Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn CHĂN NUÔI-THUỶ HẢI SẢN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CHĂN NUÔI-THUỶ HẢI SẢN. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG TRONG CHĂN NUÔI GÀ, PTS. BS. NGUYỄN HỮU VŨ VÀ PTS. BS. NGUYỄN ĐỨC LƯU, NXB NÔNG NGHIỆP


Từ lâu đối với các tỉnh phía Nam và từ hơn mười năm gần đây, đặc biệt từ năm 1980 - 1996, chăn nuôi gà công nghiệp và nuôi thả vườn đã phát triển rất mạnh, nhiều người giàu lên từ nuôi gà.


Trong những năm gần đây, đặc biệt khi các hãng chăn nuôi gà, hãng chế biến thức ăn, hãng sản xuất thức ăn bổ sung và thuốc thú y của nước ngoài ồ ạt chiếm lĩnh thị trường thì không tránh khỏi nhiều doanh nghiệp và các nhà chăn nuôi gà chịu thất bại nặng nề.


Nhưng có phải đâu tất cả đều thất bại? Vẫn có rất nhiều người làm giàu từ chăn nuôi gà.


Vậy bí quyết thành công trong chăn nuôi gà là gì?


Sự cạnh tranh của các hãng chăn nuôi, sản xuất thức ăn, cung cấp giống ngày càng mạnh mẽ. Làm sao tránh được sự cạnh tranh của các hãng lớn đến như thế! Song ngày nay trên thế giới và ngay ở nước ta đang tồn tại và phát triển khuynh hướng "thực phẩm sạch, thực phẩm gần tự nhiên".


Nếu dùng thức ăn công nghiệp, nuôi kiểu công nghiệp, sử dụng nhiều loại chất kích thích: Các chất hooc môn sinh dục oestrogen, các chất hoá học như SMG, Rimifon, các chất kích thích, các kháng sinh... gây tăng trọng nhanh một cách giả tạo như tích nước trong các mô cơ và các yếu tố bất lợi còn tồn dư trong thịt, trứng làm giảm tính thơm ngon của thực phẩm và gây hại đến sức khoẻ con người...


Các loại hình chăn nuôi bán công nghiệp và nuôi chăn thả sẽ tạo ra những sản phẩm sạch, thịt trứng thơm ngon tuy giá thành có cao chút ít, nhưng giá bán lại cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của người nghèo.


Chăn nuôi gà công nghiệp có thể làm giàu nhưng cũng có thể thất bại, nó đòi hỏi kiến thức chăn nuôi thú y giỏi, vốn lớn. Nhưng chăn nuôi chăn thả thì có thể xoá đối giảm nghèo cho hàng triệu người phù hợp với trình độ chăn nuôi thú y vừa phải, vốn ít.


Qua kinh nghiệm thực tiễn chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn những vấn đề mấu chốt trong chăn nuôi gà để rút ra những bí quyết thành công.


Bí quyết có nhiều, nhưng học bí quyết thế nào để áp dụng thành công trong chăn nuôi gà gia đình mới là vấn đề quan trọng.


Cuốn sách chỉ đáp ứng được một phần cơ bản, chúng tôi hy vọng được góp một lời bàn, nhưng chắc chắn là một cánh cửa mở cho những bạn đọc đặc biệt những tiểu nông có được những kiến thức cơ bản để đi đến thành công trong chăn nuôi gà.


Chúc các bạn thành công!

[EBOOK] BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG TRONG CHĂN NUÔI GÀ, PTS. BS. NGUYỄN HỮU VŨ VÀ PTS. BS. NGUYỄN ĐỨC LƯU, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, bí quyết nuôi gà thành công, bí quyết thành công trong chăn nuôi gà, kỹ thuật nuôi gà thành công, kỹ thuật nuôi gà

[EBOOK] CÂY TRỒNG VẬT NUÔI, PGS. TS. TRẦN ĐỨC HẠNH (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Cuốn sách này giới thiệu kỹ thuật trồng trọt một số loại cây trồng nông lâm nghiệp và kỹ thuật chăn nuôi một số loại gia súc phù hợp với điều kiện canh tác ở vùng đất dốc và đồi núi nước ta, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình một cách vững chắc.


[EBOOK] CÂY TRỒNG VẬT NUÔI, PGS. TS. TRẦN ĐỨC HẠNH (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật trồng cốt khí, kỹ thuật trồng Đậu thiều, kỹ thuật trồng Keo đậu, kỹ thuật trồng Đậu tràm, Keo lá tràm, kỹ thuật trồng Sấu, kỹ thuật trồng Trám trắng, kỹ thuật trồng Diều, kỹ thuật trồng Tếch, kỹ thuật trồng Táo mèo, kỹ thuật trồng Cây vải, kỹ thuật trồng cây nhãn, kỹ thuật trồng Cây mơ, kỹ thuật trồng Cây mận, kỹ thuật trồng Cây cam quýt, kỹ thuật trồng Cây chuối, kỹ thuật trồng Cây dứa, kỹ thuật trồng Cây hồng, kỹ thuật trồng Cây lê, kỹ thuật trồng Lúa cạn, kỹ thuật trồng Cây ngô, kỹ thuật trồng đậu xanh, kỹ thuật trồng Cây đậu tương, kỹ thuật trồng Cây lạc, kỹ thuật trồng Cây mía, kỹ thuật trồng Cây chè, kỹ thuật trồng Cây cà phê, kỹ thuật nuôi Nuôi bò, kỹ thuật nuôi Nuôi trâu, kỹ thuật nuôi nuôi dê, kỹ thuật nuôi Nuôi hươu

[EBOOK] NGHỀ NUÔI RỒNG ĐẤT, NGÔ ĐẮC CHỨNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn là mặt trận rộng lớn nhất và thu hút nhiều lực lượng lao động nhất.
Trong xu thế hội nhập, nông dân ta phải có nhiều cố gắng hơn nữa để xóa đói giảm nghèo và từng bước đưa nông thôn vươn lên, tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Để làm được việc này, chúng ta phải đưa nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Muốn vậy, nông dân phải đọc, phải học, phải gặp gỡ và trao đổi với các nhà khoa học để thu nhận kiến thức.

Tôi hoan nghênh đồng chí Nguyễn Lân Hùng - Tổng thư ký Hội các ngành Sinh học Việt Nam đã đứng ra vận động và tổ chức để đông đảo các nhà khoa học giỏi và giàu kinh nghiệm tham gia viết bộ sách gồm 100 cuốn nhằm dạy 100 nghề cho nông dân. Bộ sách này sẽ là cẩm nang để nông dân có được những kỹ thuật mới, những ngành nghề mới, phát huy hết những tiềm năng sinh học sẵn có ở địa phương. Họ sẽ tự vươn lên ngay trên chính ruộng vườn của mình.

Những vùng còn nhiều khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên... rất cần sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật.

Tôi hy vọng, bộ sách sẽ là người bạn tốt của bà con nông dân. Chúc bà con sớm có được những chuyển biến mạnh mẽ sau khi tiếp thu các kiến thức từ sách vở.


