Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn BẢO VỆ THỰC VẬT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BẢO VỆ THỰC VẬT. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA (Chuyên ngành Bảo vệ thực vật), GS.TS. VŨ TRIỆU MÂN (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I - HÀ NỘI

Bệnh cây chuyên khoa là môn học dành cho sinh viên chuyên ngành Bảo vệ thực vật - Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội. Sau giáo trình bệnh cây đại cương - giáo trình bệnh cây chuyên khoa này giúp các sinh viên tìm hiểu về bệnh hại trên từng cây trồng cụ thể; nhờ đó sẽ gắn kết được các kiến thức của bệnh cây đại cương với nội dung nghiên cứu và phòng trừ bệnh cây với các đối tượng biến đổi khác nhau phục vụ trực tiếp cho việc đào tạo theo tín chỉ.

Trong giáo trình này, sinh viên có thể vận dụng các kiến thức đã học về đặc điểm sinh vật học của nguyên nhân gây bệnh - đặc điểm sinh thái học của các bệnh hại để tìm ra các phương án tối ưu trong phòng trừ. Bệnh cây chuyên khoa biên tập lần này là một tài liệu ngắn gọn và súc tích - làm cơ sở để các sinh viên mở thêm kiến thức tìm kiếm các nội dung chi tiết trong nhiều tài liệu khác.

Chúng tôi hy vọng cuốn sách ra đời có thể giúp cho các sinh viên và cả các bạn đồng nghiệp trong ngành Bảo vệ thực vật, ngành Trồng trọt và các cán bộ có chuyên môn gần với khoa học bệnh cây tham khảo và sử dụng trong công việc nghiên cứu và sản xuất có liên quan đến bệnh hại thực vật ở Việt Nam. Cuốn sách mới biên soạn lần đầu, do vậy không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin chân thành nhận các ý kiến đóng góp của các độc giả.

Các tác giả tham gia viết giáo trình gồm:

1. GS.TS. Vũ Triệu Mân - chủ biên và viết các bệnh virus thực vật và bệnh cây công nghiệp.

2. PGS.TS. Ngô Bích Hảo tham gia viết các bệnh virus thực vật và một số bệnh nấm.

3. PGS.TS. Lê Lương Tề tham gia viết bệnh nấm và vi khuẩn.

4. PGS. TS. Nguyễn Kim Vân tham gia viết bệnh nấm.

5. TS. Đỗ Tấn Dũng tham gia viết bệnh vi khuan và một số bệnh nấm.

6. TS. Ngô Thị Xuyên tham gia viết bệnh tuyến trùng và một số bệnh nấm.

7. TS. Nguyễn Ngọc Châu tham gia hiệu đính phần tuyến trùng.

Quý bạn đọc có thể xem EBOOK GIÁO TRÌNH BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG (CHUYÊN NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT) của cùng nhóm tác giả TẠI ĐÂY.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA (Chuyên ngành Bảo vệ thực vật), GS.TS. VŨ TRIỆU MÂN (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I - HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình bệnh cây chuyên khoa, bệnh cây, bệnh cây chuyên khoa, các bệnh virus thực vật và bệnh cây công nghiệp, các bệnh virus thực vật và một số bệnh nấm, bệnh nấm và vi khuẩn, bệnh nấm, bệnh vi khuan và một số bệnh nấm, bệnh tuyến trùng và một số bệnh nấm, bệnh do tuyến trùng

[EBOOK] KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYÊN ĐỀ: BẢO VỆ THỰC VẬT PHỤC VỤ CHỦ TRƯƠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM VÀ TÂY NGUYÊN, NHIỀU TÁC GIẢ, ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Cuốn sách "kỷ yếu hội thảo khoa học bảo vệ thực vật phục vụ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các tỉnh phía nam và tây nguyên" giới thiệu tới người đọc nội dung của các công trình nghiên cứu bảo vệ thực vật phục vụ chủ trương chuyển đổi cây trồng ở các tỉnh phía nam và tây nguyên.

Kính mời quý bạn đọc tham khảo. 

[EBOOK] KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYÊN ĐỀ: BẢO VỆ THỰC VẬT PHỤC VỤ CHỦ TRƯƠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM VÀ TÂY NGUYÊN, NHIỀU TÁC GIẢ, ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỷ yếu hội thảo khoa học, bảo vệ thực vật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, công trình nghiên cứu khoa học về bảo vệ thực vật, bảo vệ thực vật phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

[EBOOK] BÀI GIẢNG BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG (General Plant Pathology)


Bệnh cây đại cương là phần trang bị những kiến thức cơ bản, các khái niệm, định nghĩa,các nội dung chủ yếu của khoa học bệnh cây, là môn học cơ sở cho phần cây chuyên khoa của môn học bệnh cây (Phytopathology). Môn học giúp sinh viên nắm vững các đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của các nguyên nhân gây bệnh và những hướng phòng trừ, hạn chế bệnh hại.

Kính mời quý bạn đọc tham khảo.

[EBOOK] BÀI GIẢNG BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG (General Plant Pathology)

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, bệnh cây, bệnh cây đại cương, bệnh cây chuyên khoa, giáo trình bệnh cây, giáo trình bệnh cây đại cương, Phytopathology, các loại bệnh cây đại cương

[EBOOK] BẢO VỆ THỰC VẬT THEO PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN (Tài liệu tham khảo cho nông dân sản xuất hữu cơ), DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ ADDA - VIỆT NAM

« SÂU BỌ LÀ DO TRỜI , DỊCH HẠI LÀ DO NGƯỜI »

Có rất nhiều đời sống tồn tại ở trong đất và tầng không khí ở bên trên nó mà ta có thể nhìn thấy hoặc chỉ có thể thấy được chúng qua kính hiển vi. Trong tất cả các hình thái sống thì sự tồn tại của mỗi một đời sống riêng là yếu tố thiết yếu tạo ra sự trật tự của tự nhiên. Các hình thái sống phụ thuộc vào nhau để có thức ăn, hỗ trợ lẫn nhau và cạnh tranh nhau. Chúng cùng vận động để tạo ra một môi trường có lợi cho sự tồn tại của chúng và của các loài khác, kể cả cuộc sống của con người. Có thể nói rằng nếu không có côn trùng thì không có thực vật và chúng ta không thể tồn tại được.

Như vậy trong trật tự tự nhiên, tất cả các dạng sống (côn trùng, thực vật, động vật và con người) cùng tồn tại có lợi cho nhau, hài hòa với nhau và cùng tạo ra sự cân bằng hoàn hảo.

Trong tình trạng đó, số lượng và các loại sâu bọ được quản lý một cách tự nhiên, sự phì nhiêu của đất đai ở trong tiềm năng tối đa, cây cối phát triển mạnh và chúng ta có lợi vì được sống trong một môi trường lành mạnh và khích lệ.

Chúng ta đánh giá cực kỳ thấp tầm quan trọng của việc duy trì trật tự tự nhiên. Rất nhiều phương thức canh tác hiện nay, đặc biệt là cày bừa, đốt nương, độc canh và việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp hàng năm phá hoại sự hài hòa này. Các phương thức canh tác này làm giảm số lượng một số loài côn trùng trong khi đó lại khuyến khích những loại côn trùng khác phát triển và lây lan.

Thuốc trừ sâu đã được phát triển để diệt trừ sâu hại. Hóa chất sử dụng trong nông nghiệp đã tỏ ra hiệu nghiệm nhưng ngay sau đó người ta thấy rõ là hóa chất thường hiệu quả trong việc diệt trừ các loài săn mồi ăn các loài gây hại hơn là diệt chính những loài gây hại. Số lượng các loài gây hại tăng lên. Thậm chí còn tệ hại hơn khi các nhà khoa học phát hiện ra rằng chính các loài gây hại lại bị kháng các loại hóa chất sử dụng để diệt chúng.

Người ta đã nỗ lực để giải quyết những khó khăn này bằng cách sử dụng liều mạnh hơn và các sản phẩm có nhiều chất độc hơn, nhưng quần thể các loài vật gây hại vẫn tiếp tục phát triển, vì vậy chi phí để kiểm soát chúng tăng lên, sự cân bằng tự nhiên bị đảo lộn hơn và hiện càng ngày càng nhiều người bị ngộ độc.

HÃY GIÀNH LẠI SỰ KIỂM SOÁT

“THIÊN NHIÊN LÀ BẠN, KHÔNG PHẢI LÀ THÙ

HÃY CỐ GẮNG CÙNG CHUNG SỐNG VÀ LÀM VIỆC VỚI THIÊN NHIÊN”

Giành lại sự kiểm soát không có nghĩa là loại bỏ tất cả các thành viên của một loài gây hại nào đó ra khỏi ruộng vườn. Sự tồn tại ở một mức độ nhất định của loài gây hại nào đó là cần thiết để làm thức ăn cho các loài ăn mồi. Mục đích của chúng ta là làm thế nào giảm sự phá hoại mùa màng của các loài gây hại bằng cách điều hòa số lượng của chúng.

