậu Hà Lan (pea), công cụ này sẽ rất hữu ích cho nhà chọn giống, Thông qua kỹ thuật TILLING (targeting Induced Local Lesions In Genomes), các nhà khoa học đã tạo ra vật liệu chứa các mẫu DNA của năm nghìn cây khác nhau, TILLING là sự lựa chọn giữa kỹ thuật truyền thống chuyển nạp gen thông qua Agrobacterium và đột biến gen với một gen đặc biệt nào đó có những thay đổi tại một nucleotide bất kỳ. Các nhà khoa học thiết kế ngân hàng dữ liệu gọi là UTILLdb, mô tả về các cây đột biến, tính chất của chúng (kiểu hình) và thông tin về chuỗi trình tự gen đột biến được lưu trữ có hệ thống. Họ sử dụng đậu Hà Lan làm mô hình cho nghiên cứu; chúng ta có thể tiếp cận và nghiên cứu các gen đặc biệt hoặc alen TILLING đặc biệt trong http://www.biomedcentral.com/

1.2. Chọn tạo giống lúa japonica bằng công cụ genomics

Hầu hết các giống lúa trồng đều thuộc hai loài phụ indicajaponica. Những nghiên cứu gần đây cho thấy hai loài phụ này tiến hóa từ hai trung tâm khởi nguyên độc lập nhau ở châu Á. Japonica có thể trồng ở cả vùng nhiệt đới và ôn đới, trong khi indica chỉ ở vùng nhiệt đới. Đa dạng di truyền của loài japonica, hẹp hơn indica. Muốn tạo ra giống lúa có năng suất cao, chống chịu stress, ngân hàng gen của japonica phải được đa dạng hóa. Một báo cáo tổng quan đăng trên tạp chí Molecular Breeding đã thảo luận những tiến bộ trong genomics gần đây giúp cho việc chọn tạo giống lúa japonica tốt hơn. Nhà nghiên cứu có thể định vị các gen của indica cũng như lúa hoang dại có quan hệ gần với lúa trồng bằng chuỗi trình tự đầy đủ trong genome cây lúa, và những công cụ hiện có. Công cụ EcoTILLING, một qui trình có mức độ hiệu quả cao dùng để thanh lọc các dòng đột biến với sự khác nhau chuỗi trình tự của các gen đã được biết, và công cụ đánh giá kiểu gen trên cơ sở microarray. Các gen có ích được kết hợp với gen điều khiển tính trạng thương mại japonica thông qua kỹ thuật chọn giống nhờ marker phân từ (MAS). Tác giả gợi ý rằng chiến lược chọn giống đã thành công trong indica thí dụ như cây lúa có dạng hình lý tưởng và lúa lai. có thể được ứng dụng cho cải tiến giống lúa japonica.

[EBOOK] CÔNG NGHỆ GEN, GS.TS. NGUYỄN THỊ LANG VÀ GS.TS. BÙI CHÍ BỬU, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, công nghệ gen, kỹ thuật công nghệ gen, ứng dụng công nghệ gen trong chọn giống, ứng dụng công nghệ gen trong nông nghiệp, sinh học ứng dụng

[EBOOK] BÀI GIẢNG CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG CHỐNG CHỊU ĐIỀU KIỆN BẤT THUẬN, VŨ VĂN LIẾT (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP

Bài giảng “Chọn giống cây trồng chống chịu điều kiện bất thuận” được biên soạn dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Di truyền và Chọn giống cây trồng, Khoa học cây trồng tham khảo.

Nhóm tác giả biên soạn bài giảng với mong muốn cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về phản ứng của cây trồng với điều kiện bất thuận, những thành tựu và phương pháp chọn tạo giống cây trồng chống chịu điều kiện bất thuận.

Cuốn bài giảng được biên soạn gồm 7 chương, bao gồm những khái niệm cơ bản về môi trường bất thuận, cơ chế di truyền tính chống chịu điều kiện bất thuận và phương pháp chọn tạo giống một số cây trồng như lúa, ngô,... chống chịu điều kiện bất thuận.

Nhóm tác giả đã cố gắng biên soạn và cập nhật những kiến thức mới nhất về di truyền và chọn giống chống chịu điều kiện bất thuận. Tuy nhiên, bài giảng được biên soạn lần đầu nên khó tránh khỏi nhũng khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến quý báu của các nhà khoa học, người học, bạn đọc để dần hoàn thiện bài giảng này thành giáo trình, giảng dạy trong các trường Đại học trong tương lai.

Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học phản biện cuốn bài giảng đã có những góp ý quí báu để chúng tôi sửa chữa, bổ sung và hoàn chỉnh cuốn bài giảng trước khi xuất bản.

Cuối cùng chúng tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Nông học, Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp và Lãnh đạo Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ để Bài giảng được xuất bản.

Xin trân trọng cảm ơn.

[EBOOK] BÀI GIẢNG CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG CHỐNG CHỊU ĐIỀU KIỆN BẤT THUẬN, VŨ VĂN LIẾT (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Chọn giống cây trồng chống chịu điều kiện bất thuận, Di truyền và Chọn giống cây trồng, Khoa học cây trồng, chọn giống cây trồng, môi trường bất thuận, cơ chế di truyền tính chống chịu điều kiện bất thuận, phương pháp chọn tạo giống một số cây trồng chống chịu điều kiện bất thuận

[EBOOK] CÂY VÀ ĐỜI SỐNG, TS. LÊ HỒNG PHÚC, NXB NÔNG NGHIỆP

Cây cỏ, thực vật gắn bó với đời sống con người từ thuở lọt lòng cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Trong thế giới thực vật thì các loài cây có ý nghĩa sâu nặng nhất, gắn bó nhất đối với đời sống của cộng đồng nhân loại, ở Việt Nam đã có nhiều công trình về cây cỏ, thực vật, cũng như về đời sống xã hội. Nhưng chủ đề "Cây và đời sống" mới chỉ được đề cập lẻ tẻ trong một số công trình liên quan hay trong những bài báo ngắn, chưa đề cập toàn diện, đủ chiều sâu cần thiết vấn đề này. Ở đây Nhà xuất bản Nông nghiệp xin giới thiệu cuốn sách mang tên "Cây và đời sống" của tác giả Lê Hồng Phúc đã giải quyết khá sinh động chủ đề mang ý nghĩa thiết thực trên nhiều mặt, nhằm làm nổi bật chủ điểm chính mà tiêu đề cuốn sách nêu ra...

Cây, một đối tượng đã được con người nghiên cứu tỷ mỷ từ thời nguyên thuỷ. Tương tự, đời sống, một lĩnh vực xã hội có phạm vi rộng lớn, phức tạp vô cùng cũng đã được nhân loại nghiên cứu sâu rộng từ xa xưa. Trong bối cảnh đó, tác giả cuốn sách đã dày công chọn lựa, chắt lọc thông tin trong khối thông tin khổng lồ ấy, để trình bày những nội dung ngắn gọn, súc tích và sinh động, mang ý nghĩa kinh tế và sinh thái nhân văn rất bố ích. Sách có nội dung phù hợp cho mọi đối tượng, từ người cao tuổi cho đến thanh thiếu niên, bất kỳ ai nếu muốn tìm hiểu về cây và đời sống, về vai trò, tác dụng của cỏ cây hoa trái, cũng như mối tương quan giữa cây với cuộc sống con người. Cuốn sách là tài liệu tham khảo tốt cho học sinh, sinh viên các chuyên ngành: Sinh - địa; Nông nghiệp; Lâm nghiệp, kể cả bà con nông dân ở nông thôn, thành thị nếu muốn tìm hiểu về cây lấy gỗ, lâm sản ngoài gỗ, hoa quả nhằm phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo... Cuốn sách đã đạt được mục tiêu cung cấp tri thức căn bản, hiện đại về cây và mối tương quan giữa cây với đời sống. Do đó có tác dụng phổ biến kiến thức cho quảng đại công chúng, góp phần nâng cao dân trí. Với nội dung phong phú và cách trình bày giản đơn, khúc triết, chắc chắn cuốn sách sẽ làm hài lòng bạn đọc.