[EBOOK] NGHỀ NUÔI RỒNG ĐẤT, NGÔ ĐẮC CHỨNG (CHỦ BIÊN) ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật nuôi rồng đất, nghề nuôi rồng đất, kỹ thuật nuôi rồng tạng, kỹ thuật nuôi tò te, kỹ thuật nuôi càm càm, kỹ thuật nuôi kỳ nhông, kỹ thuật nuôi nhông Nam Bộ, kỹ thuật nuôi Kỳ tôm, kỹ thuật nuôi Đan gian, kỹ thuật Rình rình (Mường), kỹ thuật nuôi Bùng nhỉ lòng (Dao), kỹ thuật nuôi Kỳ nhông (Katu), kỹ thuật nuôi Tu xã tảng (Thái)

[EBOOK] KỸ THUẬT NUÔI CÁ THÁT LÁT CƯỜM, NGUYỄN TRÍ MẪN VÀ NGUYỄN THỊ KIỀU TIÊN, SỞ NN&PTNT TỈNH HẬU GIANG


Tỉnh Hậu Giang với điều kiện tự nhiên, cùng với hệ thống sông rạch chằng chịt, nguồn nước ngọt dồi dào đã tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển Nuôi trồng thủy sản nước ngọt của Tỉnh. Trong các kế hoạch, chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản được xem là thế mạnh thứ hai trong việc góp phần tăng trưởng của ngành Nông nghiệp. Vì thế, Tỉnh đã xác định mục tiêu đầu tư phát triển các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt.


Bên cạnh đó, cá thát lát là đối tượng cá nước ngọt đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khi nuôi tại vùng đất Hậu Giang thì không chỉ sản lượng đạt cao mà chất lượng thịt của cá cũng ngon hơn, đặc trưng hơn các vùng khác. Chính vì điều đó, cá thát lát đã trở thành một trong những loại thủy đặc sản đặc trưng tạo nên thương hiệu của Hậu Giang. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nuôi tập trung tại các huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy và TP. Vị Thanh, chủ yếu với hai hình thức nuôi chính là: nuôi thâm canh trong ao đất và nuôi thâm canh trong vèo lưới.


[EBOOK] KỸ THUẬT NUÔI CÁ THÁT LÁT CƯỜM, NGUYỄN TRÍ MẪN VÀ NGUYỄN THỊ KIỀU TIÊN, SỞ NN&PTNT TỈNH HẬU GIANG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm, đặc điểm sinh học cá thát lát cườm, kỹ thuật nuôi cá thác lác cườm trong ao đất, kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm trong vèo lưới

[EBOOK] KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HEO THỊT AN TOÀN SINH HỌC, NGUYỄN HOÀNG CHIẾN VÀ PHẠM THỊ MỸ DUNG, SỞ NN&PTNT TỈNH HẬU GIANG


Hiện nay, việc áp dụng Khoa học kỹ thuật vào thực tế chăn nuôi heo ở Hậu Giang đã và đang phát triển mạnh mẽ, nhất là việc cải tạo nguồn con giống, cải thiện phương pháp chăn nuôi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi heo an toàn. Để cung cấp thêm cho bà con chăn nuôi heo những hiểu biết tường tận hơn trong việc nuôi heo theo phương pháp "An toàn sinh học" nhằm mục đích giúp cho bà con chăn nuôi hạn chế tối đa tình hình dịch bệnh, sản phẩm chất lượng, an toàn, bảo vệ môi trường chăn nuôi và sức khỏe cộng đồng.


[EBOOK] KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HEO THỊT AN TOÀN SINH HỌC, NGUYỄN HOÀNG CHIẾN VÀ PHẠM THỊ MỸ DUNG, SỞ NN&PTNT TỈNH HẬU GIANG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật nuôi heo thịt an toàn sinh học, kỹ thuật chăn nuôi heo thịt an toàn sinh học, kỹ thuật nuôi heo thịt, nuôi heo thịt an toàn sinh học

[EBOOK] NGHỆ THUẬT THUẦN HÓA CHIM CU GÁY, VIỆT CHƯƠNG, NXB TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH


Đối với người Việt Nam mình, trừ những ai cả đời chỉ sống ở thành thị, thì đại đa số không ai xa lạ gì đối với con Cu Gáy. Đây là loại chim rừng, nhưng lại được coi là chim vườn, vì đời sống của chúng gắn bó với ruộng đồng, nơi có người cư ngụ và canh tác hoa màu...


Cu Gáy, có nơi gọi là chim Cu, còn có tên là cu cườm hay Cu Đất, có tên khoa học là Streptopelia chinensis, không rõ xuất xứ tại đâu, nhưng ngày nay chúng đã có mặt khắp nơi trên trái đất này, trừ Nam và Bắc bán cầu vì quanh năm quá lạnh giá. Có thể nói mà không sợ lầm, ở đâu có Bồ câu sinh sống được là ở đó có sự hiện diện của Cu Gáy.


Trước đây, nhiều nghệ nhân cứ lầm tưởng rằng, đây là giống chim của Châu Á, nhưng không ngờ nó có mặt khắp cánh rừng ở Châu Âu, đến tận vùng duyên hải phía nam California nữa...


Dù sống ở châu lục nào, Cu Gáy vẫn giữ được hình dáng thon thả và sắc lông bình dị pha chút quê mùa của nó như vậy. Chúng cũng ăn những thức ăn hột, cũng làm tổ một cách thô sơ với một ít cành nhỏ và cỏ khô, và tổ lúc nào cũng được giấu kín trong các lùm bụi rậm rạp, nếu không để ý đố ai phát giác được!


Tại nước ta từ Nam chí Bắc, nơi nào cũng có Cu Gáy sinh sống. Chúng được coi là giống chim có hại cho nhà nông vì tìm ăn lúa, đậu, mè, dù chỉ tìm ăn hột rơi hột rụng ở dưới đất. Nhưng, Cu Gáy được coi là bạn của nhà nông vì nó biết gáy sáng như gà giúp mọi người dậy sớm để ra đồng làm việc.


Cu Gáy là hiện thân cho tấm gương lao dộng cần cù nhẫn nại của người làm ruộng làm vườn, lúc nào chim và người cũng có mặt ở giữa đồng không mông quạnh, bất kể nắng mưa, hay sáng, trưa, chiều tối để mong tìm được cái ăn.


Do Cu Gáy có giọng gáy hay lại dễ thuần hóa, ít tốn kém nên nhiều nghệ nhân rủ nhau bắt Cu Gáy về nuôi, như nuôi nhiều giống chim hót rừng khác.


Càng nuôi lâu ngày, người ta càng nhận ra Cu Gáy có chất giọng tuyệt hay, và không phải giọng con nào cũng giống con nào. Chúng cũng có con hay con dở. Có con chỉ gáy giọng trơn, nhưng có con gáy được giọng ba, giọng bốn. Đã thế, nó còn "biến tấu" ra bo, ra thúc, ra kèm... luyến láy đủ bài bản nghe chỉ có mê mệt mà thôi!


Nuôi Cu Gáy đâu phải lúc nào ta cũng chỉ được nghe có ba tiếng Cúc Cu Cu...mà có khi là Grù cụ, là Cù cụ, hoặc Cúc cu...Cù cụ...như tiếng mõ dồn, trống thúc. Đó là chưa nói đến những âm tiết đặc biệt là từ giọng gáy phát ra. Nào âm Đồng, âm Thổ, âm Kim, âm Son...mỗi âm có một cung bậc khác nhau nghe riết phải ghiền!


Kinh nghiệm lâu năm trong nghề đã giúp cho ông cha ta không những biết được đây là giống chim quý, một thứ "hương đồng cỏ nội" mà trời đã ưu ban cho mình, mà còn biết được cách để chọn lựa ra được những con chim hay, chim dữ, chim quí mà nuôi, và gạt bỏ ra ngoài những chú chim tầm thường về tài nghệ, nuôi thêm chỉ tốn công tốn lúa...