Vì thế, bước đầu tiên để giành lại sự kiểm soát là coi thiên nhiên như đồng minh, tìm hiểu và làm việc cùng với nó, lập lại trật tự tự nhiên vì lợi ích chung của côn trùng, cây cối, chim muông, động vật và của chính bản thân chúng ta. và cuộc hành trình của chúng ta sẽ dễ dàng hơn, như bơi xuôi theo dòng thay vì sẽ phải mãi lội ngược dòng.

Hãy đối xử tốt với thiên nhiên

Cố gắng chống lại thiên nhiên là ngu xuẩn, hợp tác là khôn ngoan có lẽ là bài học quan trọng nhất mà chúng ta học được trong thế kỷ này. Chúng ta đã cố chống chọi với thiên nhiên và đã thấy rằng không chỉ ta đang phải giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh hiện nay mà để nhận ra cái gì cần phải làm tiếp theo đang ngày càng trở nên khó khăn hơn. Khi chúng ta hợp tác tốt với thiên nhiên, sẽ xảy ra điều ngược lại. Thiên nhiên giúp chúng ta giải quyết chính những vấn đề đó và công việc ta cần phải làm tiếp theo sẽ trở nên rõ ràng hơn. 

[EBOOK] BẢO VỆ THỰC VẬT THEO PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN (Tài liệu tham khảo cho nông dân sản xuất hữu cơ), DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ ADDA - VIỆT NAM

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên, sản xuất hữu cơ, nông nghiệp hữu cơ, phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp thuận theo tự nhiên, bảo vệ thực vật theo tự nhiên

[EBOOK] HÓA HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT, TS. HOÀNG XUÂN TIẾN, VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI, NXB BÀN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học và kỹ thuật, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng trừ và đẩy lùi dịch hại, góp phần đắc lực vào việc nâng cao năng suất chất lượng cây trồng, bảo đảm ổn định nguồn lương thực, thực phẩm cho nhân loại. Vai trò to lớn mà thuốc BVTV mang lại cho con người đã khuyến khích, thúc đẩy các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm những nhân tố mới trong các sản phẩm hóa học, sinh học, tạo ra ngày càng nhiều nhóm thuốc phong phú về chủng loại, đa dạng về cấu trúc, mang lại những đặc tính có lợi nhất trong việc phòng trị dịch hại tổng hợp mà vần đảm bảo hệ sinh thái môi trường phát triển bền vững.

Nhưng vỉệc sử dụng thuốc BVTV một cách ồ ạt, thiếu hiểu biết đã dẫn tới những hệ lụy nguy hiểm. Dư lượng thuốc BVTV trên cây trồng, nông sản, đất, nước và không khí làm cho môi trường sống bị đe dọa, sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng, hệ vi sinh vật đất bị phá huỷ và làm phát sinh một số loài dịch hại mới. Nguyên nhân chính là sử dụng thuốc một cách thiếu hiểu biết, không đúng liều lượng khuyến cáo, sai quy định pháp lý về kỷ thuật, thậm chí sử dụng cả những thuốc đã bị cấm.

Để tăng cường tính hiệu quả và giảm thiểu tác động xấu của thuốc BVTV đến môi trường và cộng đồng, cần nâng cao hiểu biết trong sản xuất và sử dụng thuốc BVTV cả về kỹ thuật, kinh tế, môi trường, an toàn và sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, ngày càng có nhiều chế phẩm đảm bảo hoạt sinh học và độ chọn lọc cao, thân thiện với môi trường, đặc biệt là các hợp chất có nguồn gốc sinh học và thực vật được đưa vào sử dụng.

Giáo trình “Háa học bảo vệ thực vật" trình bàỵ một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về cơ sở độc chất học trong công tác bảo vệ thực vật bao gồm vai trò, ứng dụng và nguyên lý tổng hợp chúng, cùng như những đóng góp to lớn của các chế phẩm BVTV phục vụ nông, lâm nghiệp, chống lại sự phá hoại của dịch hại, góp phần tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có năng suất và chất lượng ngày càng cao.

Nội dung cuốn sách gồm 2 phần chính:

Phần thứ nhất: tóm lược các khái niệm cơ bản nhất về cơ sở độc chất học trong công tác bảo vệ thực vật; phương thức tác động của thuốc đến sinh vật, cách sử dụng thuốc sao cho an toàn và hiện quả; dư lượng thuốc BVTV cùng phương pháp giảm thiểu dư lượng trong lương thực, thực phẩm; con đường chuyển hóa của chúng trong sinh vật, trong đất, nước và môi trường sống. Ngộ độc thuốc BVTV và biện pháp sơ cứu đơn giản cũng được đề cập trong phần này.

Phần thứ hai: đề cập đến các sản phẩm hóa học bảo vệ thực vật, đi sâu vào hai nhóm thuốc trừ dịch hại phổ biến và quan trọng nhất là thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh. Các nhóm thuốc còn lại sẽ được trình bày trong giáo trình khác. Trong từng nhóm thuốc đều mô tả tính chất, đặc điểm, con đường tác động, ảnh hưởng của cấu trúc hóa học đến hoạt tính sinh học vả cơ chế tạo hoạt tính đối với một số nhóm cơ bản, ứng dụng, nguyên lý tổng hợp một 50 thuốc chính trong từng nhóm và phương pháp tổng hợp chúng trong từng giai đoạn phát triển của cuộc sống.

Giáo trình “Hóa học bảo vệ thực vật" cung cấp kiến cơ bản rất cần thiết cho sinh viên chuyên ngành hóa học bảo vệ thực vật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đặt nền móng cho việc nắm bắt các kiến thức chuyên môn về kỹ năng tổng hợp và kỹ thuật gia công các hợp chất có hoạt tính sinh học, góp phần định hướng việc nghiên cứu, khám phá các hợp chất mới có hoạt tính và độ chọn lọc cao, thân thiện với môi trường. Giáo trình này cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà hóa học, sinh học, nông học ... quan tâm đến lĩnh vực nông, lâm nghiệp và phòng trừ dịch hại.

Mặc dù giáo trình được vỉết trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước, nhưng do việc thu thập thông tin chưa thật đầy đủ và trình độ có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quí độc giả trong và ngoài ngành để việc tái bản giáo trình trong nhữnq lần sau được tốt hơn. Ý kiến đóng góp xin gửi về Bộ môn Công nghệ Hóa dược & BVTV, Viện kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

[EBOOK] HÓA HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT, TS. HOÀNG XUÂN TIẾN, VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI, NXB BÀN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, hoá học bảo vệ thực vật, hoá bảo vệ thực vật, giáo trình hoá bảo vệ thực vật, giáo trình hoá học bảo vệ thực vật, hoá chất trong nông nghiệp, kỹ thuật hoá bảo vệ thực vật

[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI TRÊN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI, KS. NGUYỄN VĂN NGA VÀ THS. CAO VĂN CHÍ, NXB HÀ NỘI

Cuốn sách này là tài liệu phục vụ cho công tác khuyến nông đồng thời nó cũng là tài liệu tham khảo cho người nông dân, khuyến nông viên và tất cả những ai quan tâm đến sâu bệnh hại trên cây có múi.

Phần mô tả triệu chứng với những bức ảnh rõ nét cho phép sử dụng để nhận dạng, tập tính sinh sống, đặc điểm phát sinh và gây hại. Phần chỉ dẫn phòng trừ theo triệu chứng và quy luật phát sinh phát triển rất rõ ràng. Biện pháp vệ sinh đồng ruộng đã được đưa ra và đây là biện pháp cá biệt dùng cho cam quýt.

Tư liệu dùng trong cuốn sách này được tham khảo từ các tài liệu sâu bệnh hại trên cây ăn quả (viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam), Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có múi Xuân Mai. Sâu bênh hại phổ biến và thiên địch trên cây ăn quả có múi (Cục bảo vệ thực vật).

Đây là cuốn sách được tái bản có bổ sung và sửa chữa một số nội dung. Do điều kiện và thời gian có hạn nên cuốn sách chắc chắn còn có những hạn chế và thiếu sót. Các tác giả rất mong bạn đọc góp ý kiến để xuất bản lần sau được bổ sung đầy đủ hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia.

Địa chỉ: số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - TP Hà Nội.

Địa chỉ mail: Nguyenvanngatt@gmail.com

[EBOOK] SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI TRÊN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI, KS. NGUYỄN VĂN NGA VÀ THS. CAO VĂN CHÍ, NXB HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, sổ tay phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi, kỹ thuật trồng cây có múi, sâu hại cây có múi, bệnh hại cây có múi, phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi

[EBOOK] SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ (CHƯƠNG TRÌNH GIÚP NÔNG DÂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN), NGUYỄN VĂN THIỆU, CỤC BVTV VÀ AGPPS

Mặc dù đã góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, tuy nhiên việc sử dụng hóa chất quá nhiều trong phòng trừ dịch hại cây trồng đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ người sản xuất, ảnh hưởng chất lượng nông sản và gây hiện tượng bộc phát dịch hại.