Xin trân trọng giới thiệu cùng quý vị cuốn "Cây và đời sống’" của Tiến sỹ nông lâm nghiệp Lê Hồng Phúc.

[EBOOK] CÂY VÀ ĐỜI SỐNG, TS. LÊ HỒNG PHÚC, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, cây và đời sống, cây trồng và đời sống, vai trò của cây trồng, vai trò của cỏ cây hoa trái, tác dụng của cỏ cây hoa trái, mối tương quan giữa cây với cuộc sống con người

[EBOOK] CÂY TRINH NỮ THÂN GỖ (CÂY MAI DƯƠNG) Ở VIỆT NAM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ (Control of Mimosa pigra L. in Vietnam), PGS. TS. NGUYỄN HỒNG SƠN VÀ GS. TS. PHẠM VĂN LẦM, NXB NÔNG NGHIỆP

Cây trinh nữ thân gỗ (TNTG) Mimosa pigra L. còn được gọi là cây TNTG nhọn, cây mắt mèo, cây xấu hổ hay cây mai dương, là loài thực vật ngoại lai có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ (Lewin và Elias, 1981). Do có khả năng sinh trưởng, phát triển và phát tán ra quần thể rất lớn, nó được xếp vào loài cỏ dại nguy hiểm thứ 3 trên thế giới và nằm trong danh sách 100 loài sinh vật gây hại nguy hiểm nhất đối với hầu hết các quốc gia đặc biệt là các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước Châu Phi, châu Úc và khu vực Đông Nam Á đã gặp nhiều khó khăn và tốn kém trong việc đối phó với loài thực vật ngoại lai này. Chỉ riêng ở phía Bắc của châu Úc, chi phí cho kiểm soát chúng trong năm 1996-1997 là 11,4 triệu đô la và năm 1997-1998 là 16,6 triệu đô la (Walden et al., 2000).

Ở Việt Nam, cây TNTG bắt đầu xuất hiện vào thập niên 60 thế kỷ trước. Trong những năm gần đây, cây này đã phát triển khá nhanh và có mặt ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Đặc biệt tại các vùng bán ngập thuộc đồng bằng sông Cửu Long, các khu vực lòng hồ thủy điện như Trị An, Thác Bà, Hòa Bình..., chúng mọc dày tạo thành những vành đai rộng lớn và trở thành đối tượng cỏ dại nguy hiểm khó phòng trừ, gây ảnh hưởng lớn cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới cảnh quan và môi trường. Mặc dù vấn nạn về cây TNTG đã được nhiều phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nhưng cho đến nay vẫn chưa có được giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự lây lan của chúng.

Trước nguy cơ gia tăng mức độ xâm lấn và gây hại của cây TNTG ở các vùng bán ngập đặc biệt là vườn quốc gia như Tràm chim, Cát Tiên, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, đánh giá mức độ xâm lấn, tác động môi trường và các giải pháp hạn chế sự lây lan, xâm lấn của chúng như Trần Triết và ctv. (2000); Phạm Văn Lầm và ctv. năm 2001-2002. Công trình nghiên cứu này được tiến hành trên cơ sở tổng quan các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm phòng trừ của các nước trên thế giới, đồng thời kế thừa, phát triển nghiên cứu bổ sung một cách hệ thống và mang tính tổng hợp hơn.

Để hoàn thành cuốn sách chuyên khảo này, tác giả xin trân trọng cám ơn Bộ Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ kinh phí cho công tác nghiên cứu; cám ơn các nhà khoa học cỏ dại và đồng nghiệp ở Úc, Thái Lan đã cung cấp nhiều tư liệu quý báu là cơ sở tham chiếu để xây dựng luận cứ khoa học cho nghiên cứu. Xin trân trọng cám ơn các đồng nghiệp là các nghiên cứu viên, kỹ thuật viên Bộ môn Thuốc, Cỏ dại và Môi trường (Viện Bảo vệ thực vật) đã cùng chung sức thực hiện các nội dung nghiên cứu; cám ơn các đơn vị phối hợp triển khai nghiên cứu: Vườn Quốc gia Tràm chim, Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên; các chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, Đồng Tháp, Hòa Bình và Yên Bái.

Với phạm vi và đối tượng nghiên cứu rộng, thời gian và kinh phí dành cho nghiên cứu hạn chế, cuốn sách này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả kính mong nhận được sự thông cảm và đóng góp của độc gỉa để có thể hoàn thiện tốt hơn trong các lần xuất bản sau.

[EBOOK] CÂY TRINH NỮ THÂN GỖ (CÂY MAI DƯƠNG) Ở VIỆT NAM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ (Control of Mimosa pigra L. in Vietnam), PGS. TS. NGUYỄN HỒNG SƠN VÀ GS. TS. PHẠM VĂN LẦM, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, cây trinh nữ thân gỗ, biện pháp phòng trừ cây trinh nữ thân gỗ, biện pháp phòng trừ cây trinh nữ thân gỗ nhọn, biện pháp phòng trừ cây mắt mèo, biện pháp phòng trừ cây xấu hổ, biện pháp phòng trừ  cây mai dương, Control of Mimosa pigra L. in Vietnam

[EBOOK] CÁC LOÀI CÔN TRÙNG VÀ NHỆN NHỎ GÂY HẠI CÂY TRỒNG PHÁT HIỆN Ở VIỆT NAM (QUYỂN 1), GS. TS. NCVCC. PHẠM VĂN LẦM, NXB NÔNG NGHIỆP

Sản xuất nông nghiệp nước ta từ sau khi đổi mới đã đạt được những thành tựu kỳ diệu, đưa Việt Nam từ thiếu lương thực trở thành một trong những quốc gia trong tốp đầu trên thế giới về xuất khẩu gạo. Đóng góp vào thành tích tuyệt vời đó có phần khiêm tốn nhưng quan trọng của những tiến bộ khoa học công nghệ rút ra từ những kết quả nghiên cứu bảo vệ thực vật, phòng chống sâu hại cây trồng nói chung và phòng chống sâu hại cây lúa nói riêng.

Từ xa xưa, nghề trồng trọt cổ truyền Việt Nam đã bị bao đợt “giặc châu chấu” tàn phá. Thời nay, nông dân Việt Nam nhớ đời những trận dịch rầy nâu làm cháy bao cánh đồng cò bay mỏi cánh ở đồng bằng sông Cửu Long, dịch bọ cánh cứng hại dừa đã tàn phá bao vườn dừa ở Bến Tre, Bình Định và những trận dịch sâu đục thân lúa, sâu cuốn lá lúa loại nhỏ, bọ xít dài làm điêu đứng nhà nông ở vùng châu thổ sông Hồng, vùng đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh.