Cái câu: "Nhứt huỳnh liên - Nhì liên giáp - Tam quá khóe — Tứ chân khô — Ngũ liên hoàn — Lục cườm rựng" là kinh nghiệm quí báu của các thế hệ nghệ nhân nuôi Cu Gáy từ xa xưa truyền lại cho đám nghệ nhân hậu duệ chúng ta, chứ đâu phải kinh nghiệm đó chỉ được rút ra trong một sớm một chiều mà có được!


Nếu không nhờ vào đó, và những kinh nghiệm khác như chọn cườm, chọn sắc lông, chọn móng, chọn mỏ của người xưa, thì làm sao nhìn qua con chim mà chúng ta biết ngay được đó là những con Cu Gáy thuộc loại dử dằn, sát thủ hiếm thấy trong đời?


Những cái hay đặc thù của Cu Gáy chỉ riêng ai có nuôi mới biết, có nuôi lâu năm ta mới có nhiều kinh nghiệm, vì "nghề dạy nghề". Chúng tôi nuôi Cu Gáy từ lúc lên chín, lên mười, nhưng gần già đời vẫn chưa rõ được giới tính của chúng ra sao! Hỏi những người có kinh nghiệm hơn mình, ai cũng dạy cách coi vóc dáng, coi ức, coi cườm mà mỗi người lại chỉ một cách, nhưng không ai dám đoán chắc một trăm phần trăm là đúng! Thế là tôi phải bỏ ra nhiều năm mày mò tìm hiểu qua những nhận định và phán đoán riêng của mình, kể cả việc mổ xẻ hàng tá Cu thịt, và may thay cuối cùng tìm ra được cách phân định giới tính Cu Gáy ra sao! (xin xem bài "Cách phân biệt giới tính Cu Gáy"). Cái mà mình cho là bí hiểm giờ mới biết nó sờ sờ ra trước mắt!


Nói đến cái hay, cái quí của chim Cu Gáy có lẽ nói mãi nói hoài cũng không hết chuyện. Trình bày qua một cuốn sách nhỏ này, tác giả củng chỉ mới đề cập được những nét đại lược về Cu Gáy mà thôi.


Biết được như vậy chúng ta không còn ngạc nhiên, như có lần tự hỏi:


- Tại sao có người mê nuôi Cu Gáy đến độ quí... như vàng, ai mua giá nào cũng không bán? Chạy giặc chỉ mang lồng Cu Gáy trên tay, còn đồ đạc quí giá bỏ lại mà không hề tiếc rẻ?


- Tại sao nhiều người lại chịu khó băng đồng lội suối chịu cực trăm bề đi gác Cu từ ngày này sang ngày khác, từ tháng nọ qua năm kia, trong đó có những ông già tóc đã bạc phơ, chân đi không muốn vững?


- Tại sao có người cả đời chỉ thích nuôi mỗi một giống Cu Gáy, mà trong nhà lúc nào cũng có hàng chục con, thậm chí bốn năm chục con? Hấp lực nào, ma lực nào đã quyến rũ họ đến mê cuồng như vậy?...


Những câu hỏi đó, những thắc mắc với nhiều thôi thúc đó, làm sao có thể giải nghĩa cho tường tận được đây?


Xin mời quí vị nuôi thử một vài con để biết được những điều kỳ diệu từ con chim mà người ngoài nghề vốn ngộ nhận là...tầm thường này. Cu gáy rất rẻ tiền, chim bổi chỉ có mươi lăm ngàn, chỉ bằng nửa giá con Sáo sậu...

[EBOOK] NGHỆ THUẬT THUẦN HÓA CHIM CU GÁY, VIỆT CHƯƠNG, NXB TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, nghệ thuật nuôi chim cu gáy, kỹ thuật nuôi chim cu gáy, nghệ thuật thuần hóa chim cu gáy, kỹ thuật thuần hóa chim cu gáy, kỹ thuật nuôi chim cu gáy làm cảnh

[EBOOK] GIÁO TRÌNH VI SINH - KÝ SINH TRÙNG, BS. NGUYỄN THANH HÀ (CHỦ BIÊN), NXB HÀ NỘI

Giáo trình môn học Vi sinh - Ký sinh trùng do tập thể giáo viên bộ môn Y tế cộng đồng biên soạn bám sát mục tiêu, nội dung của chương trình khung, chương trình giáo dục ngành Điều dưỡng. Giáo trình môn học Vi sinh - Ký sinh trùng có cập nhật những thông tin, kiến thức mới về lĩnh vực Vi sinh - Ký sinh trùng, có đổi mới phương pháp biên soạn tạo tiền đề sư phạm để giáo viên và học sinh có thể áp dụng các phương pháp dạy - học hiệu quả.

 

Giáo trình môn học Vi sinh - Ký sinh trùng bao gồm các bài học, mỗi bài học có 3 phần (mục tiêu học tập, những nội dung chính và phần tự lượng giá - đáp án). Giáo trình môn học Vi sinh - Ký sinh trùng là tài liệu chính thức để sử dụng cho việc học tập và giảng dạy trong nhà trường.

 

Bộ môn Y tế cộng đồng xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia đầu ngành, các thầy thuốc chuyên khoa đã tham gia đóng góp ý kiến với tác giả trong quá trình biên soạn giáo trình môn học này; xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Hoàng Khải Lập, TS. Chu Văn Thăng đã cho ý kiến phản biện cuốn giáo trình môn học Vi sinh - Ký sinh trùng; xin trân trọng cảm ơn Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình các môn học trong các trường Trung học chuyên nghiệp thành phố Hà Nội đã có đánh giá và xếp loại xuất sắc cho cuốn giáo trình môn học Vi sinh - Ký sinh trùng.

 

Giáo trình môn học Vi sinh - Ký sinh trùng chắc chắn còn có nhiều khiếm khuyết, chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, các thầy cô giáo và học sinh nhà trường để giáo trình môn học ngày càng hoàn thiện hơn. 

 

[EBOOK] GIÁO TRÌNH VI SINH - KÝ SINH TRÙNG, BS. NGUYỄN THANH HÀ (CHỦ BIÊN), NXB HÀ NỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khoá: ebook, giáo trình, giáo trình vi sinh và ký sinh trùng, giáo trình vi sinh, giáo trình ký sinh trùng, vi sinh và ký sinh trùng, đào tạo điều dưỡng, y tế cộng đồng, vi sinh học, ký sinh trùng học

[EBOOK] KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG THƯƠNG PHẨM, NHIỀU TÁC GIẢ, TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG, SỞ NN&PTNT TỈNH HẬU GIANG


Cá rô đồng (Ancibas testudineus) là loài cá bản địa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao, thịt ngon, rất được ưa chuộng trên thị trường, đồng thời chúng lại dễ nuôi. Cá rô đồng được nuôi phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang...

Hiện tại, ở ĐBSCL cá rô đồng đang được nuôi theo nhiều hình thức khác nhau: trong ao, ruộng, đặc biệt nuôi thâm canh trong ao.

Riêng tại Hậu Giang, cá rô đồng phát triển mạnh đặc biệt với phong trào nuôi cá rô đầu vuông.

Để phong trào nuôi cá rô đồng phát triển và ổn định thì các địa phương phải có qui hoạch vùng nuôi hợp lý và cân đối theo các đề án phát triển thủy sản bền vững của ngành nông nghiệp.

Do đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang biên soạn tài liệu này hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá rô đồng thương phẩm, mong góp một phần nhỏ trong việc phát triển nghề nuôi thủy sản.

Trong khi biên soạn tài liệu không thể nào tránh khỏi những điều sai sót, rất mong được quí vị đọc giả thông cảm và đóng góp thiện chí.

Mọi sự góp ý xin gửi về Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang để lần xuất bản sau được hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn.