Nhằm giúp cho bà con nông dân có thêm kiến thức để sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả, chúng tôi đã biên soạn tài liệu này, kính mời quý bạn đọc xem chi tiết.

[EBOOK] SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ (CHƯƠNG TRÌNH GIÚP NÔNG DÂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN), NGUYỄN VĂN THIỆU, CỤC BVTV VÀ AGPPS

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY

Từ khoá: ebook, giáo trình, sử dụng thuốc bảo vệ thực, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, 4 đúng

[EBOOK] BIỆN PHÁP SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT AN TOÀN HIỆU QUẢ, KS. NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG ET AL., NXB HÀ NỘI

I. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA BIỆN PHÁP SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là một phát minh to lớn của loài người, là một công cụ không thể thiếu trong nền nông nghiệp thâm canh cao hiện nay và lâu dài về sau. Hầu hết mọi nông dân đều sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV luôn là “con dao hai lưỡi”: bảo vệ cây trồng trước sự tấn công của dịch hại nhưng cũng dễ dàng gây độc cho con người và môi trường.

1. ưu điểm

Sử dụng thuốc BVTV cần được phối hợp chặt chẽ với các biện pháp phòng trừ khác trong hệ thống phòng trừ dịch hại tổng hợp bảo vệ cây trồng như: dùng giống kháng sâu bệnh, biện pháp canh tác, cơ giới và sinh học phòng trừ sâu bệnh... Việc dùng thuốc hóa học được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình kỹ thuật sẽ đem lại lợi ích to lớn trong sản xuất nông nghiệp, như:

- Đẩy lùi tác hại của sâu, bệnh, cỏ dại và các sinh vật gây hại khác đối với cây trồng và nông sản một cách nhanh chóng.

-    Đảm bảo cho các giống tốt phát huy được các đặc tính ưu việt; giúp cây trồng tận dụng được các điều kiện thuận lợi của các biện pháp thâm canh.

-    Cây trồng sẽ cho năng suất và phẩm chất nông sản cao, có giá trị xuất khẩu, thu lãi nhiều cho nông dân.

2. Nhược điểm

Nếu trong việc phòng trừ sâu, bệnh, cỏ dại chỉ sử dụng thuốc BVTV, không phối hợp với các biện pháp phòng trừ khác trong hệ thống biện pháp phòng trừ tổng hợp và dùng thuốc BVTV một cách cẩu thả, không khoa học thì tác hại thể hiện ở các mặt sau:

-    Có thể gây độc cho bản thân người phun thuốc, môi trường xung quanh vùng phun thuốc và cho những người sử dụng nông sản làm thực phẩm.

-    Có thể gây độc cho những sinh vật có ích như: ong mật, cá, gia súc, những côn trùng ký sinh hoặc ăn thịt sâu hại.

-    Gây ô nhiễm môi trường, làm nguồn nước, đất đai bị nhiễm độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người và cây trồng, nông sản bị nhiễm độc không tiêu thụ được.

-    Sâu, bệnh, cỏ dại, chuột hại... trở nên kháng thuốc, thuốc hóá học trở thành vô hiệu đối với chúng. Ví dụ, sâu tơ hại bắp cải ở một số vùng đã trở thành kháng thuốc, rất khó phòng trừ.

-    Làm phát sinh ra những đối tượng gây hại mới và có thể gây hiện tượng tái phát của sâu, bệnh hại. Ví dụ nếu dùng thuốc trừ sâu Decis phun trừ rầy nâu, rầy tạm thời có thể giảm nhưug rồi lại sinh sôi nảy nở rất nhanh, phát thành dịch làm cho lúa bị cháy rầy nặng.

Do vậy, thuốc BVTV là con dao hai lưỡi. Sử dụng đúng, biết phối hợp với các biện pháp phòng trừ khác thì thuốc là một vũ khí quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, đem lại lợi ích cho nông dân. Ngược lại, nếu ỷ lại vào thuốc BVTV, dùng không đúng kỹ thuật sẽ đưa lại những hậu quả tai hại trước mắt và lâu dài.

[EBOOK] BIỆN PHÁP SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT AN TOÀN HIỆU QUẢ, KS. NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG ET AL., NXB HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, biện pháp sử dung thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT, PHAN PHƯỚC HIỀN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ô nhiễm môi trường trong quá trình chế biến, đóng gói, vận chuyển, tồn trữ và sử dụng. Sự ô nhiễm đó không được kiểm soát sẽ gây tác hại cho môi trường và con người. Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng nhiều trong nông nghiệp, lâm nghiệp và sinh hoạt. Việc sử dụng rộng rải thường kèm theo nhiều hậu quả xấu do người sử dụng có trình độ kỹ thuật thấp, thói quen sử dụng và tập quán vệ sinh khác nhau.

Hiện nay có quá nhiều loại thuốc lưu hành mà người sử dụng khó hiểu biết hết tác dụng cũng như tác hại đối với con người, cây trồng, vật nuôi và môi trường. Cuốn CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT cung cấp cho quý bạn đọc một số kiến thức cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, một số loại thuốc sâu, thuốc bệnh hại quan trọng.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT, PHAN PHƯỚC HIỀN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ thực vật, một số kiến thức cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, một số loại thuốc sâu, thuốc bệnh hại quan trọng

[EBOOK] BIỆN PHÁP SỬ DỤNG NÔNG DƯỢC AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ, TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH, NXB NÔNG NGHIỆP

Trong những năm gần đây ngành Nông nghiệp của nước ta dã có những bước phát triển vượt bậc. Từ một nước còn thiếu thốn về lương thực, thực phẩm nay đã vươn lên đứng trong hàng ngũ những nước hội viên xuất khẩu: gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su... Trong đó đáng kể nhất là xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 3 trên thế giới.

Đạt được những thành tích đó là nhờ vào những yếu tố: Thay đổi về cơ chế, chính sách của Đảng, về sự cố gắng nổ lực của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, đồng thời cũng nhờ vào sự cần cù sáng tạo của bà con nông dân chúng ta. Các tiến bộ khoa học, công nghệ đã và đang được ứng dụng ngày càng nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Các ngành khoa học được quan tâm ứng dụng nhiều-hơn cả là: Sinh thái, công nghệ sinh học và công nghệ hóa học. Hàng loạt các giống mới có năng suất và chất lượng cao, chống chịu tốt các điều kiện bất lợi như hạn hán, rét, sâu bệnh và cỏ dại. Các hoạt chất trừ sâu, bệnh, cỏ dại.... chất kích thích sinh trưởng phân bón.... vừa phong phú về chủng loại vừa nhiều về số lượng. Chất lượng và nồng độ cũng thay đổi đáp ứng tương thích cho sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Sự thay đổi và gia tăng về chủng loại, thành phần cũng như nồng độ của các hoạt chất được sử dụng trong Nông nghiệp là điều tất yếu khách quan, song đồng thời nó cũng đem theo các mặt tiêu cực đến cho chúng ta đó là sự ô nhiễm môi trường: đất, nước, không khí, thực phẩm, sự kháng thuốc của các vi sinh vật và côn trùng... Những tác hại này càng gia tăng nếu như các đối tượng là cán bộ khoa học, cán bộ kỹ thuật, các nhà quản lý. nhất là bà con nông dân - người trực tiếp sử dụng Nông dược thiếu những hiểu biết và thông tin về chúng.

[EBOOK] BIỆN PHÁP SỬ DỤNG NÔNG DƯỢC AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ, TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, biện pháp sử dụng nông dược an toàn, biện pháp sử dụng nông dược hiệu quả, thuốc bảo vệ thực vật, nông dược, hoá chất nông nghiệp, biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả

[EBOOK] GIÁO TRÌNH BIỆN PHÁP SINH HỌC TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT, NGUYỄN VĂN ĐĨNH (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Bước sang thế kỷ XXI loài người càng nhận thức rõ ràng hơn với những thách thức về an ninh lương thực, ô nhiễm và sự nóng lên của trái đất, sự giảm sút đa dạng sinh học và an toàn lương thực thực phẩm. Trong sản xuất nông nghiệp cần áp dụng tốt hơn những tiến bộ về công nghệ sinh học và sinh thái tổng hợp.

Biện pháp sinh học, một biện pháp chủ lực trong quản lý dịch hại tổng hợp ngày càng được coi trọng hơn. Số liệu minh chứng rằng, hàng năm chi phí về về thuốc bảo vệ thực vật vào khoảng hơn 8,5 tỷ đô la Mỹ, là con số rất nhỏ so với tổng giá trị 400 tỷ đô la Mỹ của biện pháp sinh học (Van Lenteren, 2005). Điều này càng cho chúng ta thấy nguồn tài nguyên sinh vật là vô cùng phong phú thực sự chưa khai thác hết, thậm chí do hiểu biết chưa đầy đủ về các mối quan hệ trong sinh giới, con người đã vô tính huỷ hoại nguồn tài nguyên này, làm cho chúng ngày một cạn kiệt, rất nhiều loài thiên địch bị biến mất.