Để bảo vệ cây trồng khỏi sự tàn phá của sâu hại, việc nghiên cứu các loài chân đốt ăn thực vật luôn là một vấn đề khoa học nông nghiệp quan trọng, được bắt đầu từ trước Cách mạng Tháng 8, tiếp tục ngay cả trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và được đẩy mạnh từ ngày thống nhất đất nước cho đến ngày nay. Điều tra nghiên cứu thành phần loài chân đốt ăn thực vật là một mảng đặc biệt quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu phòng chống các loài chân đốt ăn thực vật hại cây trồng nông nghiệp. Vì muốn bảo vệ được cây trồng khỏi bị sâu hại tàn phá thì trước hết phải biết trên các cây trồng ấy có những loài sâu hại gì và chúng phá hại ra sao, để từ đó có kế hoạch nghiên cứu biện pháp phòng chống thích hợp.

Đã có vài danh lục côn trùng hại cây trồng ở nước ta được xuất bản thành sách và nhiều bài báo khoa học công bố kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả về thành phần loài chân đốt ăn thực vật gây hại cây trồng nông nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên, những nguồn tài liệu này không phải ở đâu cũng sẵn có và đầy đủ để tham khảo một cách dễ dàng. Thực tiễn ở nước ta về nghiên cứu phòng chống côn trùng và nhện nhỏ hại cây trồng thời kỳ “hội nhập quốc tế”, thời kỳ “biến đổi khí hậu” và trước “nguy cơ ngày càng gia tăng của sinh vật ngoại lai xâm lấn” đang đòi hỏi một tài liệu tổng hợp về thành phần các loài chân đốt ăn thực vật gây hại cây trồng đã phát hiện được ở Việt Nam.

Nhằm đáp ứng nhu cầu trên, thành phần những loài chân đốt ăn thực vật đã phát hiện được trên các cây trồng phổ biến ở nước ta được biên soạn thành sách "Các loài côn trùng và nhện nhỏ gây hại cây trồng phát hiện ở Việt Nam".

Dự kiến ban đầu sách "Các loài côn trùng và nhện nhỏ gây hại cây trồng phát hiện ở Việt Nam" được xuất bản thành một quyển. Tuy nhiên, do nhiều lý do, đến khi hoàn thành bản thảo, tác giả đã quyết định xuất bản thành hai quyển. Quyển 1 được Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản trong năm 2013, gồm các phần:

- Lời giới thiệu (cả lời giới thiệu bằng tiếng Anh - Introduction)

- Mở đầu

- Giải thích cấu trúc sách danh lục

- Phần 1: Khái quát về thành phần loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được trên các cây trồng nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam

- Phần 2: Những loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được trên các cây trồng nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam (xếp theo hệ thống phân loại)

- Phần 3: Những loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được xếp theo cây trồng.

Phần này của danh lục “Các loài côn trùng và nhện nhỏ gây hại cây trồng phát hiện ở Việt Nam” được viết theo nhóm cây trồng. Trong quyển 1 trình bày danh lục những loài chân đốt ăn thực vật đã phát hiện được của nhóm cây lương thực (6 lơại cây), nhóm cây rau quả (20 loại cây) và nhóm cây phân xanh (2 loại cây).

- Cuối cùng là bảng tra cứu tên khoa học của các loài chân đốt ăn thực vật được trình bày trong quyển 1.

Quyển 2 sẽ được Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản trong những năm tới. Quyển 2 gồm các phần:

- Phần 3 (tiếp theo): Những loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được xếp theo cây trồng.

Phần này của quyển 2 trình bày danh lục những loài chân đốt ăn thực vật đã phát hiện được của nhóm cây công nghiệp (17 loại cây) và nhóm cây ăn quả (32 loại cây).

- Phần “Tài liệu sử dụng để biên soạn các danh lục

- Vấn đề tên Việt Nam của các loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được trên các cây trồng nông nghiệp ở nước ta.

- Bảng tra cứu tên khoa học của các loài chân đốt ăn thực vật được trình bày trong quyển 2 và chung cho cả hai quyển.

Sách danh lục này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu về côn trùng nông nghiệp, cán bộ bảo vệ thực vật, trồng trọt, khuyến nông các cấp. Sách này còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh theo chuyên ngành côn trùng học, bảo vệ thực vật và sinh học ở các trường đại học.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Nông nghiệp, đặc biệt là Ban Biên tập II - Sách trồng trọt đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho sách danh lục ra mắt bạn đọc.

Để biên soạn sách này, tác giả phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu đã công bố liên quan đến các loài chân đốt ăn thực vật ở Việt Nam. Do đó, sách danh lục này không thể tránh khỏi thiểu sót. Tác giả rất mong nhận được sự cảm thông chia sẻ, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và bạn đọc trong cả nước.

[EBOOK] CÁC LOÀI CÔN TRÙNG VÀ NHỆN NHỎ GÂY HẠI CÂY TRỒNG PHÁT HIỆN Ở VIỆT NAM (QUYỂN 1), GS. TS. NCVCC. PHẠM VĂN LẦM, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Các loài côn trùng và nhện nhỏ gây hại cây trồng phát hiện ở Việt Nam, côn trùng nông nghiệp, côn trùng trong nông nghiệp, Khái quát về thành phần loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được trên các cây trồng nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam, Những loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được trên các cây trồng nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam (xếp theo hệ thống phân loại), Những loài chân đốt ăn thực vật (phytophagous) đã phát hiện được xếp theo cây trồng

[EBOOK] HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG CÔN TRÙNG, CHU THỊ THƠM ET AL., TỦ SÁCH KHUYẾN NÔNG PHỤC VỤ NGƯỜI LAO ĐỘNG, NXB LAO ĐỘNG

I. CÔN TRÙNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG TỰ NHIÊN

1. Tác động tích cực của côn trùng

Thế giới tự nhiên là một thể thống nhất, trong đó côn trùng có một vai trò nhất định trong chu trình sinh học. Giữa côn trùng và thực vật đã hình thành mối quan hệ gần như "giúp đỡ lẫn nhau". Khi lấy mật hoa, phấn hoa, côn trùng làm cho nhị đực tiếp xúc với nhị cái, hoặc đem phấn hoa từ hoa này đến thụ phấn cho hoa khác. Bằng cách gián tiếp hoặc trực tiếp, côn trùng đã làm cho thế giới thực vật ngày càng phong phú. Những côn trùng thụ phấn đã làm lợi rất nhiều cho thực vật bằng cách thụ phấn chéo. Nếu không có côn trùng thụ phấn, nhiều loài cây đã không thực hiện được quá trình thụ phấn và trở nên bất thụ.

Chẳng hạn, phấn ở hoa đực của cây mướp, cây bầu, cây bí vì ẩm nên ngay cả khi gió rất to cũng không thể chuyển đi xa đến vài centimet và thường không thể rơi vào nhuỵ của hoa cái được, nêu không có sự giúp sức của các loài ong mật và ruồi vằn. Vì vậy, trong quá trình tiến hóa, thực vật thụ phấn nhờ côn trùng có những biến đổi thích nghi làm cho khả năng thu hút côn trùng đến thụ phấn ngày càng tinh vi và có khi cấu tạo cơ học hoàn chỉnh phù hợp với việc thụ phấn nhờ côn trùng. Mật ngọt, hương thơm và màu sắc sặc sỡ của hoa, có chức năng dẫn dụ thu hút côn trùng đến thụ phấn. Màu sắc và mùi thơm của hoa là vật định hướng và là một trong những tín hiệu chỉ đường cho côn trùng đến thụ phấn.