[EBOOK] KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG THƯƠNG PHẨM, NHIỀU TÁC GIẢ, TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG, SỞ NN&PTNT TỈNH HẬU GIANG

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật nuôi cá rô đồng, kỹ thuật chăm sóc cá rô đồng, cá rô đồng, kỹ thuật nuôi cá rô đồng thương phẩm, đặc điểm sinh học cá rô đồng, kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông

[EBOOK] PHƯƠNG PHÁP NUÔI CÁ LÓC, VIỆT CHƯƠNG, NXB TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH

Người Việt Nam có thói quen ăn cá nhiều hơn ăn thịt. Thói quen đó đã có từ lâu đời, đời sau vẫn còn lưu giữ. Đúng ra ăn cá tốt hơn ăn thịt, vì cá ít cholesterol có lợi cho những ai bị chứng cao huyết áp.
Chính vì thích ăn cá nên số lượng cá khai thác hằng năm trong cả nước là đáng kể, thế mà vẫn không đủ cho dân ta tiêu dùng.

Được biết riêng tại đồng bằng sông cửu Long, trung bình hàng năm đánh bắt được khoảng 80 ngàn tấn cá. Riêng hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp, chỉ tính việc khai thác cá tôm nước ngọt, mổi tỉnh cũng đạt 10 ngàn tấn một năm.

Cũng tại đồng bằng sông cửu Long, số lượng cá đánh bắt được gần như năm sau nhiều hơn năm trước, ví dụ:

Năm 1940 đánh bắt được 50 ngàn tấn

Nám 1966 đánh bắt được 45 ngàn tấn

Năm 1967 đánh bắt được 47 ngàn tấn

Năm 1970 đánh bắt được 57 ngàn tấn

Nám 1980 đánh bắt được 80 ngàn tấn

Ngoài ra, mấy mươi năm trở lại đây phong trào nuôi cá, trong đó có cá lóc cũng đã được nuôi khắp nơi. Trong đất liền thì đào ao, vét hồ thả cá còn ngoài kênh rạch sông cái thì nuôi cá lóc bằng lồng nổi, lồng bè. Thế nhưng, số cung cũng chưa đáp ứng được số cầu. Điều này cho chúng ta thấy nghề nuôi cá đồng tại nước ta đang còn cơ hội lớn để phát đạt.

Cá vừa dễ ăn, kho nấu được nhiều món hợp khẩu vị, lại giá rẻ. Người giàu thì ăn cá khứa (cá lớn), người ít tiền thì mua cá nhỏ, cá mớ.

Trong các loại cá thì cá nước ngọt, tức cá đồng bao giời cũng được chuộng hơn, có giá bán cao hơn đối với cá biển, đứng đầu loại cá đồng chính là cá lóc.

Do cá lóc có chất thịt thơm ngon, tính lành, nên người bệnh, người già, trẻ con và sản phụ đều ăn được. Vì vậy, loại cá này bao giờ cũng được người mua săn đón.

Nuôi cá lóc không phải là nghề mới mẻ đối với đa số nông dân ta. Việc đào ao thả cá có lẻ cũng xảy ra cùng thời điểm với việc biết nuôi trâu bò cày ruộng, có từ thời xa xưa. Có điều, người xưa thường dựa theo điều kiện sẳn có tự nhiên mà nuôi cá, còn nay thi phương pháp nuôi có tính khoa học hơn, đem lại kết quả khả quan hơn.

Ngày xưa, ông bà ta nuôi cá lóc gần như không phải cho ăn, vì thức ăn nuôi cá chỉ trông cậy vào nguồn thức ăn có sẳn trong ruộng, ao hồ, theo cách "trời sinh trời dưỡng" vậy. Nuôi như vậy thì không thả được mật độ dày, vì cá lấy thức ăn ở đâu mà ăn cho đủ. Đã thế, nhiều người lại không nắm bắt được mọi tập tính của cá lóc nên xem thường việc tu bổ thường xuyên bờ ao, cống rãnh, nên số cá lóc thất thoát ra ngoài cũng nhiều.

Tại nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông cửu Long ngày xưa, ông bà mình còn nuôi cá lóc theo cách riêng. như nuôi cá lan, nuôi cá vuông tưởng như cách làm chơi, không ngờ lại ăn thiệt! Mỗi lần tát một vài khẩu đìa rộng chừng vài mẫu, cũng thu được hàng tấn cá.

Ngày nay, chúng ta chú trọng nuôi cá lóc còn nhiều hơn trước. Mọi người không những ra sức đào ao nuôi cá, mà còn có sáng kiến nuôi bằng lồng, bằng bè: không những chỉ đơn thuần nuôi cá thịt, mà còn nuôi cho cá lóc sinh sản để ương lấy cá bột, rồng rồng.

Sở dĩ nuôi được số nhiều, vì ta đã có cách tập luyện cho cá lóc ăn được thức ăn nhân tạo, vừa hạ được giá thành, vừa thoát được bài toán nan giải mà người xưa đã gặp, đó là tìm đủ thức ăn tươi sống mới nuôi được cá lóc, theo đúng thói quen ăn mồi của nó.

Phương pháp nuôi có lúc không quá khó khăn như một số người lầm tưởng. Chỉ cần nắm vững được những tập tính của giống cá ngon thịt này, như không nuôi chung cá khác lứa với nhau để xảy ra việc cá lớn nuốt cá bé là ta đã nắm chắc được thành công một phần lớn.

Hy vọng cuốn sách nhỏ này sẽ giúp ích cho quý độc giả một phần nào trong nghề nuôi cá lóc nhiều hấp dẫn và dễ phát đạt.


[EBOOK] PHƯƠNG PHÁP NUÔI CÁ LÓC, VIỆT CHƯƠNG, NXB TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khóa: ebook, giáo trình, phương pháp nuôi cá lóc, kỹ thuật nuôi cá lóc, kỹ thuật chăm sóc cá lóc, kỹ thuật chăn nuôi cá lóc, cá lóc, kỹ thuật nuôi lòng ròng cá lóc

[EBOOK] PHÂN TÍCH THỔ NHƯỠNG VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG AO NUÔI THỦY SẢN (WATER QUALITY AND POND SOIL ANALYSES FOR AQUACULTURE), CLAUDE E. BOYD VÀ CRAIG S. TUCKER, NXB NÔNG NGHIỆP


Hiểu và sử dụng thành thạo các phương pháp phân tích thổ nhưỡng và chất lượng nước là một phần quan trọng trong hoạt động sản xuất thực tiễn và nghiên cứu nuôi trồng thủy sản. Cuốn sách "Phương pháp phân tích thổ nhưỡng và chất lượng nước của ao nuôi thủy sản" do hai chuyên gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực này là Claude Boyd và Craig Tucker biên soạn đã được dùng để giảng dạy ở nhiều trường đại học trên thế giới, giúp ích cho sinh viên và những người, làm công tác nghiên cứu khoa học. Sách viết ngắn gọn, dễ hiểu. Mỗi phương pháp đều được giải thích rõ ràng về cơ sở khoa học. Chương đầu tiên của cuốn sách có giá trị học thuật cao, hướng dẫn cặn kẻ các thao tác, kỹ năng cũng như những điều cần chú ý khi làm việc trong phòng thí nghiệm hóa phân tích. Các kiến thức cơ bản về hóa phân tích, cách xử lý và trình bày số liệu, cũng được tổng hợp lại để người đọc củng cố lại kiến thức cơ bản của mình.


Kinh nghiệm của tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu cho thấy đây là một tài liệu cần thiết không chỉ cho sinh viên mà cho cả các nghiên cứu viên, giảng viên. Với những hiểu biết và khả năng dịch thuật có hạn của mình, tôi hy vọng tài liệu này sẽ ít nhiều hữu ích với các bạn sinh viên và đồng nghiệp trong ngành thủy sản.