Biện pháp sinh học đã được con người sử dụng từ thế kỷ thứ 3, bắt đầu bằng việc dẫn dụ kiến để phòng trừ sâu hại cam quýt. Trong gần 2000 năm qua, biện pháp sinh học có rất nhiều thành tựu. Chỉ tính riêng hơn 100 năm lại đây, nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu sinh học và sinh thái học, đã có 2000 loài chân khớp thiên địch được giới thiệu và hiện nay có trên 150 loài ký sinh, bắt mồi và vi sinh vật đang được nuôi nhân thương mại để sử dụng trong các chương trình trong trừ dịch hại trên toàn thế giới. Với những ưu thế to lớn, trong tương lai chắc chắn biện pháp sinh học ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Giáo trình Biện pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao kiến thức của sinh viên chuyên ngành Bảo vệ thực vật về nhóm sinh vật vô cùng quan trọng trong sinh giới, về thành phần, tầm quan trọng và các biện pháp nhằm duy trì cũng như nhân nuôi và ứng dụng chúng trong sản xuất nông nghiệp.

Thuật ngữ biện pháp sinh học là rất rộng. Trong bảo vệ thực vật các nhóm gây hại lại rất phong phú, chúng gồm côn trùng, cỏ dại, vi sinh vật... Giáo trình này đề cập nhiều hơn tới các nhóm côn trùng, virut, vi khuẩn và nấm gây hại côn trùng hại. Ngoài ra, mối quan hệ giữa các biện pháp nông học và biện pháp sinh học, các nhóm vi sinh vật đối kháng và tuyến trùng cũng được giới thiệu. Biện pháp sinh học sâu hại lúa là bài học điển hình về nghiên cứu và thành tựu trong thực tiễn hiện nay.

Giáo trình bao gồm 4 phần:

- Phần A: Mở đầu

o Chương I. Định nghĩa và nội dung: PGS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội

o Chương II. Lịch sử biện pháp sinh học: PGS.TS. Phạm Văn Lầm, Viện Bảo vệ thực vật và Nguyễn Văn Đĩnh, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội

- Phần B: Cơ sở khoa học của biện pháp sinh học

o Chương III. Cân bằng sinh học: PGS.TS. Phạm Bình Quyền, Đại học Quốc gia Hà Nội

o Chương IV. Một số thành tựu của Biện pháp sinh học: GS.TS. Hà Quang Hùng, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội o Chương V. Các biện pháp nông học và biện pháp sinh học: PGS.TS. Phạm Văn Lầm, Viện Bảo vệ thực vật.

- Phần C. Kẻ thù tự nhiên của dịch hại: Vai trò và Đặc điểm ứng dụng

o Chương VI. Các tác nhân gây bệnh côn trùng

■ Nhóm virút côn trùng: PGS.TS. Phạm Văn Lầm, Viện Bảo vệ thực vật

■ Nhóm vi khuẩn và nấm côn trùng: PGS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh, TS. Đỗ Tấn Dũng, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội

■ Nhóm vi khuấn và nấm đối kháng: TS. Đỗ Tấn Dũng, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội

■ Nhóm tuyến trùng: TS. Ngô Thị Xuyên, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội

o Chương VII. Nhóm côn trùng: PGS.TS. Phạm Văn Lầm, Viện Bảo vệ thực vật.

- Phần D. Nhân nuôi và sử dụng kẻ thù tự nhiên

o Chương VIII. Nhân nuôi và sử dụng kẻ thù tự nhiên: PGS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh và GS.TS. Hà Quang Hùng, Trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội

o Chương IX. Biện pháp sinh học sâu hại lúa: PGS. TS. Phạm Văn Lầm, Viện Bảo vệ thực vật.

Hình vẽ trang bìa và sắp xếp bản thảo giáo trình do KS Nguyễn Đức Tùng, Trường Đại học Nông nghiệp I thực hiện.

Cuối các phần có danh lục các tài liệu tham khảo chính, sinh viên có thể tra cứu để mở rộng hiểu biết của mình. Ngoài ra, sinh viên cần đọc thêm các tài liệu:

- DeBach, P., 1974. Biological control by natural enemies. Cambridge University Press, Cambridge: 323 pp.

- Driesche, R.G., & T.S. Bellows, 1996. Biological Control. Chapman & Hall, New York: 539 pp.

- Helle, W. & M.W. Sabelis eds. 1985. Spider mites. Their biology, natural enemies and control. 2 Vols., Elsevier, Amsterdam: 405, 458 pp.

- Huffaker, C.B. & P.S. Messenger eds. 1976. Theory and Practice of Biological Control. Academic Press, New York: 788 pp.

- Julien, M.H. ed. 1987. Biological control of weeds: a world catologue of agents and their target weeds. CAB International, Wallingford, Oxon: 150 pp.

- Lenteren J.C. van (ed) 2005. IOBC internet book of biological control. www.IOBC-Global.org

- Lenteren, J.C. van (ed.), 2003. Quality Control and Production of Biological Control Agents: Theory and Testing Procedures. CABI Publishing, Wallingford, UK: 327 pp.

- Hoàng Đức Nhuận 1979. Đấu tranh sinh học và ứng dụng. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 147 trang.

- Samuel S. Gnanamanickam, 2002. Biological control of crop diseases.

Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên và các đồng nghiệp. 

[EBOOK] GIÁO TRÌNH BIỆN PHÁP SINH HỌC TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT, NGUYỄN VĂN ĐĨNH (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật, ứng dụng côgn nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật, biện pháp sinh học, thiên địch, Cơ sở khoa học của biện pháp sinh học, Kẻ thù tự nhiên của dịch hại, Nhân nuôi và sử dụng kẻ thù tự nhiên, Biện pháp sinh học sâu hại lúa

[EBOOK] SỔ TAY NGƯỜI NÔNG DÂN TRỒNG CÂY ĂN TRÁI CẦN BIẾT, CÔNG TY DỊCH VỤ BVTV AGPPS

Trong nhiều thập kỷ đầu của thế kỷ 21, nền nông nghiệp Việt Nam vẫn phải đóng vai trò quyết định làm nền tảng cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Chúng ta phải tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trong các quốc gia xuất khẩu gạo trên thế giới để vừa đảm bảo an toàn lương thực của cả nước, vừa chia sẻ với các nước không đủ gạo ăn. Người nông dân Việt Nam trong thế kỷ 21 sẽ đóng vai trò rất quan trọng là làm hết sức mình để đạt sản lượng cao, vừa bảo đảm chất lượng tốt của sản phẩm, vừa bảo vệ môi trường sống của người, vật và nhất là các loài thuỷ sản. Đây là một thách thức rất lớn đối với nông dân Việt Nam, vì chúng ta đang hội nhập với thế giới. Muốn thành công trong thị trường Châu Á. tiếp đến là thị trường Âu - Mỹ thì sản phẩm nông nghiệp của chúng ta phải đạt tiêu chuẩn Quốc tế, thứ nhất là rẻ, thứ hai là phải an toàn, không dấu vết sâu bệnh, không có dấu vết nông dược, và thứ ba, chất lượng phải cao nhất. Những tiêu chuẩn đó là điều kiện để cạnh tranh với các nước quanh ta, đòi hỏi một kỹ năng tối thiểu người nông dân trong việc sử dụng nông dược, từ cách dùng phân bón đến dùng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu bệnh, hoặc thuốc trừ chuột như thế nào để sản phẩm của ta có thể bảo đàm được ba tiêu chuẩn trên.

Sự cần cù lam lũ trong sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân nhiều khi đã không được đền bù mà còn đưa đến lỗ lã và nợ nan, suy đến cùng là do kiến thức và kỹ năng quản lý đồng ruộng quá thấp, nhất là kiến thức sử dụng nông dược. Trái lại, áp dụng nông dược đúng cách, bà con nông dân sẽ có nhiều cái lợi: sâu bệnh sẽ ít hơn và do đó xài thuốc hơn, ít tốn sức, ít tốn tiền và ít làm ô nhiễm một trường đất nước, giữ được chất lượng sản phẩm tinh khiết. Nhưng có nhiều bà con nông dân tự cho mình đã biết hết cách dùng thuốc rồi, có gì lạ cần phải học! Bà con có thể tự đo khả năng của mình để biết có cần tìm tòi học hỏi thêm hay không. Trường hợp nếu chi phí sản xuất không tăng hơn, thậm chí ngày càng giảm, trong khi sản lượng tăng đều, chứng tỏ trình độ tay nghề đã cao. Trái lại, nếu sản lượng ngày càng giảm, hoặc muốn giữ vững phải tốn chi phí nhiều hơn để áp dụng ngày càng nhiều phí và thuốc hơn thì rõ ràng là cần phải học hỏi thêm để chận đứng tình trạng đó. Mục đích quyển sổ nhỏ này của Công ty Dịch vụ Bảo vệ Thực vật An Giang là nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng tối thiểu về: dạng nông dược cho mọi người nông dân. Xuất bản lần này, quyển "SỔ TAY NGƯỜI NÔNG DÂN TRỒNG CÂY ĂN TRÁI CẦN BIẾT" đã sử dụng những kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên viên bảo vệ thực vật để hướng dẫn bà con việc thực hiện áp dụng nông dược cho thật đúng để giúp bà con đạt những yêu cầu nói trên. Kèm với những bài viết chuyên môn. những loại nông dược đã được thử nghiệm có tính an toàn cao do Công ty Dịch vụ Bảo vệ Thực vật An Giang độc quyền nhập hoặc gia công phân phối cùng được giới thiệu chi tiết để bà con hiểu hết các tính năng của thuốc.