Ong mật đã làm cho sản lượng của nhiều loài cây trồng tăng lên rất cao. Vì vậy ngày nay để tận dụng hết khả năng của ong mật, người ta đã di chuyển chỗ ở của chúng theo từng mùa vụ để nâng cao sản lượng mật và tăng cao năng suất cây trồng. Ngay đối với cả những cây tự thụ phấn được như cây bông thì côn trùng cũng đã góp phần làm cho sản lượng tăng cao và làm cho giống cây đó tăng thêm sức sống nhờ sự thụ phấn chéo.

Cây sung thụ phấn được là nhờ loài ong muỗi. Quả sung, thực sự là một đế hoa tự trong đó có các hoa đực và hoa cái. Hoa đực xếp gần lỗ đỉnh đế hoa tự, còn hoa cái có cuống xếp ở phía dướỉ. Đế hoa tự có cấu tạo vớỉ lỗ đỉnh có nhiều lông và nhị đực sắp xếp như hom rọ đã làm cho quả sung thực sự trỏ thành cạm bẫy đối với ong muỗi, các thể cái trưởng thành sau khi giao phối đã bị mùi của hoa sung quyến rũ và chui lọt theo lỗ đỉnh vào ăn mật trong đế hoa tự của cây sung. Trong đế hoa ong muỗi chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là thụ phấn cho các hoa sung. Mặc dù bị giam nhưng lại được bảo vệ tốt nên ong muỗi đã ăn mật rồi đẻ trứng vào đế hoa tự. Trứng phát triển và nở ra ấu trùng. Ở đây ấu trùng ăn một phần thịt của đế hoa, có khi cả hạt sung non nữa. Khi quả sung chín cũng là lúc ấu trùng hoàn thành quá trình phát triển, hoá nhộng, hoá trưởng thành cũng ở ngay trong đế hoa tự. Đến khi quả sung rụng xuống vỡ ra, ong muỗi bay đi tìm đôi giao phối rồi lại tự nguyện bị giam. Sung ra hoa quanh năm nên ong muỗi cũng phát triển quanh năm.

Nhiều loài côn trùng ăn xác chết, ăn phân và các sản phẩm trao đổi chất khác có vai trò giống như "đội vệ sinh khổng lồ". Bọ ăn xác chết đã nhanh chóng thu lượm và sử dụng hết các xác chết của động vật. Người ta ước tính nếu như không có các loài động vật ăn xác chết thì chỉ vài ba tháng, bề mặt trái đất sẽ ngập trong xác chết của động vật. Bọ hung ăn phân đã nhanh chóng trả các chất thải hồi của động vật móng guốc và nhiều loài động vật khác trở lại cho đất. Bọ hung đào hang chôn phân vào trong lòng đất có khi sâu đến 20-25cm. Trong quá trình hoạt động chúng đã tham gia vào quá trình làm giàu, làm xốp cho đất.

Mối và nhiều loài động vật khác như kiến, bọ gỗ mục v.v... ngoài việc thu dọn phân còn tham gia tích cực trong việc phân huỷ các cặn bã như lá rụng, cành cây khô v.v... Kiến đã lần mò, lùng sục khắp mọi nơi ở trên cây và tiêu diệt một số lượng lớn sâu hại ăn lá, bảo vệ màu xanh của thảm thực vật. Ở nước Ý người ta tính được rằng, một triệu tổ kiến sống với quân số chừng ba tỉ, trong vòng 20 ngày ăn hết 1.500 tấn côn trùng có hại.

[EBOOK] HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG CÔN TRÙNG, CHU THỊ THƠM ET AL., TỦ SÁCH KHUYẾN NÔNG PHỤC VỤ NGƯỜI LAO ĐỘNG, NXB LAO ĐỘNG

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, phòng chống ôn trùng, kỹ thuật phòng chống côn trùng gây hại, hướng dẫn phòng chống côn trùng, côn trùng nông nghiệp, côn trùng gây hại trong nông nghiệp, côn trùng nông nghiệp và biện pháp phòng trừ

[EBOOK] CÔN TRÙNG VÀ ĐỘNG VẬT HẠI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM, NHIỀU TÁC GIẢ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, NXB NÔNG NGHIỆP


Điều kiện tự nhiên của nước ta không chỉ thuận lợi cho các loài cây trồng phát sinh, phát triển, mà còn rất thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài dịch hại gây hại trên cây trồng như: Côn trùng, nhện nhỏ, các loài động vật gây hại khác. Các loài này có thể xuất hiện, sinh sôi và phát triển quanh năm.

Điều tra, nghiên cứu các loài côn trùng và động vật khác gây hại trên cây trồng và cây lâm nghiệp cũng như sản phẩm của chúng (cây trồng nông nghiệp) là hết sức cần thiết, nhằm quản lý chúng một cách hợp lý, đồng thời góp phần giảm lượng thuốc hóa học trừ dịch hại trong sản xuất nông nghiệp vừa phù hợp với nhu cầu của thế hệ hiện tại mà lại không ảnh hưởng đến thế hệ mai sau ở nước ta.

Nhiều vấn đề đang đặt trước các nhà khoa học cần phải giải quyết:

Điều tra và xác định tính đa dạng sinh học của các loài sinh vật (côn trùng, động vật khác gây hại cây trồng nông nghiệp) ở mỗi hệ sinh thái nông nghiêp cần nghiên cứu.

Hiểu mỗi quan hệ giữa các loài côn trùng, động vật khác gây hại cây trồng và các chức năng chính của hệ sinh thái nông nghiệp với những yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến chúng.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài côn trùng, động vật khác gây hại cây trồng có ý nghĩa kinh tế.

Nghiên cứu biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp, thân thiện với môi trường và hiệu quả bền vững.

Việc hơn 30 tác giả là những nhà khoa học thuộc các cơ sở nghiên cứu giảng dạy lớn trong cả nước, dựa trên kết quả nghiên cứu về các loài côn trùng động vật khác gây hại trên cây trồng Nông nghiệp phối hợp thu thập dẫn liệu trong nước cũng như ngoài nước có liên quan để viết cuốn sách "Côn trùng và động vật hại nông nghiệp Việt Nam" là có giá trị khoa học và thực tiễn rõ ràng.

Cuốn sách này không chỉ được sử dụng làm giáo trình cho sinh viên đại học, cao học và nghiên cứu sinh ngành Bảo vệ thực vật, Nông học, Sinh học, mà còn là tài liệu khoa học giúp cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh học nói chung và động vật học nói riêng tham khảo, cho cán bộ kỹ thuật, những người sản xuất nông nghiệp muốn tìm hiểu, khám phá tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp có được những hiểu biết về côn trùng và động vật khác hại cây trồng nông nghiệp và giải pháp quản lý chúng một cách bền vững.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc trong cả nước.

[EBOOK] CÔN TRÙNG VÀ ĐỘNG VẬT HẠI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM, NHIỀU TÁC GIẢ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Côn trùng và động vật hại nông nghiệp Việt Nam, côn trùng nông nghiệp, côn trùng đại cương, hệ sinh thái nông nghiệp, bảo vệ thực vật, động vật gây hại nông nghiệp, côn trùng trong nông nghiệp, côn trùng và động vật khác gây hại trên cây trồng và cây lâm nghiệp

[EBOOK] HIỂN VI ĐIỆN TỬ TRONG KHOA HỌC SỰ SỐNG, PGS. TS. NGUYỄN KIM GIAO, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


Hiển vi điện tử là một môn học đã được đưa vào giảng dạy cho các lớp đại học thuộc các chuyên ngành về hình thái học, vi sinh vật học... trong những năm gần đây.