Tôi xin chân thành cảm ơn cố Giáo sư Nguyễn Trọng Nho (nguyên Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Nuôi Hải sản) và Tiến sĩ Lê Văn Hảo, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Thủy sản đã động viên, khích lệ tôi dịch tài liệu này; ThS. Phan Thị Nhì, KS. Nguyễn Đình Trung đã phản biện và hiệu chỉnh bản dịch. Cuốn sách này được dịch với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu, Khoa Nuôi trồng Thủy sản và Phòng Đào tạo trường Đại học Thủy sản.


[EBOOK] PHÂN TÍCH THỔ NHƯỠNG VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG AO NUÔI THỦY SẢN (WATER QUALITY AND POND SOIL ANALYSES FOR AQUACULTURE), CLAUDE E. BOYD VÀ CRAIG S. TUCKER, NXB NÔNG NGHIỆP


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khóa: ebook, giáo trình, Phương pháp phân tích thổ nhưỡng và chất lượng nước của ao nuôi thủy sản, phân tích thổ nhưỡng ao nuôi thủy sản, phân tích chất lượng nước ao nuôi thủy sản, thủy nông thổ nhưỡng, hóa phân tích nước ao nuôi thủy sản

[EBOOK] GIÁO TRÌNH PHÁP LỆNH THÚ Y VÀ KIỂM NGHIỆM SẢN PHẨM VẬT NUÔI, KSTY. NGÔ THỊ HÒA, NXB HÀ NỘI


Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 có hiện lực thi hành từ 01 tháng 10 năm 2004. Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh Thú y ngày 04 tháng 02 năm 1993. Hiện nay, Pháp lệnh Thú y được đưa vào chương trình đào tạo ở các trường chuyên nghiệp về nông nghiệp.

Pháp lệnh Thú y - Kiểm nghiệm sản phẩm vật nuôi, một nghiệp vụ chuyên môn cần thiết, nhằm bảo vệ sức khoẻ cho con người khi tiêu thụ hoặc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc động vật. Nghiệp vụ này do những người làm công tác thú y đảm trách.

Súc sản phẩm nói chung, các loại thịt, trứng, sữa nói riêng đều là chất bổ dưỡng đối với con người, nhưng đồng thời cũng là một môi trường cho các vi sinh vật độc hại phát triển, cho nên việc kiểm tra chúng là điều không thể thiếu được.

Tuy vậy, kiểm nghiệm sản phẩm vật nuôi là một lĩnh vực hết sức rộng lớn, kiểm tra thịt, trứng, sữa là một bộ phận của kiểm nghiệm thú sản. Học sinh trung cấp nông nghiệp sau khi tốt nghiệp có thể phải đảm nhận ở địa bàn xã, huyện và thành phố. Đó là lý do giáo trình này được biên soạn nhằm góp phần phục vụ cho chương trình giảng dạy hệ trung cấp ngành chăn nuôi - thú y.

Giáo trình này giúp cho học sinh ngành chăn nuôi - thú ỵ nắm và hiểu quy định trong Pháp lệnh Thú y, những phương pháp kiểm tra thịt gia súc; vừa bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, vừa có thể tham gia ngăn chặn dịch bệnh của động vật nuôi.

Môn học Pháp lệnh Thú y - Kiểm nghiệm sản phẩm vật nuôi là môn học tổng hợp chuyên môn, từ cơ sở đến chuyên nghành thú y, nằm trong hệ thống kiến thức chăn nuôi thú y. Môn học rất cần thiết cho học sinh chuyên ngành vì liên quan đến hoạt động chuyên môn của thú y cấp cơ sở, giúp học sinh nắm được Pháp lệnh Thú y và nguyên tắc, phương pháp kiểm tra thịt.

Môn học Pháp lệnh Thú y - Kiểm nghiệm sản phẩm vật nuôi phải được bố trí sau khi đã hoàn tất các môn học khác như: Giải phẫu sinh lý; Nội chấn; Ký sinh trùng; Ngoại sản khoa; Vi trùng truyền nhiễm... Đây là môn học ứng dụng kiến thức của các môn học trên.

Tập bài giảng được đúc kết từ các kiến thức về bệnh học cùng các tài liệu về kiểm nghiệm thú sản của các trường đại học, của các trường trung học trung ương và địa phương, đồng thời có thêm phần kinh nghiệm của bản thân tác giả trong quá trình giảng dạy môn học này. Tuy nhiên, do hạn chế về thời lượng chương trình (30 tiết) và kiến thức cá nhân nên giáo trình này còn nhiều thiếu sót. Mong quý đồng nghiệp và độc giả góp ý để cuốn giáo trình được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

[EBOOK] GIÁO TRÌNH PHÁP LỆNH THÚ Y VÀ KIỂM NGHIỆM SẢN PHẨM VẬT NUÔI, KSTY. NGÔ THỊ HÒA, NXB HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, Pháp lệnh Thú y - Kiểm nghiệm sản phẩm vật nuôi, giáo trình Pháp lệnh Thú y - Kiểm nghiệm sản phẩm vật nuôi, Pháp lệnh Thú y, nguyên tắc và phương pháp kiểm tra thịt, quy định trong Pháp lệnh Thú y, những phương pháp kiểm tra thịt gia súc

[EBOOK] 71 CÂU HỎI - ĐÁP VỀ CHĂN NUÔI BÒ SỮA, TS. PHÙNG QUỐC QUẢNG, NXB NÔNG NGHIỆP

Hiện nay cả nước ta có gần 40.000 con bò sữa. Lượng sữa sản xuất ra mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu. Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh sản xuất sữa trong nước, cố gắng phấn đấu đến năm 2010 đưa đàn bò sữa cả nước lên 200.000 con và tự túc được 40% nhu cầu tiêu dùng sữa.

Trong thời gian gần đây phong trào chăn nuôi bò sữa ở nước ta có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên, do đây là một nghề mới, đa số người chăn nuôi còn rất lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong tất cả các khâu, đặc biệt là còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa. Trước tình hình đó, chúng tôi cho xuất bản cuốn sách “71 câu hỏi - đáp về chăn nuôi bò sữa” của TS. Phùng Quốc Quảng - một cán bộ khoa học có nhiều năm làm công tác nghiên cứu và phát triển chăn nuôi bò sữa nhằm giải đáp những vấn đề kinh tế - kỹ thuật, những vướng mắc mà người chăn nuôi thường gặp phải, cùng với những chỉ dẫn thực tế dưới dạng từng câu hỏi.

Nội dung cuốn sách gồm 6 phần:

Phần 1: Những vấn đề chung

Phần 2: Xây dựng chuồng trại nuôi bò sữa

Phần 3: Giống bò sữa và chọn bò nuôi lấy sữa

Phần 4: Thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi bò sữa

Phần 5: Kỹ thuật khai thác và bảo quản sữa

Phần 6: Kỹ thuật phòng và trị bệnh cho bò sữa

Chúng tôi hy vọng cuốn sách nhỏ này sẽ rất tiện sử dụng, rất bổ ích đối với những cán bộ làm công tác phát triển chăn nuôi bò sữa và nhất là bà con nông dân đang và sẽ chăn nuôi bò sữa.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách và mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc.