Bước vào thế kỷ 21, chúng tôi mong muốn nông dân Việt Nam cũng sẽ đi đầu trong sản xuất nông sản rẻ, chất lượng cao và tinh khiết với một năng suất ngày càng cao hơn.

[EBOOK] SỔ TAY NGƯỜI NÔNG DÂN TRỒNG CÂY ĂN TRÁI CẦN BIẾT, CÔNG TY DỊCH VỤ BVTV AGPPS

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, sổ tay cây ăn trái, sổ tay sử dụng thuốc BVTV trên cây ăn trái, sổ tay trồng cây ăn trái hiệu quả, sổ tay người nông dân trồng cây ăn trái cần biết

[EBOOK] BỆNH HẠI CÂY TRỒNG DO DINH DƯỠNG VÀ CÁC ĐỘC CHẤT, VÕ THANH HÙNG VÀ NGUYỄN VĂN TUYỀN

Ngày nay con người chúng ta muốn tăng tối đa năng suất cây trồng, để làm được điều đó thì cần phải sử dụng một lượng lớn phân bón và các chất sinh trưởng. Nhưng đối với các loại phân hữu cơ và phân vi sinh thì lại cho kết quả lâu dài, không như mong muốn của chúng ta. Vì vậy việc sử dụng phân vô cơ và các chất hoá học đã được áp dụng ngày càng nhiều. Nhưng mà việc sử dụng chúng thì đâu phải luôn đúng và mang lại hiệu quả cao đâu, vì thế đa số nông dân đã dùng không đúng, không hợp lý như là dư thừa phân đa lượng (N, P, K...) hay thiếu loại phân vị lượng (Fe, Zn, Cu, B...) dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Vấn đề đặt ra ở đây là nghiên cứu các tác động của dinh dưỡng lên cây trồng về hai mặt lợi và hại để từ đó có những giải pháp nhằm làm tăng năng suất cây trồng mà ít gây hại đến chúng.

Mỗi nguyên tố dinh dưỡng có một vai trò nhất định, sự thiếu hụt của bất kỳ nguyên tố dinh dưỡng nào cũng đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể do đất trồng không thoả mãn việc bón bổ sung dinh dưỡng không đủ hoặc đủ nhưng cây trồng không sử dụng được hoặc bón phân mất cân đối. Bên cạnh đó bón thừa dinh dưỡng cũng gây những tác hại.

Ngày nay trong Nông nghiệp đang đối mặt với những loại bệnh do việc sử dụng các loại nông dược không đúng cách, đúng lúc, đúng nồng độ cần thiết, hay là kỹ thuật canh tác còn thiếu khoa học, không đúng biện pháp thể hiện qua ngộ độc hữu cơ ở lúa, ngộ độc sắt, ngộ độc phèn...Vị vậy vấn đề nghiên cứu bệnh cây do những nhân tố trên gây ra đang được các nhà khoa học khắp nơi nghiên cứu.

[EBOOK] BỆNH HẠI CÂY TRỒNG DO DINH DƯỠNG VÀ CÁC ĐỘC CHẤT, VÕ THANH HÙNG VÀ NGUYỄN VĂN TUYỀN

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, bệnh cây trồng, bệnh hại cây trồng, bệnh cây trồng do dinh dưỡng, bệnh cây trồng do độc chất, ngộ độc hữu cơ ở lúa, ngộ độc sắt, ngộ độc phèn, thiếu dinh dưỡng

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I HÀ NỘI, NXB NÔNG NGHIỆP

Công nghệ vi sinh vật (Microbial Technology) là một bộ phận quan trọng trong Công nghệ sinh học, là một môn khoa học nghiên cứu về những hoạt động sống của vi sinh vật, nhằm khai thác chúng tốt nhất vào quy trình sản xuất ở quy mô công nghiệp. Những tiến bộ của công nghệ sinh học vi sinh vật ngày càng xâm nhập sâu trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Với mục tiêu làm sao cho sự phát triển của công nghệ vi sinh nói riêng và công nghệ sinh học nói chung phải thực sự phục vụ cho ấm no hạnh phúc của toàn nhân loại, nghĩa là phải ngăn chặn thảm họa chiến tranh vũ khí sinh học. Điều này phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước thể hiện trong nghị quyết 18 CP ngày 111311994 của Thủ tướng chính phủ về “'Phương hướng phát triển công nghệ sinh học Việt Nam đến năm 2010”.

Giáo trình “Công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường” được biên soạn với mục đích trang bị cho sinh viên khối Nông - Lâm nghiệp nói chung, đặc biệt là sinh viên các ngành Cây trồng, Nông hoá - Thổ nhưỡng, Bảo vệ thực vật, Làm vườn, Thuỷ nông cải tạo đất và Môi trường... những kiến thức cơ bản về hoạt động sống của vi sinh vật, tính đa dạng của chúng trong tự nhiên và mối quan hệ hữu cơ giữa vi sinh vật với cơ thể sống khác, nhằm cân bằng hệ sinh thái học, tạo ra nhiều của cải cho xã hội, phát triển nền nông nghiệp sinh thái sạch, bền vững và chống ô nhiễm môi trường.

Giáo trình gồm 7 chương, được phân công biên soạn như sau:

Chương 1, 2, 3 và 7: PGS. TS. Nguyễn Xuân Thành

Chương 4, 5: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành, TS. Phạm Văn Toản
 
Chương 6: TS. Lê Văn Hưng, PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành

Lĩnh vực Công nghệ vi sinh vật rất rộng và rất đa dạng, ở đây mới chỉ đề cập được một phần của công nghệ vi sinh vật trong thâm canh cây trồng, bảo vệ thực vật và xử lý ô nhiễm môi trường.

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và các độc giả để chất lượng giáo trình ngày càng cao hơn.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I HÀ NỘI, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, Công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường, công nghệ vi sinh trong nông nghiệp, công nghệ sinh học trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ vi sinh trong nông nghiệp, nông nghiệp sạch, nông nghiệp bền vững, nông nghiệp tiên tiến, công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường

[EBOOK] GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT, NHIỀU TÁC GIẢ, KHOA TRỒNG TRỌT VÀ QLĐĐ, TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ BẢO LỘC

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học kỹ thuật, lĩnh vực hóa BVTV cũng đã có những thay đổi và phát triển mạnh mẽ, nhiều các hóa chất BVTVmới ra đời có nhiều ưu điểm hơn như hiệu lực diệt dịch hại cao, ít gây ô nhiễm môi trường và phân hủy nhanh trong môi trường, do đó các thuốc thế hệ mới dần thay thế các thuốc thế hệ củ. Bên cạnh đó, sự phát triển về công nghệ gia công, đóng gói, công nghệ sản xuất chất phụ gia cũng đã giúp cho thuốc BVTV có nhiều dạng thành phẩm mới, tiện lợi trong bảo quản và sử dụng dẫn đến sản phẩm thuốc đăng ký mới ngày càng tăng.

Trong khuôn khổ thời lượng giảng dạy hạn chế, nên các thông tin trong tài liệu này được viết chủ yếu là những kiến thức cơ bản về thuốc BVTV và được sắp xếp có hệ thống nhằm giúp sinh viên dễ dàng học tập và có thể áp dụng một cách hiệu quả những kiến thức học được trong tài liệu này vào thực tế sản xuất.

Tài liệu này gồm các phần chính như sau:

PHẦN MỞ ĐẦU:    Tầm quan trọng của biện pháp hóa học bảo vệ thực vật

Phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức liên quan đến vai trò ý nghĩa của biện pháp sử dụng thuốc trong công tác BVTV, các ưu điểm và nhược điểm của biện pháp dùng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại trong nông nghiệp. Sơ lược về lịch sử phát triển ngành thuốc BVTV và thị trường thuốc BVTV trong nước và trên thế giới.

PHẦN THỨ NHẤT:    Những hiểu biết chung về thuốc bảo vệ thực vật

Phần này giúp sinh viên biết được các khái niệm cơ bản về độc chất học, các yêu cầu đối với chất độc được dùng làm thuốc BVTV, phân loại thuốc BVTV, biết được sự xâm nhập và dịch chuyển của chất độc vào cơ thể sinh vật, các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính của thuốc. Thấy rõ tác động của thuốc BVTVđến môi trường sống và hậu quả của chúng gây ra cho môi trường. Những biện pháp ngăn ngừa thuốc BVTVgây hại cho môi sinh, môi trường.