Cuốn sách “Hiển vi điện tử trong khoa học sự sống” được biên soạn nhằm cung cấp những kiến thức rất cơ bản về hiển vi điện tử và các phương pháp nghiên cứu hiển vi điện tử trên các tổ chức sống từ mô, tế bào đến các vi khuẩn, vi rút và các đại phân tử. Đây là những nội dung rất thiết thực cho các học viên cao học, các nghiên cứu sinh và các nhà nghiên cứu khoa học sự sống.

Với hơn ba mươi năm kinh nghiệm làm công tác giảng dạy và nghiên cứu Lý sinh Y học và Hiển vi điện tử Y học ở trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân Y và Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương, tác giả PGS. TS. Nguyễn Kim Giao đã chọn lọc và trình bày các nội dung cuốn sách một Cách cô động và súc tích.

Chúng tôi coi cuốn sách "Hiển vi điện tử trong khoa học sự sống" là một giáo trình phục vụ đào tạo sau đại học đồng thời là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các bộ môn mô phôi và tế bào, bộ môn vi sinh học thuộc các trường Đại học Y, Đại học Nông nghiệp, Đại học Khoa học Tự nhiên trong cả nước.

Tôi hân hạnh được giới thiệu cuốn sách "Hiển vi điện tử trong khoa học sự sống" của PGS. TS. Nguyễn Kim Giao cùng bạn đọc.

[EBOOK] HIỂN VI ĐIỆN TỬ TRONG KHOA HỌC SỰ SỐNG, PGS. TS. NGUYỄN KIM GIAO, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, hiển vi điện tử trong khoa học sự sống, vai trò kính hiển vi điện tử, hiển vi điện tử, các phương pháp nghiên cứu hiển vi điện tử,  mô, tế bào đến các vi khuẩn, vi rút, các đại phân tử

[EBOOK] CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG - PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG VÀ PHÂN TỬ, GS. TS. BÙI CHÍ BỬU VÀ PGS. TS. NGUYỄN THỊ LANG, NXB NÔNG NGHIỆP

Chọn giống cây trồng vừa có tính chất khoa học, vừa có tính chất nghệ thuật, thông qua một lịch sử lâu dài về nội dung thuần hóa các loài hoang dại trở thành loài trồng trọt.

Các trường đại học trên thế giới hiện nay phát triển rất mạnh môn chọn giống phân tử (molecular breeding) trên cở sở thành tựu vô cùng to lớn của sinh học phân tử, di truyền phân tử. Tuy nhiên, người ta không bao giờ nói rằng phương pháp chọn giống truyền thống (conventional breeding) đã lỗi thời. Người ta luôn luôn nhấn mạnh việc kết hợp giữa chọn giống truyền thống và chọn giống hiện đại ở mức độ phân tử. Công nghệ sinh học chỉ là một công cụ mới, đắc lực để nhà chọn giống thực hiện thành công mục tiêu chọn giống của mình. Nhà chọn giống vẫn phải thực hiện công tác thường ngày của mình trên đồng ruộng, trong nhà lưới, trong nắng, mưa mà gian khổ nhiều hơn thành công.

Phương pháp thống kê sinh học là một công cụ không thể thiếu trong chọn giống cây trồng. Nó được phát triển rất sớm và tiếp tục phát triển với thuật ngữ "biometrics".

Nó được vận dụng khá phổ biến trong ngành genome học và trở thành công cụ chính trong bioinformatics (tin sinh học). Nó làm cho kết quả nghiên cứu về di truyền có hệ thống và rõ ràng hơn, giúp nhà chọn giống quyết định một chiến lược lai tạo và chọn lọc phù hợp.

Di truyền học Mendel vẫn còn đầy đủ các giá trị khoa học trong tạo chọn giống hiện đại. Nó đã được bổ sung bởi các ngành di truyền tế bào, di truyền quần thể, di truyền số lượng, di truyền phát triển, và đặc biệt di truyền phân tử. Hai nội dung biến dị; và đột biến luôn luôn được nhà chọn giống xem xét như đối tượng chính trong hoạt động cải tiến giống cây trồng. Yếu tố môi trường tương tác với sự thể hiện của kiểu hình đã và đang được tập trung nghiên cứu. Người ta đã thiết kế nhiều phần mềm chuyên dụng phục vụ cho phân tích tương tác giữa kiểu gen và môi trường ở mức độ tuyến tính và không tuyến tính.

Chưa bao giờ nhân loại đặt lại vấn đề đa dạng di truyền có tính chất quyết liệt như hiện nay. Người ta khẳng định một xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững với nhiều yếu tố cơ bản. Trong đó, nội dung đa dạng sinh học, đa dạng di truyền quần thể cây trồng được chú ý đặc biệt trong chọn giống cây trồng mới (kể cả cây tự thụ phấn và cây thụ phấn chéo).

Cân bằng sinh học trên đồng ruộng đã bị phá vỡ theo chiều hướng tỉ lệ thuận với trình độ thâm canh. Những nghiên cứu về tương tác giữa ký chủ, ký sinh, môi trường không cho phép nhà chọn giống đứng riêng ở một lĩnh vực di truyền của cây chủ, mà nó phải được nghiên cứu trong mối quan hệ tổng hợp hơn.


Nhu cầu về nước tưới cho nông nghiệp và cho dân sinh ngày càng cao, nhưng tài nguyên nước trên toàn cầu có xu hướng giảm nghiêm trọng. Đây là vấn đề đặt ra khá bức thiết cho các nhà chọn giống cây trồng ở tất cả mọi lĩnh vực. Đó là mục tiêu chống chịu khô hạn. Cơ chế chống chịu với các stress phi sinh học đều có đặc điểm khá giống nhau: tránh né, thoát và chống chịu. Người ta đã khai thác hiện tượng tương đồng trong genome giữa các loài cây trồng và sinh vật khác (hiện tượng synieny) để nghiên cứu và vận dụng các cơ chế này một cách hiệu quả trong cải tiến giống cây trồng nào đó. Hệ thống NCBI trên internet có tính chất toàn cầu về thông tin di truyền như vậy, đã được khai thác thành công để tìm các homolog về tính chống chịu khô hạn giữa các sinh vật.

Việc ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học như kỹ thuật tái tổ hợp DNA, dấu chuẩn phân tử trên cơ sở PCR, gần đây là những marker có mức độ phong phú cao như SNPs, InDels, đã cho phép nhà chọn giống thêm nhiều công cụ hữu ích trong cải tiến cây trồng.

Người ta luôn luôn đặt mục tiêu sử dụng vật liệu cho gen từ ngân hàng gen giống bản địa, loài hoang dại để đa dạng hóa bộ gen cây trồng. Nhiều phương tiện hỗ trợ tích cực trong tìm kiếm gen ứng cử viên, tìm mõ alen, gene chips, xác định phổ gen mục tiêu ... đã mở ra triển vọng vô cùng to lớn cho nhà chọn giống thực hiện mục tiêu của mình.

Chúng tôi hi vọng quyển sách này sẽ giúp cho bạn đọc một vài kiến thức bổ ích trong lĩnh vực chọn giống cây trồng.