[EBOOK] 71 CÂU HỎI - ĐÁP VỀ CHĂN NUÔI BÒ SỮA, TS. PHÙNG QUỐC QUẢNG, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, 71 câu hỏi - đáp về chăn nuôi bò sữa, hỏi đáp về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, Những vấn đề chung về nuôi bò sữa, Xây dựng chuồng trại nuôi bò sữa, Giống bò sữa và chọn bò nuôi lấy sữa, Thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, Kỹ thuật khai thác và bảo quản sữa, Kỹ thuật phòng và trị bệnh cho bò sữa

[EBOOK] 45 CÂU HỎI - ĐÁP CHĂN NUÔI LỢN RỪNG, ĐÀO LỆ HẰNG, NXB HÀ NỘI

Đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi là chủ trương đúng đắn của Nhà nước ta trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam.

Trong những năm gần đây, dù ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng có nhiều tiến bộ vượt bậc nhưng chưa thực sự thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng. Đời sống nhân dân ngày một nâng cao, thay vì ăn cho no ngày nay dân ta ăn ngon để cho đẹp và khỏe mạnh. Sức đe dọa to lớn của đại dịch béo phì và tiểu đường càng làm cho thị hiếu ăn thịt vật nuôi thả rông, mới được thuần hóa, siêu nạc và chăn nuôi từ thức ăn tự nhiên đang ngày một "nóng".

Cùng với sự xuất hiện một số ngành chăn nuôi đặc sản như nhím, dúi, hươu, nai,... đang thu hút mạnh cả giới chăn nuôi và giới tiêu dùng, thì chăn nuôi lợn rừng tỏ ra là một ngành rất triển vọng nhưng còn khá mới mẻ này.

Với mong muốn giúp người nông dân có được những giải đáp cho một số thắc mắc cụ thể trong lúc thăm dò để quyết định đầu tư hoặc lúc chăn nuôi hoặc đơn giản chỉ là nâng cao sự hiểu biết, chúng tôi đã biên soạn cuốn sách nhỏ: ”45 câu hỏi - đáp chăn nuôi lợn rừng”.

Cuốn sách như một chuyên gia nhỏ giải đáp cho những người chăn nuôi lợn rừng hoặc đang muốn chăn nuôi lợn rừng, những câu hỏi từ về nguồn gốc, giống, thức ăn đến tình hình chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam, những gì khác biệt với việc nuôi các loại lợn khác, các mô hình chuồng trại, thức ăn nào hiệu quả, phòng chống bệnh tật ra sao và một số kinh nghiệm chăn nuôi lợn rừng hiệu quả.

Hy vọng cuốn sách này sẽ giúp ích thiết thực cho những người tâm huyết với cách làm giàu bằng chăn nuôi, mạnh dạn đi theo con đường mới như chăn nuôi lợn rừng, tuy ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ nhưng có nhiều triển vọng tốt đẹp!

[EBOOK] 45 CÂU HỎI - ĐÁP CHĂN NUÔI LỢN RỪNG, ĐÀO LỆ HẰNG, NXB HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khóa: ebook, giáo trình, 45 câu hỏi - đáp chăn nuôi lợn rừng, hỏi đáp kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng, kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng, kỹ thuật chăm sóc lợn rừng, kỹ thuật chế biến thức ăn nuôi lợn rừng

[EBOOK] 28 CÂU HỎI - ĐÁP TRONG CHĂN NUÔI VỊT SIÊU TRỨNG KHAKI CAMPBELL VÀ CV - 2000, NGUYỄN VĂN BẮC, NXB NÔNG NGHIỆP

Trứng là một trong hai sản phẩm chính (trứng, thịt) của ngành chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là nghề chăn nuôi vịt. Để có giống vịt chuyên dụng trứng, năng suất cao, ngoài những giống vịt hướng trứng có tại Việt Nam, năm 1958 ở Việt Nam lần đầu nhập giống vịt Khaki Campbell với số lượng 700 con từ Hà Lan. Vịt được nuôi tại Trung tâm chăn nuôi Tân Sơn Nhất và sau đó vịt phát triển được trong sản xuất. Lần thứ hai vịt được nhập vào 1970, được nuôi kiểm nghiệm tại Viện chăn nuôi, vịt cũng cho năng suất đẻ trứng tốt. Lần thứ ba, đến cuối năm 1989 - trong khuôn khổ dự án “Nghiên cứu phát triển chăn nuôi vịt -VIE/86/007” do UNDP/FAO tài trợ, giống vịt Khali Campbell được nhập trở lại nước ta, là giống vịt nhanh nhẹn, tỷ lệ sống cao, năng suất trứng đạt 240 - 289 quả/mái/năm.

Ngoài vịt Khali Campbell, vịt CV-2000 cũng là dòng vịt chuyên trứng do hãng Cherry Valley (Anh) lai tạo. Vịt được Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi - Viện chăn nuôi Quốc gia kết hợp với Hội chăn nuôi vịt CV - super M nhập vào nước ta tháng 7-1997, đây là giống vịt có năng suất trứng cao (275 quả/mái/năm) và khối lượng trứng lớn (75 - 80gr).

Xuất phát từ những thực tiễn và để giúp các bạn chăn nuôi vịt lấy trứng đạt hiệu quả cao chúng tôi xuất bản quyển sách “28 câu hỏi - đáp trong chăn nuôi vịt siêu trứng Khaki Campbell và CV-2000” do kỹ sư Nguyễn Văn Bắc, cán bộ Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi - Viện chăn nuôi biên soạn. Sách giới thiệu một số giống vịt hướng trứng hiện có ở Việt Nam, nhu cầu dinh dưỡng, qui trình kỹ thuật nuôi, cách bảo quản và chế biến trứng vịt... dưới hình thức hỏi - đáp. Ngoài ra sách còn trình bày những lợi ích và kinh nghiệm chăn nuôi kết hợp vịt - cá - lúa để đạt hiệu quả kinh tế cao.

Nhà xuất bản Nông nghiệp xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc và mong nhận được ý kiến đóng góp cho quyển sách được hoàn chỉnh hơn.

[EBOOK] 28 CÂU HỎI - ĐÁP TRONG CHĂN NUÔI VỊT SIÊU TRỨNG KHAKI CAMPBELL VÀ CV - 2000, NGUYỄN VĂN BẮC, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, 28 câu hỏi - đáp trong chăn nuôi vịt siêu trứng Khaki Campbell và CV-2000, hỏi đáp kỹ thuật chăn nuôi vịt siêu trứng, kỹ thuật chăn nuôi vịt siêu trứng Khaki Campbell, kỹ thuật chăn nuôi vịt siêu trứng CV-2000, một số giống vịt hướng trứng hiện có ở Việt Nam, nhu cầu dinh dưỡng của vịt siêu trứng, qui trình kỹ thuật nuôi vịt siêu trứng, cách bảo quản và chế biến trứng vịt, chăn nuôi kết hợp vịt - cá - lúa

[EBOOK] 166 CÂU HỎI - ĐÁP VỀ BỆNH CỦA VẬT NUÔI, TS. BÙI QUÝ HUY, NXB NÔNG NGHIỆP

Để giúp bà con nông dân và người nuôi vật nuôi (gia súc, gia cầm, tôm, cá) có thêm kiến thức tác giả biên soạn cuổn sách nhỏ này trên cơ sở các câu hỏi của bà con trong quá trình tập huấn và chỉ đạo sản xuất, ở cuốn cẩm nang nàỵ xoay quanh các kiến thức về cách các bệnh thường gặp ở vật nuôi (gia súc, gia cầm) và biện pháp phòng trị, đặc điểm sinh học của các loài cá nuôi.

- Tác giả mong muốn với những kiến thức cập nhật được trong cuốn cẩm nang này, bà con nông dân và các chủ hộ chăn nuôi vật nuôi quy mô nhỏ có thể tham khảo để chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi không bị mắc các bênh dịch nguy hiểm làm chết hàng loạt, đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.