Đồng thời giúp cho sinh viên phân biệt được các dạng thuốc và thành phần của các dạng thuốc BVTV để có cách sử dụng và bảo quản thích hợp. Giúp cho sinh viên biết được ưu nhược điểm của các phương pháp sử dụng thuốc BVTV để có cách lựa chọn đúng trong công tác phòng trừ dịch hại. Các phương pháp xác định tính độc và hiệu quả của thuốc BVTV đối với các sinh vật gây hại. Cách tính toán lượng thuốc cần dùng.

Ngoài ra phần này còn cung cấp cho sinh viên biết về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV để đạt hiệu quả và an toàn, nắm được các kiến thức về sơ cấp cứu người khi bị ngộ độc thuốc BVTV.

PHẦN THỨ HAI:    Thuốc bảo vệ thực vật chuyên khoa

Phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về đặc tính và cách sử dụng các loại thuốc BVTV để phòng trừ các loài sinh vật gây hại như sâu, nhện, ốc, chuột, tuyến trùng, các thuốc trừ bệnh hại do nấm và vi khuẩn gây ra, các loại thuốc trừ cỏ và các phương pháp sử dụng thuốc trừ cỏ, các loại thuốc xông hơi khử trùng và các thuốc điều hòa sinh trưởng thực vật.

Trên đây là các nội dung chính được trình bày trong tài liệu này, mặc dù đã cố gắng thu thập nhiều nguồn tài liệu trong và ngoài nước nhưng các thông tin có thể chưa đầy đủ và chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của đa số đọc giả. Do đó tài liệu này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc để tài liệu này ngày càng được hoàn thiện hơn.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT, NHIỀU TÁC GIẢ, KHOA TRỒNG TRỌT VÀ QLĐĐ, TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ BẢO LỘC

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình thuốc bảo vệ thực vật, hoá bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật chuyên khoa, bảo vệ thực vật

[EBOOK] BÀI GIẢNG ĐẠI CƯƠNG HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT, THS. LÊ CAO LƯỢNG, BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT, KHOA NÔNG HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

❖    Thuốc BVTV là những hợp chất hóa học (vô cơ hoặc hữu cơ), những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm siêu vi trùng, tuyến trùng...) những chất có nguồn gốc động vật, thực vật được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại như côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, rong, rêu cỏ, dại... (pest)

❖    Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của chính phủ), thuốc BVTV còn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều tiết sinh trưởng thực vật, những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.

❖    Do những sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, rong, rêu cỏ, dại...) có một tên chung là dịch hại (pest), nên ở nhiều nước thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại (Pesticide).

❖    Cũng theo quy định ở nhiều nước thuốc BVTV bao gồm các chất làm khô cây hoặc các chất làm rụng lá cây; được dùng trước ngày thu hoạch cho một số cây trồng như bông vải, khoai tây... để giúp thu hoạch mùa màng bằng cơ giới có thể tiến hành thuận lợi.

❖Thế giới cũng quy định thuốc bảo vệ thực vật còn bao gồm thuốc trừ ruồi, muỗi trong y tế.

[EBOOK] BÀI GIẢNG ĐẠI CƯƠNG HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT, THS. LÊ CAO LƯỢNG, BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT, KHOA NÔNG HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, hoá bảo vệ thực vật, bảo vệ thực vật, đại cương hoá bảo vệ thực vật, giáo trình hoá bảo vệ thực vật, đại cương hoá chất bảo vệ thực vật, hoá chất bảo vệ thực vật

[EBOOK] KỸ THUẬT TỔNG HỢP CÁC HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT, TS. ĐÀO VĂN HOẰNG, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT HÀ NỘI

Trên thế giới, cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, tình hình sâu bệnh phá hoại mùa màng, cây trồng nông, lâm nghiệp, các côn trùng gây bệnh cho người, gia súc, vật nuôi ngày càng trở nên trầm trọng, gây tổn thất về người và của rất lớn.

Ngày nay hàng vạn hoạt chất với các dạng gia công khác nhau được sử dụng để phòng trừ sâu bệnh trong lĩnh vực nông nghiêp. Sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật trong công tác phòng trừ dịch hại đã, đang và sẽ trở thành công cụ không thể thiếu đối với nước ta và các nước trên thế giới.
 
Công nghệ tổng hợp các hoá chất bảo vệ thực vật là một chuyên ngành thuộc lĩnh vực tổng hợp hữu cơ, nhằm tạo ra thuốc phòng trừ dịch hại và các chế phẩm liên quan phục vụ nông nghiệp và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Đây là một lĩnh vực thiết yếu đã và đang phát triển không ngừng, đặc biệt đối với những nước nông nghiệp như Việt Nam.

Quyển sách “Kỹ thuật tổng hợp các hoá chất bảo vệ thực vật” đáp ứng đầy đủ các nội dung cơ bản như phân loại, phương pháp điều chế, công nghệ sản xuất nguyên liệu trung gian và sản phẩm, tính chất lý-hoá, phương thức tác động, hoạt tính sinh học và ứng dụng của các chất bảo vệ thực vật. Tác giả đồng thời đã đề xuất những hướng phát triển của từng nhóm thuốc, lưu ý vấn đề môi trường và nền nông nghiệp sạch trong tương lai.

Các hoá chất bảo vệ thực vật thường là những chất độc, cần có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cho người sản xuất, sử dụng và bảo vệ môi trường cho cộng đồng. Nội dung này đã được tác giả trình bày trong cuốn sách.

Nội dung cuốn sách đáp ứng yêu cầu của kỹ thuật tổng hợp các chất bảo vệ thực vật, có tính cập nhật hiện đại và thực tiễn ở nước ta, góp phần vào sự hiểu biết công nghệ sản xuất các hoá chất bảo vệ thực vật, các hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực bảo vệ thực vật “thân thiện với môi trường”.

Quyển sách này sẽ là tài liệu quí cho sinh viên, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực bảọ vệ thực vật, bảo vệ môi trường và cho những ai quan tâm.

[EBOOK] KỸ THUẬT TỔNG HỢP CÁC HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT, TS. ĐÀO VĂN HOẰNG, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật tổng hợp các hoá chất bảo vệ thực vật, bảo vệ thực vật, kỹ thuật tổng hợp các chất bảo vệ thực vật, công nghệ sản xuất các hoá chất bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường

[EBOOK] CÁC LOÀI ONG KÝ SINH BRACONIDAE (HYMENOPTERA) VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHÚNG TRONG PHÒNG TRỪ SÂU HẠI Ở VIỆT NAM, KHUẤT ĐĂNG LONG, NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ



Trong các loài ong thuộc bộ cánh Màng (Hymenoptera), nhóm ong Ký sinh (Parasitica) khác hẳn nhóm ong có Ngòi đốt (Aculeata) với đặc điểm chúng sống ký sinh ở các loài côn trùng khác, vì vậy, nhóm ong này có một vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế số lượng của nhiều loài sâu hại cây trồng nông nghiệp. Cũng chính vì vậy, chúng đã và đang được nghiên cứu nhằm sử dụng trong biện pháp sinh học phòng trừ các loài sâu hại cây trồng.

Số lượng loài ong ký sinh rất nhiều, trong số đó tổng họ ong cự Ichneumonoidea là một trong những tổng họ có số lượng loài nhiều nhất. Theo một số đánh giá gần đây, riêng nhóm ong ký sinh thuộc họ Braconidae trong tổng họ ong cự Ichneumonoidea đã có tới hơn 17.000 (Yu et al., 2005) [33] tên loài có hiệu lực. Theo một số chuyên gia đi sâu nghiên cứu về họ này, số lượng loài chính thức được mô tả mới chỉ chiếm khoảng một nửa hoặc hơn một nửa số

loài mà họ ong ký sinh này có trên thực tế (Marsh, 1979; van Achterberg, 1984; Shaw & Huddleston, 1991).

Kích thước cơ thể của các loài ong ký sinh thuộc họ Braconidae dao động rất lớn, chiều dài thân không kể máng đẻ trứng từ rất nhỏ gần 1mm lên đến 30-40mm. Ong cái có máng đẻ trứng dài hoặc ngắn phụ thuộc vào từng giống hoặc loài. Máng đẻ trứng có thể dài hơn thân, dài bằng hoặc ngắn hơn thân. Đặc điểm hình thái dễ nhận biết nhất các loài thuộc họ Ong ký sinh Braconidae ở chỗ cánh trước không có ô cánh costal (vì gân costa liền với gân subcosta), không có đoạn gân 2r-m (ở họ Ong ký sinh Ichneumonidae có đoạn gân này).

Vật chủ phổ biến của các loài ong ký sinh thuộc họ Braconidae thường là sâu non của hầu hết các loài côn trùng khác, nhưng thường gặp nhiều nhất ở các loài côn trùng thuộc bộ cánh Vảy (Lepidoptera), cánh Cứng (Coleoptera) và Hai cánh (Diptera). Không giống với các loài ong ký sinh khác, ong ký sinh thuộc họ Braconidae không ký sinh các loài chân đốt khác không thuộc lớp côn trùng.