[EBOOK] CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG - PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG VÀ PHÂN TỬ, GS. TS. BÙI CHÍ BỬU VÀ PGS. TS. NGUYỄN THỊ LANG, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, chọn giống cây trồng, kỹ thuật chọn giống cây trồng, phương pháp chọn giống cây trồng, chọn giống cây trồng bằng phương pháp truyền thống, phương pháp chọn giống cây trồng bằng phương pháp phân tử, conventional breeding, molecular breeding, bioinformatics, tin sinh học

[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC CHO NÔNG DÂN (QUYỂN 7): NHÂN GIỐNG - TRỒNG HOA, KS. TRẦN THỊ THANH THUYẾT VÀ KS. NGUYỄN THỊ XUÂN, NXB HÀ NỘI

Công nghệ sinh học là một bước tiến mới nhất trong nỗ lực lâu dài chinh phục tự nhiên để nâng cao đời sống của con người.

Mục tiêu của công nghệ sinh học (CNSH) là nâng cao năng suất và những đặc tính tốt của các sản phẩm lương thực có nguồn gốc động vật và thực vật góp phần giảm nạn đói và đáp ứng nhu cầu lương thực của một hành tinh với dân số đang gia tăng về số lượng và tuổi thọ trong khi vẫn giảm được những tác động tiêu cực đối với môi trường.

Đến năm 2007 đã có 23 quốc gia canh tác cây trồng CNSH bao gồm 12 nước đang phát triển và 11 nước công nghiệp, trong đó Hoa Kỳ, Achentina, Braxin, Canada, Ấn Độ và Trung Quốc đưa cây trồng CNSH vào nhiều nhất. Tổng diện tích đất trồng cây CNSH từ năm 1996 đến năm 2007 đạt 690 triệu ha (1,7 tỷ mẫu) tăng 67 lần so với năm 1996 với giá trị thị trường cây trồng CNSH theo ước tính của Cropnosis là 6,9 tỉ đô la, đưa CNSH trở thành thành tựu đáng được ứng dụng nhanh nhất trong nông nghiệp. Việc nông dân đưa cây trồng CNSH vào canh tác với tốc độ rất cao đã cho thấy cây trồng CNSH đang phát triển rất tốt, mang lại lợi ích về kinh tế, môi trường, sức khoẻ và xã hội cho người nông dân ở các nước phát triển và đang phát triển.

Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Giai đoạn 2006 - 2010, chương trình sẽ tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số công nghệ sinh học hiện đại và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, chọn tạo được một số giống cây trồng, vật nuôi bằng kỹ thuật sinh học phân tử và áp dụng vào sản xuất; chọn tạo được một số dòng cây trồng biến đổi gene trong phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên đồng ruộng.

Nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp Trung tâm Tin học và thông tin Khoa học công nghệ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ xuất bản tổ chức biên soạn và xuất bản bộ sách “Công nghệ sinh học cho nông dân”.

Đây là lần đầu xuất bản nên khó tránh khỏi có những thiếu xót, mong bạn đọc góp ý, chỉnh sửa để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn!

[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC CHO NÔNG DÂN (QUYỂN 7): NHÂN GIỐNG - TRỒNG HOA, KS. TRẦN THỊ THANH THUYẾT VÀ KS. NGUYỄN THỊ XUÂN, NXB HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Công nghệ sinh học cho nông dân, công nghệ sinh học trong nông nghiệp, sinh học ứng dụng, ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống hoa, kỹ thuật nhân giống hoa, kỹ thuật trồng hoa, nhân giống hoa bằng công nghệ sinh học

[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT (TẬP 5), PGS.TS. DƯƠNG TẤN NHỰT, NXB NÔNG NGHIỆP


Nuôi cấy mô tế bào thực vật là cơ sở của công nghệ sinh học thực vật, là một lĩnh vục thú vị của khoa học cơ bản và ứng dụng rộng lớn trong thực tế sản xuất giống cây trồng. Nuôi cấy mô tế bào thực vật mang đến các kỹ thuật nhằm cải tiến cây trồng (sản xuất cây đơn bội và tam bội, thụ tinh trong ống nghiệm, kỹ thuật cứu phôi mầm, chọn lọc các thể biến dị), nhân giống vô tính (vi nhân giống) loại bỏ virus (nuôi cấy đỉnh chồi), bảo tồn nguồn gen, sản xuất công nghiệp các chất có nguồn gốc thực vật và tái sinh cây từ các tế bào chuyển gen bằng công nghệ DNA tái tổ hợp (kỹ thuật di truyền) hoặc dung hợp tế bào (lai soma và dung hợp tế bào trần). Trong cuốn sách chuyên khảo này và những series về sau trên lĩnh vực Công nghệ Sinh học Thực vật, chúng tôi muốn giới thiệu về các khía cạnh nói trên của nuôi cấy mô tế bào thực vật.

Cuốn sách chuyên khảo Công nghệ Sinh học Thực vật - tập 5 bao gồm 18 chương cùng với nhiều hình minh họa. Hầu hết các chương bao gồm các thí nghiệm được kiểm chứng và các thành phần môi trường phù hợp, hữu ích cho việc tiến hành các thí nghỉệm trong phòng thí nghiệm và ứng dụng trên đồng ruộng.

Để thực hiện cuốn sách chuyên khảo này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và các sinh viên: Trần Công Luận, Vũ Quốc Luận, Nguyễn Văn Bình, Vũ Thị Hiền, Nguyễn Phúc Huy, Nguyễn Bá Nam, Hoàng Xuân Chiến, Trịnh Thị Hương, Trần Thị Ngọc Lan, Trịnh Thị Lan Anh, Phan Quốc Tâm, Nguyễn Cửu Thành Nhân, Trần Trọng Tuấn, Bùi Văn Thế Vinh, Bùi Thế Vinh, Nguyên Thị Thu Sương, Lý Thị Phương Loan, Nguyễn Thị Phương Thảo, Lê Văn Thức, Nguyễn Thị Nhật Linh, Nguyễn Thị Kim Yến, Hoàng Văn Cương, Lê Kim Cương, Hồ Thanh Lâm, Ngô Thanh Tài, Hoàng Thanh Tùng, Hà Thị Mỹ Ngân, Phạm Thị Sương, Nguyễn Hữu Lễ, Trần Thị Bích Hạnh, Lê Thế Biên, Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hải Hà, Nguyễn Bá Thông... đã tham gia thực hiện những nội dung nghiên cứu trong cuốn sách chuyên khảo và đặc biệt em Lê Kim Cương đã dành nhiều thời gian cho công tác hiệu đính, định dạng và biên tập.
Tác giả xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến Nhà xuất bản Nông nghiệp đã ưu ái lựa chọn chúng tôi để thực hiện "Series" về những cuốn sách Công nghệ sinh học thực vật trong suốt thời gian qua.

Trong quá trình biên soạn cuốn sách chuyên khảo này, tác giả đã tham khảo những công trình nghiên cứu của bản thân và đồng nghiệp: tuy vậy, nội dung sách cũng không tránh khỏi nhiều khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được thêm nhiều ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học, đồng nghiệp, sinh viên đại học, sau đại học và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này.

Xin chân thành cảm ơn!

[EBOOK] CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT (TẬP 5), PGS.TS. DƯƠNG TẤN NHỰT, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khóa: ebook, giáo trình, công nghệ sinh học thực vật, giáo trình công nghệ sinh học thực vật, ứng dụng công nghệ sinh học, sinh học ứng dụng, chọn giống cây trồng, nhân giống cây trồng, cải tiến cây trồng, sản xuất cây đơn bội và tam bội, thụ tinh trong ống nghiệm, kỹ thuật cứu phôi mầm, chọn lọc các thể biến dị, nhân giống vô tính, vi nhân giống, loại bỏ virus, nuôi cấy đỉnh chồi, bảo tồn nguồn gen, kỹ thuật di truyền, lai soma và dung hợp tế bào trần

[EBOOK] CHÚ GIẢI DI TRUYỀN HỌC, ĐỖ LÊ THĂNG VÀ ĐINH ĐOÀN LONG, NXB GIÁO DỤC

Sách "Chú giải Di truyền học" được biên soạn nhằm giúp người đọc dễ dàng tra cứu các vấn đề của Di truyền học theo các chủ đề lớn và theo trình tự logic các sự kiện của vấn đề. Bố cục của cuốn sách còn giúp người đọc hình dung các quá trình sinh học từ mức phân tử đến quần thể.