- Trong quá trình biên soạn, tác giả có sử dụng các tài liệu về đề tài chăn nuôi và phòng chữa bệnh vật nuôi của các đồng nghiệp, tác giả xin chân thành cám ơn.

Tác giả xin tiếp nhận những đóng góp ý kiến cho Cuốn sách để lần tái bản sau hoàn thiện hơn.

[EBOOK] 166 CÂU HỎI - ĐÁP VỀ BỆNH CỦA VẬT NUÔI, TS. BÙI QUÝ HUY, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, 166 câu hỏi đáp về bệnh của vật nuôi, Những bệnh cho nhiều loại vật nuôi, Các bệnh ở trâu bò, các bệnh của ngựa, bệnh của dê cừu, Bệnh của lợn, bệnh của chó, Bệnh của thỏ, Các bệnh của gia cầm, Bệnh của chim cút, Bệnh của ong mật, Đặc điểm sinh học của các loài cá nuôi, Bệnh của cá, Bệnh của tôm

[EBOOK] 137 CÂU HỎI - ĐÁP KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN, THS. NGUYỄN NGỌC HUÂN, TS. DƯƠNG XUÂN TUYỂN VÀ TS. ĐINH CÔNG TIẾN, NXB NÔNG NGHIỆP

Hội thi kiến thức chăn nuôi gà thả vườn các tỉnh Nam Bộ tổ chức vào ngày 2 và 3 tháng 12 năm 1999 tại Hội chợ thương mại quốc tế Cần Thơ với kết quả đoàn Bến Tre đoạt giải Nhất, đoàn Long An giải Nhì, đoàn Tiền Giang giải Ba. Mục đích của Hội thi là giới thiệu các giống gà nuôi thả hiện nay trên các địa phương ở nước ta, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng các giống gà này, các yêu cầu về vệ sinh, thú y, trao đổi về một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng, trị cũng như trao đổi về thị trường gà thả vườn trong điều kiện hiện nay. Đối tượng phổ biến các kiến thức này là những hộ chăn nuôi cùng bà con nông dân thuộc các tỉnh Nam Bộ. Tuy nhiên, bà con ở các địa phương khác cũng có thể tham khảo được những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích.

Chúng tôi ghi lại những câu hỏi và trả lời nhanh nội dung của Hội thi nói trên với mong muốn giúp bà con nuôi gà chăn thả đạt hiệu quả cao, toàn xã hội sản xuất thêm nhiều sản phẩm chăn nuôi chất lượng tốt.

Rất mong các đồng nghiệp, các độc giả và bà con chăn nuôi góp ý để sách xuất bản lần sau được hoàn chỉnh hơn.
[EBOOK] 137 CÂU HỎI - ĐÁP KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN, THS. NGUYỄN NGỌC HUÂN, TS. DƯƠNG XUÂN TUYỂN VÀ TS. ĐINH CÔNG TIẾN, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, 137 câu hỏi đáp về kỹ thuật nuôi gà thả vườn, hỏi đáp kỹ thuật nuôi gà thả vườn, kỹ thuật nuôi gà thả vườn, kỹ thuật chăm sóc gà thả vườn, nuôi gà thả vườn

[EBOOK] 126 CÔNG THỨC TỰ TRỘN THỨC ĂN NUÔI HEO, NGUYỄN HUY HOÀNG, NXB MŨI CÀ MAU

Chúng tôi đưa ra 126 công thức để các bạn tự trộn thức ăn cho Heo mau lớn, mà rẻ tiền vì:

- Cám, tấm, gạo, khoai, cá khô... có tại địa phương, mua trực tiếp, không qua nhỉều trung gian như các cám bao khác có trên thị trường.

- Chất lượng thức ăn chính mắt của bạn trông thấy và tự lựa chọn.

- Khi thị trường đột biến tăng giá, tự bạn có thể thay đổi thức ăn khác rẻ hơn mà có giá trị tương đương về dinh dưỡng.

Thí dụ: Bắp giá tăng cao ta đổi qua gạo lứt giá thấp hơn mà dinh dưỡng tương đương hoặc ngược lại.

- Các thức ăn đó phải dể tìm, rẻ tiền.

- Bạn nên kết hợp chăn nuôi với trồng trọt.

- Bạn có thể săn nhặt hoặc mua rẻ những phế phẩm công nghiệp (bã bia, bánh dầu, cơm thừa, cá cặn, củ, quả kém phẩm ở chợ...) về chế biến cho thêm vào khẩu phần thức ăn để nuôi Heo được có lời.

Các công thức pha trộn thức ăn của Heo được soạn rất công phu, đủ năng lượng, chất đạm, chất béo cho từng loại Heo.

Một ưu điểm nữa là chúng tôi dùng tài liệu Việt Nam gần nhất “Thức ăn gia súc, gia cầm, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng" tác giả Nguyễn Văn Thưởng (Nhà xuất bản Nông nghiệp 1993) để tham khảo nghiên cứu cách trộn thức ăn có ở Việt Nam, chớ không dùng bảng thành phần hóa học và dinh dưỡng ở nước ngoài, e rằng sẽ khó kiếm và có khi không phù hợp với giống Heo cũng như hoàn cảnh của chúng ta hiện nay.

Mong rằng với quyển sách nhỏ này sẽ gởi đến các bạn nghiên cứu và thực hiện được kết quả tốt.

[EBOOK] 126 CÔNG THỨC TỰ TRỘN THỨC ĂN NUÔI HEO, NGUYỄN HUY HOÀNG, NXB MŨI CÀ MAU

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, kỹ thuật nuôi heo, kỹ thuật phối trộn thức ăn nuôi heo, 126 công thức tự trộn thức ăn nuôi heo, tự trộn thức ăn nuôi heo, Thức ăn gia súc, gia cầm, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng

[EBOOK] 109 BỆNH GIA CẦM VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ, TS. NGUYỄN XUÂN BÌNH ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta ngày một phát triển. Đặc biệt ở các tỉnh phía Nam, phong trào chăn nuôi gà công nghiệp và vịt siêu thịt, siêu trứng đang là đề tài nóng bỏng của nguời dân. Nó không chỉ phục vụ về thục phẩm cho bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, mà còn mang tính chất hàng hóa, phục vụ kinh doanh và xuất khẩu. Những giống gia cầm cao sản mau lớn, đẻ nhiều, đều phải nhập từ các nước tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh những giống mới cho năng suất cao về thịt và trứng thì nhu cầu dinh dưỡng và quy trình chăn nuôi, phòng trị bệnh cũng rất nghiêm ngặt. Có những giống mới xuất hiện thì những bệnh mới cũng xuất hiện như Gumboro. Chlamydia v.v... và chắc còn nhiều bệnh mới khác đang gây tác hại trong chăn nuôi gia cầm ở nước ta chưa được xác định. Hiện nay có nhiều bệnh mới có triệu chứng lâm sàng và bệnh tích giống nhau, nhưng nguyên nhân gây bệnh lại khác nhau, làm cho việc chẩn đoán lâm sàng và phòng trị bệnh dể bị sai lầm. gây nên những tổn thất đáng kể. Để giúp cho các nhà chăn nuôi và các nhà chuyên môn thú y nắm bắt kịp thời những thông tin về những bệnh mới của gia cầm trên thế giới, đồng thời chủ động trong việc chẩn đoán xác định bệnh đạt kết quả chính xác, giúp cho việc phòng trị bệnh có kết quả, chúng tôi biên soạn cuốn sách "109 bệnh gia cầm và cách phòng trị" với tài liệu tham khảo chính là: A manual of poultry diseases important poultry diseases (Sổ tay bệnh gia cầm và Những bệnh quan trọng của gia cầm) xuất bản năm 1979 và 1986 ở Thụy Sĩ và Hà Lan.