Họ Ong ký sinh Braconidae bao gồm cả loài ngoại ký sinh và nội ký sinh. Các loài ong ngoại ký sinh thường đẻ trứng lên cơ thể vật chủ, quá trình phát triển của trứng và ong non xảy ra bên ngoài cơ thể của vật chủ, còn các loài ong nội ký sinh lại đẻ trứng vào bên trong cơ thể của vật chủ, giai đoạn trứng và ong non phát triển bên trong cơ thể của vật chủ. Trong cả hai trường hợp (nội ký sinh và ngoại ký sinh), sau khi bị nhiễm ong ký sinh, vật chủ vẫn phát triển bình thường cho đến khi ong non các loài ký sinh hoàn thành sự phát triển của chúng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể vật chủ, sau đó ong non đẫy sức làm kén bên trong hoặc bên ngoài cạnh xác của vật chủ.

Về tập tính đẻ trứng ở các loài ong ký sinh, người ta chia chúng thành hai nhóm: nhóm gây mê vật chủ (gây chết lâm sàng cho vật chủ) trước khi đẻ trứng và nhóm đẻ trứng vào vật chủ không cần gây mê. Nhóm gây mê vật chủ trước khi đẻ trứng thường là các loài ong ngoại ký sinh, ong cái thuộc nhóm này có khả năng gây mê vật chủ trước khi thực hiện sự đẻ trứng. Sau khi trứng của ong ký sinh được đẻ lên cơ thể của vật chủ, vật chủ đã bị gây mê thường không chuyển giai đoạn phát dục cho tới khi ong non phát triển đến thành thục.

Hầu hết những ong ký sinh thuộc họ Braconidae đều ký sinh ở pha sâu non các loài côn trùng, riêng các loài của phân họ Cheloninae lại ký sinh kép ở cả hai pha trứng - sâu non, một số loài thuộc phân họ Euphorinae đẻ trứng vào pha tiền nhộng, pha thiếu trùng hoặc cả ở pha trưởng thành (như trường hợp một số loài ong ký sinh ở thiếu trùng bọ xít và trưởng thành bọ rùa và ong mật), khi đó ong non phát triển ở pha nhộng, thiếu trùng hoặc trưởng thành của vật chủ.

Một số loài ong ký sinh thuộc họ Braconidae có tính chuyên hóa rất cao, thí dụ các loài thuộc phân họ ong bụng nhỏ Microgastrinae chuyên ký sinh ở sâu non các loài côn trùng thuộc bộ cánh Vảy, các loài ong ký sinh thuộc phân họ Aphidiinae chuyên ký sinh ở các loài rệp muội (Aphididae).

Trong công trình này, chúng tôi chỉ giới thiệu những loài thuộc họ Braconidae (Hymenoptera: Ichneumonoidea) chúng là những loài ong ký sinh pha sâu non của các loài sâu hại ở Việt Nam. Toàn bộ các loài ong ký sinh này đều được tìm thấy từ những loài sâu hại là vật chủ đích thực của chúng. Chính vì vậy, những loài ong ký sinh này đều có triển vọng được sử dụng trong biện pháp sinh học

phòng trừ sâu hại trên mỗi loại cây trồng nhất định. Địa điểm thu mẫu được thực hiện ở hầu hết các tỉnh của Việt Nam, từ miền núi đến đồng bằng, trừ một số hải đảo.

Toàn bộ mẫu ong ký sinh đều được sấy kỹ và làm tiêu bản khô. Mẫu ong ký sinh được lưu giữ trong bộ sưu tập tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. Việc định tên các loài ong ký sinh được chính tác giả thực hiện trong đó có sự giúp đỡ và cộng tác với các chuyên gia nghiên cứu về họ ong ký sinh này ở Việt Nam cũng như trong khu vực: GS. TSKH. Tobias V. I. và TSKH. Belokobylskij S. A. (Viện Động vật học - Viện Hàm lâm Khoa học Nga (Xanh Petécbua), GS. TS. van Achterberg C. (Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Leiden, Hà Lan), GS. TS. Chen Xuexin (Đại học Nông nghiệp Triết Giang, Trung Quốc).

Cho đến nay, họ Ong ký sinh Braconidae ở Việt Nam được chia thành 23 phân họ (Khuất Đăng Long, 2004). Tuy nhiên, trong công trình này, chúng tôi chỉ giới thiệu 15 phân họ có đại diện là 70 loài ong ký sinh đã được biết vật chủ của chúng ở Việt Nam. Để định loại các loài ong ký sinh, chúng tôi đã sử dụng các hình vẽ minh họa ít nhất là những bộ phận quan trọng đặc trưng và dễ dàng phân biệt sự khác nhau giữa các phân họ, giống và loài. Ngoài ra, do tính chuyên hóa ở các loài ong ký sinh, có thể tra cứu các loài ong ký sinh thông qua loài sâu hại là vật chủ của chúng hoặc các cây trồng có liên quan đến nơi sống của các loài ong ký sinh.

Cuốn sách bao gồm 5 chương, chương I: Kiến thức chung về vị trí phân loại, ý nghĩa sinh học và hình thái chung của các loài ong ký sinh; chương II: Các phương pháp thu thập mẫu ong ký sinh và phương pháp làm tiêu bản mẫu khô dùng để định loại qua đặc điểm hình thái của ong ký sinh; chương III: Phân loại hệ thống, trong đó các loài ong ký sinh thuộc họ Braconidae được xếp theo các phân họ, các giống rồi đến các loài, hệ thống các phân họ được xếp theo thứ tự chữ cái và sau đó là mô tả theo đặc điểm hình thái so sánh, phân bố của ong ký sinh theo các tỉnh từ Bắc xuống Nam; chương IV: Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và sinh học bảo tồn một số loài ong ký sinh thường gặp trong một số hệ sinh thái nông nghiệp điển hình và chương V: Khả năng lợi dụng các loài ong ký sinh trong biện pháp sinh học ở Việt Nam. Phần cuối là tài liệu tham khảo và bảng tra cứu theo tên khoa học các loài ong ký sinh, vật chủ của chúng.

Ở Việt Nam, có khá nhiều công trình đã đề cập đến các loài ong ký sinh thuộc họ ong ký sinh Braconidae về khía cạnh sinh thái học, sinh vật học và danh sách loài. Tuy nhiên, chúng tôi chưa được biết và kiểm tra bộ sưu tập mẫu có trên thực tế về các loài đã được công bố trong những tài liệu trên. Vì vậy, những công trình này được chúng tôi thống kê trong phần tài liệu tham khảo về phân bố của chúng ở Việt Nam. Hy vọng cuốn sách này là tài liệu bổ ích cho những chuyên gia nghiên cứu về phân loại học, sinh thái học và bảo tồn, các chuyên gia về bảo vệ thực vật, các giảng viên, nghiên cứu sinh và sinh viên trong các Trường Đại học KHTN, Đại học Nông nghiệp, Đại học Lâm nghiệp...

Công trình được xuất bản do tài trợ của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu được thực hiện trong nhiều năm chủ yếu với kinh phí nghiên cứu của chương trình NCCB do tác giả làm chủ nhiệm, một phần được sự hỗ trợ của đề tài cấp Viện KH và CN Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.

Xin được bày tỏ lời cảm ơn đối với các nhà khoa học đã giúp đỡ trong việc cung cấp nhiều tài liệu phân loại có liên quan đến họ Ong ký sinh Braconidae ở Việt Nam như TSKH Belokobylskij S. A., GS. TSKH. Tobias V. I. (Viện Động vật học Xanh Petécbua, Viện HLKH Nga; GS. TS. van Achterberg C. (Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Leiden, Hà Lan); GS. Zhou Zhihong (Viện Bảo vệ thực vật, Viện HLKH Quảng Tây) và GS. TS. Chen Xuexin (Trường Đại học Nông nghiệp Triết Giang, Trung Quốc). Lời cảm ơn cũng xin gửi tới GS. TSKH. Vũ Quang Côn, Viện Sinh thái và TNSV, người luôn khích lệ tác giả viết cuốn sách này. Đặc biệt, tác giả bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân và gia đình đã kiên nhẫn trong suốt thời gian làm việc của tác giả, cảm ơn các đồng nghiệp đã khuyến khích và động viên chúng tôi hoàn thành công trình này. 