Cuốn sách gồm các phần sau:

Phần I. Di truyền học phân tử

Phần II. Bộ gen

Phẩn III. Các cơ chế di truyền

Phần IV. Di truyền học quần thể và tiến hóa

Phần V. Công nghệ ADN tái tổ hợp

Phần VI. Các ứng dụng của di truyền học.

Ngoài những kiến thức cơ bản, nhiều mục của cuốn sách đã được cập nhật những thông tin mới nhất, như mục “Dự án hệ gen người", Tiêh hoá phân tử... Phần "Các ứng dụng của di truyền học" đã tổng kết các lĩnh vực ứng dụng chính của di truyền học trong nghiên cứu cơ bản, tiến hóa, y học và đời sống xã hội.

Chúng tôi tin tưởng rằng, cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho những người làm công tác giảng dạy di truyền học ở các Trường đại học, cao đẳng và nghiên cứu khoa học. Sách còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô giảng dạy môn Sinh học và học sinh các Trường phổ thông trung học.

Trong quá trình biên dịch, chắc chắn còn có thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần tái bản sau sách được hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến xây dựng xin được gửi về Công ty cổ phần Sách Đại học -Dạy nghề, 25 Hà Thuyên, Hà Nội. Điện thoại (04) 8266360.

Xin chân thành cảm ơn các bạn đọc.

[EBOOK] CHÚ GIẢI DI TRUYỀN HỌC, ĐỖ LÊ THĂNG VÀ ĐINH ĐOÀN LONG, NXB GIÁO DỤC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, chú giải di truyền học, di truyền học, sinh học phân tử, sinh học tế bào, sinh học quần thể, Di truyền học phân tử, Bộ gen, Các cơ chế di truyền, Di truyền học quần thể và tiến hóa, Công nghệ ADN tái tổ hợp, Các ứng dụng của di truyền học

[EBOOK] BÀI GIẢNG CƠ SỞ DI TRUYỀN HỌC PHÂN TỬ, PGS. TS. TRẦN LINH THƯỚC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG A1
Ch.7: Cơ sở phân tử của tính di truyền

Ch.8: Sinh tổng hợp protein

Ch.9: Di truyền học virus, vi khuẩn và kỹ thuật di truyền

Ch.10: Kiểm soát sự biểu hiện của gen và sự phát triển

Ch.11: Nhiễm sắc thể và sự phân bào ở eukaryota

Ch.12: Các định luật di truyền Mendel

Ch.13. Di truyền học nhiễm sắc thể

Ch.14: Học thuyết tiến hóa của Darwin

Ch.15: Quần thể là đơn vị tiến hóa

Ch.16: Loài và hình thành loài

Ch.17: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất

[EBOOK] BÀI GIẢNG CƠ SỞ DI TRUYỀN HỌC PHÂN TỬ, PGS. TS. TRẦN LINH THƯỚC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cơ sở di truyền học phân tử, giáo trình cơ sở di truyền học, di truyền học phân tử, sinh học đại cương, sinh học đại cương A1, giáo trình sinh học đại cương

[EBOOK] SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ, NGUYỄN XUÂN HUẤN, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Sinh thái học quần thể (Population Ecology) là môn học nghiên cứu sâu về kích thước các quần thể thực vật và động vật cùng với các quy luật biến động số lượng của chúng. Ngoài ra, những vấn đề liên quan khác như phân bố, chiến lược tồn tại và phát triển; mối quan hệ trong nội bộ loài và khác loài; khai thác và kiểm soát các quần thể... cũng được Sinh thái học quần thể quan tâm nghiên cứu.

Tại sao phải nghiên cứu sinh thái học quần thể? Để hiểu được các quần xã sinh vật phức tạp gồm nhiều loài quan hệ tương hỗ với nhau và với môi trường, điều đầu tiên và cần thiết là phải hiểu được những hệ thống sinh học đơn giản hơn, gồm một hay hai loài. Sinh thái học quần thể tập trung chủ yếu vào sinh thái học của từng quần thể vì hai lý do. Thứ nhất, khi hiểu được những biến động của một quần thể sẽ giải quyết được các vấn đề liên quan đến sinh thái học quần thể. Thứ hai, đây là hệ thống đơn giản nhất có thể nghiên cứu kỹ một cách thuận tiện và có thể mô phỏng được bằng các mô hình toán học đơn giản.

Tại sao sinh thái học quần thể lại thường tập trung nghiên cứu về số lượng cá thể và coi nó như một biến số đáng quan tâm nhất mà không đi sâu nghiên cứu về các loại biến số khác, ví dụ như dòng năng lượng trong quần thể? Bởi vì số lượng cá thể ít sẽ có ảnh hưởng rất lớn lên sự tồn tại và cân bằng của một quần thể và tiếp sau đó là cân bằng của quần xã và hệ sinh thái cũng như vai trò của nó đối với các quần thể khác. Chẳng hạn, một quần thể vật dữ có kích thước nhỏ nhưng vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc điều chỉnh mật độ một quần thể vật mồi có kích thước lớn. Các quần thể vật ký sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quần thể vật chủ. Nhưng một quần thể nhỏ cũng có thể dễ lâm vào nguy cơ bị tiêu diệt khi gặp phải những tác động vượt quá giới hạn cho phép.

Do vậy, sinh thái học quần thể thực chất là một môn học thiên về số lượng và định lượng. Sinh thái học quần thể hướng mối quan tâm vào các quá trình diễn ra trong quần thể và biến động số lượng quần thể, hiểu và giải thích được chúng để rồi dự báo được những thay đổi về kích thước của quần thể. Muốn làm được như vậy, cần phải tiếp cận với các mô hình. Mô hình được coi là công cụ hữu dụng trong mô phỏng quần thể (cũng như các hệ thống sống cao hơn). Các mô hình này chủ yếu được biểu diễn bằng ngôn ngữ toán học. Tuy nhiên, vì đối tượng chính là các sinh viên ngành Sinh học nên giáo trình này đã cố tránh những mô hình phức tạp và chỉ chọn lựa những mô hình đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được các nội dung một cách thoả đáng.

Giáo trình này được cấu trúc theo các chương sau đây:

Chương 1. Biến động số lượng và các trạng thái cân bằng của quần thể. Chương này chủ yếu khái quát những đặc trưng của quần thể và các khái niệm liên quan đến các chương tiếp theo như các quá trình diễn ra trong quần thể, các quy luật biến động quần thể, các quan điểm về điều chỉnh kích thước quần thể và các trạng thái cân bằng của quần thể.

Chương 2. Cạnh tranh cùng loài và các mô hình toán về đơn quần thể. Chương này phân tích sự cạnh tranh giữa các cá thể sống trong cùng quần thể với nhau về các nguồn sống có giới hạn và các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh. Một vài mô hình cạnh tranh liên quan đến phân bố từ trước đến nay ít được đề cập ở Việt Nam cũng được giới thiệu trong chương này. Cuối chương là cách xây dựng các mô hình sinh trưởng quần thể bằng một tiếp cận toán học đơn giản nhất. Các mô hình này thường đã được dẫn trong các giáo trình cơ sở nhưng chỉ mang tính chất giới thiệu.