Nội dung cuốn sách chia làm 8 phần:

Phần I: Bệnh do vi khuẩn

Phần II: Bệnh do virus

Phần III: Bệnh do cầu ký sinh trùng ..

Phần IV: Bệnh do nấm

Phần V: Bệnh do dinh dưỡng

Phần VI: Bệnh do nội ký sinh trùng

Phần VII: Bệnh do ngoại ký sinh trùng

Phần VIII: Bệnh do ngộ độc thuốc

Trong, mỗi bệnh, phần triệu chứng và bệnh tích đều được nêu kỹ, phân tích sâu, có so sánh sự giống và khác nhau giữa các bệnh để giúp cho sự nhận biết và phân biệt các bệnh được chính xác.

Phần phòng và trị bệnh được ứng dụng những quy trình của một số nước tiên tiến trên thế giới. Đồng thời chúng tôi cũng tập hợp và phổ biến nhiều kinh nghiệm trong việc chọn những thuốc phòng trị bệnh từ các hãng sản xuất thuốc nước ngoài như Rhone Méricux (Pháp), Cooper (Anh), Solvay (Mỹ), Sandor (Thụy Sĩ), Sanofi (Pháp), Sanofi (Canada), Roussed (Pháp) v...v... đã và đang nhập vào nước ta trong những năm qua.

Cuốn sách tái bản lần này có dung lượng lớn và được tổng hợp từ nhiều tài liệu nước ngoài. Việc dịch và biên soạn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi hy vọng được các chuyên gia thú y cùng các nhà chăn nuôi đóng góp ý kiến để sách được hoàn chỉnh hơn.

[EBOOK] 109 BỆNH GIA CẦM VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ, TS. NGUYỄN XUÂN BÌNH ET AL., NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khóa: ebook, giáo trình, 109 bệnh gia cầm và cách phòng trị, A manual of poultry diseases, important poultry diseases, Sổ tay bệnh gia cầm, Những bệnh quan trọng của gia cầm, Bệnh gia cầm do vi khuẩn, Bệnh gia cầm do virus, Bệnh do virus do cầu ký sinh trùng, Bệnh do virus do nấm, Bệnh gia cầm do dinh dưỡng, Bệnh gia cầm do nội ký sinh trùng, Bệnh gia cầm do ngoại ký sinh trùng, Bệnh gia cầm do ngộ độc thuốc

[EBOOK] CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2020, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, NXB NÔNG NGHIỆP


Cùng với nghề trồng trọt, nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm của Việt Nam đã được hình thành ngay từ thủa đầu dựng nước. Đánh giá được vai trò của chăn nuôi trong nông nghiệp, ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Chính phủ đã cho thành lập Nha Mục súc-Ngư nghiệp trong Bộ Canh nông, từ những năm trong thập niên 70 của Thế kỷ XX Nhà nước ta đã có chủ trương đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. Cũng nhờ đây mà ngành chăn nuôi đã có được những bước phát triển nhất định, chuyển dần từ tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá, nhiều tiến bộ kỹ thuật về con giống, chuồng trại, dinh dưỡng và thú y của thế giới đã được du nhập và áp dụng vào Việt Nam. Các tiến bộ kỹ thuật đã có tác dụng cải thiện đáng kể năng suất vật nuôi, góp phần quan trọng trong sản xuất và cung ứng thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước.


Tuy nhiên do những hạn chế khách quan mà trong một thời gian dài tỷ trọng đầu tư cho chăn nuôi chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển nên trình độ và năng lực sản xuất của chăn nuôi nước ta vẫn còn rất thấp. Đứng trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội về số lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đòi hỏi ngành chăn nuôi phải có những thay đổi căn bản theo hướng thâm canh sản xuất hàng hoá như Nghị quyết số 8-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X ngày 5/2/2007 đã yêu cầu: cần điều chỉnh quy hoạch phát triển, nhanh chóng có biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của một số sản phẩm dự báo sẽ ảnh hưởng mạnh trong thời gian tới, trong đó có thịt, trứng, sữa... trên nguyên tắc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị và khả năng cạnh tranh cao hơn; hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn, tập trung. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao giống mới, tiến bộ kỹ thuật tiên tiến cho nông dân. Thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất gắn liền với việc chuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành nghề khác...

Thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển nông nghiệp, nông thôn và định hướng mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ngành đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, nhằm định hướng những mục tiêu và giải pháp chính huy động các nguồn lực xã hội để tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Ngày 16 tháng 1 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg, phê duyệt “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”. Đây là thành quả lao động to lớn và nghiêm túc của tập thể cán bộ quản lý, các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, người chăn nuôi trong cả nước. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các bộ ngành, các địa phương đến sự nghiệp phát triển chăn nuôi nước nhà.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển triển nông thôn xin chân thành cảm ơn sự đóng góp có hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao của Tổ soạn thảo và các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế, sự tham gia rộng rãi của các nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài ngành chăn nuôi, các doanh nghiệp, hiệp hội, người chăn nuôi trong cả nước và nhất là các đồng chí lãnh đạo ngành, các nhà khoa học tuy tuổi cao đã nhiệt thành tham gia đóng góp rất nhiều ý kiến quý giá cho nội dung của Chiến lược này.

Trong quá trình thực hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục mong nhận được sự hợp tác chặt chẽ của các bộ ngành, các địa phương, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, hiệp hội... cùng người chăn nuôi triển khai thành công những mục tiêu mà chiến lược đã đề ra.


[EBOOK] CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2020, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khóa: ebook, giáo trình, chiến lược phát triển chăn nuôi, phát triển ngành chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi, cơ cấu ngành chăn nuôi, phát triển nghề chăn nuôi, chăn nuôi gia súc gia cầm

[EBOOK] KỸ THUẬT CHĂN NUÔI VỊT THỊT, VỊT TRỨNG TRONG HỘ GIA ĐÌNH, PGS. TS. HOÀNG VĂN TIỆU, NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

PHẦN CHĂN NUÔI VỊT
 
1. Giống vịt

1.1.    Phân loại giống vịt


Vịt là một trong những loài vật có nhiều đặc điểm quý, đặc biệt là khả năng lớn nhanh, đẻ nhiều trứng, kiếm mồi giỏi và ít mắc bệnh tật. Tầm quan trọng lớn nhất về mật kinh tế của vịt là khả năng cung cấp thịt, trứng, lông, về mặt giống, căn cứ vào mục đích kinh tế, người ta chia vịt thành 4 loại hình sản xuất sản phẩm, đó là:

-    Loại hình thịt

-    Loại hình trứng

-    Loại hình kiêm dụng

-    Loại hình làm cảnh

1.1.1.    Loại hỉnh thịt (meat type)
Bao gồm các giống vịt có đặc điểm nổi bật là:

-    Tầm vóc cơ thể lớn, tăng trọng nhanh, lúc trưởng thành vịt đực năng 3,5 - 5,0 kg, vịt mái nặng 3,0 - 3,6 kg.

[EBOOK] KỸ THUẬT CHĂN NUÔI VỊT THỊT, VỊT TRỨNG TRONG HỘ GIA ĐÌNH, PGS. TS. HOÀNG VĂN TIỆU, NXB LAO ĐỘNG  - XÃ HỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt, kỹ thuật chăn nuôi vịt trứng, kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt trong hộ gia đình, kỹ thuật chăn nuôi vịt trứng trong hộ gia đình, kỹ thuật chăn nuôi vịt