[EBOOK] CÁC LOÀI ONG KÝ SINH BRACONIDAE (HYMENOPTERA) VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHÚNG TRONG PHÒNG TRỪ SÂU HẠI Ở VIỆT NAM, KHUẤT ĐĂNG LONG, NXB KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, ong ký sinh, sử dụng ong ký sinh phòng trừ sâu hại, IPM, quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng thiên địch phòng trừ dịch hại, công nghệ sinh học ứng dụng

[EBOOK] Pesticide Residues in Coastal Tropical Ecosystems (Distribution, fate and effects), More writer, Published by Routledge

The second half of the twentieth century saw tremendous increases in world food production brought about by revolutionary changes in agriculture. With the introduction and widespread acceptance of DDT as a nearly universal insecticide for agriculture in 1944, crop losses to insects declined rapidly and food production accelerated through a paradigm shift from small family farms to industrialized agriculture. By the late 1960s when insect resistance to DDT and the rising concern for environmental contamination caused by DDT and other organochlorine pesticides became apparent, other pesticide chemistries such as the organo-phosphates, carbamates, organotins, and second generation pyrethroids had become available. These compounds filled the pest control gap as organochlorine use gradually declined from the combination of resistance and environmental regulatory pressures. The Green Revolution of the 1980s introduced high-yield hybrid seed varieties, which in combination with chemical fertilizers, resulted in dramatic increases in crop yields; world rice and wheat yields tripled between 1950 and the mid-1980s. With the recent development of genetically modified transgenic crops, there has been a further shift to large-scale plantation farming. The shift to monoculture-based industrial farming has brought about the introduction of many new and novel pesticide chemistries, primarily because monocultures are more susceptible to pest population explosions than the old-style mixed crop planting that would sustain and promote insect predator populations.

Because of the environmental problems associated with the organochlorines, pesticide regulatory agencies were established, initially in developed countries located in temperate climes, and began issuing regulations to control pesticide production and use. These regulations required data about the efficacy and nontarget effects of individual pesticides. Consequently, most of the data generated for regulatory purposes was based on data obtained from field research in temperate climates. Thus, guidelines for using pesticides in the tropics have been based on research conducted in Europe and the United States. While some tropical countries recognized the potential problems associated with this fact, they had little recourse but to adopt regulations copied from their more affluent northern neighbors. Over the past 20 years, many developing countries have adopted some form of environmental protection, either through establishment of a regulatory agency or agencies or through adoption of a body of law to regulate the pesticide industry. As a result, some tropical countries are taking a more proactive approach to regulating pesticides by requiring licensing data for individual pesticides to be generated in soils, climates, and under conditions reflective of local conditions. This is an encouraging sign of environmental responsibility There are groups in some countries, pushing for national long-term pesticide residue monitoring programs for foodstuffs, surface waters, or biota. However, these efforts are likely to be stillborn until and unless the international community, viz. the developed countries, assists by providing stable long-term funding to support these efforts.

This book grew out of a research program to determine the distribution, fate, and effects of pesticides in the tropical marine environment as envisioned and led by Fernando Carvalho at the Marine Environmental Laboratory of the International Atomic Energy Agency in Monaco. He recruited respected scientists from 17 countries and charged them to accomplish a specific set of objectives. These included measuring current levels of pesticide residues in coastal environments, characterizing the cycling and fate of pesticides, evaluating the effects of their residues on marine biota, assessing the risk associated with pesticides in coastal tropical ecosystems, and advising on measures to protect the tropical marine environment. With funding provided by the Swedish International Development Authority, a coordinated research program (CRP) was established and through joint activities including courses on aquatic toxicology, ecological risk assessment, and quality assurance and quality control; training workshops; and participation in international scientific meetings, the participating scientists were forged into a dynamic working group. As their research yielded new information about the extent of pesticide residues in coastal environments, they became familiar with the results of other groups working in their respective countries. The genesis of this book came from discussions between themselves and other colleagues. As the idea evolved, it became apparent that more than a summary of research results would be needed to convey the potential for pesticides to affect the tropical marine environment. Contributing colleagues were asked to include some basic information about their country, e.g., location, extent, geographic features, etc.; brief histories of pesticide use with import and export data where available; summaries of their pesticide regulations and descriptions of the regulatory bodies in their country; descriptions of pesticide research in their country including residue levels in surface waters, coastal waters, sediments and biota; and synopses of efforts in their respective countries to limit the growth of pesticide use, either through Integrated Pest Management efforts, public education programs, or through other means. Readers will discover that individual chapters are not rigidly structured as some authors tended to emphasize one area more than another. As editors, we felt that this less-rigid format made for a more interesting book and provided some information about a country’s focus or concerns either through inclusion or omission. Our hope is that the resulting book will bring together as much of the current peer-reviewed, government, and “grey” literature on pesticide use, fate, and effects in the tropics as possible and serve as a state-of-the-science summary for generating the next set of research projects by scientists and serve as a basis for management decisions regarding coastal tropical ecosystems.

Obviously, this project would never have come to fruition without the continued efforts of its contributors to respond to editorial suggestions and supply updated information for their respective chapters. The editors would also like to thank the students of Professor Klaine’s laboratory in the Department of Environmental Toxicology, Clemson University, for their assistance in reviewing page proofs of the book.

[EBOOK] Pesticide Residues in Coastal Tropical Ecosystems (Distribution, fate and effects), More writer, Published by Routledge


Keyword: ebook, giáo trình, Pesticide Residues in Coastal Tropical Ecosystems (Distribution, fate and effects), Pesticide Residues, Dư lượng thuốc trừ sâu trong hệ sinh thái nhiệt đới ven biển (Phân bố, số phận và ảnh hưởng), dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản

[EBOOK] BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XANH, KIM PHỤNG, NXB VĂN HOÁ THÔNG TIN

Thực hiện bào vệ môi trường, hãy bắt đầu ngay từ giây phút này!

Cấp báo! cấp báo! Mẹ trái đất cấp báo, Người đã không thể chịu đựng được gánh nặng này, đang thở không ra hơi.

Nào là mưa acid, hiệu ứng nhà kính, tàng ozôn bị phá hủy, đất đai bị sa mạc hóa, diện tích rừng bị giảm mạnh, nhiều loài cây bị tuyệt diệt, rác thải thành tai họa, nước, đất bị cuốn trôi, tài nguyên nước bị cạn kiệt... Hàng loạt vấn đề về môi trường khiến cho hành tinh xanh tươi đẹp ngày nào nay đã bị vết thương đầy một, vết sẹo đầy người. Bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng là việc cần phải làm ngay. Bạn, tôi và tất cả chúng ta, mỗi người đều phải tích cực hành động để bảo vệ ngôi nhà chung của trái đất. Đừng nên nghĩ rằng, bảo vệ môi trường là vấn đề quá lớn, sức một người không thể làm được, bạn hãy nhớ: Bảo vệ môi trường không có việc nhỏ, mọi thứ đều bắt đàu từ việc làm của mình, mỗi người đều có thể trở thành người cứu vãn trái đất.

Lãnh sứ mệnh trong tay rồi, chúng ta còn phải tìm hiểu xem cứu trái đất như thế nào. Làm thế nào để tiết kiệm và thu hồi các nguồn năng lượng? Làm thế nào để bảo vệ thực vật, động vật? Phương thức sống như thế nào mới đươc gọi là "cuộc sống xanh"? Hành vi tình cờ nào trong cuộc sống thường ngày của mình là không bảo vệ môi trường, thậm chí còn làm tổn hại cho môi trường. Đáp án của mọi vấn đề nói trên đều nằm trong hành động “tôi có thế cứu vãn trái đất", nó chỉ rõ đường cho các vệ sỹ nhỏ Bảo vệ môi trường. Bộ sách này gồm 10 tập, giới thiệu với bạn đọc 10 mặt khác nhau, giúp bạn có thể tìm ra những cách tốt nhất để bảo vệ môi trường, hãy dốc hết sức mình để bảo vệ môi trường, hãy chung tay gánh vác trọng trách cứu vãn trái đất, kéo dài nền văn minh.

Thực hiện bảo vệ môi trường, phải bắt đầu ngay từ giây phút này. Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, mỗi người đều biết và ủng hộ, nhưng sự cố gắng trong hành động còn yếu. Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó thói quen là một yếu tố rất quan trọng. Cùng với việc hình thành xã hội tiết kiệm, vì tiết kiệm không chỉ là hành vi kinh tế, mà còn là hành động bảo vệ môi trường. Chúng ta có hàng ngàn lý do phải bảo vệ môi trường, song không thể có một lý do nào để phá hoại ngôi nhà sinh tồn của chúng ta, xin chớ coi nhẹ mối hành động của mình.

Từ lâu, thiên nhiên vốn có hình dáng rất đẹp mà chúng ta không hề biết, thiên nhiên ngày nay rất quen thuộc, nhưng lại không thân thiết. Hy vọng rằng, vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, chúng ta lại được hít thở một bầu không khí trong lành, nghe văng vẳng nơi xa vọng lại tiếng chim hót thánh thót, nhìn thấy một màu xanh trãi dài trước mát. Bộ mặt xã hội tương lai được quyết định bởi mọi việc chúng ta làm ngày hôm nay, con đường bảo vệ môi trường màu xanh, trách nhiệm hết sức nặng nề, con đường còn xa xôi lắm, hãy cố gắng lên!

Quý bạn đọc có thể xem thêm các tập sách của cùng tác giả TẠI ĐÂY.

[EBOOK] BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XANH, KIM PHỤNG, NXB VĂN HOÁ THÔNG TIN

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường xanh, biến đổi khí hậu, tài nguyên môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cuộc sống xanh