Chương 3. Các chiến lược tồn tại và phát triển trong chu kỳ sống của quần thể. Chương này giới thiệu các chiến lược sống của các cá thể trong quần thể trong điều kiện môi trường luôn biến thiên. Cuối chương là mục khái quát hai chiến lược thích nghi của quần thể trong điều kiện môi trường tương ứng với kiểu chọn lọc "r" và "K".

Chương 4. Mối quan hệ giữa các loài và cạnh tranh khác loài. Chương này khái quát một số khái niệm quan trọng liên quan đến quần xã và mối quan hệ giữa các loài trong quần xã. Phần trọng tâm của chương này là các đặc trưng của cạnh tranh khác loài và phân tích một mô hình cạnh tranh giữa 2 quần thể.

Chương 5. Mối quan hệ vật dữ và mồi. Sau khi phân tích về các mối quan hệ và khái quát những đặc điểm chung về các kiểu quan hệ giữa vật dữ và mồi, giáo trình đã giới thiệu 3 mô hình: vật ăn thịt và con mồi. vật ký sinh và vật chủ, động vật ăn cỏ và cỏ.

Chương 6. Khai thác và kiểm soát các quần thể. Đây là chương thiên về sinh thái ứng dụng. Sau khi nêu các nguyên lý cơ bản liên quan đến khai thác và kiểm soát quần thể, chương này đã phân tích sâu hơn về các quy luật biến động quần thể khi có khai thác và kiểm soát tác động lên quần thể trong điều kiện tự nhiên.
 
Đây là giáo trình được biên soạn chính thức lần đầu về Sinh thái học quần thể nên chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế. Tác giả rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và sinh viên để sau này có những sửa chữa và bổ sung hoàn chỉnh, nhằm phục vụ tốt hơn cho bạn đọc.

[EBOOK] SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ, NGUYỄN XUÂN HUẤN, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, sinh thái học quần thể, quần thể sinh vật, Biến động số lượng và các trạng thái cân bằng của quần thể, Cạnh tranh cùng loài và các mô hình toán về đơn quần thể, Các chiến lược tồn tại và phát triển trong chu kỳ sống của quần thểCác chiến lược tồn tại và phát triển trong chu kỳ sống của quần thể, Mối quan hệ giữa các loài và cạnh tranh khác loài, Mối quan hệ vật dữ và mồi, Khai thác và kiểm soát các quần thể

[EBOOK] CÔNG NGHỆ GEN, GS.TSKH. ĐÁI DUY BAN, NXB KHOA HỌC KỸ THUẬT

Di truyền học phân tử nghiên cứu cấu trúc các gen và sự vận hành các sản phẩm của chúng trong một tế bào. Lãnh vực này không ngừng được phát triển là nhờ kỹ thuật liên quan đến sự thao tác ADN, ARN và protein thay đổi mau lẹ và mạnh mẽ mà các kỹ thuật đó ngày nay được gọi là công nghệ gen.

Công nghệ gen ra đời đã dẫn tới những tiến bộ phi thường trong thực tiễn y khoa và trong nông nghiệp. Công nghệ gen là sợi chỉ đỏ của Công nghệ sinh học. Nhờ công nghệ gen người ta đã và đang tạo ra các loại cây trồng, vật nuôi biến đổi gen nhằm cung cấp lương thực thực phẩm một cách dồi dào và đa dạng; tạo ra các loại thuốc, các sinh phẩm quý giá đắt tiền để chữa bệnh; sản xuất ra các bộ kít chẩn đoán sớm và chính xác các bệnh; tạo ra các vaccine (vacxin) phân tử tái tổ hợp để phòng các bệnh virus (virut) và nhiễm khuẩn.

Đặc biệt liệu pháp gen - là phương pháp chữa bệnh bằng gen và thuốc gen đang được thịnh hành, đã góp phần điều trị và chữa khỏi một số bệnh nan y như: xơ nang, thiếu máu hồng cầu liềm, bệnh máu khó đông, ung thư v.v...Như vậy, rõ ràng công nghệ gen đóng vai trò chủ đạo. Gần đây vấn đề sản xuất tế bào phôi gốc (tế bào mầm phôi) để phục vụ nghiên cứu và điều trị cũng đang được bàn cãi và phát triển rầm rộ thì công nghệ gen cũng góp phần quan trọng, vai trò của cừu Dolly và kỹ thuật tế bào gốc phôi đã đẩy việc điều trị y học lên một tầm cao hơn nữa.

Tế bào gốc phôi tạo từ phôi nhân bản với tế bào sinh dưỡng của người bệnh có các lợi thế như:

+ Không bị hàng rào miễn dịch cản trở khi ghép vào cơ thể.

+ Có thể nhân nhanh và biệt hoá tất cả các tế bào và cơ quan để thay thế.

Dùng tế bào gốc có thể điều trị các bệnh hiểm nghèo và xã hội như: bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh ung thư máu các loại v...v...

Công nghệ gen là gì?; Các nguyên lý cơ bản của công nghệ gen và ứng dụng công nghệ gen trong các lĩnh vực kinh tế quốc dân như thể nào?

Trong những năm qua, chúng tôi đã có một số công trình nghiên cứu cấp Bộ và cấp Nhà nước về chẩn đoán sớm ung thư gan, ung thư vòm họng, ung thư vú và một số bệnh virus nên có điều kiện tiến hành các kỹ thuật về công nghệ gen. Do đó để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên đồng thời để đáp ứng được nhu cầu của các sinh viên đại học, các học viên cao học, các nghiên cứu sinh và nhu cầu tham khảo của các cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu trong các ngành công nghệ sinh học, y dược, nông lâm thuỷ sản; chúng tôi biên soạn cuốn sách "Công nghệ gen".

Nội dung cuốn sách gồm 16 chương được sắp xếp theo thứ tự logic từ nguyên lý cơ bản đến kỹ thuật, từ đơn giản đến phức tạp của một ngành khoa học hiện đại. Riêng phần ứng dụng chỉ đề cập rất ngắn gọn. Vì nhiều bài báo nhiều sách khác liên quan đều đã đề cập đến. Trong quá trình biên soạn chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin cảm ơn sự đóng góp của các bạn đọc.

Chúng tôi xin cảm ơn sự đóng góp của GS. Lê Đình Lương, GS. Nguyễn Đình Huyên, TS. Hồ Huỳnh Thuỳ Dương, PGS. Hoàng Thị Bích Ngọc và nhiều tác giả khác đã ghi trong phần "tài liệu tham khảo” đã cung cấp cho chúng tôi nhiều tài liệu bổ ích để cuốn sách hoàn chỉnh hơn.

Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật và Biên tập viên đã biên tập và cho xuất bản để cuốn sách được sớm đến bạn đọc xa gần trong cả nước.

[EBOOK] CÔNG NGHỆ GEN, GS.TSKH. ĐÁI DUY BAN, NXB KHOA HỌC KỸ THUẬT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, công nghệ gen, công nghệ sinh học, sinh học phân tử, sinh học tế báo, tế bào gốc, nhân giống cây trồng,  di truyền học phân tử, nhân giống invitro, nuôi cấy mô tế bào, vi sinh đại cương, sinh học đại cương, đại cương công nghệ gen